Tác giả: Dan Rather - Dịch giả: Ngọc Thu
Đôi lời: Ở Việt Nam, mọi chuyện điều nằm dưới sự lãnh đạo của
đảng, không có tự do báo chí, nên mới có chuyện ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng trực tiếp hỏi cung nghi phạm Mạc Văn Nhân. Trong khi báo chí ở
VN đưa tin, xem đó là chuyện bình thường.
Nhưng ở Mỹ thì khác, báo chí là quyền lực thứ tư, sau tam
quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Báo chí giám sát hoạt động của
ba cơ quan quyền lực cao nhất này. Do vậy, mấy tuần qua, các nhà báo đã không
thể chịu được khi ông Donald Trump, tổng thống mới đắc cử, liên tục có những
phát biểu sai sự thật, thậm chí vi hiến… Họ không xem đó là chuyện bình thường
và họ đã lên tiếng.
____
Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ảnh: internet
Đây là một câu hỏi mà giới báo chí chưa từng phải đối phó với
điều này trước đó: làm thế nào để đối phó với một tổng thống mới đắc cử và cuối
cùng sẽ trở thành tổng thống, ông ta là người thường xuyên đưa ra những tuyên bố
sai sự thật và đáng sợ trên Twitter?
Bởi bản chất của chức vụ, khi một tổng thống nói điều gì đó,
thường là tin tức. Những lời nói có thể thay đổi thị trường, bắt đầu cuộc chiến
tranh, thay đổi các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại. Và đó là lý do vì
sao hầu hết các tổng thống hạn chế và thận trọng với các lời tuyên bố trước
công chúng của mình.
Không chỉ Donald Trump. Đó là một trong những điều mà những
người ủng hộ ông ta thích ông ta và những người chỉ trích ông ta thì coi thường.
Và bất cứ ai nghĩ rằng Trump đã thay đổi sau cuộc bầu cử, tục ngữ có câu, quá
khứ có vẻ như là giai đoạn khởi đầu.
Nhưng trong báo chí có phần thảo luận chuẩn bị về những cái
Tweet kia [của ông Trump] mang ý nghĩa gì và xử lý chúng như thế nào. Bởi vì
cho dù ông Trump Tweet về buổi hòa nhạc Hamilton, chương trình Saturday Night
Live, đưa thông tin sai khi nói rằng ông ta đã thắng phiếu phổ thông, thay đổi
Hiến pháp về việc đốt cờ (cái Tweet mới nhất của ông ta đưa ra hôm nay), những
tuyên bố này chắc chắn lấn át chu kỳ tin tức. Trong khi đó, có rất nhiều câu
chuyện khác quan trọng nhưng không nhận được sự chú ý của công chúng – như những
cuộc điều tra Trump về khả năng xung đột lợi ích từ những việc làm mờ ám trong
kinh doanh của ông ta hoặc một số chức vụ quan trọng đã được nhận bởi sự lựa chọn
nội các của ông.
Một số lời bình luận trên các tờ báo và các ý kiến mà tôi đã
đọc trên trang này, đưa ra giả thuyết rằng, Trunp sử dụng Twitter như một nước
cờ xuất sắc để đánh lạc hướng sự chú ý của công luận về những câu chuyện có khả
năng gây nguy hại hơn cho ông ta. Những ý kiến khác cho thấy rằng, càng có nhiều
các phương tiện truyền thông sử dụng Twitter, những người ủng hộ Trump (nghĩ rằng
báo chí có thành kiến khi bắt đầu) càng bị chọc tức và thông điệp của Trump
càng chi phối các cuộc thảo luận công khai. Tôi có thể nhìn thấy giá trị của tất
cả các quan điểm này.
Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra lời nói dối trên
Twitter, đe dọa người dân và các tổ chức, để lộ một nỗi ám ảnh với các thuyết
âm mưu – tất cả những điều này cũng là tin tức. Và quan trọng là báo chí không
được xem những chuyện này là bình thường.
Trên trang này, tôi sẽ cố gắng giữ sự cân bằng giữa việc
mang sự chú ý đến Tweets khi tôi nghĩ rằng những tin tức đó đủ quan trọng để
đưa ra, nhưng tôi không cho phép những bài của tôi chi phối những tin tức quan
trọng khác. Nó sẽ là một quá trình để hiểu ra và tôi hoan nghênh những ý kiến của
các bạn và tiếp tục tham gia khi chúng ta trải qua giai đoạn này.
Vào thời điểm như thế này, đôi khi tôi cố tưởng tượng không
biết người anh hùng báo chí của tôi, ông Edward R. Murrow sẽ phải làm gì. Trường
hợp này, tôi có thể tưởng tượng ông ấy sẽ nhún vai và lắc đầu trong sự hoài
nghi. Ông ấy có thể nói: “Con trai, cha thấy rất nhiều điều trong đời của cha,
nhưng cha chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì như thế này. Chúc may mắn,
nhưng cha e rằng con sẽ phải tự đối phó với nó“.
____
FB Đinh Ngọc Thu
Tu chính án số 1 Hiến pháp Hoa Kỳ đã bị ông Trump xé bỏ?
29-11-2016
3h55′ sáng hôm nay, ở miền Đông nước Mỹ, Donald Trump đã đưa
lên twitter câu này: “Không ai được phép đốt cờ Mỹ. Nếu họ đốt, họ phải nhận
lãnh hậu quả, hoặc mất quyền công dân hoặc phải ở tù cả năm”.
Nguyên văn: “Nobody should be allowed to burn the American
flag — if they do, there must be consequences — perhaps loss of citizenship or
year in jail!”
Trong lịch sử nước Mỹ, Tối cao Pháp viện đã 2 lần khẳng định
quyền đốt cờ là một hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận, trong những vụ kiện
ra tòa năm 1989 và 1990.
Năm 1984, ông Gregory Johnson đã đốt cờ Mỹ bên ngoài Đại hội
đảng Cộng hòa ở Dallas, bang Texas, để bảo vệ các chính sách của TT Ronald Reagan.
Ông Johnson bị bắt và bị tòa án Texas kết tội đốt cờ, ông bị phạt $2.000 và một
năm tù ở.
Năm 1989, ông Johnson kháng án lên Tối cao Pháp viện, lập luận
rằng, hành động đốt cờ để nói lên tiếng nói bất đồng của ông là quyền Hiến định,
được ghi trong Tu chính án số 1.
Kết quả là, Tối cao Pháp viện đã lắng nghe tiếng nói của
ông, đa số các thẩm phán cho rằng hành động đốt cờ của ông Johnson là hành động
thể hiện quyền tự do ngôn luận, được bảo vệ bởi Tu chính án số I của Hiến pháp
Hoa Kỳ. Tối cao Pháp viện không thấy ông Johnson có tội. Vụ án kết thúc.
Johnson vô tội.
Bây giờ ông Trump nói câu đó, phải chăng ông nghĩ rằng ông
có quyền đứng trên Hiến pháp Mỹ?
Mời đọc thêm: Trump: Burn the flag, go to jail (CNN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét