‘Nạo vét’ ở Việt Nam: Vẫn là ‘treo đầu dê, bán thịt chó’
Một trong những cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng
lạch” ở cửa biển Hồ Lân của ngư dân xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
(Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Tuy không hẹn nhưng trong ngày 28 tháng 11, chính quyền hai tỉnh Ðồng Nai và Bình Thuận cùng yêu cầu chấn chỉnh cái gọi là “nạo vét luồng lạch.” Theo báo chí Việt Nam, ông Võ Văn Chánh, một phó chủ tịch của tỉnh Ðồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan hữu trách trong tỉnh này phải chấn chỉnh ngay việc “nạo vét luồng lạch” vì “đi đâu cũng nghe dân chửi”!
Trước đây, chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho phép “nạo vét luồng
lạch” để duy trì sự ổn định của hoạt động giao thông đường thủy nhưng các doanh
nghiệp tham gia hoạt động này chỉ tận thu cát, còn bùn, đá thì đổ lại xuống
sông. Nếu chỉ tính riêng đoạn từ thành phố Biên Hòa đến huyện Nhơn Trạch, mỗi
ngày, các doanh nghiệp tham gia “nạo vét luồng lạch” đã lấy mất 10,000 mét khối
cát của sông Ðồng Nai.
Cuối cùng, “nạo vét luồng lạch” trở thành lý do khiến bờ nhiều
đoạn sông, rạch ở Ðồng Nai bị sạt lở, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Sở Giao Thông-Vận Tải tỉnh Ðồng Nai, nơi chịu trách nhiệm
chính về kế hoạch “nạo vét luồng lạch” phân bua, họ chỉ cấp giấy phép cho 6/14
dự án “nạo vét luồng lạch” ở Ðồng Nai, 8/14 dự án còn lại do Bộ Giao Thông-Vận
Tải cấp giấy phép.
Viên phó chủ tịch tỉnh Ðồng Nai, người tổ chức cuộc họp để
chấn chỉnh việc “nạo vét luồng lạch,” yêu cầu, phải giám sát chặt chẽ và xử lý
nghiêm khắc tất cả các sai phạm, bất kể giấy phép do nơi nào cấp.
Cũng trong ngày 28 tháng 11, ông Phạm Văn Nam, một phó chủ tịch
của tỉnh Bình Thuận, loan báo, chính quyền tỉnh này quyết định chấm dứt dự án
“nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân.
Dự án này do công ty Ðại Nam Việt làm chủ đầu tư. Trên giấy
tờ, dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân vừa nhằm giúp tàu bè ra vào dễ
dàng, vừa tận thu cát nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore.
Từ năm 2013 đến nay, do tác động của dự án “nạo vét luồng lạch”
ở cửa biển Hồ Lân, bờ biển trong vùng bị sóng biển xâm thực nên liên tục sạt lở,
nhà cửa, bãi tắm bị biển nuốt dần, ngư dân không thể neo tàu thuyền ở bến Cô Kiều
bên trong cửa biển Hồ Lân. Việc ra vào cửa biển Hồ Lân khó khăn hơn vì luồng lạch
bị bồi lấp.
Sau ba năm, “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, khai
thác và xuất cảng khoảng 120 ngàn khối cát nhiễm mặn sang Singapore và tạo ra
thảm trạng vừa kể, công ty Ðại Nam Việt đã chủ động đề nghị chấm dứt thực hiện
dự án, chính quyền tỉnh Bình Thuận nhanh chóng chấp thuận bởi “việc tiếp tục
triển khai dự án sẽ không hiệu quả, nhân dân không đồng thuận”!
Cần nhắc lại là từ 2014 đến nay, ngư dân xã Tân Thắng, huyện
Hàm Tân, đã biểu tình vài lần để phản đối việc thực hiện dự án “nạo vét luồng lạch”
ở cửa biển Hồ Lân nhưng đến nay – một tháng trước khi “giấy phép tận thu cát
nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore” của công ty Ðại Nam Việt hết hạn, chính
quyền tỉnh Bình Thuận mới “nhất trí” với yêu cầu chấm dứt thực hiện dự án. Ðây
không phải yêu cầu của dân mà là đề nghị của công ty Ðại Nam Việt.
Năm ngoái, cũng vào thời điểm này, Tỉnh Ủy Khánh Hòa từng
yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hòa làm việc với Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải Quân và
các cơ quan hữu trách để tạm ngưng nạo vét đầm Thủy Triều trong vịnh Cam Ranh
vì sợ các cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng lạch” sẽ biến thành bạo
động như đã từng xảy ra ở một số địa phương khác. (G.Ð)
Một trong những cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng
lạch” ở cửa biển Hồ Lân của ngư dân xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
(Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
ÐỒNG NAI (NV) – Tuy không hẹn nhưng trong ngày 28 tháng 11,
chính quyền hai tỉnh Ðồng Nai và Bình Thuận cùng yêu cầu chấn chỉnh cái gọi là
“nạo vét luồng lạch.”
Theo báo chí Việt Nam, ông Võ Văn Chánh, một phó chủ tịch của
tỉnh Ðồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan hữu trách trong tỉnh này phải chấn chỉnh
ngay việc “nạo vét luồng lạch” vì “đi đâu cũng nghe dân chửi”!
Trước đây, chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho phép “nạo vét luồng
lạch” để duy trì sự ổn định của hoạt động giao thông đường thủy nhưng các doanh
nghiệp tham gia hoạt động này chỉ tận thu cát, còn bùn, đá thì đổ lại xuống
sông. Nếu chỉ tính riêng đoạn từ thành phố Biên Hòa đến huyện Nhơn Trạch, mỗi
ngày, các doanh nghiệp tham gia “nạo vét luồng lạch” đã lấy mất 10,000 mét khối
cát của sông Ðồng Nai.
Cuối cùng, “nạo vét luồng lạch” trở thành lý do khiến bờ nhiều
đoạn sông, rạch ở Ðồng Nai bị sạt lở, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Sở Giao Thông-Vận Tải tỉnh Ðồng Nai, nơi chịu trách nhiệm
chính về kế hoạch “nạo vét luồng lạch” phân bua, họ chỉ cấp giấy phép cho 6/14
dự án “nạo vét luồng lạch” ở Ðồng Nai, 8/14 dự án còn lại do Bộ Giao Thông-Vận
Tải cấp giấy phép.
Viên phó chủ tịch tỉnh Ðồng Nai, người tổ chức cuộc họp để
chấn chỉnh việc “nạo vét luồng lạch,” yêu cầu, phải giám sát chặt chẽ và xử lý
nghiêm khắc tất cả các sai phạm, bất kể giấy phép do nơi nào cấp.
Cũng trong ngày 28 tháng 11, ông Phạm Văn Nam, một phó chủ tịch
của tỉnh Bình Thuận, loan báo, chính quyền tỉnh này quyết định chấm dứt dự án
“nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân.
Dự án này do công ty Ðại Nam Việt làm chủ đầu tư. Trên giấy
tờ, dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân vừa nhằm giúp tàu bè ra vào dễ
dàng, vừa tận thu cát nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore.
Từ năm 2013 đến nay, do tác động của dự án “nạo vét luồng lạch”
ở cửa biển Hồ Lân, bờ biển trong vùng bị sóng biển xâm thực nên liên tục sạt lở,
nhà cửa, bãi tắm bị biển nuốt dần, ngư dân không thể neo tàu thuyền ở bến Cô Kiều
bên trong cửa biển Hồ Lân. Việc ra vào cửa biển Hồ Lân khó khăn hơn vì luồng lạch
bị bồi lấp.
Sau ba năm, “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, khai
thác và xuất cảng khoảng 120 ngàn khối cát nhiễm mặn sang Singapore và tạo ra
thảm trạng vừa kể, công ty Ðại Nam Việt đã chủ động đề nghị chấm dứt thực hiện
dự án, chính quyền tỉnh Bình Thuận nhanh chóng chấp thuận bởi “việc tiếp tục
triển khai dự án sẽ không hiệu quả, nhân dân không đồng thuận”!
Cần nhắc lại là từ 2014 đến nay, ngư dân xã Tân Thắng, huyện
Hàm Tân, đã biểu tình vài lần để phản đối việc thực hiện dự án “nạo vét luồng lạch”
ở cửa biển Hồ Lân nhưng đến nay – một tháng trước khi “giấy phép tận thu cát
nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore” của công ty Ðại Nam Việt hết hạn, chính
quyền tỉnh Bình Thuận mới “nhất trí” với yêu cầu chấm dứt thực hiện dự án. Ðây
không phải yêu cầu của dân mà là đề nghị của công ty Ðại Nam Việt.
Năm ngoái, cũng vào thời điểm này, Tỉnh Ủy Khánh Hòa từng
yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hòa làm việc với Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải Quân và
các cơ quan hữu trách để tạm ngưng nạo vét đầm Thủy Triều trong vịnh Cam Ranh
vì sợ các cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng lạch” sẽ biến thành bạo
động như đã từng xảy ra ở một số địa phương khác. (G.Ð)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét