Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Những nhà độc tài từng là sinh viên luật, luật sư

Hồng Tâm (tổng hợp)


Chúng ta đã được biết đến nhiều lãnh đạo lừng danh có nguồn gốc luật gia hoặc luật sư như Abraham Lincoln. Gần đây nhất phải kể đến đương kiêm Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama. Những người dùng kiến thức của mình hy vọng bảo vệ nền pháp quyền hoặc hướng tới tiến bộ xã hội. Nhưng cũng có những sinh viên luật, luật sư trở thành những chính trị gia, những nhà lãnh đạo khét tiếng toàn thế giới. Họ là ai?

Putin – không thật sự mặn mà với luật học

Vladimir Putin sinh ngày 07/10/1952 tại Leningrad. “Tôi đến từ một gia đình bình thường, và đây là cách tôi sống trong một thời gian dài, gần như toàn bộ cuộc đời của tôi. Tôi sống như một người bình thường và tôi luôn luôn duy trì mối quan hệ đó,” ông Putin nhớ lại.

         Putin thời còn là học sinh. Ảnh: putin.kremlin.ru

Vào giai đoạn 1960-1968, Vladimir Putin theo học tại Trường Tiểu học số 193 ở Leningrad. Sau khi học xong lớp tám, ông vào trường trung học số 281, một trường chuyên về hóa học nằm dưới sự bảo trợ của viện công nghệ, ông hoàn thành việc học của mình ở đó vào năm 1970.

Vladimir Putin quyết định rằng ông cần phải đạt được một điều gì đó trong cuộc sống. Do đó, ông bắt đầu cố gắng đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi, điều này khá dễ dàng với ông. Putin cũng tham gia vào tổ chức thiếu niên tiền phong, và gần như ngay lập tức đã trở thành một “cán bộ đứng đầu” trong lớp học của mình.

Trước khi học đại học, Vladimir Putin đã muốn làm việc tại cơ quan tình báo. Ông đến văn phòng tiếp nhận công cộng của KGB để tìm hiểu làm thế nào trở thành một sĩ quan tình báo. Ở đó, ông được nói lần đầu tiên rằng, ông trước tiên sẽ phải hoặc là phục vụ trong quân đội, hoặc là hoàn thành chương trình đại học, mà tốt nhất là một tấm bằng về luật.

“Và từ thời điểm đó, tôi đã bắt đầu tự mình chuẩn bị để thi vào khoa luật tại Đại học Leningrad”, Putin thổ lộ.

Putin chụp ảnh cùng bạn của mình lúc ông còn phục vụ cho KGB. Ảnh: nt

Năm 1970, Vladimir Putin trở thành sinh viên khoa luật tại Đại học Leningrad, ông lấy bằng vào năm 1975. Vào những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Putin nghiên cứu tại trường KGB số 1 ở Moscow.

Nhìn chung, học luật đối với Putin chỉ là một điều kiện cần “đúng quy trình” để tiến thân với vai trò là một nhân viên tình báo nói riêng và nấc thang chính trị nói chung. Ít có câu chuyện liên quan nào thể hiện sự hứng thú hay niềm tin đặc biệt của ông dành cho pháp luật.

Putin vào những năm 1990, khi ông bắt đầu hoạt động chính trị của mình tại Moscow. Ảnh: nt

Putin bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với chỉ một vị trí quản lý hành chính tại Đại học Leningrad vào năm 1991. Đến năm 1998, ông chuyển đến Moscow và được bổ nhiệm vào chính quyền Boris Yeltsin với vai trò quản lý quan hệ đối nội giữa Kremlin và chính phủ địa phương. Cũng kể từ đó, Putin “lên như diều gặp gió” và trở thành người đàn ông quyền lực khét tiếng của nước Nga ngày nay.

Fidel Castro – Vị luật sư “cách mạng”

Castro sinh ngày 13/08/1926, tại Biran, một thị trấn nhỏ ở miền đông Cuba. Cha ông là một nông dân giàu có người Tây Ban Nha trồng mía đường, người đầu tiên đến hòn đảo này trong Chiến tranh giành Độc lập Cuba (1895-1898); mẹ ông là người hầu cho gia đình của cha ông, người đã sinh ra ông ngoài giá thú.

Fidel Castro cùng các chiến binh của mình tại một căn cứ quân kháng chiến vào năm 1958. Ảnh: ullstein bild/Getty Images From left: Guillermo Garcia, Ernesto Che Guevara, Universo Sanchez, Raul Castro (kneeling), Castro, Crescentio Perez, George Sotus and Juan Almeide. 

Sau khi theo học tại một vài trường dòng – bao gồm Colegio de Belén, nơi ông thể hiện xuất sắc ở môn bóng chày – Castro ghi danh như là một sinh viên luật tại Đại học Havana. Tại đó, ông bắt đầu yêu thích chính trị, tham gia vào Đảng Chính thống Giáo chống tham nhũng. Ông cũng từng hoạt động tích cực trong âm mưu đảo chính dang dở chống lại nhà độc tài Cộng hòa Dominica – Rafael Trujillo.

Năm 1950, Castro tốt nghiệp Đại học Havana và mở một văn phòng luật sư. Hai năm sau, ông chạy đua bầu cử vào Hạ viện Cuba. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã không diễn ra, vì Batista lên nắm quyền vào tháng Ba năm đó. Castro đáp trả bằng cách lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng trong nhân dân. “Từ thời điểm đó, tôi đã có một ý tưởng rõ ràng về cuộc đấu tranh phía trước,” ông ấy bình luận vào năm 2006.

Fidel Castro diễn thuyết trước các công nhân thuốc lá tại Pinar del Rio, Cuba, ngày 9 tháng 4 năm 1960. Ảnh: AP

Tuy nhiên, thành quả kinh tế – chính trị – xã hội mà ông để lại cho Cuba không vượt xa là mấy so với nhà độc tài Batista khét tiếng. Thực tế, ngay sau khi chiếm được chính quyền, Castro ra lệnh cho một cuộc thanh trừng đẫm máu gây ra cái chết của hàng trăm người đã. Chính quyền Castro cho đến nay cũng đã tống giam hàng trăm nhà hoạt động chỉ vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt cơ bản của mình. Các dự tính cải cách thể chế một cách hòa bình, như Varela project, nhanh chóng bị dập tắt với những cuộc đàn áp tuyệt đối (thường được biết đến với tên gọi Mùa xuân đen tối – Black Spring 2003). Castro cũng có lịch sử kỳ thị và ghét bỏ người đồng tính lâu dài, như gọi người đồng tính là “sâu bọ” và tống họ vào các trại tập trung.

Ferdinand Marcos – Tài năng đi sai đường

Một luật sư, một thành viên của Hạ viện Philippines (1949-1959) và là thành viên của Thượng viện Philippines (1959-1965), Ferdinand Marcos trở thành tổng thống của Philippines vào năm 1966, và nắm giữ quyền lực cho mãi đến năm 1986, khi dân chúng gia tăng chống lại sự thống trị độc tài của ông và buộc Marcos phải bỏ trốn.

Thời niên thiếu, Ferdinand Marcos học phổ thông tại Manila và sau đó được nhận vào học tại trường luật thuộc Đại học Philippines.

Cha của ông, Mariano Marcos, là một chính trị gia Philippines. Vào ngày 20/9/1935, một ngày sau khi một chính trị gia khác – Julio Nalundasan đánh bại Mariano Marcos giành một ghế trong Quốc hội (lần thứ hai), Nalundasan đã bị bắn chết trong chính ngôi nhà của mình. Marcos, cha, and và anh rể của mình bị xét xử đối với vụ ám sát. Ferdinand và anh rể của ông bị kết tội giết người. Tuy nhiên, Ferdinand Marcos đã tự biện hộ thành công cho vụ án của họ bằng cách kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Philippines và được tuyên bố trắng án một năm sau đó.

Chân dung Ferdinand Marcos. Ảnh: thefamouspeople

Đáng chú ý,  khi Marcos chuẩn bị tự bào chữa cho vụ án của mình, ông cũng chỉ đang nghiên cứu cho kỳ thi kiểm tra năng lực luật sư. Marcos trở thành luật sư tranh tụng tại Manila sau khi thoát án tù.

Thế chiến II nổ ra, Ferdinand Marcos được cho là đã tham gia và trở thành sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang Philippines. Sau đó, ông thậm chí còn tuyên bố rằng mình đã lãnh đạo phong trào kháng chiến du kích chống Nhật tại Philippines.

Tuyên bố này là yếu tố chủ yếu hỗ trợ những thành công chính trị về sau của Marcos. Nhưng theo tiết lộ của hồ sơ dữ liệu lưu trữ bởi chính phủ Hoa Kỳ, Marcos thực sự đóng vai trò rất ít hoặc không tham gia vào các hoạt động chống Nhật trong suốt Thế chiến II.

Ferdinand Marcos tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ hai của mình vào ngày 30 tháng 9 năm 1969. Ảnh: Wikipedia.

Vào cuối giai đoạn của cuộc chiến tranh, chính phủ Mỹ trao trả độc lập cho Philippines vào ngày 04/7/1946. Quốc hội Philippines được hình thành. Marcos ứng cử và hai lần được bầu làm đại diện cho quận của mình. Vào năm 1959, Marcos giành một ghế trong Thượng viện Philippines, một vị trí mà ông nắm giữ cho đến khi ông chạy đua và giành chức tổng thống vào năm 1965.

Từ thời điểm này, danh tiếng của Marcos bị phủ lấp bởi những bê bối gian lận phiếu bầu, tham nhũng, khủng hoảng kinh tế và các vụ ám sát chính trị. Đặc biệt, phải kể đến thời kỳ Thiết quân luật mà ông đặt ra từ năm 1972. Trong đó, có hơn 30,000 những người đối lập bị bắt và tạm giữ không thông qua xét xử tại các doanh trại quân đội theo lệnh của Marcos. Nhiều quyền dân sự cũng bị tước bỏ./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét