BBC
Cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay
"11 trong số 13 nạn nhân của vụ cháy là học viên lớp cao cấp chính trị của
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh".
"Đây là lớp cán bộ nguồn cấp trưởng phó phòng, học viên
đến từ nhiều tỉnh thành, trong đó Hà Nội có một cán bộ cấp phòng tham gia lớp học
này. Các học viên vừa thi xong môn học, tổ chức liên hoan thì xảy ra vụ
cháy", theo báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh.
Báo Việt Nam tường thuật "dù đã bơm nước,
dập cháy 4-5 giờ, cảnh sát cũng chưa vào được hiện trường"
Tác giả của nhiều tập tản văn về Hà Nội chia sẻ suy nghĩ với
BBC sau vụ cháy quán karaoke khiến 13 người thiệt mạng tại quận Cầu Giấy.
Vụ hỏa hoạn xảy ra tại phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy hôm
1/11.
Tin cho hay, ông Dương Cao Thanh, chủ tịch Ủy ban Nhân dân
quận Cầu Giấy loan báo quyết định tạm dừng hoạt động đối với tất cả các quán
karaoke trên địa bàn quận để tiến hành kiểm tra.
Hôm 2/11, trang Thông tin Chính phủ cho hay cơ quan điều tra
khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xảy ra tại quán
karaoke này.
"Nguyên nhân vụ cháy bước đầu được xác định là do thiếu
cẩn trọng khi hàn bảng quảng cáo tại tầng 2 nhà 68, là địa chỉ kinh doanh quán
karaoke. Đây là cơ sở kinh doanh có 9 tầng", trang này viết.
"Chủ tịch quận Cầu Giấy khẳng định, đây là cơ sở kinh
doanh mới đang trong quá trình đầu tư và hoàn thiện thủ tục pháp lý."
"Gần đây nhất là ngày 25/10, tổ công tác của phường tiến
hành kiểm tra cơ sở. Tại thời điểm đó, tổ công tác yêu cầu cơ sở không được
kinh doanh dịch vụ karaoke khi chưa có đủ giấy phép theo quy định của pháp luật".
Hôm 2/11, trả lời BBC, nhà văn Nguyễn Trương Quý, tác giả
nhiều tập tản văn về Hà Nội, nói: "Đi hát karaoke là hình thức giải trí phổ
thông với người Việt và người dân các nước châu Á khác."
"Nhưng sau sự vụ này, tôi nhận ra cuộc sống đang có quá
nhiều nguy cơ rình rập, ảnh hưởng đến sinh mạng của người dân."
"Điểm đáng lưu ý qua vụ này là nhận thức của đám đông
và trách nhiệm của giới chức về việc đảm bảo an toàn tại các cơ sở kinh doanh
cũng như những tòa nhà."
'Thiếu quyết liệt'
Nhà văn nói thêm: "Người Việt chúng ta có thể hơi dễ
dãi trong việc bảo vệ sinh mạng của chính mình trong lúc công tác phòng cháy chữa
cháy quá yếu."
"Bình thường thì nguyên tắc lúc sửa sang xây dựng thì
các hoạt động khác phải tạm dừng để đảm bảo thi công."
"Tôi hoài nghi nếu có sự cố cháy nổ xảy ra ở các khu
chung cư thì liệu việc chữa lửa có thể hiệu quả đến đâu trong lúc Hà Nội ngày
càng nhiều nhà cao tầng hơn."
"Dường như nhà chức trách còn thiếu sự quyết liệt trong
việc đảm bảo an toàn, dự phòng cho những tình huống sự cố cháy nổ xảy ra."
Cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay
"11 trong số 13 nạn nhân của vụ cháy là học viên lớp cao cấp chính trị của
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh".
"Đây là lớp cán bộ nguồn cấp trưởng phó phòng, học viên
đến từ nhiều tỉnh thành, trong đó Hà Nội có một cán bộ cấp phòng tham gia lớp học
này. Các học viên vừa thi xong môn học, tổ chức liên hoan thì xảy ra vụ
cháy", theo báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh.
Hôm 31/10, website của Thông tấn xã Việt Nam tường thuật, Cầu
Giấy được coi là một trong những địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh karaoke nhất
Hà Nội, với 88 cơ sở.
Website này dẫn lời ông Quách Tuấn Anh, Phòng An ninh chính
trị nội bộ, PA83, Công an Hà Nội cho biết: "Với các cơ sở kinh doanh
karaoke phục vụ người nước ngoài, phần lớn chủ cơ sở là nữ, am hiểu về phòng
cháy, chữa cháy còn hạn chế, các trang thiết bị của cơ sở chủ yếu nhập qua đường
tiểu ngạch không được kiểm định, lượng tiếp viên người Việt đông, hình thức hoạt
động chủ yếu về đêm… nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ về phòng
cháy, chữa cháy rất lớn."
Tháng 9/2016, một vụ cháy quán karaoke 8 tầng ở phố Nguyễn
Khang, cũng ở quận Cầu Giấy khiến 20 nhân viên và khách tháo chạy.
Báo chí Việt Nam tường thuật, thời điểm xảy ra hỏa hoạn,
quán "đang sửa chữa nhưng vẫn kinh doanh karaoke".
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét