FB Võ Đắc Danh
Nhà báo Lê Phú Khải. Ảnh: internet
Anh Lê Phú Khải vừa xuất bản cuốn hồi ký LỜI AI ĐIẾU tại Hoa
Kỳ. Tôi chưa có cuốn sách trong tay, chỉ đọc vài đoạn trích trên mạng anh viết
về làng báo Việt Nam. Thật tình tôi cảm thấy ghê tởm, ghê tởm vì ngòi bút của
anh quá dơ bẩn. Xin trích ra đây một đoạn anh viết về Nguyễn Công Khế:
“Tôi rất hối hận về sự ngu ngơ của mình (từ ngu ngơ là từ của
nhà văn Dương Thu Hương dùng để chỉ quần chúng ngu ngơ, bị lừa bịp)! Tôi cũng rất
phẫn nộ với Nguyễn Công Khế khi được cán bộ lãnh đạo của Đài cho biết như thế.
Tôi đem chuyện này than phiền với các đồng nghiệp báo chí ở Sài Gòn. Một người
bạn tôi mắng tôi là thằng ngu vì không biết gì về Nguyễn Công Khế cả. Anh còn
cho biết Khế luôn dùng tờ báo của mình để gây thanh thế, chẳng hạn y cho phóng
viên của báo đi viết về tiêu cực, nhung khi vụ việc có liên quan đến một ông lớn
nào đó. Ví dụ, đồng chí X xưa kia ở tỉnh Y, nay đã lên trung ương làm đến Bộ
Chính trị mà bài viết có dính líu đến đồng chí đó khi còn ở địa phương thì Khế
không đăng mà gửi bài cho đồng chí ấy biết “để giữ uy tín” cho lãnh đạo, thế là
đồng chí X đã “mắc nợ” Khế.
Khi báo Thanh Niên tổ chức một cuộc thi hoa hậu nào đó, Khế
gửi giấy mời, thế là đồng chí ấy, dù là Chủ tịch nước cũng phải đến dự tận quê
Khế ở Miền Trung xa xôi!!! Một tờ báo hạng B mà Bộ Chính trị phải đến dự thì uy
tín của Khế lên như diều. Cứ thế mà Khế “ra roi”, cứ thế mà dọa nạt thiên hạ để
tống tiền. Trong cái mớ bòng bong của một xã hội được gọi là “kinh tế thị trường
định hướng XHCN”, Khế cứ thế mà vơ vét.
Anh bạn tôi kết luận: Nguyễn Công Khế là “tên lưu manh ngang
tầm thời đại”! Nhà thơ L đi viếng mẹ của Nguyễn Công Khế mất vào tháng 9 năm
2007 về, hốt hoảng nói với tôi, đám tang còn hơn cả tỷ phú bên Mỹ có mẹ mất.
Giàu có không bút nào tả xiết, xe du lịch đời mới đỗ dài cả cây số. Cái “cảm tạ”
của báo Thanh Niên ra ngày 5.9.2007 của gia đình Khế về cái mất của cụ bà Lê Thị
Liễu, 79 tuổi đã gây chấn động dư luận. Trang mạng của báo TN đăng lên đã bị
các trang “lề trái” ném đá dữ dội, vội vàng phải gỡ xuống, nhưng trang 10 báo
in ngày 5.9.2007 kín cả trang còn đó. Xin bạn đọc hãy thử lướt qua danh sách gần
200 cá nhân và các đơn vị (được đăng gộp)… “đã đến thăm viếng, giúp đỡ, chia buồn
và tiễn đưa linh cữu” như báo đã đưa gồm: Ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng CP,
ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước và gia đình, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng
CP và gia đình, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, ông Nguyễn Văn
Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Hồ Đức Việt,
Ủy viên BCT, trưởng ban Tổ chức trung ương, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên BCT,
Bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên BCT, Bí thư thành ủy TPHCM và
gia đình rồi còn cả ông Thống đốc Ngân hành nhà nước, các bí thư tỉnh, chủ tịch
tỉnh, các cơ quan báo chí, các nghệ sĩ, các Hội v.v và v.v.
Những người đứng đầu bộ máy cai trị đồ sộ của chế độ toàn trị
đã đến “thăm viếng, chia buồn và tiễn đưa…” cụ bà Lê Thị Liễu. Ngay cả đến
đương kim nguyên thủ một cường quốc trên thế giới mà bố mẹ mất cũng không được
như thế.
Có thể nói, đây là đám tang mẹ một Tổng biên tập một tờ báo
ngành của một nước nhỏ nhưng “vĩ đại” nhất hành tinh, chưa hề thấy trong lịch sử
báo chí nhân loại. Trong chế độ toàn trị, một tổng biên tập chỉ cần không chống
chế độ, không nói ngược với đường lối của Đảng cầm quyền, biết luồn lách, biết
dùng tờ báo của mình để nịnh bợ, dọa nạt và khống chế, biết té nước theo mưa,
biết gió chiều nào che chiều ấy, giả vờ chống tham nhũng thì anh ta kiếm bẫm
hơn bất cứ nhà buôn nào, có thế lực như một “ông vua không ngai”. Cứ xem danh
sách những người đến viếng mẹ anh ta thì thấy. Nếu xét về mặt nào đó thì đây
còn hơn quốc tang!“
Trước hết phải nói rằng Lê Phú Khải luôn tỏ ra trân trọng
tôi, anh khen ngợi tôi hết lời và chủ động gọi điện thoại gặp tôi, anh dành cho
tôi những lời tâng bốc mà tôi cảm thấy ái ngại. Ví dụ như có lần anh gọi điện hỏi
tôi có đi dự đại hội nhà văn không, tôi nói không, anh bảo tôi nên đi để ứng cử
vào BCH, anh nói “Cỡ ông phải làm phó chủ tịch phụ trách phía nam mới xứng
đáng. . .”, Những lần tình cờ gặp nhau, anh tay bắt mặt mừng và luôn dành cho
tôi những lời tâng bốc trước đám đông làm tôi thấy ngượng nên cố né tránh anh.
Ở đời, có những người quý tôi nhưng tôi không thể quý họ. Và
ngược lại, có những người xem thường tôi nhưng tôi rất quý trọng họ. Với anh Lê
Phú Khải, tôi không quý trọng anh là vì những năm tháng làm việc ở ĐBSCL, đi
nhiều nơi, tôi nghe nhiều quan chức và doanh nghiệp kể về anh những câu chuyện
làm tôi “ớn ớn”. Nhưng tôi để bụng, không nói ra.
Nay tình cờ đọc những trang hồi ký của anh viết về đồng nghiệp,
có cái gì đó buộc tôi phải viết những dòng nầy.
Anh Khải ạ!
Khi về già, người ta hay viết hồi ký. Nhưng phần lớn là sự
chiêm nghiệm, những trang hồi ức rất nhân văn, đậm chất tình người và thân phận
con người. Đó là những gì lắng lại ở một tâm hồn nhân ái của kẻ đi qua suốt một
cuộc đời với những va chạm ngọt bùi cay đắng.
Nhưng đọc những trang viết của anh – Một nhà báo lớn tuổi –
tôi không hề thấy câu chữ nào toát lên lòng nhân ái mà toàn là những lời độc
ác. Anh bôi nhọ bạn bè đồng nghiệp của anh, anh trét cứt lên mặt họ một cách cố
ý bạo tàn.
Tôi không có ý bênh vực họ, bởi những câu chuyện mà tôi nghe
người nầy người kia kể về họ ở miền tây còn nhiều hơn, xấu xa hơn những câu
chuyện mà anh viết. Trong đó có cả anh. Nếu tôi viết về những chiêu kiếm tiền của
anh qua lời kể của các quan chức và doanh nghiệp ở ĐBSCL chắc chắn sẽ hấp dẫn
hơn anh viết về họ rất nhiều. Nhưng tôi không làm điều đó. Trong nghề báo, mặc
dù tôi nhỏ hơn anh cả tuổi đời lẩn tuổi nghề, nhưng tôi có một nguyên tắc là
không bao giờ nói xấu người nầy qua lời kể của người kia. Còn anh, trong mở đầu
câu chuyện về anh Khế, anh tự nhận là anh không biết gì về anh Khế mà chỉ nghe
người khác kể lại. Thế rồi anh lôi ra hàng loạt câu chuện để mạt sát người ta.
Anh là ai mà tự cho mình cái quyền lớn lao như thế?
Anh cho rằng những trang hồi ký của anh là những LỜI AI ĐIẾU
cho một nền báo chí nô bộc. Anh tưởng đó là một phát hiện vĩ đại chăng? Xin lỗi
anh! Ai mà chẳng biết điều đó, thậm chí người ta còn biết nhiều và biết sâu hơn
anh nữa. Anh miệt thị đồng nghiệp sao anh không soi rọi lại chính mình? Những
bài viết của anh tập hợp lại rôi tìm tài trợ của chỗ nầy chỗ nọ để in lại thành
sách đó, anh đọc lại đi! Cả cuộc đời cầm bút của anh có phải chính anh là một
trong những người đi tiên phong trong nền báo chí mà anh cho là nô bộc nầy
chăng?
Anh đừng tưởng anh bôi xấu, anh mạt sát đồng nghiệp của anh
để chứng tỏ rằng anh trong sạch. Anh đã sai lầm. Mà sai lầm ở chữ nghĩa của một
kẻ cuối đời thì vô phương cứu chữa.
_____
FB Võ Đắc Danh
TRÍCH HỒI KÝ LỜI AI ĐIẾU CỦA LÊ PHÚ KHẢI
25-11-2016
“Khi Hồng Vinh đi vận động tranh cử Quốc hội tại Cần Thơ, đã
cho Phan Huy, tức “Huy cá vồ” đang làm Trưởng cơ quan đại diện của báo Nhân Dân
tại đây đi tháp tùng và nhờ “Huy cá vồ” lăng-xê mình trước cử tri. Ông Sáu Phan
nói với tôi: Đồng bào Cần Thơ vốn rất ghét Phan Huy vì những “thành tích” của
ông ta nên ghét luôn cả Hồng Vinh. Ảnh Hồng Vinh trong danh sách ứng cử viên quốc
hội dán ở các nơi bị cử tri khoét mắt!
Sở dĩ ở Cần Thơ người ta ghét nhà báo Phan Huy vì ở chỗ nào
có ăn là anh ta có mặt. Tôi đã chứng kiến một chuyện chết cười về “Huy cá vồ”.
Hôm đó, Đài TNVN có tổ chức một cuộc họp quan trọng ở Cần Thơ, chủ trì là Tổng
Giám đốc Trần Mai Hạnh, vừa trúng ủy viên trung ương khóa 8. Nghe hơi Hạnh mới
lên quan to, Huy lần tới, với tư cách Trưởng đại diện báo ND tại Cần Thơ, Huy mời
Hạnh đi ăn tiệc. Cuộc đi có cả Đào Quang Cường, giám đốc cơ quan thường trú Đài
TNVN tại TPHCM, Nguyễn Hồng Quang, Trưởng Đại diện Truyền hình VN tại Cần Thơ.
Lúc đi, giám đốc Cường rủ tôi cùng đi, ông nói: Hôm nay Phan
Huy mời ông Hạnh, mời cả tôi, anh đi với tôi. Dĩ nhiên là tôi không bao giờ đi
vì còn lạ gì Phan Huy. Sau bữa tiệc, về đến khách sạn, Cường chửi ầm lên: Hôm
nay bị một bữa xấu hổ muốn tự sát luôn! Tôi hỏi, vì sao? Cường kể với tôi và mọi
người: Phan Huy dẫn cả bọn tới một nhà hàng tư nhân sang trọng, gọi đủ món, cả
rượu Tây nữa. Lúc chủ quán tính tiền, Phan Huy giới thiệu: Đây là anh Trần Mai
Hạnh, Ủy viên trung ương Đảng, giới thiệu đến lần thứ hai mà chủ quán vẫn tính
tiền. Tất cả hơn 2 triệu, mọi người phải gom tiền vào để trả. Thấy bẽ bàng quá,
ông Hạnh phải rút một cọc tiền ra trả!
Mọi người đã lăn ra cười. Tôi hiểu Phan Huy muốn dùng cái chức
Ủy viên trung ương Đảng của Hạnh để dọa tay chủ quán là tao chơi cả với trung
ương, mày liệu hồn, đồng thời cũng muốn “ăn quỵt” và ra oai với mọi người tao
là “Anh Hai” ở cái đất Cần Thơ này. Nào ngờ!!!
Vậy mà về hưu rồi Phan Huy lại được cơ cấu làm Chủ tịch Hội
văn nghệ TP Cần Thơ. Với tư cách này, anh ta vừa đánh trượt bài thơ “Trăng nghẹn”
của Hoài Tường Phong, đã được chọn là bài thơ hay nhất của ĐBSCL do Hội Văn nghệ
Cần Thơ tổ chức và trao giải, gây bất bình trong giới văn nghệ Cần Thơ. Gần đây
tôi gặp nhà thơ Lê Chí, cây bút nổi tiếng của Đồng bằng:- Tỉnh Cần Thơ các anh
hết người rồi hay sao mà lại phải để một nhà báo xứ Nghệ, chuyên đi ăn xin làm
chủ tịch Hội Văn nghệ của thành phố trung tâm của cả đồng bằng? Lê Chí không
nói gì, ánh mắt của ông như muốn trả lời, “chúng tao không thèm làm (!)”.
Phan Huy vẫn được đảng tin dùng như thế, còn Hồng Vinh thì hết
nhiệm kỳ trung ương, anh ta lại vào Hội đồng lý luận trung ương!!!“
HUY CÁ VỒ
Ý anh Khải nói Phan Huy là loại cá vồ, nuôi trong ao cầu
tiêu chuyên ăn cứt.
Anh em các văn phòng đại diện các báo tại miền tây đều biết
từ “Nhà báo cá vồ” là do chị Ba Sương, giám đốc nông trường Sông Hậu dùng để chửi
một nhà báo.
Chuyện nầy nếu như trong lúc trà dư tửu hậu anh em nói với
nhau thì nghe được. Nhưng viết thành sách thì ghê tởm quá, độc ác quá, nhẫn tâm
quá! Anh Lê Phú Khải có nghĩ rằng, một ngày nào đó sẽ có một nhà báo viết hồi
ký, sẽ dành cho anh những trang như vậy không? Nếu có thì anh sẽ ứng xử với họ
ra sao?
Tôi cũng có ý nghĩ một ngày không xa tôi sẽ viết hồi ức về
hành trình hơn ba mươi năm cầm bút của mình. Những câu chuyện về những nhà báo
bẩn có thể tôi biết nhiều hơn anh, nhưng chắc chắn tôi không bao giờ viết vì
tôi sợ nó sẽ làm bẩn cả ngòi bút của mình, hơn nữa họ còn cả vợ con, cháu chắt
sau nầy nữa. Con cháu họ sẽ bị tổn thương biết chừng nào khi cha ông mình bị phỉ
báng rành rành trên trang sách.
Tất nhiên nếu viết, tôi cũng không bao giờ bỏ qua cái ác, đó
là những cái ác của quyền lực làm băng hoại xã hội, gây đau thương cho thân phận
đồng bào. Nhưng có lẽ điều tôi tâm đắc nhất là những kỷ niệm đẹp của những
tháng năm làm báo, những ngọt-bùi-cay-đắng mà mình đã nếm trải, những ấm áp của
tình đồng nghiệp, của bà con nông dân hay lớp nghèo thành thị, những giá trị
nhân phẩm tuyệt vời của những con người mà tôi đã gặp, đã đi vào trang viết của
tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét