Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com
Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ khủng bố.
Ngày 25/11, tranh cãi về các giao dịch bí mật của chính phủ
Mỹ với Iran càng mạnh mẽ hơn khi Tổng Chưởng lý Edwin Meese tiết lộ rằng
tiền thu được từ việc bán vũ khí đã được dùng để tài trợ cho Contra, nhóm phiến
quân đang thực hiện chiến tranh du kích chống lại chính phủ dân cử thuộc
cánh tả của Nicaragua. Mối liên hệ với Contra đã gây ra sự phẫn nộ trong Quốc
hội, dẫn đến việc thông qua Điều luật sửa đổi Boland (Boland Amendment) vào
năm 1982, ngăn cấm việc sử dụng ngân sách liên bang “nhằm mục đích lật đổ
chính quyền Nicaragua.”
Trong cùng ngày mà mối liên hệ với Iran và Contra bị
tiết lộ, Tổng thống Reagan đã chấp nhận đơn xin từ chức của Cố vấn An ninh Quốc
gia, Phó Đô đốc John Poindexter, và sa thải Trung tá Oliver North, phụ tá của
Poindexter. Cả hai là những người giữ vai trò quan trọng trong vụ việc
với Iran và Contra. Reagan sau đó cũng nhận trách nhiệm về thỏa thuận “vũ
khí đổi con tin”, nhưng phủ nhận mọi liên quan đến việc tài trợ cho
Contra.
Tháng 12/1986, Lawrence Walsh được bầu làm công tố viên đặc
biệt để điều tra sự việc. Mùa hè năm 1987, Quốc hội đã cho truyền hình phiên
điều trần về vụ bê bối Iran-Contra. Cả hai điều tra viên đều tiết lộ rằng
North và nhiều quan chức chính quyền khác đã cố gắng che giấu các giao dịch bất
hợp pháp của họ với Contra và Iran.
Trong suốt quá trình Walsh điều tra, mười một quan chức
thuộc Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình báo đã bị tuyên phạm
nhiều tội danh khác nhau, từ khai man để che giấu thông tin trước Quốc hội,
cho đến âm mưu lừa gạt nước Mỹ.
Trong bản báo cáo cuối cùng, Walsh đã kết luận rằng cả
Reagan và Phó Tổng thống George Bush đều không vi phạm bất kỳ luật nào liên
quan đến vụ việc, nhưng Reagan đã “mở đường” cho các hoạt động bất hợp pháp
khi ra lệnh tiếp tục tài trợ cho Contra sau khi Quốc hội ra lệnh cấm. Báo cáo
cũng cho thấy rằng Reagan và Bush đã có các hành vi góp phần vào một “nỗ lực
nhằm lừa dối Quốc hội và công chúng” về vụ Iran-Contra.
Vào đêm Giáng sinh năm 1992, ngay sau khi bị Bill Clinton
đánh bại trong chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống George Bush đã ân xá cho
sáu nhân vật chính trong vụ Iran-Contra. Hai trong số những người này là cựu
Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger và cựu Giám đốc CIA Duane Clarridge,
những người đã bị kết tội khai man.
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org
03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ
Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa
của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một
nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở
Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi
nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức
không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi
ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí
của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề
của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ
khủng bố.
Ngày 25/11, tranh cãi về các giao dịch
bí mật của chính phủ Mỹ với Iran càng mạnh mẽ hơn khi Tổng Chưởng
lý Edwin Meese tiết lộ rằng tiền thu được từ việc bán vũ khí đã được
dùng để tài trợ cho Contra, nhóm phiến quân đang thực hiện
chiến tranh du kích chống lại chính phủ dân cử thuộc cánh tả của
Nicaragua. Mối liên hệ với Contra đã gây ra sự phẫn nộ trong Quốc
hội, dẫn đến việc thông qua Điều luật sửa đổi Boland (Boland
Amendment) vào năm 1982, ngăn cấm việc sử dụng ngân sách liên bang
“nhằm mục đích lật đổ chính quyền Nicaragua.”
Trong cùng ngày mà mối liên hệ với
Iran và Contra bị tiết lộ, Tổng thống Reagan đã chấp nhận đơn xin từ
chức của Cố vấn An ninh Quốc gia, Phó Đô đốc John Poindexter, và sa
thải Trung tá Oliver North, phụ tá của Poindexter. Cả hai là những
người giữ vai trò quan trọng trong vụ việc với Iran và Contra.
Reagan sau đó cũng nhận trách nhiệm về thỏa thuận “vũ khí đổi con
tin”, nhưng phủ nhận mọi liên quan đến việc tài trợ cho Contra.
Tháng 12/1986, Lawrence Walsh được bầu
làm công tố viên đặc biệt để điều tra sự việc. Mùa hè năm 1987, Quốc
hội đã cho truyền hình phiên điều trần về vụ bê bối Iran-Contra. Cả
hai điều tra viên đều tiết lộ rằng North và nhiều quan chức chính
quyền khác đã cố gắng che giấu các giao dịch bất hợp pháp của họ với
Contra và Iran.
Trong suốt quá trình Walsh điều tra,
mười một quan chức thuộc Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình
báo đã bị tuyên phạm nhiều tội danh khác nhau, từ khai man để che
giấu thông tin trước Quốc hội, cho đến âm mưu lừa gạt nước Mỹ.
Trong bản báo cáo cuối cùng, Walsh đã
kết luận rằng cả Reagan và Phó Tổng thống George Bush đều không vi
phạm bất kỳ luật nào liên quan đến vụ việc, nhưng Reagan đã “mở
đường” cho các hoạt động bất hợp pháp khi ra lệnh tiếp tục tài trợ
cho Contra sau khi Quốc hội ra lệnh cấm. Báo cáo cũng cho thấy rằng
Reagan và Bush đã có các hành vi góp phần vào một “nỗ lực nhằm lừa
dối Quốc hội và công chúng” về vụ Iran-Contra.
Vào đêm Giáng sinh năm 1992, ngay sau
khi bị Bill Clinton đánh bại trong chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống
George Bush đã ân xá cho sáu nhân vật chính trong vụ Iran-Contra. Hai
trong số những người này là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger
và cựu Giám đốc CIA Duane Clarridge, những người đã bị kết tội
khai man.
03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ
Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa
của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một
nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở
Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi
nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức
không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi
ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí
của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề
của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ
khủng bố.
Ngày 25/11, tranh cãi về các giao dịch
bí mật của chính phủ Mỹ với Iran càng mạnh mẽ hơn khi Tổng Chưởng
lý Edwin Meese tiết lộ rằng tiền thu được từ việc bán vũ khí đã được
dùng để tài trợ cho Contra, nhóm phiến quân đang thực hiện
chiến tranh du kích chống lại chính phủ dân cử thuộc cánh tả của
Nicaragua. Mối liên hệ với Contra đã gây ra sự phẫn nộ trong Quốc
hội, dẫn đến việc thông qua Điều luật sửa đổi Boland (Boland
Amendment) vào năm 1982, ngăn cấm việc sử dụng ngân sách liên bang
“nhằm mục đích lật đổ chính quyền Nicaragua.”
Trong cùng ngày mà mối liên hệ với
Iran và Contra bị tiết lộ, Tổng thống Reagan đã chấp nhận đơn xin từ
chức của Cố vấn An ninh Quốc gia, Phó Đô đốc John Poindexter, và sa
thải Trung tá Oliver North, phụ tá của Poindexter. Cả hai là những
người giữ vai trò quan trọng trong vụ việc với Iran và Contra.
Reagan sau đó cũng nhận trách nhiệm về thỏa thuận “vũ khí đổi con
tin”, nhưng phủ nhận mọi liên quan đến việc tài trợ cho Contra.
Tháng 12/1986, Lawrence Walsh được bầu
làm công tố viên đặc biệt để điều tra sự việc. Mùa hè năm 1987, Quốc
hội đã cho truyền hình phiên điều trần về vụ bê bối Iran-Contra. Cả
hai điều tra viên đều tiết lộ rằng North và nhiều quan chức chính
quyền khác đã cố gắng che giấu các giao dịch bất hợp pháp của họ với
Contra và Iran.
Trong suốt quá trình Walsh điều tra,
mười một quan chức thuộc Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình
báo đã bị tuyên phạm nhiều tội danh khác nhau, từ khai man để che
giấu thông tin trước Quốc hội, cho đến âm mưu lừa gạt nước Mỹ.
Trong bản báo cáo cuối cùng, Walsh đã
kết luận rằng cả Reagan và Phó Tổng thống George Bush đều không vi
phạm bất kỳ luật nào liên quan đến vụ việc, nhưng Reagan đã “mở
đường” cho các hoạt động bất hợp pháp khi ra lệnh tiếp tục tài trợ
cho Contra sau khi Quốc hội ra lệnh cấm. Báo cáo cũng cho thấy rằng
Reagan và Bush đã có các hành vi góp phần vào một “nỗ lực nhằm lừa
dối Quốc hội và công chúng” về vụ Iran-Contra.
Vào đêm Giáng sinh năm 1992, ngay sau
khi bị Bill Clinton đánh bại trong chiến dịch tái tranh cử, Tổng thống
George Bush đã ân xá cho sáu nhân vật chính trong vụ Iran-Contra. Hai
trong số những người này là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger
và cựu Giám đốc CIA Duane Clarridge, những người đã bị kết tội
khai man.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét