Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Phóng sự ảnh về 'Hòn ngọc Viễn Đông': Đái công khai!

Phóng sự ảnh về 'Hòn ngọc Viễn Đông': Không có hoặc chẳng cần nhà vệ sinh công cộng - đái công khai!

Những người Pháp văn minh lịch sự khi nói về Việt Nam đã nghĩ ngay đến những đàn ông đái kéo khóa quần bên đường. Họ nói rằng dân Việt Nam là một thứ dân “ Hôn vụng trộm, đái công khai”. Phóng viên VNTB đã làm một phóng sự ảnh tổng hợp về vấn nạn đái đường ở TP.HCM-Việt Nam, nơi một thời từng là “hòn ngọc viễn đông” thanh lịch trong mắt bạn bè quốc tế.


Đây là một tấm hình do chụp được ở đường Điện Biên Phủ, khúc đi qua quận Bình Thạnh TP.HCM. Ở giữa hai tuyến đường ngược chiều trong cùng con đường Điện Biên Phủ có một dải phân cách. Những người dân lao động đi bộ sang đường, dọc đường buồn tiểu nên tè vào hàng cây hoa giấy trên dải phân cách. Hình ảnh phản cảm này cứ xảy ra liên tục mà không bị xử lý. Đối với những quốc gia mà luật pháp lỏng lẻo như ở Việt Nam, tuột dài xuống vùng trũng của văn minh thế giới là điều không tránh khỏi. Một môi trường trong lành, một nếp sống văn minh thì nhân dân ai cũng đều muốn. Thế nhưng việc bảo vệ và cải môi trường giữa nói và làm tại vẫn còn một khoảng cách xa. 
Còn đây là bức ảnh ở dưới bến phà đi trên một nhánh sông Sài Gòn dẫn vào Bình Qưới. Vì bến phà là đường độc đạo đi vào con đường đối diện trong làng du lịch Bình Qưới nên rất nhiều người phải chờ phà. Giãn cách mỗi chuyến chừng 8 phút như vậy, luôn có khoảng từ trên 40-50 người đứng trên bờ để chờ phà. Vì vậy trên bờ sinh ra đủ thứ dịch vụ ăn uống. Mà đã ăn uống hay nghỉ ngơi chờ đợi thì nhất định sẽ sinh ra nhu cầu vệ sinh. Biết vậy, đáng lẽ quan chức địa phương phải xây nhà vệ sinh công cộng. Nhưng không, không hề có một nhà vệ sinh công cộng ở những điểm chờ đông đúc như vậy. Kết quả là không ít người dân đi xuống bãi sông và tè vào bờ kè như người đàn ông trong ảnh. 
Đó là người dân thường. Bến phà cũng phục vụ đa số dân thường, nhân viên bến phà ít. Nhưng bến xe buyt, nơi tập trung thường trực hàng chục lái xe và tiếp viên được giáo dục văn hóa doanh nghiệp thì sao? Nhà nước giáo dục nhân viên của mình như thế nào? P.v đã mục sở thị và có được bức ảnh sau đây:
Đây là bến xe buýt đại học quốc gia TP.HCM ở tam giác Bình Dương- Thủ Đức- Đồng Nai. Bức ảnh này được chụp ngay giữa ban ngày. Có hàng nghìn sinh viên qua lại bến xe buýt này cùng lúc, trong đó có hàng trăm sinh viên ra vào bến xe. Ấy vậy mà chú tiếp viên xe buýt này lại đi tè ngay tại đó. Tuy là tè vào bánh xe, nhưng cũng để cho quá nhiều người trông thấy hành động đó, cho nên gọi là đái công khai thì cũng đúng. Nói rằng đây là cố tình chống lại văn minh loài người thì hơi nặng nề và nghiêm khắc với chú tiếp viên, bởi lẽ thời gian nghỉ cho tài xế và tiếp viên xe buýt được thiết kế rất ngắn. Hơn nữa, tin hay không thì tùy bạn đọc, bến xe buýt đại học quốc gia TP.HCM không có nhà vệ sinh cho nhân viên. Nhân viên đành phải ngoảnh lưng ra ngoài và đái vụng trộm vào bánh xe buýt. Đồng ý rằng anh nhân viên có lỗi, vì anh ta hoàn toàn có thể chạy vào một quán cà phê nào đó. Nhưng trách nhiệm phần lớn hẳn cần được quy cho chủ đầu tư của bến xe buýt này.
Nhiều người tự hỏi liệu việc sử dụng đạo đức hay hình phạt luật pháp có thể cải thiện được vấn đề? Trường hợp sau cho ta thấy một cái nhìn rõ ràng hơn. 
Tấm hình này chụp tại nhà điều hành đại học quốc gia TP.HCM, ở cổng của thư viện trung tâm khối đại học này, gần với trường đại học Thể dục thể thao TP.HCM. Người đàn ông trong bức ảnh quay mặt đái vào tường được cho là một phật tử vì mặc đồ của Phật tử, và là người thường xuyên ra vào một ngôi chùa ở gần đấy. Người lén tè trong ảnh, có phải Phật tử hay không phải phật tử không, có lẽ không quan trọng bởi lẽ Phật giáo đang ở trong kỳ mạt pháp. Vấn đề là giải pháp nào để khắc phục. Thượng tọa Thích Nhật Từ, một nhà sư khá nổi tiếng, đã luôn luôn trăn trở về những vấn đề nhân sinh như vậy. Trời tối, pháp luật không cấm được, cũng chẳng cần xấu hổ với ai, mà kinh điển tôn giáo thì không ghi rằng đái đường sẽ bị phạt ở cõi sau như thế nào. Bởi vậy cho dù là tu sỹ các tôn giáo thì những chuyện như thế cũng là “thường thôi”. Trong một bài pháp thoại, lúc nhắc đến nhà vệ sinh công cộng, nhà sư Thích Nhật Từ quả quyết rằng không thể bắt ép con người bỏ đi thói quen xấu mà hãy thay thói quen xấu bằng một thói quen tốt khác. Hòa thượng Thích Nhật Từ xác quyết rằng muốn dẹp hành vi đái bên đường thì cứ 500m phải cho xây một nhà vệ sinh công cộng. 
Giải pháp mà nhà sư Thích Nhật Từ đề xuất, nhiều người cũng biết và cũng nói. Nếu biết rằng đó là đúng, thì chính quyền có dám sửa hay không? Cũng không cần đợi chính quyền nữa, chỉ cần dân cư đồng lòng thì cũng sẽ làm được. Nhưng tại sao cả dân cư lẫn chính quyền địa phương mãi không chịu làm? 
Tuy nhiên, Việt Nam là một đất nước rất quái lạ, hỏi nhà vệ sinh công cộng đâu thì chối rằng không có đất để làm. Trong khi đó, quán cà phê và nhà nghỉ choán biết bao nhiêu đất thì lại được cấp phép mọc ra đầy rẫy.
Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét