Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

"CÔNG AN ĐƯỢC LẬP NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ Ở VIỆT NAM?"

'CA được lập nhà tù trong nhà tù ở VN?'

Blogger Điều Cày nói 'một số tù nhân chính trị ở Việt Nam đang tuyệt thực để phản đối chế độ giam giữ.'


Chính quyền Việt Nam đã đang cho phép công an, an ninh lập 'nhà tù trong nhà tù' ở Việt Nam một cách 'trái pháp luật' trong cả nước, khiến các quyền con người của tù nhân chính trị càng thêm bị 'xâm phạm', theo Blogger - Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Trao đổi với Bàn tròn của BBC Việt ngữ tuần này nhân Việt Nam và Hoa Kỳ đánh dấu tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhà báo tự do, cựu tù nhân chính trị từng kinh qua hơn một chục nhà tù khác nhau ở Việt Nam trước khi được phóng thích và đưa sang Hoa Kỳ, nói:
"Như tôi trong vai trò của một blogger và một tù nhân chính trị ở trong nước, tôi đã đi qua 11 nhà tù và tôi hiểu rằng ở trong các nhà tù ở Việt Nam hiện nay, họ đang quản trị nhà tù trên các thông tư, các văn bản dưới luật, chứ không theo luật."

Ông Hải đề cập trường hợp Thông tư số 37/2011/TT-BCA ngày 03/6/2011 của Bộ Công an quy định về "phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại".

Ông nói: "Cụ thể Thông tư 37 của Bộ Công an Việt Nam là hiện đang triển khai hàng loạt các nhà tù an ninh mà thực chất là những nhà tù ở trong nhà tù. Và các tù nhân chính trị không được hưởng các quyền lợi, những chế độ đã được ghi trong Hiến pháp, ghi trong luật thi hành án hình sự.

"Bởi vì Thông tư 37 của Bộ Công an đã tước đoạt đi tất cả và gần đây nhất các tù nhân ở trại giam Xuyên Mộc, bốn người trong đó đang tuyệt thực để phản đối chế độ giam giữ.

"Chúng ta biết rằng trong chế độ tạm giam, người tù đã ở trong phòng giam, nhưng hết thời gian tạm giam, đã ra trại giam, là người ta sống một cuộc sống hàng chục năm như vậy, thì lại bị nhốt như trong tạm giam, đấy là chế độ mà trại giam Xuyên Môc đang áp dụng.

"Tôi cũng chính là người đã từng ở trong trại giam Xuyên Mộc và tôi biết những hình thức giam giữ ở trại giam Xuyên Mộc như thế nào.

'Mong muốn với quốc tế'

Nhà báo tự do và blogger tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù trong 7 năm với hai bản án kế tiếp nhau từ năm 2008, nhân dịp này nêu hai mong muốn đối với cộng đồng quốc tế liên quan tới hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam.



 Blogger Điếu Cày cho rằng Việt Nam đang có các 'nhà tù trong nhà tù' ở nhiều nơi.

Ông nói: "Tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế, khi nói đến nhân quyền ở Việt Nam, phải nhìn vào hàng chục văn bản dưới luật có nội dung trái luật đang tước đi những quyền lợi của người dân Việt Nam.

"Chứ không phải chỉ nhìn vào những điều ở trong Hiến pháp, ở trong luật mà khi cộng đồng quốc tế gây sức ép, lên án thì họ (chính quyền VN) bắt đầu đưa những điều khoản đó vào trong luật.
"Nhưng thực tế có được thực thi hay không thì phải xem những văn bản dưới luật đã tước đi những gì? Tất cả những thông tư liên bộ của Bộ Công an, của truyền thông, của giáo dục, liên quan đến vấn đề giam giữ tù nhân ở Việt Nam, nó đang tước đoạt đi tất cả những quyền đó.

"Và chúng tôi muốn rằng cộng đồng quốc tế phải nhìn rõ bản chất của việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam, đó là ở Việt Nam, bộ ngành nào quản lý lĩnh vực nào, thì bộ ngành đó soạn thảo và ban hành luật đó, còn Quốc hội chỉ là nơi xem xét thông qua.

"Nhưng bất kỳ bộ luật nào cũng thòng thêm một câu rằng 'giao cho Chính phủ thi hành chi tiết luật này, bộ đó sẽ tiếp tục xây dựng thông tư, xây dựng nghị định và cuối cùng là xây dựng thông tư. Nói trắng ra, họ tự ban hành luật để họ thi hành luật.

"Cho nên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam rất là trầm trọng và những cam kết đó phải được sửa đổi," blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói với Bàn tròn về bang giao Việt - Mỹ.

'Không tránh khỏi mâu thuẫn'

Bình luận ý kiến này của blogger Điếu Cày, PGS. TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nêu nói: 

"Việt Nam mới bước vào kinh tế thị trường mới chỉ khoảng 20 năm nay thôi, trước đó Việt Nam có thể nói có một nền kinh tế hết sức lạc hậu, rồi lại trải qua rất nhiều năm chiến tranh, và sau đó một thời gian về chế độ bao cấp.

  

PGS. TS. Cù Chí Lợi nói nhiều thể chế ở VN như xã hội dân sự, kinh tế thị trường và pháp luật 'gần như chưa có'. 
 
"Thực ra những xã hội dân sự hay những thể chế kinh tế thị trường, hoặc những thể chế pháp luật của Việt Nam là gần như chưa có. Cho nên trong hai năm vừa qua đã có những nỗ lực, đã có những cố gắng ban hành những luật, rồi cụ thể hóa thành những văn bản.

"Tôi nghĩ rằng về mặt kinh nghiệm hoặc là những kiến thức quản trị xã hội của Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo, nếu mà nhìn các xã hội khác, nhìn các nước phương Tây, họ đã có vài trăm năm phát triển.

"Và trên cơ sở kinh nghiệm đó, người ta đã hiểu rất rõ về quản trị xã hội như thế nào, hình thành những luật lệ thế nào cho nó thực sự phù hợp, thì tôi nghĩ Việt Nam mới bước vào một không gian như thế, trong thời gian 20 năm vừa qua thôi, cho nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn của luật nọ với luật kia, cũng như luật, những mâu thuẫn của những quy định cụ thể.

"Tất nhiên, quá trình này sẽ được từng bước điều chỉnh và thay đổi, tôi đồng ý rằng có những mâu thuẫn, thế nhưng tôi cho rằng nhìn về tổng thể và nói chung là những nỗ lực, thì cũng đang hướng vào.

"Vấn đề là làm sao xây dựng được một nhà nước pháp quyền, những văn bản pháp luật cho nó thực sự là phù hợp hơn, thì tôi cho rằng đây là những vấn đề mà Việt Nam cũng phải nỗ lực rất nhiều," ông Lợi nói.

'Cần qua một thời gian'

Quan chức nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần có thời gian để 'hoàn chỉnh, điều chỉnh' luật pháp trong vấn đề 'quản lý xã hội' do Việt Nam còn có ít kinh nghiệm.

Phó Giáo sư Cù Chì Lợi nói: "Nhưng nhìn một cách tổng thể, nó đã có những thay đổi, có những bước phát triển, ví dụ sang kinh tế thị trường, nó vẫn còn nhiều những văn bản cần phải điều chỉnh nữa, thế nhưng mà đã có những bước tiến ít nhiều.

"Còn trong quản lý xã hội, thì chắc chắn Việt Nam còn phải học hỏi rất nhiều và cũng cần phải qua một thời gian mà mới có những bộ luật thực sự hoàn chỉnh.

"Tất nhiên tôi phải thừa nhận có những quan điểm ở trong vấn đề này, thế nhưng tôi cho rằng nền tảng cơ bản của Việt Nam, một xã hội quản trị bằng pháp luật là ở Việt Nam chưa có kinh nghiệm nhiều lắm.

"Cho nên không tránh khỏi những khó khăn nọ, có những mâu thuẫn giữa những luật và những quy định cụ thể, thì tôi cho rằng là đây là một lĩnh vực của Việt Nam cũng đang ưu tiên trong sự phát triển đó," ông Lợi nói.

'Không thể có khác biệt'

Trước đó, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng thừa nhận hồ sơ dân chủ - nhân quyền vẫn còn là một trong những vấn đề, 'trở ngại' chính trong quan hệ Việt - Mỹ, mà ông gọi là 'khác biệt'.

Phó Giáo sư Cù Chí Lợi nói: "Vấn đề về dân chủ, nhân quyền là một vấn đề có từ lâu rồi, hai bên cũng có những khác biệt về vấn đề này, nhưng tôi nghĩ rằng là những vấn đề dân chủ, nhân quyền hai bên cũng đã có những trao đổi."

Bình luận về ý kiến này của ông Lợi, blogger Điếu Cày nói:

"Ở đây vấn đề như anh Lợi có nói vấn đề khác biệt giữa hai bên về vấn đề nhân quyền, tôi xin nói là Việt Nam và Mỹ cùng tham gia vào các Công ước Quốc tế, vì vậy chuẩn mực của công ước quốc tế là cái mà hai bên cùng phải theo đuổi để đáp ứng vấn đề nhân quyền.

"Chứ không thể có sự khác biệt vì hai bên đều là thành viên của các công ước đó. Còn vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là vấn đề xây dựng pháp luật ở Việt Nam, để có một môi trường pháp luật minh bạch cho người dân, cho cả những nhà đầu tư nước ngoài, kể cả nhà đầu tư Hoa Kỳ, thì ở Việt Nam, môi trường pháp luật rất kinh khủng...

"Đó là việc hiện nay Việt Nam, chính báo chí Việt Nam đăng, là đang có hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái luật.

"Như vậy, các quyền của người dân, của doanh nghiệp có thể bị vi phạm bất cứ lúc nào, trong khi các quyền đó được nêu trong Hiến pháp, trong luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết," từ Hoa Kỳ blogger Điếu Cày đưa ra lời phản biện với quan chức nghiên cứu tại Việt Nam.


Nguồn: BBC

ANNA HUYỀN TRANG VÀ SỨ MẠNG TRUYỀN THÔNG

Cô gái trẻ dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì người nghèo

Cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Saigon
Cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Saigon



Một cô gái trẻ bị mất việc, bị đuổi khỏi nhà trọ, bị cấm xuất cảnh, bị công an câu lưu, hành hung, xúc phạm nhân phẩm vì cộng tác cho một trang báo độc lập không thuộc ‘lề đảng’ nhưng vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để theo đuổi sứ mạng truyền thông vì người nghèo.

Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn. Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn.
Đó là câu chuyện của cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Sài Gòn.

Trang bắt đầu làm cộng tác viên cho DCCT vào năm 2011. Sau khi công an áp lực chỗ làm đuổi việc cô, từ đầu năm ngoái, Trang đã bỏ hẳn công việc chuyên ngành kinh tế để trở thành phóng viên toàn thời gian của truyền thông DCCT, ngược xuôi khắp nơi để đưa ra ánh sáng những câu chuyện oan khuất, những tiếng nói của người dân thấp cổ bé miệng, những thông tin không được báo chí nhà nước đề cập tới.

Ngoài việc đi thu thập tin tức, phỏng vấn, viết bài cho trang web Dòng Chúa Cứu Thế, Trang còn đảm trách biên tập chương trình Cà Phê Tối, một trong sáu chương trình truyền hình của Dòng Chúa Cứu Thế, chuyên điểm tin hằng ngày và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam.

Hai trong số những lần Trang bị bắt bớ, hành hung được dư luận biết đến là lần cô vô cớ bị công an phường Cầu Kho (quận I, TPHCM) cưỡng chế về đồn hồi tháng 10/2012, bị tra tấn, bị lột quần áo để khám xét, theo tường thuật chi tiết cô công khai trên các trang mạng xã hội sau đó; và lần cô bị đánh ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất và bị tịch thu hộ chiếu trước khi lên đường tham gia hội thảo về tự do báo chí tại Quốc hội Mỹ với tư cách là một nhà báo độc lập từ Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm ngoái, theo lời mời của hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Những hình ảnh Trang và bạn bè của cô ghi được về vụ việc này sau đó đã được phổ biến rộng rãi trên internet.

Trong môi trường kiểm duyệt chặt chẽ thông tin, không dung chấp ý kiến bất đồng, và bằng mọi cách ngăn chặn truyền thông độc lập như tại Việt Nam, tường thuật tin tức không theo lề đảng là một việc làm hết sức nguy hiểm mà những bản án liên tiếp dành cho các nhà báo-blogger tự do trong nước đã chứng minh rõ nét. 

Vậy sức mạnh nào đã thôi thúc cô gái đôi mươi gầy gò, mảnh khảnh ấy dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì những người không có tiếng nói trong xã hội?

Tạp chí Thanh Niên VOA mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua cuộc trò chuyện với Anna Huyền Trang trong chương trình hôm nay.

Anna Huyền Trang: Trước khi em cộng tác với truyền thông DCCT, em đã tham gia các hoạt động xã hội trong thời gian dài bắt đầu từ năm học lớp 12, vì thời gian đó em có cơ hội tiếp xúc rất nhiều trẻ em đường phố, những người nghiện ma túy, và những người nhiễm HIV. Em cũng tham gia các hoạt động truyền thông bảo vệ sức khỏe cho họ. Điều này em được gặp lại trong sứ mạng của truyền thông DCCT, nên đã thu hút em tham gia, và em đã có nhiều dịp tiếp cận với các mảnh đời tan thương, bất hạnh do chính thể chế độc tài tạo nên.
 
Trà Mi: Cộng tác với truyền thông DCCT từ bấy tới nay, Trang đã rút ra cho mình những kinh nghiệm thế nào trong hoạt động truyền thông độc lập, đa chiều?

Anna Huyền Trang: Trong quá trình cộng tác, em đã nâng lên được khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau, gặp được nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như tụi em đến với những dân oan mất đất để tìm hiểu sự việc của họ và viết tin đúng sự thật.

Trà Mi: Làm truyền thông theo ‘lề dân’ rất nhiều khó khăn. Bạn trang bị cho mình sự chuẩn bị ứng phó về mặt tinh thần như thế nào?

Anna Huyền Trang: Phóng viên tự do gặp rất nhiều đe dọa về tính mạng. Mình biết sẽ bị tóm cổ bất cứ lúc nào, nhưng đó đúng là điều ‘thú vị’ nhất ở Việt Nam đấy chị. Em luôn chuẩn bị là công an sẽ bắt mình. Em và các bạn em cũng sẵn sàng cho điều đó.

Trà Mi: Biết có thể bị bắt bất cứ lúc nào, bạn có cách gì để tự vệ trước những rủi ro đó?

Cô Anna Huyền Trang Trang biên tập chương trình truyền hình Cà Phê Tối của DCCT, chuyên điểm tin và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt NamCô Anna Huyền Trang Trang biên tập chương trình truyền hình Cà Phê Tối của DCCT, chuyên điểm tin và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam

Anna Huyền Trang: Trước khi đi tác nghiệp, mình thông báo cho những người bạn của mình biết địa điểm và thời gian. Nếu trong thời gian đó các bạn không thấy mình liên lạc thường xuyên thì biết là mình đã gặp rủi ro. Chính những người bạn của em là những người giám sát em trong quá trình em tác nghiệp.

Trà Mi: Từ lúc mới bước vào truyền thông DCCT tới nay, Trang thấy mình có gì thay đổi khác xưa, đã học hỏi được những gì?

Anna Huyền Trang: Điều thay đổi lớn nhất là em ý thức hơn vai trò của một công dân đối với đất nước, mình không thể câm lặng trước các vấn nạn của xã hội ví dụ như tham nhũng hay việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam.

Trà Mi: Có thể kể mình nghe một vài trường hợp đã kinh qua với vai trò một ký giả độc lập trong môi trường kiểm soát chặt chẽ thông tin ở Việt Nam?

Anna Huyền Trang: Cuối tháng 10/2012 sau khi đi lấy tin về phiên sơ thẩm hai nhà sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, em bị công an bắt về phường Cầu Kho.  Em bị các nhân viên công quyền đánh đập, hành hung, lột đồ ra để khám xét. Cũng có vài lần bị bắt khác nhưng em không có gì là sợ cả. Họ đe dọa rất nhiều về tính mạng và gia đình mình. Họ hỏi ‘Mày là ai?’ Em nói ‘Tôi là phóng viên DCCT.’ Họ hỏi ‘Thẻ nhà báo đâu? Chúng mày là dân phản động làm gì mà có thẻ nhà báo của nhà nước.’ Từ đó, em thấy họ rất miệt thị các phóng viên tự do như tụi em và cần tác động làm sao để mọi người quan tâm nhiều hơn đến các phóng viên tự do chưa được các tổ chức xã hội bảo vệ.

Trà Mi: Bị miệt thị trong một xã hội mà mọi chuyện đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước rõ ràng là một bất lợi rất lớn cho các sinh hoạt hằng ngày và những giao tiếp xã hội. Những bất lợi, thiệt thòi đó đối với bản thân Trang thấy thế nào?

Anna Huyền Trang: Em không cảm thấy bị tủi thân vì họ có quyền làm điều đó với mình. Còn mình phải nghĩ khác, phải làm thế nào để giúp họ thay đổi và nhận ra được những giá trị mà các anh em dân chủ đang đấu tranh vì lợi ích của đất nước, xã hội, và con người Việt Nam chứ không phải như những gì nhà nước này rêu rao rằng là ‘phản động.’ Những người đấu tranh dân chủ nhìn thấy công việc mình làm mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội, cho người nghèo, mà cũng mang lại niềm vui cho mình nữa thì tại sao mình phải tủi hổ? Tại sao mình lại buồn trước những ánh mắt lạ lùng đó? Em tin một ngày nào đó những ánh mắt lạ lùng đó sẽ quý mến mình. Chỉ cách đây 1 năm, bạn bè em cũng nhìn em soi mói, xét đoán công việc của em, nhưng rồi các bạn em theo dõi công việc của em trên facebook và dần hiểu được công việc em làm. Bây giờ, chính các bạn đã ủng hộ em.

Trà Mi: Gia đình phản ứng thế nào trước những việc làm của Trang?

Anna Huyền Trang: Bố mẹ em rất lo cho em. Họ từng bị an ninh mời lên làm việc hỏi về việc em làm. Thế nhưng, bố mẹ em muốn em sống tốt, trở thành người tốt, đó là cách em báo hiếu cho bố mẹ.

Trà Mi: Nói về vui-buồn của một nhà báo tự do trong nước, Trang sẽ chia sẻ những gì?

Anna Huyền Trang: Em cảm nhận được niềm vui thật sự trong nhóm truyền thông DCCT. Mọi người rất quý mến nhau, xem nhau như một gia đình vì không biết mỗi người sẽ bị bắt lúc nào, nên quý nhau từng ngày. Tụi em chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm hay bị bỏ rơi vì mình biết con đường mình đang đi là đúng, có ích cho xã hội. Đó là niềm vui. Lần đầu tiên bị bắt, em cũng buồn và sợ lắm vì họ đánh, họ nhục mạ. Nhưng chính lúc trong đồn công an đó mình mới nhận ra được bản chất của chế độ. Nhờ đó, giúp mình có thêm sức mạnh. Trong nhóm chúng em đã có 3 người bị bắt là Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, và Trần Minh Nhật.

Trà Mi: Trang có bao giờ nghĩ nếu không may mình bị như họ cuộc đời mình sẽ ra sao, tương lai mình sẽ như thế nào?

Anna Huyền Trang: Tụi em luôn luôn nghĩ rằng không sớm thì muộn tụi em sẽ có cơ hội được ăn bánh mì mốc. Có người đang đe dọa em điều đó mà. Tuy nhiên, cá nhân em nghĩ việc này có thể là một trải nghiệm cho đời sống tâm linh của một người Kytô hữu. Em cảm nhận được điều này trong cuốn sách của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù mà không thông qua một phiên tòa xét xử nào. Chính cuộc đời của Ngài đã tác động em rất nhiều. Em tin những việc em đang làm hiện nay là đúng.

Trà Mi: Cũng có người nói rằng truyền thông độc lập, báo chí không theo lề đảng không bao giờ đưa tin tốt hoặc nói gì hay cho nhà nước cả. Lúc nào cũng nói những điều không tốt, không hay cho nhà nước thì phải chăng đó là một sự ‘chống đối’? Phản hồi của Trang thế nào?

Anna Huyền Trang: Nhà cầm quyền luôn ra rả ‘dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.’ Do đó, bản thân em là một công dân nước Việt Nam đang thực hiện quyền giám sát các hoạt động của nhà cầm quyền để họ làm tốt hơn, phục vụ dân tốt hơn. Nếu ai đó nghĩ em là người ‘chống đối’ hay ‘phản động’ thì chính họ đang đi ngược lại những chính sách mà nhà nước đang khuyến khích.

Trà Mi: Với các bạn trẻ ở Việt Nam không biết nhiều hoặc không mấy quan tâm đến truyền thông độc lập, Trang muốn chia sẻ điều gì với họ?

Anna Huyền Trang: Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn. Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn.

Trà Mi: Cảm ơn Trang rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.


Nguồn: VOA

CHÚNG TA CHỌN ĐỨNG BÊN NÀO CỦA SỰ THẬT

Chúng Ta chọn đứng bên nào của Sự Thật

Nguyệt Quỳnh
 
Sau một loạt các trấn áp của lãnh đạo CS nhắm vào các trang mạng xã hội, bằng cách liên tiếp bắt giam các blogger Ba Sàm, Bọ Lập, Nguyễn Ngọc Già … báo lề dân vẫn tiếp tục mọc rễ và vươn cành. Các blogger khác vẫn ngoan cường, cứng cỏi, tuyên bố sẵn sàng đối mặt với tù tội.

Nhà văn Phạm Đình Trọng gọi thời đại này là Thời Ngục Tù. Ông viết: “Năm tháng qua đi nhưng thời ngục tù đau đớn này sẽ còn mãi trong trang sách lịch sử”. Thân phận lầm than của đất nước, thân phận bèo bọt của người dân, thực tế nhức nhối của xã hội đã không thể câm lặng mãi trong tâm hồn nhạy cảm của các nhà văn, dù họ biết họ có thể là nạn nhân kế tiếp. Viết, đối với nhà văn Phạm Đình Trọng và đối với các blogger vừa như là sự đòi hỏi của cái riêng, vừa là trách nhiệm với cái chung.

Để mong tô đậm thêm nữa tác động khủng bố lên các nhà văn, ngày 14/01/15 ông thứ trưởng Bộ Thông Tin Trương Minh Tuấn và Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sỹ Dũng cùng xuất hiện trên truyền hình VTV1. Họ cảnh báo rằng hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài đang sử dụng chiêu bài nguy hiểm nhằm xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo, gây chia rẽ, làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng.
Nhưng những nhà hoạt động Việt Nam lại nhìn khác. Khi những con người chỉ với cây bút và bàn phím trong tay, bằng tất cả mọi nỗ lực trong cô đơn, kể cả chịu bị đánh đập đến đổ máu, chịu tù tội, đã buộc cả guồng máy tuyên truyền khổng lồ của nhà nước phải xôn xao đối phó, thì các blogger và sự thật đã chiến thắng. Khi Ban Tuyên Giáo Đảng phải công khai chỉ thị cho đội ngũ chuyển sang hướng "minh bạch để giành trận địa thông tin", thì rõ ràng báo lề dân đã thắng hiệp 1.

Đề cập đến mức ảnh hưởng của làng dân báo ông Trương Minh Tuấn vừa thú nhận vừa cố tình đánh hỏa mù:

"Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...".

Ông Trương Minh Tuấn quen lối phát biểu xem thường dư luận, xem thường trí tuệ của người dân. Trong khi ba ngày trước đó, những thông tin trên khắp các trang mạng xã hội cho thấy Thủ tướng Anh, ông David Cameron đang cùng 40 vị lãnh đạo thế giới dẫn đầu đoàn tuần hành ở Pháp để cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận. Ông Tuấn tiêu biểu cho giàn lãnh đạo CSVN, vẫn muốn tiếp tục chính sách ngu dân bằng bưng bít thông tin. Vẫn muốn cai trị dân bằng bạo lực nên phải lấy dối trá làm phương châm hàng đầu. Quả thật, đây chính là cuộc chiến cam go mà người dân VN phải đối mặt. Cuộc chiến giữa sự thật và dối trá, giữa lương tâm và họng súng.

Nhà văn Pháp Emile Zola bảo rằng: “Nếu anh bịt miệng sự thật và chôn nó xuống đất, nó sẽ phát triển, và tập hợp sức mạnh dữ dội của chính nó để một ngày khi nó mọc lên, nó sẽ thổi bay mọi thứ”.

Sự thật bị chôn dấu hàng bao lâu nay đang chứng tỏ sức mạnh dữ dội của chính nó. Và làng dân báo, càng ngày càng lớn mạnh với hàng trăm những con người chịu vác thập tự để được đem sự thật đến với cuộc đời. Dù cô thế, dù thiếu phương tiện so với lực lượng báo đài của đảng, báo lề dân đang trở thành nỗi lo sợ lớn của lãnh đạo CS. Nỗi lo sợ đó bao gồm những sự thừa nhận sau đây:

- Đảng đã phải thừa nhận chính sách bưng bít thông tin từ ngày lập đảng đến nay đã thất bại, dù với bao nhiêu công an mạng đi chăng nữa. Đặc biệt vì hiện có rất nhiều chuyên gia điện toán trên thế giới luôn nghĩ ra các cách vượt rào cản để tặng không cho nhân dân các nước đang bị độc tài cai trị.

- Đảng đã phải thừa nhận lực lượng 80 ngàn Dư Luận Viên hàng ngày đi chửi bới, cố đánh lạc hướng dư luận cũng đã thất bại. Tệ hơn nữa, hàng ngũ này chỉ tạo thêm các tác động ngược. Người dân ngày càng khinh rẻ cả Dư Luận Viên và những kẻ thuê mướn họ.

- Đảng đã phải thừa nhận hiện tượng người dân đang lũ lượt bỏ mặc báo đài công cụ và kéo nhau đi nơi khác tìm thông tin. Từ các nguồn quốc tế đến các nguồn do chính dân chúng tự tìm hiểu, tự dịch thuật, tự tổng hợp, tự nhận định, tự thực hiện -- tức làng dân báo. Không những thế, người dân nay còn định ra công thức chung: cứ chuyện gì Ban Tuyên Giáo ra chỉ thị cho báo đài chối cãi càng căng thì chuyện đó càng chính xác theo chiều ngược lại. Đơn cử một thí dụ như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh thì rõ.

Nhưng có lẽ phải đọc các phát biểu của thứ trưởng Tuấn cùng với nhiều bài vở khác của Ban Tuyên Giáo gần đây cũng như các dặn dò của ông Nguyễn Tấn Dũng với công an mới thấy đủ chính sách "minh bạch" của đảng. Đó là phải làm chủ thông tin bằng cách không chặn tin nữa nhưng chủ động tung tin theo chiều của Đảng; hoặc chủ động minh bạch phần tin nào không hại cho đảng. Nếu thế thì cũng chẳng mới là mấy. Ai cũng biết cách đó sẽ chỉ cứu vãn tình hình trong một thời gian ngắn thôi, vì hiện có nhiều nguồn khác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, tức minh bạch 100%. Một khi người dân nhận ra đảng chỉ "minh bạch một phần" hay "minh bạch một chiều" thì số người kéo đi sang báo lề trái còn đông và nhanh hơn nữa. Có ai muốn phí thời giờ đưa óc mình cho đảng rót các thông tin nghiêng lệch, cắt xén vào không?! và như thế thì có khác gì mấy tình trạng hiện giờ ?!

Dù chính sách tuyên truyền kiểu mới của đảng chỉ vừa bắt đầu, nhiều người dân Việt đã bày tỏ thái độ chán chường về cái "lòng thành nửa mùa" đi kèm đủ thứ hăm dọa trên báo đảng. Điều dân khao khát là sự thật, là quyền được biết về những chính sách của chính phủ, những sự việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đất nước và của chính họ, kể cả những dữ kiện thuộc loại tối kỵ như nội dung Hội nghị Thành Đô, các bản đồ biên giới Việt Trung, ... Ngày nào những đòi hỏi đó chưa được đáp ứng, ngày đó Đảng còn tiếp tục phải đối mặt với làng dân báo. Cái trận địa mà Đảng gọi là “chiến tranh thông tin truyền thông” đó chẳng ở đâu xa, chẳng phải từ lực lượng phản động nào cả. Họ là dân, nơi mà rất nhiều người đã từng hết lòng yêu Đảng và từng đặt hết niềm tin vào Đảng. Niềm tin đưa Đảng lên ngôi đó đã cạn, đã chết lịm khi người ta biết Đảng đã bịt mắt để xử dụng họ như lừa, ngựa suốt bao nhiêu năm qua.

Đến nước này Đảng chỉ còn có hai chọn lựa:
·         hoặc là phải mở tung hẳn cánh cửa truyền thông ra. Bỏ hẳn cái trò "800 báo đài với một ban biên tập" đi.
·         hoặc phải chấp nhận đứng nhìn cảnh: toàn dân chỉ dùng báo đài công cụ làm phương tiện giải trí hay giấy gói hàng; còn khi cần các tin tức đúng đắn, mọi người sẽ chỉ đọc các nguồn do báo lề dân cung cấp.

Nhìn những gì vừa xảy ra trên "mặt trận thông tin", ai còn dám bảo người dân “tay không” thì không thể tạo áp suất đổi thay. Khi phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động được đủ số đông cùng áp dụng, thế lực độc tài sẽ bị dồn vào chỗ bí. Họ buộc phải thay đổi hay phải bỏ chạy. Nhiều dân tộc đã khám phá ra công thức này trước chúng ta.


Cuộc đọ sức hiện nay - dù muốn hay không - vẫn ảnh hưởng đến và bao gồm tất cả mọi người dân Việt. Một là ta góp mặt dũng cảm cho sự đổi thay. Hai là ta chấp nhận trở thành nạn nhân, dự phần cùng những bóng đen câm lặng trong sự tụt hậu của đất nước mình. Chúng ta chọn đứng bên nào của Sự Thật ?
 
 
Nguyệt Quỳnh

VỀ CỰU BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO MỸ HENRY KISSINGER

    Henry Kissinger bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam


  • Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban về Ngoại giao, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, viên cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink. Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.


    Thượng nghị sĩ John McCain đã phản ứng dữ dội với những người biểu tình trong việc làm náo loạn buổi điều trần, gọi họ là “bọn cặn bã hạ lưu”, sau khi cảnh sát đưa những người biểu tình ra khỏi đó. Mặc dù sự kiện diễn ra hết sức kịch tính, nhưng vẻ mặt của Henry Kissinger vẫn điềm nhiên. Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.

    Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả hành động tàn bạo khác nhau, trên khắp hành tinh trong hơn nửa thế kỷ.

    Những thành viên của nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta. Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta. Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng "Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague."

    Băng video ghi lại giây phút ấn tượng này đã được truyền đi khắp nơi, những người biểu tình từ nhóm CodePink đã hô vang, "Phải bắt giữ Henry Kissinger vì tội ác chiến tranh!". Những tiếng hô này càng lớn hơn ngay khi Kissinger bước vào phòng họp của Thượng viện.

    "Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ." Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.


    Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

    Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

    Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Bởi thời gian chiếm đóng Indonesia cuối cùng kết thúc vào năm 1999, 200.000 Timor với kết quả 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

    Nhà văn Jon Queally, người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Cái chết. Sự tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”


    (Lược dịch từ Reverbpress / Ảnh: Reuters - Gary Cameron)


     Nguồn: FB Tuấn Khanh

THÁNG CHẠP, VIẾNG MỘ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tháng Chạp, viếng mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Trần Tiến Dũng/Người Việt

BÌNH DƯƠNG (NV) - Người miền Nam, vào mỗi Tháng Chạp hàng năm đều nghĩ đến các bậc anh linh, các danh nhân dân tộc và người thân đã khuất.




Ngôi mộ đơn sơ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở lô Mạc Đĩnh Chi, nghĩa trang
Lái Thiêu B, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Bất kể những biến động lịch sử, hiện nay, tục tảo mộ của người miền Nam vẫn là lễ hội văn hóa dân gian nhân bản nhất dành cho người khuất bóng và cả cho người còn tại thế.

Bà T., một người thân của chúng tôi, Việt kiều về từ Mỹ. Người phụ nữ Việt này đã ngoài tuổi năm mươi, đến định cư ở Mỹ hơn mười năm, công việc ở quê hương mới chỉ là thợ làm nail, nhưng bà nói, “Đây là lần thứ hai tôi về Việt Nam, ngày tôi tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, trong cảm xúc biết ơn của tôi đối với nước Mỹ, không hiểu sao lại có hình ảnh ông Ngô Tổng Thống, tôi có hứa với lòng mình là tôi phải tìm thăm mộ ông Ngô Tổng thống. Tôi không quên hồi học tiểu học, ngày nào thầy trò cũng hát bài vinh danh Ngô Tổng Thống. Cảm xúc đầu đời về tình yêu nước, yêu tự do không bao giờ phai mờ.”

Nhận lời hướng dẫn bà T., nhưng thật lòng chúng tôi cũng chưa lần nào đến nghĩa trang Lái Thiêu, dù từ lâu đã có nghe qua chuyện hai ngôi mộ Huynh và Đệ. Chúng tôi đi bằng xe gắn máy, với nhiều người đứng tuổi ít đi đây đi đó thì quốc lộ 13 ngày nay với các khu công nghiệp, siêu thị,... đúng là hoàn toàn xa lạ với ký ức của họ.

Ngày nay, Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, quần thể đô thị khó nhận biết ranh giới, việc một người Sài Gòn không biết sử dụng “Goole Map” đành liên tục mở miệng hỏi thăm đường thì có thể kết luận người đó thuộc típ cố cựu, lạc hậu không có đủ phương tiện di động cá nhân để sống thích nghi với sự rối loạn giao thông và xã hội. 

Sau ba lượt hỏi thăm các bác tài xe ôm, chúng tôi đến cái quán nước xập xệ trước cổng nghĩa trang Lái Thiêu B.

Bà chủ quán muốn chúng tôi xác định là tìm mộ ai, ở nghĩa trang Lái Thiêu của người Việt hay của người Hoa. Như không thể dằn được cảm xúc, bất ngờ người đàn bà Việt kiều nói, “Thưa chị, tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, tôi đến đây chỉ để thăm mộ ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm thôi chị à.”

Sau một thoáng im lặng, người chủ quán, một người đàn bà miền Nam dáng dấp gầy ốm, nói. “Nhiều người đến thăm mộ ông không dám hỏi thẳng như bà. Thôi, bà chờ tôi lấy xe đưa đi chớ nghĩa trang rộng lắm, mắc công kiếm.”




Ngôi mộ của ông cố vấn Ngô Đinh Nhu. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Gần như các nghĩa trang ven đô thị đều trở nên quang đãng vào tiết Tháng Chạp. Một phần do ánh sáng và khí trời nhưng phần chính là nhờ dịch vụ làm cỏ, rửa mộ, quét vôi các phần mộ. Thường thì các kiểu làm dịch vụ này do các người già, người nghèo sống quanh nghĩa trang làm, nhưng cũng có khi do các tay đầu gấu thân cận với các ban quản lý nghĩa trang “đấu thầu” chia chác.

Dù nhiều lần chúng tôi được nhìn hình ảnh mộ phần cố tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa qua các thông tin từ Internet, nhưng chúng tôi không kiềm được xúc động khi đứng đối diện với ngôi một tô bằng đá mài xưa và tấm mộ bia đơn sơ với dòng chữ nhỏ đề tên thánh và một chữ Việt là: Huynh. Kề bên mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là mộ phần của thân mẫu ông. Ngay bên cạnh, mộ của ông cố vấn Ngô Đình Nhu trên bia cũng chỉ có một chữ: Đệ, đơn sơ.

Bằng ý thức, chúng tôi hiểu: Cái chết là sự bình đẳng tuyệt đối. Phần mộ hôm nay của ông Ngô Đình Diệm, vị cố tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, một chính thể được Liên Hiệp Quốc công nhận, không phải là đơn sơ bình dị theo ý nghĩa tôn giáo hay văn hóa mà chính là sự bỏ phế đáng xấu hổ, bạc bẽo đáng sợ của những người cùng thời, cùng ý thức với ông và của cả thể chế đang cầm quyền hiện nay.

Lịch sử dân tộc và thế giới đã có những chuyện quật mộ kẻ thù của các vương quyền trong thời phong kiến để làm bài học về sự nhỏ nhen hèn hạ đến cùng cực, nhưng lịch sử cũng nêu nhiều tấm gương từ nhân vật quyền lực và thể chế cầm quyền quang minh đã đối xử cao thượng, hỉ xả với những người lúc sống từng là kẻ thù chính trị.

Ông D., người bạn đi cùng chúng tôi, đi từ hướng mộ ông Ngô Đình Cẩn, ông đến gần chúng tôi nói giọng nghẹn ngào. “Sao mà mấy bậc vị này lại chịu nghiệt ngã quá. Tôi thấy trước sau gì nghĩa trang này cũng giải tỏa, không biết lần này các ông đi đâu!”

Ông D., trên đường đến đây kể cho chúng tôi nghe chuyện hồi ông còn bé, có lần ba ông, một quân nhân VNCH dẫn ông đi vô nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, trong ký ức ông, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi giống như một công viên lớn. Sau khi ba ông dẫn ông chiêm ngưỡng các công trình mộ phần to và đẹp của các ông tướng tá, chính khách rồi đưa ông đến bên hai ngôi một thấp lè tè không có mộ bia chỉ thấy có bốn cột trụ thấp nối nhau bởi cọng dây thừng.

Ba ông không nói gì, chỉ kính cẩn thắp hương, ông lấy làm lạ vì ông biết hai ngôi mộ này đâu phải của thân tộc. Thắc mắc, ông hỏi ba, nhưng trước sau ba ông không nói gì, trước khi bước đi, ba ông nắm tay ông biểu lạy đi con, rồi chỉ vào miếng giấy trắng trên có dằn một cục đá. Ông tò mò cầm cục đá lên và thấy trên miếng giấy trắng người ta có ghi dòng chữ: Nơi yên nghỉ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Hôm nay, chúng tôi, những người đến viếng mộ cụ Ngô Đình Diệm, không ai dưới 55 tuổi. Ở cái tuổi đó ít nhiều cũng còn nhớ về các sự kiện dưới thời VNCH. Nhưng nếu có ai đó cố hết sức để quên thì cũng không thể xóa trong trí nhớ được tên và sự nghiệp vinh quang cùng bi kịch gắn liền với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình ông.

Tuy rằng chúng tôi đến viếng mộ ông lần này không dẫn theo con, cháu hay người bạn trẻ tuổi nào, nhất là những người sinh sau 1975; nhưng chúng tôi biết chắc chắn lịch sử không bao giờ già và chết.
Lịch sử về sự nghiệp, với công và tội, của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm chính là phần mộ uy nghiêm, minh bạch nhất sẽ trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Người Việt

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 31/1/2015



Vòng quanh thế giới ngày 31/1/2015

1/ Tin HRW: 'Việt Nam sử dụng côn đồ tấn công các nhà hoạt động'

Thành tích nhân quyền của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chủ yếu vẫn yếu kém, theo ‘Phúc trình về Tình hình Nhân quyền Toàn cầu năm 2015’ do Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch mới công bố.
Giám đốc Ban Á châu của HRW Brad Adams nhận định: "Năm 2014 là một năm chính sách đàn áp tiếp diễn đối với giới hoạt động ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam nói với các nhà ngoại giao rằng họ bắt giữ ít người hơn, nhưng tới cuối năm, số người bị bắt ít nhiều vẫn tương đương với những năm trước, nhiều người vẫn bị bắt vì những lý do chính trị".


2/ Tin Việt Nam: Một phụ nữ tự thiêu tại Quảng Nam

Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay thứ Bảy 31 tháng 1 năm 2015, chị Nguyễn Minh Tân đã tự thiêu tại khu vực chợ xã Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nguyên nhân hành động tự thiêu này được biết do nguyện vọng của tiểu thương về quyết định giải tán chợ Đại Lộc để xây khu chợ mới.
Chị Tân sinh năm 1969 hiện trong tình trạng nguy kịch. Chị không có gia đình và nhận nuôi một con nuôi. Gia cảnh chị rất khó khăn và quyết định tự thiêu này có lẽ phát xuất từ thất vọng và bị chính quyền truy bắt chỉ vì lên tiếng cho chị em tiểu thương của xã Đại Hiệp nơi chị đang sinh sống.


3/ Tin Hoa Kỳ: Tiêu diệt chuyên gia vũ khí của IS

Một chuyên gia về vũ khí của phiến quân Nhà nước Hồi giáo đã thiệt mạng trong một cuộc oanh tạc của liên quân tại Iraq, quân đội Hoa Kỳ cho biết.
Abu Malik đã giúp IS có được 'kiến thức chuyên môn nhằm chế tạo vũ khí hóa học," một thông cáo nói. Ông này đã từng là kỹ sư vũ khí hóa học dưới thời cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein, trước khi gia nhập al-Qaeda tại Iraq và sau đó là IS, Hoa Kỳ cho biết.


4/ Tin Nhật Bản: Cuộc điều đình về con tin 'bị bế tắc'

Cuộc điều đình với những phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo nhằm cứu mạng một nhà báo người Nhật và một viên phi công của quân đội Jordan gặp phải bế tắc ngày hôm nay, hai ngày sau khi thời hạn chót mới nhất của phiến quân để thả một tù nhân người Iraq đã trôi qua.
Phát biểu tối thứ Sáu ở thủ đô Amman của Jordan, Ngoại trưởng Nhật Bản Yasuhide Nakayama nói rằng nỗ lực mưu tìm tự do cho phi công Mu’ath al-Kasaesbeh và nhà báo Kenji Goto “đã bị bế tắc.”


 5/ Tin Trung Quốc: Tập Cận Bình thanh trừng kiểu Staline để nắm toàn quyền

Cuộc thanh trừng tại Trung Quốc theo kiểu Staline là đề tài được tuần báo Courrier International quan tâm. Tờ báo trích dịch bài viết trên trang mạng Cn.nytimes.com đề tựa: “Trung Quốc: thanh trừng kiểu Staline”. Bài viết nêu lên quan điểm của tác giả Murong Xuecun, đồng thời là nhà văn, về chiến lược chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo tác giả, mục tiêu của chiến dịch này là làm suy yếu các phe cánh đối lập và đảm bảo quyền lực tuyệt đối.
Đối với tác giả, chiến dịch này giống một cuộc thanh trừng theo kiểu Staline trong nội bộ Đảng Cộng sản hơn là tìm kiếm sự minh bạch. Nó dựa vào điều lệ của Đảng hơn là dựa vào pháp luật.


6/ Tin Úc: Djokovic vào chung kết Australian Open

Hạt giống số một Novak Djokovic đã thắng Stan Wawrinka trong 5 set để vào chung kết Australian Open với tỉ số 7-6 (7-1) 3-6 6-4 4-6 6-0. Djokovic, tay vợt nhắm tới danh hiệu vộ địch lần thứ năm ở Australian Open, sẽ đầu với Andy Murray vào hôm Chủ nhật.
Djokovic đã hạ tay Andy Murray trong hai lần ở chung kết Australian Open vào năm 2011 và 2013 và giành danh hiệu vô địch. Cuộc đụng độ giữa Djokovic-Wawrinka hôm nay có những điểm không bằng hai lần gặp trước do nhiều lỗi.


7/ Tin Ai Cập : Quân thánh chiến tấn công vào bán đảo Sinai

Các vụ đụng độ giữa quân đội Ai Cập và quân thánh chiến tại bán đảo Sinai hôm nay 30/01/2015 đã làm cho hai trẻ em thiệt mạng. Tối qua, đã có 30 người chết, chủ yếu là các quân nhân trong các vụ tấn công của quân thánh chiến, mà chiến dịch tiễu trừ rộng rãi đưa ra từ một năm qua không ngăn nổi.
« Đó là một cuộc tiến công hầu như quân sự, theo các chuyên gia. Quân thánh chiến toan tấn công liên tiếp khoảng 12 mục tiêu trong bán kính khoảng 50 km từ Al Arich, thủ phủ Bắc Sinai cho đến Rafa nằm gần ranh giới dải Gaza.


8/ Tin Trung Quốc: Yêu cầu Mỹ ngưng gây căng thẳng ở Biển Đông

Trung Quốc hôm thứ Sáu kêu gọi tất cả các nước không gây thêm căng thẳng sau khi một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết Mỹ sẽ hoan nghênh Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không ở Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội thứ Bảy và sĩ quan hải quân hàng đầu của Mỹ ở châu Á, nói rằng Mỹ sẽ hoan nghênh những hoạt động tuần tra như vậy như một đối trọng với hạm đội tàu ngày càng đông đảo của Trung Quốc làm nhiệm vụ thúc đẩy chủ quyền của nước này trong khu vực.


9/ Tin Hoa Kỳ: Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ cùng xuất hiện trước công chúng

Hôm qua 30/01/2015, Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Sáng kiến để hai ông cùng xuất hiện trước công chúng Mỹ này sẽ khiến Bắc Kinh nổi đóa.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự.


10/ Tin Hoa kỳ: Andrew Đỗ thắng giám sát viên Lou Correa 43 phiếu

SANTA ANA, California (NV) - Ông Andrew Đỗ vừa thắng cử chức giám sát viên Địa Hạt 1 của Orange County, hơn người thứ nhì là ông Lou Correa 43 phiếu. Ông Neal Kelly, giám đốc Cơ Quan Bầu Cử Orange County, xác nhận với nhật báo Người Việt vào lúc 8 giờ tối Thứ Sáu.
Ông nói, “Chúng tôi đã đếm toàn bộ phiếu, và không có thêm phiếu nào nữa. Và tôi đã xác nhận kết quả, ông Andrew Đỗ thắng cử với 43 phiếu.” Hiện chưa biết ông Lou Correa có yêu cầu tái kiểm phiếu hay không.



Tư Thẳng@S:

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

NHỮNG CÁI 'LIKES FACEBOOK' GIÁ BUỐT

Những cái 'likes Facebook' giá buốt

Facebook

Đến bây giờ thì có lẽ khoa học hay các chuyên gia về tâm lý khỏi cần chứng minh, rằng Facebook có gây nghiện hay không? Bởi điều đó đã rõ rành rành.

Người ta ăn ngủ cùng Facebook. Đi đâu, ăn gì, người ta cũng muốn chụp hình lại để cập nhật Facebook. Dân văn phòng sáng sáng đến sở làm, việc đầu tiên cũng là mở máy tính để đăng nhập vào Facebook. 
Cứ tưởng Facebook chỉ dành cho dân thành thị, nhưng chẳng phải! Bây giờ, Facebook đã lan xa lắm rồi, miễn nơi đâu có sóng 3G là ở đó có người dùng Facebook. Bởi thế nên thi thoảng trên newsfeed của mình lại hiện lên status và hình ảnh của một người bạn ở quê, cập nhật đầy đủ những diễn biến về công việc, sinh hoạt không thiếu gì cả!
 
Facebook
 
Người ta nghiện Facebook, vì những cái likes chẳng để làm gì, mà nếu có chắc cũng chỉ một chút cảm giác thấy mình được đám đông quan tâm. Nhu cầu của con người mà, ai không thích nổi tiếng, được đám đông quan tâm? Nhưng mà cũng có những cái likes đang làm nhói buốt lòng người.

Mới đây, tôi vừa xem được một clip, thực sự là đến bây giờ vẫn chưa tưởng tượng nổi, vì sao cùng là con người, mà người ta lại có thể hành xử với nhau như thế?

Câu chuyện xảy ra ở thị xã Quảng Yên, tinh Quảng Ninh. Một thanh niên sinh năm 1991, sang làng khác bắt gà và bị dân làng đó trói lại. Cậu thanh niên bị lột truồng, bị trói chặt vào một cây cột bê tông, xung quanh là đám đông đang chi trỏ, và đầy tức giận. Giữa ngày đông giá lạnh, ai cũng áo trong áo ngoài, chỉ có cậu thanh niên phạm tội bắt gà bị trói vào cột, và phải phơi da thịt trong cái lạnh như thế. 
 
Trong đám đông đó, một người đàn ông, đang mặc một chiếc áo ấm rất dày, bê một xô nước lạnh rồi chậm rãi hắt vào người cậu thanh niên. Không phải một lần mà tới mấy lần, cho đến khi chiếc xô hết nước. Người đàn ông đó, cũng là một nạn nhân của vụ mất gà ngày hôm qua, chưa biết ai là thủ phạm.
 
Còn vụ mất gà ngày hôm nay, rõ ràng cậu thanh niên đó là thủ phạm. Sự liên hệ giữa vụ mất gà ngày hôm qua với vụ mất gà ngày hôm nay, chỉ là cùng... mất gà. Chưa có gì chắc chắn cậu thanh niên cũng là thủ phạm của vụ mất gà ngày hôm qua. Nhưng cái tức giận trong người đàn ông mặc áo ấm thì có thật. Nó hiển hiện bằng xô nước lạnh cóng trút lên người cậu thanh niên. Tuyệt nhiên, không một ai trong đám đông lên tiếng hay có hành động can ngăn!

Ai đã sống ở miền Bắc trong những ngày đông giá rét, sẽ ớn lạnh thế nào về cái giá buốt mà nước lạnh đem lại. Chỉ lấy tay chạm nhẹ tí nước thôi, đã có cảm giác như hàng ngàn mũi dao nhỏ li ti đang cắt vào da thịt mình. Đưa bàn tay ra khỏi nước, là nguyên một bàn tay đỏ lựng lên. Khủng khiếp lắm! Ấy vậy mà giờ người ta trút nguyên một xô nước lạnh lên người cậu thanh niên, trong tình trạng áo chẳng có, quần có cũng như không. 
 
Nhìn cậu thanh niên đang tràn trề thanh xuân như thế phải run lên, tự nhiên cũng thấy lạnh người. Cái cảnh này, sao thấy man rợ giống như mấy cảnh tra tấn thời xa xưa nào đó! Cũng là nạn nhân bị trói chặt vào cột, còn đám đông giận dữ vây xung quanh. Chỉ khác ngày xưa, bây giờ người ta dùng xô nước lạnh để tra tấn nạn nhân trong trời đông giá rét.
 
Nhưng chuyện đó cũng không kinh khủng bằng việc trong một clip khác, cũng về một thanh niên đi ăn trộm và bị đám đông khát máu đánh cho lả người, phải nằm mẹp xuống đất. Và trong cái clip đó, tôi nghe được tiếng của một cậu thanh niên, cũng là người đang quay clip: “Quay lại post lên Facebook, có khi được mấy trăm likes”. Không được trông thấy mặt của người quay clip nhưng qua giọng tôi đoán cậu cũng tầm tuổi cậu thanh niên trộm gà. Lúc đó, câu hỏi: “Sao cùng là con người mà người ta lại có thể hành xử với nhau như thế?”, cứ cộm lên trong đầu, không biết phải giải thích thế nào!

Bỗng dưng thấy sợ. Sợ đến một ngày nào đó, đi ra đường gặp một người tai nạn, dù có điện thoại trên tay nhưng người ta không gọi 115, mà người ta quáng quàng chụp ảnh post lên Facebook vì hàng trăm likes đang chờ.

Mới nghĩ đến thôi đã thấy buồn. Và đau nữa. Bởi dường như, càng ngày tình ngưòi đang càng cạn dần theo những cái likes giá buốt như vậy!


Hồ Huy Sơn (Thời báo Kinh tế SG)

Nguồn: Một Thế Giới

XẾP HẠNG QUYỀN TỰ DO CỦA VIỆT NAM NĂM 2014

    Freedom House - Xếp hạng quyền tự do của Việt Nam 2014


  • Hiện tình: Không có Tự do
    Thang điểm: 1 = tốt nhất, 7 = tồi tệ nhất
    Xếp hạng Tự do: 6
    Quyền Tự do Dân sự: 5
    Quyền Tự do Chính trị: 7

    Tổng quát:

    Trong năm 2013, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do ngôn luận trên mạng, trên báo chí và trong xã hội. So với năm 2012, trong năm 2013 chính quyền đã kết án nhiều gấp đôi những nhà hoạt động theo tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước". Vào tháng Chín, chính quyền đã đưa ra Nghị định số 72, ngăn cấm tất cả các trang mạng và mạng xã hội đăng tải bất cứ "thông tin chống phá Việt Nam," một điều khoản cực kỳ bao quát khiến nhà nước được quyền bắt giữ bất kỳ người sử dụng Internet trong nước. 

    Việc đàn áp này đã không ngăn chặn người dân bày tỏ sự tức giận của mình trên mạng truyền thông xã hội và những diễn đàn khác về nạn gia đình trị và tham nhũng tràn lan bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN) cũng như tình trạng kinh tế trì trệ. Giới lãnh đạo đảng, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang đã thừa nhận nỗi giận dữ này và đã chỉ trích một số hành động của chính quyền, nhưng đã không thực hiện những cải cách đúng nghĩa để chấm dứt nạn tham nhũng hay thúc đẩy hình thức đa chính trị.

    Mặc dù tình hình chung về quyền tự do dân sự và các quyền tự do chính trị trở nên tồi tệ hơn, vào tháng Mười một ĐCS VN đã quyết định huỷ bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính. Mặc dù khôngchính thức hợp pháp hoá tình trạng hôn nhân đồng tính, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Ácho phép các cuộc hôn phối đồng tính.

    Trong năm 2013, quốc gia này cũng tăng cường mối quan hệ chiến lược của mình với các cường quốc dân chủ khác trong đó có Nhật Bản và Hoa Kỳ, quốc gia này đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam đến thăm Nhà Trắng và đề xướng một "mối hợp tác toàn diện" với Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia vào quá trình đàm phán một thoả thuận tự do mậu dịch quan trọng trong khu vực, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

    Quyền Tự do Chính trị và Tự do Dân sự:

    Quyền Tự do Chính trị 3/40 (+1)

    A. Thể lệ Bầu cử: 0 / 12

    Đảng CSVN, tổ chức chính trị hợp hợp pháp duy nhất tại Việt Nam kiểm soát chính quyền và các hoạt động chính trị, với Uỷ ban Trung ương là cơ quan quyết định tối cao. Quốc hội với 500 đại biểu được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, thường là chịu theo sự chỉ đạo của ĐCS VN. Chủ tịch nước do Quốc hội chọn với nhiệm kỳ 5 năm, có quyền bổ nhiệm thủ tướng, sau đó được quốc hội thông qua. 

    Cuộc bầu cử Quốc hội với một đảng duy nhất được kiểm soát chặt chẽ và được tổ chức vào tháng Năm 2011 trong đó ĐCS VN chiếm 454 ghế, số đại biểu không là đảng viên đã được chính thức lựa chọn trước chiếm 42 ghế và bốn đại biểu tự ứng cử chiếm số ghế còn lại. Vào tháng Bảy 2011, quốc hội thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, người đã nắm chức vụ Thủ tướng từ năm 2006, thêm một nhiệm kỳ, và bầu Trương Tấn Sang vào chức chủ tịch nước.

    B. Quyền tự do Đa đảng và Tham gia Đảng phái : 1/16

    ĐCS VN là đảng hợp pháp duy nhất tại Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực chất là một cánh tay của ĐCS VN, chuyên xét duyệt các ứng cử viên vào Quốc hội. Việc gia nhập Đảng hiện chủ yếu được xem như là một cách tạo dựng quan hệ làm ăn và xã hội.

    Mặc dù những chia rẽ giữa các phe phái trong nội bộ đảng đang trở nên rõ rệt trước mắt người ngoài và giới trí thức Việt Nam, chúng không được công bố công khai, và các trang mạng và cái thể loại truyền thông đề cập đến những chia rẽ này đều bị dập tắt và truy tố. Nhiều người dân thành thị tham gia vào các tranh luận chính trị bằng cách sử dụng các hệ thống máy chủ ở nước ngoài hoặc mạng truyền thông xã hội để chỉ trích nạn gia đình trị và các sai phạm trong quản lý của giới lãnh đạo đảng.

    C. Hoạt động của Chính quyền: 2 /12 (+1)

    Chính quyền Việt Nam ngày càng phải gánh chịu nạn tham nhũng, chia rẽ, và việc thiếu khả năng khắc phục những khó khăn của quốc gia. Mặc dù từ cuối thập niên 1980 ĐCS VN đã trải qua được một thời gian dài phát triển kinh tế nhưng tăng trưởng đã chậm lại trong bốn năm qua, và chính phủ đã không giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng bao gồm khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và các khoản nợ khổng lồ từ các doanh nghiệp nhà nước. Tranh chấp trong Đảng đã trở nên hơi công khai hơn, và chính quyền đã không giải quyết nghiêm túc nạn tham nhũng trong đảng hoặc hiện tượng gia đình trị trong Đảng và các công ty nhà nước.

    Mặc dù các quan chức cao cấp trong chính quyền và ĐCS VN thừa nhận thái độ bất mãn của công chúng, họ đã chẳng đáp ứng lại bằng những cải cách triệt để. Chính sách của nhà nước vẫn được đưa ra với ít minh bạch. Một kế hoạch được thông báo vào mùa xuân 2013 yêu cầu các công ty nhà nước minh bạch hơn đã không được thực thi.

    Quyền Tự do Dân sự: 17/60

    D. Tự do Ngôn luận và Tín ngưỡng: 4/16

    Chính quyền kiểm soát chặt chẽ ngành truyền thông, sử dụng toà án và các biện pháp sách nhiễu khác để bịt miệng giới chỉ trích. Một điều luật ra năm, 1999 bắt các nhà báo phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân hoặc tập thể được cho là bị ảnh hưởng bởi bài báo, ngay cả khi bài báo đăng tin chính xác. Một nghị định năm 2006 bắt phạt các nhà báo nào phủ nhận các thành quả cách mạng, đưa tin tức "có hại", hoặc bày tỏ "tư tưởng phản động." Trên pháp lý đại diện các hãng tin nước ngoài không được ra khỏi Hà Nội nếu không có giấy phép của chính quyền. ĐCS VN hoặc các cơ quan chính quyền khác kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông. Mặc dù chỉ có các quan chức cao cấp, các khách sạn quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài được nối truyền hình vệ tinh, nhiều gia đình và các doanh nghiệp cũng có truyền hình vệ tinh . Tất cả các tờ báo giấy đều được sở hữu hoặc nằm dưới sự kiểm soát hiệu quả của ĐCS VN, các cơ quan nhà nước hoặc quân đội.

    Chính quyền dùng các biện pháp pháp lý và kỹ thuật để giới hạn việc sử dụng mạng internet. Một điều luật năm 2003 cấm đoán việc thu nhận và phân phát các e-mail có nội dung chống đối chính quyền, các trang mạng được xem là "phản động" bị ngăn chặn truy cập và chủ nhân các trang mạng trong nước phải đệ trình nội dung để các quan chức thông qua. Các quán cà phê internet phải đệ trình thông tin các nhân và danh sách các trang mạng mà người sử dụng xem qua. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng bị phạt và đóng cửa nếu vi phạm các qui định về kiểm duyệt.

    Trong năm 2013, chính quyền đã tăng cường việc đàn áp các nhà báo giấy và báo mạng, bỏ tù nhiều hơn gấp đôi số lượng các người viết bài và blogger so với năm trước. Vào tháng Sáu, chính quyền bắt giữ Phạm Viết Đào, có lẽ là bloggẻ nổi tiếng nhất của Việt Nam, và truy tố ông với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Vào tháng Chín, nhà nước công bố Nghị định 72 trong đó ngăn cấm tất cả các trang mạng và truyền thông xã hội đăng tải những bài viết được xem là "cung cấp thông tinh chống lại Việt Nam," một điều khoản cực kỳ bao quát. Điều luật này cũng bắt buộc các công ty Internet ở nước ngoài như Google and Yahoo! phải đặt máy chủ tại Việt Nam, tạo điều kiện để Hà Nội kiểm duyệt thông tin trên các trang của họ dễ dàng hơn.

    Quyền tự do tín ngưỡng cũng vẫn bị giới hạn, còn trở nên tệ hơn sau một loạt các tiến bộ trong gian đoại giữa 2000. Tất cả các tổ chức tôn giáo và các cá nhân tu hành phải tham gia một cơ quan quản lý do đảng kiểm soát và phải xin giấy phép cho đa phần các hoạt động. Nhà thờ Công giáo giờ đây có thể tự chọn giám mục và linh mục, nhưng họ phải được chính quyền chấp thuận. Giới lãnh đạo Công giáo tiếp tục bị bắt giữ trên toàn quốc trong năm 2013, và vào tháng Chín, chính quyền Việt Nam đã dùng vũ lực để dập tắt một cuộc biểu tình của người Công giáo tại một thị xã phía nam Hà Nội, khiến ít nhất 40 người bị thương.
    Quyền tự do giáo dục bị giới hạn. Các giáo sư đại học phải kiềm chế không chỉ trích chính sách nhà nước và phải tuân theo quan điểm của đảng khi dạy hoặc viết về các chủ đề chính trị. Mặc dù người dân được tự do hơn khi thảo luận riêng so với trước đây, chính quyền vẫn tiếp tục trừng phạt những ai công khai chỉ trích nhà nước.

    E. Quyền Tự do Tổ chức Lập hội: 1/12

    Quyền Tự do Lập hội và Nhóm họp bị kiểm soát chặt chẽ. Các tổ chức phải xin giấy phép chính thức để có được hợp pháp và bị chính quyền theo dõi và qui định nghiêm ngặt. Có một cộng đồng nhỏ nhưng tích cực bao gồm các tổ chức phi chính phủ chuyên cổ vũ bảo vệ môi trường, quyền làm chủ đất đai, phát triển đời sống phụ nữ và y tế công cộng. Các nhà hoạt động về quyền đất đai thường xuyên bị bắt giữ; vào tháng Tư 2013, một phiên toà đã tuyên án hai đến năm măm tù đối với một nhóm nông dân nuôi cá đã chống trả lại việc tịch thu đất. Trong hai năm qua thỉnh thoảng đã có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại các thành phố lớn, nhưng chúng được nhà nước Việt Nam khuyến khích và theo dõi sát sao. Các tổ chức nhân quyền và những tổ chức tư nhân với mục đích đòi hỏi quyền tự do thì bị cấm hoạt động. Vào đầu năm 2013, Việt Nam đã cho phép đại diện của tổ chức Ân xá Quốc tế đến thăm lần đầu tiên sau nhiều thập niên để "đối thoại," nhưng cho đến nay cuộc thảo luận này vẫn chưa đạt được kết quả thiết thực nào.

    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ VN), có quan hệ chặt chẽ với ĐCS VN, là liên đoàn lao động hợp pháp duy nhất. Tất cả các nghiệp đoàn bị bắt buộc phải tham gia TLĐLĐ VN. Tuy nhiên trong những năm gần đây chính quyền đã cho phép hàng trăm "hội đoàn lao động" độc lập không có tư cách công đoàn chính thức đại diện cho giới công nhân tại các doanh nghiệp tư nhân và một số các nghành dịch vụ. Việc nông dân và công nhân phản đối nạn hà hiếp của chính quyền địa phương, bao gồm chiếm đất và điều kiện làm việc bất công, khắc nghiệt đã trở nên phổ biến hơn. Giới lãnh đạo trung ương thường phản ứng bằng cách bắt buộc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đi theo luật thuế, các qui định về môi trường và thoả thuận về lương bổng. Việc thực thi các luật lệ lao động như lao động trẻ em, an toàn lao động và những vấn đề khác vẫn còn yếu kém.

    F. Nguyên tắc Luật pháp: 4 /16

    Hệ thống pháp lý Việt Nam lệ thuộc vào ĐCS VN, vốn kiểm soát toàn bộ các toà án ở mọi tầng. Bị cáo có quyền hiến định để tìm luật sư bào chữa, nhưng luật sư thì hiếm hoi và nhiều người không muốn nhận các vụ án liên quan đến nhân quyền hoặc các vấn đề nhạy cảm khác vì sợ bị quấy nhiễu và trả thù - bao gồm cả việc bị chính quyền bắt giữ. Luật sư bào chữa không thể yêu cầu hoặc chất vấn nhân chứng và rất hiếm khi được phép yêu cầu giảm nhẹ tội cho khách hàng của mình. Công an có thể giam giữ hành chính một cá nhân lâu đến hai năm nếu bị tình nghi là đe doạ an ninh nhà nước. Công an nổi tiếng về việc hành hạ nghi can và tù nhân, và điều kiện nhà tù thì yếu kém. Nhiều tù chính trị vẫn còn nằm sau song sắt, và các tù chính trị thường bị biệt giam. Sau 18 tháng đình chỉ để xem xét lại án tử hình, Việt Nam đã tiếp tục hình phạt tử hình vào tháng Tám 2013.

    Hệ thống pháp lý Việt Nam lệ thuộc vào ĐCS VN, vốn kiểm soát toàn bộ các toà án ở mọi tầng. Bị cáo có quyền hiến định để tìm luật sư bào chữa, nhưng luật sư thì hiếm hoi và nhiều người không muốn nhận các vụ án liên quan đến nhân quyền hoặc các vấn đề nhạy cảm khác vì sợ bị quấy nhiễu và trả thù - bao gồm cả việc bị chính quyền bắt giữ. Luật sư bào chữa không thể yêu cầu hoặc chất vấn nhân chứng và rất hiếm khi được phép yêu cầu giảm nhẹ tội cho khách hàng của mình. Công an có thể giam giữ hành chính một cá nhân lâu đến hai năm nếu bị tình nghi là đe doạ an ninh nhà nước. Công an nổi tiếng về việc hành hạ nghi can và tù nhân, và điều kiện nhà tù thì yếu kém. Nhiều tù chính trị vẫn còn nằm sau song sắt, và các tù chính trị thường bị biệt giam. Sau 18 tháng đình chỉ để xem xét lại án tử hình, Việt Nam đã tiếp tục hình phạt tử hình vào tháng Tám 2013.

    G. Quyền Tự quản và quyền Tự do Cá nhân: 8/16

    Giới dân tộc thiểu số, vốn thường theo các tôn giáo thiểu số, đã bị xã hội chính thống kỳ thị, và một số quan chức địa phương đã cấm đoán họ được đi học và kiếm việc. Dân tộc thiểu số nói chung không được có ý kiến vào các dự án phát triển vốn ảnh hưởng đến đời sống và cộng đồng họ.

    Mặc dù tình trạng tự do chính trị và tự do dân sự tại Việt Nam nhìn chung đã trở nên tồi tệ hơn, trong hai năm qua chính quyền đã cho phép công khai bày tỏ các quyền dành cho giới Đồng, Song, Hoán tính (LGBT). Những người ủng hộ LGBT đã tổ chức các cuộc tuần hành vào năm 2012 và 2013 tại Việt Nam, và truyền thông nhà nước đã phát sóng một phim hài có chủ đề đồng tính. Vào tháng Mười một 2013, chính quyền đã thông qua một điều luật xóa bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính, tuy nhiên nó đã không tiến đến thừa nhận hôn nhân đồng tính.
    Phụ nữ chiếm 122 ghế trong Quốc hội. Phụ nữ nói chung được bình đẳng trong giáo dục và trong hệ thống pháp lý được đối xử tương tự như nam giới. Mặc dù cơ hội kinh tế cho phụ nữ có tăng lên, họ vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử về lương bổng và thăng tiến. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, và mỗi năm có hàng nghìn người bị buôn bán bên trong và ngoài nước và bị ép buộc bán dâm.



    Nguồn: Dân Luận