Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Nhà cầm quyền rối trí về Lê Quốc Quân?


Chính quyền đã hoãn phiên xử LS Quân và kéo dài thời gian trì hoãn tới gần 3 tháng

Trong mấy ngày vừa qua, công an và an ninh của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội đã tạo ra một số diễn biến “náo động” được cho là khá điên rồ.
Họ tưởng rằng đưa một nhóm côn đồ đến bắt giữ những người tụ họp tại nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, đánh đập ôngLê Quốc Quyết, em ruột luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân và có những hành vi bạo lực đối hai mẹ con nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phi trường Nội Bài… là chứng tỏ 'bắp thịt' hay sức mạnh, uy thế của chế độ.
Nhưng các hành vi bị phê phán là 'bạo lực' và 'côn đồ' nói trên có lẽ chỉ cho thấy sự bực tức lẫn rối trí của chế độ khi không thể phát hiện và ngăn chặn việc các nhà hoạt động trên không gian mạng Internet đã giúp đỡ hai mẹ con sinh viên Phương Uyên ra thăm Hà Nội trong lúc cô còn chịu cái gọi là “quản chế”.
Nếu nhìn trên mặt thuần lý, bộ máy an ninh của chính quyền cộng sản Việt Nam đã đang tiếp tục thua dũng khí của sinh viên Phương Uyên không chỉ ở trong nhà tù Long An mà ngay trên đường phố Hà Nội. Rối trí là phải.

Những diễn tiến nói trên chẳng khác gì vụ an ninh và công an Hà Nội chặn bắt Luật sư Lê Quốc Quân vào lúc 8 giờ sáng ngày 27/12/2012, trên đường ông đưa con đi học với tội danh mà họ cáo buộc ông là… trốn thuế. Chỉ có những “đỉnh cao trí tuệ” bị rối trí mới nghĩ ra tội danh kỳ lạ đối với với những người yêu nước kỳ quái như vậy.

Sau mấy tháng giam giữ, chính quyền thông báo là sẽ đưa Luật sư Quân ra tòa xét xử về tội trốn thuế vào ngày 9/7/2013. Nhưng chỉ vài giờ trước khi phiên xử ông Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra, chính quyền cộng sản tức tốc loan báohoãn phiên tòavì Thẩm phán “bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu”.

Sau này người ta mới rõ lý do công an đã buộc bà thẩm phán Lê Thị Hợp phải “đột cảm” là để tránh những rắc rối cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang được Hà Nội quyết định ngay vào lúc đó.
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7 vừa qua khá quan trọng.
Nó không chỉ là dấu ấn biểu hiện sự thay đổi chính sách ngoại giao của cộng sản Việt Nam đối với Hoa Kỳ qua bài phát biểu tại Diễn Đàn Shangri-La, Singapore hôm 31/5 của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn là bước khởi đầu mở lại sự thăm viếng ở cấp cao giữa hai nước vốn bị trì hoãn gần 5 năm, từ sau chuyến thăm Hoa Kỳ chính thức của ông Dũng vào năm 2008.

Ngay sau khi ông Trương Tấn Sang về nước sau cuộc hội kiến với ông Obama, công an và tòa án của chính quyền đã “thả” nữ sinh Phương Uyên.

'Ba việc gây rối trí'

Từ lúc Phương Uyên ra khỏi nhà tù, có ba diễn biến thời sự đã làm cho công an một lần nữa rối trí.
Thứ nhất là sự xuất hiện của nhóm bloggers vận động bỏ Điều 258 bộ Luật hình sự sau khi chính quyền bắt giữ 3 bloggers là các vị Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy dựa theo điều luật này.
Nhóm Bloggers 258 đã tạo được một thành quả quốc tế vận rất lớn khi các anh chị em này thực hiện các cuộc tiếp xúc với hàng loạt sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy kể cả sang tận Thái Lan gặp đại diện Liên Hiệp Quốc… trong sự khó chịu của công an, an ninh.
Việt Nam hoãn xử ông Lê Quốc Quân trước khi Chủ tịch Sang thăm Nhà Trắng

Thứ hai là ôngLê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ và một đảng viên lâu năm đã lên tiếng kêu gọi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nên bỏ đảng vì lãnh đạo đã phản bội, để cùng nhau lập ra một đảng mới, hoạt động với tư thế đối lập đối trọng với đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên cộng sản Việt Nam đương chức đầu tiên trong suốt lịch sử đảng này dám công khai kêu gọi các đảng viên khác hãy rời bỏ cái tập thể 'đang làm hại' đất nước.
Thứ ba là 130 trí thức, và con số này còn đang gia tăng, đã phổ biến mộtTuyên bố thành lập Diễn Đàn Xã Hội Dân Sựmà mục tiêu là mở ra một diễn đàn trao đổi và tranh luận về nhu cầu cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ.

Các trí thức đã yêu cầu quốc hội của chính quyền cộng sản Việt Nam dừng việc thông qua bản hiến pháp sửa đổi hiện nay và kêu gọi hãy có những thay đổi mang tính nền tảng hơn. Vì nếu cứ tiếp tục duy trì thể chế toàn trị như hiện nay, tình trạng đất nước sẽ dẫn tới những hệ quả khó lường, đặc biệt khi người dân quá thất vọng và bất bình.

Công an, an ninh cũng như chính quyền thực sự đang rối trí vì khó có thể dựa trên những điều như 79 (âm mưu lật đổ chế độ), 84 (khủng bố), 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước), hay 258 (lợi dụng quyền tự do)… để trấn áp những người đang tạo ra các diễn biến thời sự nói trên.
Trong bối cảnh đó, nhà cầm quyền lại quyết định mang Luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử một lần nữa về tội trốn thuế vào lúc 8 giờ sáng ngày 2/10/2013 như thông báo chính thức, và cho biết vụ án đuợc xét xử công khai với thẩm phán chủ tọa phiên toà không ai khác hơn là bà Lê Thị Hợp vốn bị “đột cảm” phải hoãn phiên xử cách nay 3 tháng.

'Hai điều phải trả lời'

Có hai vấn đề mà nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải giải quyết hay nói đúng hơn là trả lời trước công luận về vụ xử án này.

Báo Pháp vinh danh LS Lê Quốc Quân trong 50 người thay đổi thế giới

Thứ nhất, tại sao họ không dám xét xử Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh chính trị liên quan đến các hoạt động yêu nước của ông mà lại phải sử dụng tội danh trốn thuế?
Phải chăng là vì nếu để dùng các con số từ hồ sơ vụ án, mà các luật sư và kế toán viên độc lập đã có thể chứng minh và loan tải trên mạng, thì công luận sẽ thấy ngay rằng Luật sư Quân đã đóng "dư thuế" chứ không phải là thiếu thuế hay trốn thuế như bị cáo buộc. Tòa án có dám cho các luật sư và kế toán viên này đối chất tại phiên tòa hay không?
Thứ hai, tại sao lại phải trì hoãn vụ xét xử Luật sư Quân và kéo dài tới gần 3 tháng sau, trong khi bà Lê Thị Hợp chỉ bị 'cúm'? Cả hệ thống tòa án Hà Nội chỉ có duy nhất một chánh án hay sao? Hay chẳng cán bộ chánh án nào muốn tên mình bị cột vào một vụ án mà cả thế giới sẽ lên án và thậm chí 'phỉ nhổ' trong những ngày tháng tới?
 
Mặt khác, tư thế của Luật sư Quân đã đổi khác kể từ ngày anh bị bắt. Trong số tiếng nói lên tiếng cho ông trên khắp thế giới, gần đây nhất Lê Quốc Quân được tờ báo PhápLe Nouvel Obsevateurđánh giá là một trong 50 người đang làm thay đổi cục diện thế giới.

Số báo này cũng bất ngờ xuất hiện đúng vào tuần lễ sinh nhật của ông Quân, ngày 13/9. Đồng thời Luật sư Quân cũng là người mà Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức NED và nhiều tổ chức phi chính phủ khác quan tâm hàng đầu.

Một số chính giới tin rằng một bản án bất công tại phiên tòa ngày 2/10 sắp tới sẽ làm phương hại mối quan hệ Washington - Hà Nội mà ông Trương Tấn Sang gây dựng trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng Bảy vừa qua.

Xem ra, dù với đầy đủ thông tin, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không thoát nổi và đang lập lại đoạn đường chót của hầu hết các chế độ độc tài vừa sụp đổ trong mấy thập niên qua. Thay vì giải thoát chính mình bằng cách trả quyền điều hành đất nước lại cho dân tộc, họ chỉ biết tiếp tục gia tăng bạo lực, tiếp tục tin rằng người dân sẽ bị đánh quị và trở về tư thế quì gối cũ.
Nhưng Hà Nội đang rất kinh ngạc và bối rối khi thấy các đòn bạo hành của họ chỉ làm tăng sự phẫn nộ của người dân và ngày càng làm nhiều người đứng lên hơn nữa.
Thế là họ càng ra sức bạo hành, càng rối trí, và càng đẩy chính họ vào chân tường.
Bài phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, hiện là Tổng bí thư Đảng Việt Tân có văn phòng tại Hoa Kỳ.

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/09/130929_le_quoc_quan_trial_comment.shtml

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT: TRẦN QUỐC HOÀN VÀ MAI CHÍ THỌ


Những sự thật cần phải biết (phần 21) - Song tướng “cướp” Trần Quốc Hoàn và Mai Chí Thọ

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Là hai tướng công an cộng sản, Trần Quốc HoànMai Chí Thọ đã tỏ ra là những tay sai đắc lực của mình trong thế giới cộng sản để hà hiếp nhân dân và gây ra những cái chết kinh hồn cho dân tộc. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin trình bày về những sự thật về song tướng “cướp” đó.
I. Trần Quốc Hoàn: 
1. Sơ qua về Trần Quốc Hoàn:
Trên Website của công an tỉnh Nghệ An có bài viết về Trần Quốc Hoàn. Xin tóm lược tiểu sử của Trần Quốc Hoàn như sau: 
“Đồng chí Trần Quốc Hoàn (1916 - 1986) tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, sinh tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn. Tham gia cách mạng năm 1930, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3/1934. Từ 1936, ông hoạt động cho Mặt trận Dân chủ và làm thợ in ở Hà Nội để gây dựng cơ sở, được cử làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Tháng 7/1940, đồng chí Trần Quốc Hoàn bị bắt và đày đi Sơn La đến tháng 3/1945 được tha, trở về làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Kháng chiến toàn quốc, ông là phái viên của Trung ương ở trong lòng Hà Nội bị tạm chiếm, tiếp tục giữ chức Bí thư Thành ủy. 

Năm 1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, rồi Bộ trưởng Bộ Công an (1953 - 1980). Đồng chí Trần Quốc Hoàn là Ủy viên Bộ Chính trị khóa III và khóa IV, Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII. Được trao thưởng Huân chương Sao vàng. 

Ngày nay, tên của Cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn được đặt cho một con đường ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) và thị xã Thái Hòa (Nghệ An)...” (1)
Đọc tiểu sử Trần Quốc Hoàn chúng ta thấy cả đời ông ta theo cộng sản và là một tướng công an trong chế độ ác ôn và độc tài như cộng sản thì việc thủ ác cũng là điều dễ hiểu. Nhưng để tìm hiểu rõ những tội ác nổi bật của Trần Quốc Hoàn, chúng ta hãy xem qua một số tài liệu dưới đây.
Trần Quốc Hoàn gặp gỡ các “đại biểu” an ninh miền Nam
2. Giết Nông Thị Xuân và Nông Thị Vàng theo lệnh Hồ Chí Minh:
Cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh có rất nhiều oan trái và ông ta đã giết chính người tình của mình tên Nông Thị Xuân sau khi cô này có con với Hồ Chí Minh. Mối tình với cô gái người Nùng tên Nông Thị Xuân được bạch hóa rõ ràng nhất qua nhiều nhân chứng còn sống viết và kể lại. Tại Hà Nội, cô Xuân được lệnh ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm, nhưng vẫn phải đến ‘gặp’ bác Hồ. Năm 1956, Nông Thị Xuân sinh cho Hồ Chí Minh một người con trai đặt tên Nguyễn Tất Trung. Sau đó cô Xuân có ý muốn chính thức hóa cuộc hôn nhân với Hồ Chí Minh. Ngày 11 tháng 2, 1957, vào khoảng 7 giờ tối, cô Xuân được ô tô đón sang gặp Hồ. Sáng hôm sau, ngày 12 tháng 2, 1957, công an báo tin cho cô Vàng (em cô Xuân) là cô Xuân đã chết vì tai nạn ô tô. Liền sau đó cô Vàng đến thăm xác chị ở nhà thương Phủ Doãn và chứng kiến biên bản khám nghiệm tử thi của bác sĩ. Bác sĩ cho biết nạn nhân không chết vì tai nạn ô tô, vì khám toàn cơ thể không có dấu hiệu gì cả ngoại trừ vết nứt trên sọ đầu, và bác sĩ đã tuyên bố, có thể nạn nhân bị trùm chăn trên đầu rồi bị đập bằng búa...
Cô Vàng vội chạy về báo tin ngay cho người chồng sắp cưới là một bộ đội đang bị thương tật sống ở tỉnh Cao Bằng. Vàng biết chắc rằng cô cũng sẽ bị thủ tiêu vì cô chứng kiến sự thật chị của cô do ông Hồ âm mưu sát hại. Thật vậy, ngày 2 tháng 11, 1957, cô Vàng bị giết chết và xác được tìm thấy trên sông Bằng Giang, đến ngày 5 tháng 11 xác mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ.
Tin này được phổ biến rộng rãi hơn nhờ lá thư của anh bộ đội này đệ lên Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội CHXHCNVN, vào ngày 29 tháng 7, 1983, trước khi anh qua đời sau cơn bạo bệnh. Trong lá thư anh bộ đội đã kể đầy đủ chi tiết những gì cô Vàng đã kể cho anh nghe, cả việc Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được Hồ Chí Minh giao phó trông coi cô Xuân. Trong thư kể lại chuyện Trần Quốc Hoàn đã hãm hiếp cô Xuân rất tàn nhẫn trước đó một tuần khi được lệnh giết cô Xuân... Năm 2007, nhà văn đấu tranh là bà Trần Khải Thanh Thủy, đã tìm hiểu về tông tích của Trung và chính bà đã tìm gặp anh ta. Qua việc kể lại của Trần Khải Thanh Thủy người ta không ngần ngại gì nữa khi cho rằng Nguyễn Tất Trung chính là con của Hồ Chí Minh. Được biết anh ta hiện đang được đảng ‘nuôi’ đàng hoàng trong khu nhà sang trọng tại Hà Nội.
Bà Nông Thị Xuân, sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932, 
mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà Nội sau khi đẻ Nguyễn Tất Trung.

Hình ảnh vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung 
(bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (giữa)

Hình ảnh vợ chồng Trung và Duyên bên dòng suối ở Hang Pắc Bó - Cao Bằng (suối Lê Nin)
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904 -1979), bí danh Sao đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung. Để minh chứng cho điều này tôi xin dẫn chứng sau đây:
Thứ nhất, toàn bộ lá thư của anh bộ đội được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi” của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, xuất bản 1997 bởi nhà xuất bản Văn Nghệ dày 394 trang. Ông hiện tỵ nạn chính trị tại Nga.
Cuốn sách của tác giả Nguyên Minh Cần có những đoạn: 
“Bây giờ xin quay trở lại câu chuyện những cô gái ở Cao Bằng. Theo những điều người ta kể cho tôi trong những năm gần đây và được xác minh qua tài liệu đã xem thì có hai chi tiết hơi khác (các cô họ Nguyễn và cô Xuân chỉ có một con với ông Hồ), ngoài ra, các chi tiết khác về cơ bản đều giống nhau. Sự việc cụ thể như sau: cô Nguyễn Thị Xuân (tên gọi trong gia đình là Sang) và em họ, cô Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng thì ủy viên Trung ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần Đặng Ninh, gặp cô Xuân nói chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, "nói là để phục vụ Bác Hồ". Mấy tháng sau, cô Xuân cũng xin cho cô Vàng và cô Nguyệt (con gái của ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột của cô Xuân) về Hà Nội ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm. "Vì các vị lãnh đạo không cho chị Xuân ở cùng với Bác trên nhà Chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của công an. Cuối năm 1956, chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung.

"Em có nhiệm vụ bế cháu", đấy là lời Vàng kể lại cho người chồng chưa cưới của mình trước khi cô bị giết. Và cũng nhờ Vàng đã kể lại, nên chúng ta biết được những sự việc sau đây. Khoảng mồng 6, mồng 7 tháng 2 năm 1957, Trần Quốc Hoàn đến, nói chuyện vu vơ một lúc, rồi giở trò... kéo cô Xuân vào cái buồng xép, định hãm hiếp. Cô Xuân ú ớ la lên. Vàng hoảng sợ tru tréo, còn Nguyệt khiếp sợ quá co dúm lại ngồi ở trong góc. May lúc đó có tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, Hoàn sợ, bỏ cô Xuân ra, rút súng lục ra dọa: "Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết". Rồi xuống thang, ra ô tô chuồn. Mấy hôm sau, Hoàn lại đến, lên gác, đi thẳng vào phòng, ôm ghì cô Xuân hôn. Cô Xuân xô nó ra: "Không được hỗn, tôi là vợ ông Chủ tịch nước". Nó nói: "Tôi biết bà to lắm, nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi" Rồi lấy súng dí vào ngực cô Xuân, nó rút ra sợi dây dù đã thắt sẵn thòng lọng tròng vào cổ cô Xuân kéo cô lên giường, tự tay lột hết quần áo, ngắm nghía, rồi hiếp cô. Cô Xuân xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay cô và nói: "Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già, lại còn vờ làm gái”. (2)
Qua những gì tác giả Nguyễn Minh Cần cho ta thấy thực sự Hồ Chí Minh và bà Xuân có con trai tên là Tất Trung và sau đó bà ta bị giết bởi Trần Quốc Hoàn.
Trần Quốc Hoàn và đàn em
Thứ hai, câu chuyện cô Xuân này cũng được nhắc tới trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” của tác giả Vũ Thư Hiên, cũng một cựu đảng viên, con trai của ông Vũ Đình Huỳnh - là cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục, thư ký riêng, rất gần gũi với Hồ Chí Minh. Ông Vũ Thư Hiên cũng là một nạn nhân của chế độ cộng sản và đang tỵ nạn tại Pháp. Trong cuốn sách này ông Hiên đã đề cập đến việc Hồ Chí Minh có người con tên Nguyễn Tất Trung với bà Nông Thị Xuân rồi bà Xuân bị Trần Quốc Hoàn thủ tiêu. 
Cũng cần nói thêm khi ông Vũ Thư Hiên gặp ông Nguyễn Minh Cần tháng 7 năm 1993 cũng đã nói với ông Cần, sau này được ông Nguyễn Minh Cần kể lại: 
“Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ Thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử " này và chuyện tôi kể cho anh lới một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ Đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền: "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân..." Tôi đáp lới: "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế!" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi: "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ Tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc: "Biết quá đi, chứ lị! Từ 51, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà". Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo: "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần Quốc Hoàn (ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật...” 
Như vậy có thể khẳng định về việc Hồ Chí Minh và bà Xuân có người con và sau này bà Xuân bị thủ tiêu dưới bàn tay đao phủ của Trần Quốc Hoàn là sự thật. 
Thứ ba, ngoài hai nhân chứng là ông Nguyễn Minh Cần và ông Vũ Thư Hiên thì chính người Trung cộng đã biết việc này và coi nó như một vết nhơ mà đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ Chí Minh muốn giấu nhẹm đi đề che đậy sự thật ông Hồ là người nhiều vợ con và không có trách nhiệm với gia đình mình. Chính tác giả Hà Cẩn tại cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” tại trang 134 có viết tiếp về những người vợ của ông Hồ: “Ngoài người con gái với người phụ nữ tên Thuần, Hồ chủ tịch cũng còn có người con trai khác mà mẹ của anh ta bị chết một cách đầy ngờ vực trong một tai nạn giao thông tại Hà Nội.” 
Điều này càng khẳng định thêm về sự thật mới quan hệ của Hồ Chí Minh và bà Xuân dẫn đến kết quả có con trai và bà Xuân bị giết. Tác giả Hà Cẩn không nói rõ thủ phạm là ai nhưng khi đề cập đến vụ án “đầy ngờ vực” cho thấy ngay cả đồng chí của Hồ Chí Minh cũng đặt dấu hỏi về ông Hồ và đảng cộng sản trong cái chết của bà Xuân. 
Đồng thời khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh một sử gia, đảng viên đảng cộng sản Ba Lan - ông Constatin Kostadinov cũng đã viết tại trang 90 cuốn sách “Những người con của lãnh tụ” như sau: “Một người con trai của chủ tịch Hồ Chí Minh có tên Nguyễn Tất Trung được nuôi nấng bởi trợ lý riêng của chủ tịch nhưng đã không nối nghiệp cha làm chính trị...” 
Cuốn sách được viết năm 1982 và in năm 1984 bởi nhà xuất bản Cách Mạng ở Ba Lan. Chính việc này cũng khẳng định về cuộc tình và kết quả của Hồ Chí Minh với bà Xuân. 
Điều này được chính nhà báo Bùi Tín - cựu đảng viên cộng sản, đang tỵ nạn tại Pháp viết về thủ phạm ra tay trực tiếp giết bà Xuân theo lệnh Hồ Chí Minh chính là Trần Quốc Hoàn: 
“Một trong những nạn nhân bi thảm kéo dài nhất của kiểu lừa dối trên đây là anh Nguyễn Tất Trung, con của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân, một cô gái Tày quê ở làng Nà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao bằng. Cô được Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm hậu cần quân đội chọn rồi đưa về Hà Nội nhằm ”phục vụ” ông Hồ. Cô được bộ công an của Trần Quốc Hoàn quản lý, dấu tại ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông thợ nhuộm, để hàng tuần đưa vào phục vụ ông Hồ 1, 2 đêm. Mối quan hệ ấy đưa đến kết quả là cô Xuân cho ra đời vào cuối năm 1956 một cháu bé được ông Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung theo họ cũ của mình (Nguyễn Tất Thành)

Trần Quốc Hoàn nổi tiếng dâm loạn đã nhiều lần cưỡng hiếp cô Xuân, bị cô chống lại quyết liệt, có cô Vàng là em họ ở cùng phòng với cô Xuân biết rõ. Nhiều lần con quỷ râu xanh này trói cô Xuân vào giường để cưỡng hiếp, hắn còn đe dọa 2 cô không được hé môi nói với ai, nhất là không được bẩm báo ông Hồ. Hoàn còn dương súng ngắn đe nẹt 2 cô rằng: chúng mày liệu hồn, đến ông Hồ cũng nằm trong tay tao đây, hiểu chưa?”. Thế rồi sau một cuộc cưỡng hiếp cực kỳ thô bạo, tên Hoàn sợ rằng cô Xuân sẽ báo với ông Hồ, Hoàn liền dựng lên một tai nạn xe ô tô trên đường đê gần làng Chèm vào tờ mờ sáng để thủ tiêu cô. Ông Nguyễn Minh Cần lúc ấy là phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà nội đã biết rõ vụ án mạng này, với những biên bản khám mổ tử thi của bệnh viện Việt – Đức. Sau đó cô Vàng bị đuổi về Cao bằng và chết đuối” trong một nghi án trên sông Bằng Giang; chồng chưa cưới của cô Vàng khẳng định hung thủ là tay chân của Trần Quốc Hoàn, kẻ sát nhân muốn bịt hết kẽ hở về tội ác của mình.”. 
Đoạn trích trong bài “Thêm tài liệu mới về gia phả Hồ Chí Minh” viết giáp tết mậu tý 2008 bởi tác giả Bùi Tín (3)
2 vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên viếng mộ của tướng Chu Văn Tấn; thượng tướng Chu Văn Tấn người dân tộc Nùng ở Bắc Sơn, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Việt Bắc, Phó chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1910, mất năm 1984, bị lột hết chức vụ năm 1978 vì '' tội'' làm gián điệp cho Tàu không có xét xử; khi chết không được chôn ở Nghĩa trang Mai Dịch, mộ trong ảnh ở Thái nguyên, mấy người đứng quanh là mật vụ công an luôn theo dõi những người đến thăm mộ (Trích từ bài viết tại Ongvove nói trên) 
Nguyễn Tất Trung thăm hang Pắc Bó, ngồi bên hòn đá, có ghi: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngồi tại đây để dịch cuốn Lịch sử đảng CS Liên Xô vào năm 1941. (Trích từ bài viết tại Ongvove nói trên) 
Qua các dẫn chứng chúng ta có thể thấy mối tình của Hồ Chí Minh và bà Xuân là có thật và được kết thúc bằng một số phận người con không được thừa nhận và cái chết bi đát của bà Xuân cũng như em gái bà. Cái chết này đều do tay của Trần Quốc Hoàn. Đây là điều cho thấy đây là tên đao phủ đàn em độc ác của Hồ Chí Minh - một bậc thầy của giết người không gớm tay. 
3. Tướng công an tàn ác: 
Đánh giá về Trần Quốc Hoàn, trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Lễ truy điệu ngày 7/9/1986, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cộng sản nói: “Đồng chí Trần Quốc Hoàn, một Đảng viên Cộng sản ưu tú và kiên cường, một cán bộ lãnh đạo cách mạng giàu kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước ta, đã cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Chính vì thế Trần Quốc Hoàn là một tên cộng sản tàn ác không có gì là lạ. Xin nêu vài dẫn chứng để thấy điều này. 
Thứ nhất, trong cuốn Thép Đen của tác giả Đặng Chí Bình có nêu lên trường hợp đàn áp tù binh trong chiến tranh. Thời điểm này Trần Quốc Hoàn đang nắm bộ công an. Tác giả Đặng Chí Bình viết về những tội ác tra tấn của công an cộng sản trong tù và có nhắc đến trường hợp bị tra tấn của cựu phi công VNCH Phan Thanh Vân. Để khẳng định thêm điều này báo công an Nghệ An đã coi đàn áp tù binh và ép cung là công của Trần Quốc Hoàn như sau: 

“Lần khác, khi bắt được tên phi công ngụy lái chiếc máy bay C.47 mới bị rơi tại Ninh Bình, đồng chí Trần Quốc Hoàn đã chỉ đạo khẩn trương lấy cung. Khi tên này khai là máy bay tự rơi chứ không phải bị bắn rơi, Bộ trưởng đã nhanh ý tham mưu cho Bộ Chính trị hướng sự kiện này vào chiếc máy bay rơi do bị súng phòng không của một đơn vị nọ bắn hạ. 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, công tác xét hỏi đã tác động cho tên phi công được khai sao có lợi cho nó, vì còn vợ con đang sống ở trong Nam. Từ đó, tên phi công khai nhận lệnh của cấp trên ra miền Bắc thả biệt kích phá hoại, chẳng may bị súng phòng không của miền Bắc bắn rơi. Nhờ xử lý nhanh tình huống này mà giữ được bí mật chuyên án, đồng thời công bố cho thế giới biết rằng hệ thống phòng không của ta rất mạnh, có thể bắn rơi máy bay tầm cao của kẻ địch.” (4)
Thứ hai, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước. 
Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình. Hãy đọc qua thử một số đoạn hồi ký để thấy điều này: 
Cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh đã cho thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân “ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...”, (5)  
Một người tù khác của chế độ cộng sản, tác giả Nguyễn Chí Thiệp viết: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh” (6). 
Trần Quốc Hoàn với công an cộng sản
Trong vai trò là tướng đứng đâu công an, việc trả thù đối với quân dân cán chính VNCH là tội ác không thể chối cãi. Chính Trần Quốc Hoàn đã theo lệnh Lê Duẩn làm điều này (Xin xem thêm Những sự thật cần phải biết - Phần 7). Trong báo cáo với Bộ Chính Trị cộng sản, Trần Quốc Hoàn thay mặt bộ công an báo cáo như sau: “Mặc dù phải tiếp nhận số lượng lớn ngụy quân, ngụy quyền là 1.236.569 từ bộ Quốc Phòng nhưng bộ Nội Vụ đã tiến hành giao cho cục Lao Cải quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc để đưa những tên này vào khuôn khổ của cách mạng và đời sống mới xã hội XHCN…” (7). 
Thứ ba, thời kỳ sau năm 1975, để thực hiện chính sách “cướp ngày” của mình thì Trần Quốc Hoàn với vai trò trùm công an đã cùng Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Duẩn... tiến hành chỉ đạo các đàn em cướp bóc và đẩy dân chúng Miền Nam vào tù, lên kinh tế mới và ra biển làm mồi cho cá mập biển Đông. (Xin xem cụ thể tại Những sự thật cần phải biết - Phần 13
Trần Quốc Hoàn và Phạm Hùng (tháng 1/1979). 
Chính Trần Quốc Hoàn đã được tuyên dương về thành tích “cướp ngày” này như sau trong một báo cáo của bộ chính trị năm 1978 về việc này như sau: “Đồng chí Trần Quốc Hoàn là một tấm gương xuất sắc trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế, chính trị, xã hội sau năm 1975. Chính đồng chí trực tiếp lãnh đạo thành công việc sắp xếp ổn định an ninh trật tự trong việc di dân đi kinh tế mới và cải tao công thương thông qua chiến dịch X1 và X2…” (8)  
Để đánh giá cuối cùng về Trần Quốc Hoàn thì theo hồi ức của Hoàng Tùng, lực lượng Công an cộng sản dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn hoàn thành xuất sắc rất nhiều nhiệm vụ. Hoàng Tùng viết: “Có lần anh Lê Duẩn nói với anh Hoàn: Công an của ta là loại giỏi đấy. Lời khen ấy là chân thành. Tôi nghĩ Hoàn là người có khiếu điều tra, có mưu lược, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Anh ấy là người đắc chí và thành đạt”. (9)
Đúng là công an cộng sản càng “giỏi” và “đắc chí” thì nhân dân càng chết nhanh hơn như chính khẩu hiệu “còn đảng còn mình” của công an. 
II. Mai Chí Thọ: 
Là một nhân vật tướng công an cộng sản, Mai Chí Thọ cũng không kém phần tàn ác. Những điều đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay sau đây. 
1. Sơ qua về Mai Chí Thọ: 
Mai Chí Thọ chính là anh em ruột với Đinh Đức Thiện và Lê Đức Thọ. Ba an hem cộng sản khét tiếng này lấy họ tên khác nhau để hoạt động cho cộng sản. Nhìn vào bảng “thành tích” của tướng công an này, trích từ báo công an cộng sản, chúng ta cũng đủ thấy sự ác ôn của ông ta: 
“Đồng chí Đại tướng Mai Chí Thọ (tức Phan Đình Đống, bí danh: Năm Xuân), sinh ngày 15/7/1922; quê quán: xã Nam Vân, TP Nam Định, tỉnh Nam Định; thường trú tại 29 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Tham gia cách mạng năm 1936. Vào Đảng năm 1939. 

Từ năm 1936 đến năm 1937, đồng chí tham gia phong trào sinh viên Huế, Hà Nội. 

Từ năm 1938 đến năm 1940, đồng chí tham gia Tổ chức thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế ở Trường Trung học Nam Định, là Bí thư Đoàn Thanh niên phản đế Nam Định. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1939. 

Từ năm 1940 đến năm 1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo. 

Từ năm 1945 đến năm 1948, đồng chí ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng và được bầu là Bí thư Thanh niên cứu quốc, sau đó là Trưởng ty Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. 

Từ năm 1948 đến năm 1949, đồng chí là Trưởng ty Công an, sau đó là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. 

Từ năm 1950 đến năm 1952, đồng chí là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, Phó Bí thư, Bí thư liên chi chính quyền Nam Bộ. 

Từ năm 1952 đến năm 1954, đồng chí là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, phụ trách Công an miền Đông Nam Bộ. 

Từ năm 1954 đến năm 1960, đồng chí là Phó ban, sau đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ. 

Từ năm 1958 đến năm 1960, đồng chí là Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. 

Từ năm 1960 đến năm 1965, đồng chí là Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông Nam Bộ. 

Từ năm 1965 đến năm 1975, đồng chí là Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Chính ủy Quân khu Sài Gòn - Gia Định. 

Từ năm 1975 đến năm 1976, đồng chí là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh. 

Tháng 12/1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, rồi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (năm 1978). 

Tháng 3/1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. 

Tháng 6/1985, đồng chí thôi giữ chức Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, làm Phó Bí thư Thường trực, rồi Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. 

Tháng 11/1986, đồng chí được Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). 

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. 

Tháng 12/1987, đồng chí được Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. 

Tháng 5/1989, đồng chí được Nhà nước phong hàm Đại tướng An ninh nhân dân. 

Đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII. 

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Vì An ninh Tổ quốc và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế...” (9
2. Cướp ngày và Phá miền Nam: 
Thứ nhất, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc, dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.” 
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát lại gần 2. 000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của “Hòn ngọc Viễn Đông... ” Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng “X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ... 
Đồng bào hãy nhớ đây là một tên cướp ngày 
Từ một thành phố hưởng thụ, một Trung tâm công nghiệp lớn nhất, vậy mà chỉ sau mấy năm khi “Chiến dịch X1, X2” đi qua, toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của thành phố bị tê liệt tới mức cạn cùng: Nguyên vật liệu không còn, viện trợ từ các phía bị cắt đứt, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng, máy móc phương tiện “đắp chiếu” ngủ triền miên hết năm này sang năm khác. Nền kinh tế của thành phố như thoi thóp, lạm phát gia tăng chóng mặt từ 15, 3% đến 31% vào năm 1979; từ 20% năm 1980 đến 40% năm 1981, cộng với thiên tai, mất mùa, tăng viện cho cuộc chiến phía Tây Nam, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng. Rồi dịch bệnh tràn lan, phương tiện, thuốc men thiếu thốn đủ thứ khiến cho đời sống người dân ngày càng lâm vào cảnh cùng cực. Có nhiều người không chịu đựng nổi phải vượt biên.” 
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ. (10)
Thứ hai, chính Mai Chí Thọ là kẻ chỉ đạo hệ thống an ninh cộng sản nằm vùng tại Miền Nam sau năm 1954 để phá rối xã hội anh ninh như: đặt mìn, giết hại người dân VNCH. Thành tích ấy đã được ông ta viết hồi ký như sau:
“Tháng 12-1954 Hội nghị Xứ ủy được triệu tập để đánh giá tình hình và nhiệm vụ trong thời gian tới, sắp xếp phân công người ở lại và tổ chức cho các cán bộ đảng viên đi tập kết. 

Sau khi tham khảo ý kiến của Xứ ủy, Nha Liên lạc tình báo trung ương và Bộ Công an quyết định thành lập mạng lưới tình báo phía Nam với tên gọi là Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy, chỉ định anh Văn Viên là xứ ủy viên, phụ trách trưởng ban...

Xứ ủy bổ nhiệm thêm bốn người nữa làm Phó ban Nghiên cứu địch tình gồm đồng chí Cao Đăng Chiếm, nguyên Phó Giám đốc Công an Nam bộ phụ trách Công an Sài Gòn-Gia Định; đồng chí Hoàng Minh Đạo, nguyên Tổng Tham mưu phó, phụ trách quân báo của Bộ Tổng tham mưu; đồng chí Trần Quốc Hương, cán bộ cao cấp nhiều kinh nghiệm của Nha Liên lạc tình báo trung ương, tham gia cách mạng trước tháng 8-1945; và tôi được giao trách nhiệm làm Thường trực của Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy...

Về đến miền Nam, tôi báo cáo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an và Nha Liên lạc tình báo trung ương với Ban Nghiên cứu địch tình Xứ ủy. Các đồng chí chỉ huy đều nhất trí và cùng nhau sắp xếp lại tổ chức cho thật hoàn chỉnh, huấn luyện cán bộ, hoàn thành bước đầu tổ chức mạng lưới tình báo phía Nam. 

Ngoài những anh em tình báo, quân báo, công an sẵn có, chúng tôi còn tìm và phát hiện những cán bộ kháng chiến ở các cơ quan quân dân chính đảng, có thân thế hoặc có quan hệ trong hàng ngũ địch để đề nghị Xứ ủy điều động bổ sung cho mạng lưới tình báo phía Nam...” Trích Hồi ức Mai Chí Thọ – Theo chân lịch sử, từ báo quân đội cộng sản (11). 
Thứ ba, để khẳng định thêm vai trò của Mai Chí Thọ trong việc đánh phá Miền Nam hãy xem hồi ức của cựu công an Nguyễn Trọng Tâm (tức Bảy BK) về Mai Chí Thọ như sau: “Trận đánh mới là trận Tua Hai - trận tập kích mở màn cho đồng khởi ở miền Đông Nam bộ, do Tám Kiến Quốc làm chỉ huy trưởng, Tám Cao (bí danh của đồng chí Mai Chí Thọ) làm Bí thư chính trị viên”
Cũng chính Mai Chí Thọ chỉ đao công an việc tiếp tế trên đường Trường Sơn để đánh cướp Miền Nam thông qua khẩu hiệu lừa đảo “chống Mỹ cứu nước” bằng tài liệu viết như sau: “Ông Bảy Tâm thì nhớ đến thời điểm này chuyện Bí thư T1 Tám Cao và Chỉ huy trưởng Tám Kiến Quốc kêu ông lên giao nhiệm vụ mới: Lập đoàn công tác mở đường để đón đoàn B90 từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, mở ra con đường huyết mạch để vận chuyển lương thực, vũ khí... Bí thư Tám Cao nói rõ: "Ta tuyển quân của C200 và lấy biệt danh là C200 rồi tự cắt rừng đi và phải hết sức giữ bí mật để đến tháng 7 năm nay là gặp được đoàn B90 ở Bù Pugur bên hữu ngạn bờ sông Đồng Nai thượng. Các đồng chí tự tìm đường tiến về phía Lâm Đồng, phải đảm bảo bí mật tuyệt đối vì con đường chi viện này chính là mạch máu tiếp cho chiến trường miền Nam. Chúng tôi rất tin tưởng giao nhiệm vụ quan trọng này cho đồng chí, vì đồng chí có kinh nghiệm trong công tác. Trên đường đi sẽ gặp nhiều trở ngại cần "tùy cơ ứng biến,". Không đi đường mòn, không gặp được dân!". 

Ngày 30-8-1961, đoàn cán bộ đông nhất từ Trung ương tăng cường cho miền Nam với tên gọi Đoàn Phương Đông I, sau 118 ngày hành quân vất vả theo con đường hành lang Bắc Nam do C200 và B90 mở đường đã về đến Mã Đà, mở ra dấu mốc thông đường Trường Sơn.” (12)
Thứ tư, sau này trong toàn văn khen ngợi thành tích công an cộng sản có đoạn về Mai Chí Thọ như sau: “...Đồng Chí Mai Chí Thọ với những đóng góp đặc biệt cho công tác an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt là việc ổn định an ninh chính trị tại Miền Nam sau thống nhất và việc ngăn chặn việc vượt biên trái phép của những kẻ phản động, thế lực thù địch. Vì vậy đề nghị xét phong đại tướng cho đồng chí Mai Chí Thọ là một việc làm hết sức cần thiết. Đề nghị Bộ Chính Trị và Bộ Nội Vụ xem xét thông qua …” (13
Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là Mai Chí Thọ đã là một tay ác ôn phá miền nam đồng thời là tay chỉ đạo đàn áp, bắt bớ những người ra đi vì không chịu làm thân nô lệ cho cộng sản. Điều này cho thấy Mai Chí Thọ cũng là một tội đồ của dân tộc Việt Nam. 
Chỉ cần sơ qua để thấy chính Mai Chí Thọ cũng là một tướng công an theo tư duy “còn đảng còn mình”. Đó là chưa kể việc ngoài đời Mai Chí Thọ là một kẻ hoang tàng như bao cán bộ cộng sản mà nhà báo Việt Thường viết như sau: “Mai chí Thọ là em út trong gia đình Lê đức Thọ, được lôi từ cái ghế bí thư khu ủy khu 8 về lãnh đạo ngành công an ở khu vực miền Nam cùng với Lâm văn Thê, sau này ở phía Bắc bổ sung thêm Nguyễn công Tài. Mai chí Thọ trông tốt tướng hơn Lê đức Thọ và cuộc đời tình ái cũng rất hoang đàng, bắt bồ phần lớn trong giới nghệ sỹ cả kim cả cổ, tuy chính thức chỉ một vợ chứ không đa thê như Lê đức Thọ.” (14
III. Kết luận: 
Công an cộng sản có khẩu hiệu “Còn đảng còn mình”, vì vậy những tướng công an như Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hoàn là những kẻ ác ôn không có gì là lạ lùng. Đó chính là những kẻ cướp mang hình hài “cách mạng” để đem lại một Việt Nam hoang tàn và rệu rã ngày hôm nay. Chúng ta phải nói lên sự thật lịch sử để tố cáo những kẻ quen thói cướp bóc và giết người vô tội vạ mang mặt nạ “Công an nhân dân” để nhân dân cùng phán xử tội ác của chúng một ngày không xa nữa. 
14/09/2013


(2http://books.google.com.vn/books?id=2h5IAAAAMAAJ&q=c%C3%B4ng+l%C3%BD+v%C3%A0+%C4%91%C3%B2i+h%E1%BB%8Fi+-+nguy%E1%BB%85n+minh+c%E1%BA%A7n&dq=c%C3%B4ng+l%C3%BD+v%C3%A0+%C4%91%C3%B2i+h%E1%BB%8Fi+-+nguy%E1%BB%85n+minh+c%E1%BA%A7n&hl=vi&sa=X&ei=hD8sUtflEsqlrQeQ0YCoDw&ved=0CC4Q6AEwAA)

(3) http://ongvove.wordpress.com/2009/08/22/them-tai-liệu-mới-về-gia-phả-hồ-chi-minh/

(4) http://congannghean.vn/(S(vae2lwbrhjf2tiyrmc24m0ac))/NewsDetails.aspx?NewsID=26116)

(5) Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, trang 116).

(6) Trại Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiệp, tr 473).

(7) Trích báo cáo sơ kết công tác cải tạo của công an cộng sản do Trần Quốc Hoàn đọc trước bộ Chính Trị cộng sản ngày 12/04/1978).

(8) Báo cáo số 02 – BCT tháng 4 năm 1978.

(9) http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=106147

(10) http://vietbao.vn/Phong-su/Gap-nhung-nhan-chung-cua-Cuoc-xe-rao-lich-su/70052307/262/

(11) http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/89/70/79/79/79/15077/Default.aspx

(12) http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/200706/Vinh-biet-dai-tuong-Mai-Chi-Tho-ong-Bi-thu-T1-voi-giai-doan-bi-hung-o-mien-dong-2012924/ 

(13) Trích công văn đề nghị xét phong tặng chức Đại Tướng cho Mai Chí Thọ tháng 2 năm 1989.

(14) http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/06/cai-chet-cua-cac-tuong-viet-gian-cong.html
  

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-21.html#more

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Dân chủ và tự do thông tin

Tổng thống Obama bước đến bục để đọc diễn văn trước nhân dân Mỹ, ngày 10/9/2013.
Tổng thống Obama bước đến bục để đọc diễn văn trước nhân dân Mỹ, ngày 10/9/2013.
 
Xưa nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ: Ra tay đánh vào lúc và vào chỗ địch quân sơ ý nhất, và vì sơ ý, nên phòng thủ kém nhất. Từ nguyên tắc căn bản ấy, nhìn những gì đang diễn ra tại Mỹ trong mấy tuần vừa qua liên quan đến kế hoạch trừng phạt chính phủ Bashar al-Assad ở Syria, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng: Mọi chuyện đều công khai. Chả có chút xíu gì là “bí mật quân sự” cả.

Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria.

Việc bày binh bố trận cũng vậy: Tất cả đều được báo chí tường thuật đầy đủ. Mỹ điều bao nhiêu tàu sân bay và khu trục hạm đến khu vực gần Syria: mọi người đều biết rõ. Trên các tàu sân bay và khu trục hạm ấy, có bao nhiêu hỏa tiễn hành trình Tomahawk và đặc điểm của các loại hỏa tiễn này như thế nào: mọi người đều biết rõ. Chung quanh Syria, Mỹ có bao nhiêu máy bay chiến đấu, từ F-15 đến F-16; các máy bay ấy đang đậu ở đâu, có thể bay được bao xa và chở được bao nhiêu quả bom: mọi người đều biết rõ.

Chưa hết.

Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt Syria trong vòng 90 ngày; và hai, không được sử dụng bộ binh trên đất Syria.

Cũng chưa hết.

Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở Syria, Mỹ chưa nổ phát súng nào; trên trận địa truyền thông trong nước, súng đạn đã ầm ầm. Tấn công Tổng thống Obama nhiều và dữ dội nhất chưa phải là Syria mà chính là người… Mỹ, đủ mọi giới!

Cũng vẫn chưa hết.

Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công Syria, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ lên truyền hình tuyên bố: Trong mấy giờ nữa, chúng ta sẽ nổ súng! (Để quân lính Syria đủ thì giờ để chui xuống… hầm!)

Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt Nam.

Nhớ, năm 1968, trong chiến tranh Việt Nam, các bên tham chiến đã ký kết thỏa thuận đình chiến trong dịp Tết với lý do đó là ngày lễ thiêng liêng nhất của dân tộc. Phía miền Nam, quân lính an tâm chào đón Tết. Một số được về nghỉ phép với gia đình. Ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ ăn Tết. Nhưng ngay lúc ấy, rạng sáng ngày 30 tháng 1, tức sáng mồng một Tết âm lịch, phía… bên kia nổ súng, đồng loạt tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh, thành ở miền Nam, kể cả Sài Gòn. Tại sao họ lại chà đạp lên sự thỏa thuận do chính họ ký kết như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Tận dụng yếu tố bất ngờ.

Nhìn từ kinh nghiệm ấy, các diễn biến tại Mỹ hiện nay (cũng như trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq trước đây) không những nghịch lý mà còn phi lý nữa. Cái gì cũng tô hô trước giới truyền thông như vậy thì còn gì là “bí mật quốc phòng” và làm sao mà thắng trận được chứ?

Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ. Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!

Từ góc độ ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn lao giữa giới lãnh đạo ở các nước dân chủ và giới lãnh đạo ở các nước độc tài: Ở các nước độc tài, giới lãnh đạo lúc nào cũng lén lén lút lút như những tên ăn trộm, giới lãnh đạo các nước dân chủ, ngược lại, trong phần lớn các trường hợp, đều chọn cách chơi bài ngửa một cách quanh minh chính đại. Điều đó gây nhiều khó khăn cho họ nhưng không làm cho họ yếu đi. Lịch sử cho thấy, các quốc gia dân chủ có thể thua trận ở một số cuộc chiến tranh cục bộ nào đó, nhưng nhìn chung, trên đại cuộc, họ vẫn thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối dân chủ và độc tài kéo dài cả nửa thế kỷ đã kết thúc với phần thảm bại thuộc về những kẻ giấu giếm nhiều và kỹ lưỡng nhất.

Ở các quốc gia dân chủ, việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” không phải chỉ là một khẩu hiệu. Mà là một thực tế được hiến pháp và luật pháp bảo vệ. Từ mấy thập niên trở lại đây, hầu hết các quốc gia dân chủ đều có đạo luật về vấn đề tự do thông tin (freedom of information), một hình thức mở rộng của quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) đã có từ lâu: Tự do ngôn luận sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không gắn liền với tự do thu nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền bá thông tin dưới mọi hình thức.

Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.

Người ta xem quyền tự do thông tin như thế là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm tính chất minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability) của chính phủ. Cả tính minh bạch và tính khả kiểm ấy lại là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ.

Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không?Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.

Bạn có thể trả lời các câu hỏi ấy được không? Nếu không, bạn có thể hỏi cơ quan nào không? Họ có trả lời cho bạn không?

Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 
 http://www.voatiengviet.com/content/dan-chu-va-tu-do-thong-tin/1748545.html
 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Trí thức và cách mạng – Nhà thơ Syria Adonis trả lời phỏng vấn

Tháng 9 9, 2013
Phạm Thị Hoài dịch và giới thiệu
Trước một biển thông tin về Nội chiến Syria và Mùa Xuân Ả-rập, càng đọc càng bối rối, với kiến thức ít ỏi về khu vực thế giới vốn xa lạ với người Việt này tôi tìm tư vấn ở Adonis, một trí thức Syria khả kính, được coi là nhà thơ Ả-rập đương đại quan trọng nhất hiện còn sống, ứng viên thường trực cho Giải Nobel Văn chương, người không ngừng chất vấn cả văn hóa và xã hội Ả-rập truyền thống lẫn văn hóa và xã hội phương Tây hiện đại. Song khóa tư vấn mà tôi theo đuổi từ nhiều tháng nay lại đặt ra những câu hỏi mới, trong đó nổi bật lên chủ đề “Trí thức và Cách mạng”.
Adonis (sinh năm 1930, sống lưu vong tại Paris) viết cho một cột thường kì trên Al-Hayat, tờ báo hàng đầu của khu vực Ả-rập, tập hợp nhiều trí thức Ả-rập cởi mở. Uy tín và trọng lượng tinh thần của ông khiến không chỉ những nhận định mà trước hết là thái độ của ông trước những biến đổi rung chuyển thế giới Ả-rập từ gần ba năm nay được đặc biệt chú ý. Thái độ ấy,  tóm tắt thật ngắn gọn như sau: Từ chỗ dè dặt bày tỏ cảm tình với Mùa Xuân Ả-rập, ông chuyển dần sang hoài nghi, cảnh báo, phê phán và gần đây nhất, ông tuyên bố thẳng là mình không đứng về phía “cách mạng”, tức quân nổi dậy tại Syria. Thậm chí còn có dư luận rằng ông bênh vực nhà độc tài Assad. Có vẻ như Adonis không phải là trường hợp cá biệt. Phần lớn các trí thức và văn nghệ sĩ Ả-rập đã thành danh và không còn trẻ, những người từng đi đầu, từng là những nhân vật nổi loạn trong văn hóa và nghệ thuật, từng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần ở các quốc gia khu vực này, nay dường như không theo kịp tốc độ của các sự kiện chính trị đang diễn ra. Hầu như không một ai trong số họ đóng một vai trò nổi bật trong Mùa Xuân Ả-rập. Họ không nói cùng ngôn ngữ của các nhà cách mạng trẻ tuổi và khó đi cùng cuộc cách mạng này.
Ở trường hợp Maxim Gorky, người cũng có một quan hệ đầy xung đột với một cuộc cách mạng chống lại ách chuyên chế: Cách mạng tháng Mười Nga, lịch sử cuối cùng đã trả lời nhiều câu hỏi quan trọng cho những kẻ hậu sinh. Còn ở trường hợp Adonis, lịch sử đang quá bận với chính nó. Nhưng bản thân các vấn đề từ Ả-rập xa lạ lại gần với những câu hỏi trong bối cảnh chính trị Việt Nam đến bất ngờ. Vì thế tôi giới thiệu bài phỏng vấn Adonis trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) sau đây, để nhường suy ngẫm cho người đọc.
Người dịch
_________________
FAZ: Khi Mùa Xuân Ả-rập bắt đầu, ông có nói rằng: “Tôi không thể tham gia một cuộc cách mạng xuất phát từ thánh đường Hồi giáo. Cái đó chẳng liên quan gì đến tự do và dân chủ.” Sao ông bi quan thế?
Adonis: Không phải bi quan, mà thực tế là như vậy. Nếu hệ thống chính trị được dựng trên một nền tảng tôn giáo thì đó không phải là dân chủ. Hoặc chúng ta theo dân chủ và sống trong tự do, hoặc chúng ta theo tôn giáo. Tôi chọn cái thứ nhất – dân chủ và tự do. Nhưng thế không có nghĩa là tôi chống tôn giáo. Tôi rất tôn trọng cái tín ngưỡng mà cá nhân mỗi người thực hành từ xác tín của riêng mình. Nhưng khi chúng ta phải tuân phục tôn giáo như một thiết chế thì đó là độc tài. Bởi lẽ, còn có những người không theo tôn giáo nào hay theo một tôn giáo khác. Một xã hội lấy luật lệ tôn giáo làm nền tảng, theo tôi là một nền độc tài. Thậm chí còn tồi tệ hơn chế độ độc tài quân sự.
Độc tài tôn giáo và độc tài quân sự khác nhau ở điểm nào?
Độc tài quân sự kiểm soát bộ óc và tư duy chính trị của ta. Thế đã là tệ lắm rồi. Nhưng độc tài tôn giáo thì kiểm soát bộ óc, trái tim, tâm hồn và cả thân thể ta, tức toàn bộ cuộc đời ta. Hiển nhiên cả hai kiểu độc tài này đều phi dân chủ.
Có nghĩa là khi tôn giáo thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước thì nó phi dân chủ?
Còn tệ hơn thế. Không chỉ phi dân chủ mà đơn giản là bất công. Tôn giáo bắt mọi nhóm trong xã hội phải chấp hành những nghĩa vụ như nhau, nhưng lại không cho hưởng những quyền lợi giống nhau. Ví dụ, vì sao theo luật lệ Hồi giáo thì một người đàn ông Hồi giáo được phép cưới một phụ nữ Thiên chúa giáo, nhưng một người đàn ông Thiên chúa giáo lại phải cải đạo theo Hồi giáo mới được cưới một phụ nữ Hồi giáo? Vì sao ở những nước đậm nét Hồi giáo hoặc Hồi giáo thống trị thì người Hồi giáo được đảm nhiệm chức bộ trưởng hay những chức vụ quan trọng khác, còn người Thiên chúa giáo thì không? Ở một số quốc gia nhất định, cái quyền đó chỉ thuộc về người Hồi giáo. Đó là cưỡng hiếp, là xử tử quyền công dân. Nếu quyền lực chính trị dựa duy nhất vào tôn giáo và xã hội được cai trị nhân danh tôn giáo thì mọi quyền dân sự bị vô hiệu hóa. Tín đồ Hồi giáo khẳng định rằng đạo Hồi là bảo hiểm cho tự do. Nhưng tôn giáo không bảo đảm và cũng chẳng bảo hiểm tự do cho bất kì ai, tuyệt đối không có ngoại lệ! Chức năng ấy chỉ thuộc về Tuyên ngôn Nhân quyền, và chỉ một Hiến pháp mới bảo đảm cho tôi quyền tự do của tôi mà thôi. Nền dân chủ ở các nước Ả-rập chỉ có thể đạt được bằng những quyền lực nhà nước thế tục và dân sự, trên cơ sở bình đẳng về quyền công dân và tách nhà nước khỏi nhà thờ.
Vậy giải pháp là tách nhà nước khỏi nhà thờ?
Đương nhiên. Không tách ra như vậy thì không thể xây dựng một xã hội hiện đại. Nếu mục tiêu là thiết lập một xã hội “Ả-rập” tự do và dân chủ thì mọi nhóm thiểu số và bất đồng chính kiến đều phải được thừa nhận vô điều kiện. Chỉ như vậy mới tạo lập được một xã hội tiến bộ và hội nhập với thế giới. Tách nhà nước khỏi nhà thờ không phải là chống đức tin của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có quyền tín ngưỡng, đó là tự do cá nhân. Trong chế độ dân chủ, tự do cá nhân phải được tôn trọng.
Xã hội Ả-rập hiện tại có thích hợp cho việc tách nhà nước khỏi nhà thờ không?
Đáng tiếc là không. Nhưng đó là hiện thực.
Vì sao?
Vì những xã hội này vẫn tiếp tục nói tiếng nói của những triều đại Caliphate và nguyên lí chinh phục vẫn tồn tại. Chỉ riêng cái cách phân một xã hội thành đa số và thiểu số theo quan niệm tôn giáo đã cho thấy các cấu trúc phi dân chủ của nó.
Đã bao giờ xã hội Ả-rập trải qua một chế độ dân chủ trong lịch sử chưa?
Chưa bao giờ. Từ 1500 năm nay người Ả-rập chúng tôi giậm chân tại chỗ. Trong mười lăm thế kỉ ấy, khát vọng chủ đạo của chúng tôi là giành quyền lực chính trị mà không hề đếm xỉa đến những biến đổi theo hướng tiến bộ xã hội. Thay nhân sự ở thượng tầng quyền lực, nhưng đổi nền móng thì không. Chẳng ai thử xoay chuyển xã hội. Chẳng ai tìm đường cải thiện những phát triển trong văn hóa và xã hội. Chẳng ai tìm kiếm những khả năng biến một người Ả-rập thành một con người hiện đại.
Phong trào được mệnh danh là Mùa Xuân Ả-rập không phải là bước mở đầu cho tiến trình dân chủ hóa xã hội hay sao?
Sau chính biến, có thể chúng tôi sẽ có một chính phủ ít tàn bạo hơn chính phủ trước hoặc chỉ đơn thuần là có vẻ ít tệ hại hơn. Vì thế mà tôi phải nhấn mạnh rằng không thể có dân chủ với một hệ thống dựa trên tôn giáo.
Phe đối lập ở Syria đòi tự do và dân chủ. Một số người cũng đưa ý tưởng về xã hội dân sự ra để thảo luận. Đó không phải là viên gạch xây nên một xã hội dân sự hiện đại hay sao?
Những chuyện đang được bàn luận trong xã hội Ả-rập đó không có ý nghĩa gì hết. Phe giải phóng thậm chí chưa bao giờ nhắc đến khái niệm “tách nhà nước khỏi nhà thờ” trong các cương lĩnh chính trị của họ. Một khái niệm mà cũng sợ thì cách mạng cái nỗi gì?
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo có tuyên bố rằng hòm phiếu sẽ quyết định, ai sẽ cầm quyền ở đất nước này trên nền tảng dân chủ. Tuyên bố ấy khả tín đến mức nào?
Hoàn toàn không. Họ có chấp nhận để một người Thiên chúa giáo lên làm Tổng thống Syria không? Họ có chấp nhận một Tổng thống Ai Cập theo Thiên chúa Coptic không? Không. Vì cái giáo điều phân chia xã hội thành đa số và thiểu số tôn giáo vẫn ngự trị trong não trạng họ.
Nhưng trong chế độ dân chủ thì mọi chính đảng đều có thể ra ứng cử.
Tôi tán thành tuyển cử tự do và tôi tôn trọng chế độ dân chủ. Tôi sẽ đi bỏ phiếu, nhưng tất nhiên là không bầu cho Huynh đệ Hồi giáo. Tôi cực lực phản đối việc họ gây ảnh hưởng trong chính trị. Đáng tiếc là trong một số trường hợp, bầu cử dân chủ không phải là giải pháp, vì số đông cũng có thể chuyên chế, ngay cả khi nó giành được chính quyền nhờ bầu cử tự do, hãy xem trường hợp Hitler.
Tín đồ Thiên chúa và các nhóm tôn giáo khác ở Syria đứng ở vị trí nào trong cuộc cách mạng này? Ông bị coi là người ủng hộ chế độ Assad?
Tôi phản đối sự quy chụp đó. Hơn nữa, nếu phải tham gia cách mạng thì họ tham gia với tư cách những công dân chứ không phải như những tín đồ Thiên chúa. Nhưng nghĩa vụ đó nằm ở thái độ của bản thân họ, dù họ là người Thiên chúa giáo, người Alawite, người Druze hay ai khác. Chính họ nên chống lại việc phân biệt, chẳng hạn giữa các nhà cách mạng Hồi giáo và các nhà cách mạng Thiên chúa giáo. Trong Hội đồng Quốc gia hoặc trong Liên minh Quốc gia, những người Thiên chúa giáo nên lấy tư cách đại diện cho nhân dân Syria chứ không phải đại diện riêng cho tín đồ Thiên chúa. Lời kêu gọi tham gia cách mạng với tư cách một thiểu số tôn giáo – trong thực tế – chẳng khác gì một sự kì thị.
Trí thức Ả-rập nói chung có đóng vai trò gì trong biến chuyển này không?
Tất nhiên là có. Những điều đang diễn ra tại Syria và các nước Ả-rập khác đều hình thành từ những ý tưởng, nguyện vọng và hình dung về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ý tưởng đó không bỗng nhiên tuôn ra. Nhiều nhà văn và trí thức Ả-rập đã lên tiếng cho tự do và dân chủ. Nhờ đó mới có một phong trào xuất phát từ bối cảnh chính trị.
Vì sao ông không đứng về phía cách mạng?
Cuộc cách mạng hiện tại này thì làm sao tôi ủng hộ được? Thử hỏi, cương lĩnh chính trị của nó là gì? Lúc đầu, nó là cuộc cách mạng đòi tự do dân chủ, diễn ra trong hòa bình. Bây giờ thì nó đầy bạo lực. Nó đã trở thành một cuộc bạo loạn vũ trang. Trong hàng ngũ cách mạng có lính đánh thuê từ đủ thứ quốc gia Hồi giáo khác nhau. Còn vũ khí thì do Qatar, Ả-rập Saudi và Hoa Kỳ cung cấp. Nó không còn là cách mạng. Nó chỉ là một tập hợp những nhóm bạo loạn riêng lẻ muốn lật đổ chính quyền. Làm sao tôi có thể ủng hộ cái thứ đó được?
Còn vai trò của phương Tây trong Khủng hoảng Syria hiện tại?
Trong vụ này, phương Tây xử sự như một kẻ hoàn toàn không biết gì. Phương Tây không thiếu chuyên gia và nhà tư vấn, nhưng họ không thật sự đóng góp để làm sáng tỏ hiện trạng. Họ chỉ đưa ra những thông tin bề mặt. Đây là tôi đang nói về lĩnh vực chính trị. Nhiều trí thức phương Tây nắm vững tình hình chính trị, nhưng họ không phải là những người ra quyết định. Thêm vào đó, trước hết là trong những vấn đề chính trị nhưng trong cả những vấn đề văn hóa cũng vậy, phương Tây đối xử với các nước Ả-rập và với Hồi giáo không mấy tương kính. Hiện nay phương Tây đang rơi vào khủng hoảng kinh tế. Và phần lớn các nước Ả-rập đều giầu. Cho nên phương Tây sẽ làm tất cả để giải quyết các vấn đề kinh tế của mình, dù có phải vi phạm những thành tựu văn hóa, những nguyên tắc dân chủ và nhân quyền của mình.
Vì sao cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp chính trị nào?
Có một số thế lực, cả bên trong lẫn bên ngoài, phản đối một giải pháp chính trị. Vì thế mà bạo lực leo thang. Phe cách mạng là những người đầu tiên phản đối một giải pháp chính trị. Họ được tài trợ bằng tiền của một số quốc gia không hề muốn cảnh bạo loạn ở Syria kết thúc. Một số thế lực bên ngoài muốn thấy xã hội Syria bị tàn phá, đất nước Syria bị suy yếu vì kiệt quệ nguồn nhân lực và tài lực. Một số quốc gia còn hô hào phải can thiệp bằng quân sự để Syria suy yếu. Bởi lẽ, một đất nước bị suy yếu và chia cắt thì không có gì để ra điều kiện bên bàn đàm phán. Nó phải chấp nhận áp đặt của kẻ khác.
Vậy là có khả năng rằng Syria sẽ bị chia thành nhiều nước?
Mọi thứ đều có thể. Nó phụ thuộc vào vai trò của các cường quốc thế giới ở Syria.
Một số nước phương Tây đang đe là sẽ can thiệp quân sự vào Syria.
Tôi không tin điều đó sẽ xảy ra. Syria là một tổng thể phức tạp: Ả-rập Saudi, Qatar và Thổ Nhĩ Kì muốn nhân danh một chế độ Hồi giáo ôn hòa để tập hợp cả một loạt quốc gia từ Maroc đến Pakistan dưới trướng Hồi giáo Sunni. Từ đó sẽ hình thành một vùng thống nhất mới, trải dài từ Địa Trung Hải, qua Caucasus đến tận biên giới Nga. Hệ quả sẽ là, một mặt cô lập được Nga, mặt khác ngăn chặn được ảnh hưởng của Hồi giáo Shia. Ngoài ra còn công cụ hóa được cả người Hồi giáo ở Nga và ở Trung Quốc. Còn Nga và Trung Quốc thì lại theo đuổi những quyền lợi riêng ở Syria. Xung đột ở đây vì thế hết sức phức tạp. Syria giáp với Thổ, Địa Trung Hải, Lebanon, Israel, Jordan và Iraq. Từ đây cũng có thể tiến thẳng vào các vùng của người Kurd. Ả-rập Saudi, các nước vùng Vịnh Ba Tư, Iran về hướng Trung Á, Ai Cập về hướng châu Phi cũng như Đảo Cyprus và Hy Lạp về hướng châu Âu đều không xa. Nếu can thiệp quân sự xảy ra, có khả năng Syria sẽ rơi vào tay các thế lực thánh chiến Hồi giáo. Họ sẽ gây ảnh hưởng với toàn bộ những khu vực vừa kể. Phương Tây có thực sự chịu chấp nhận như vậy không? Tôi tin là không.
Nguồn: FAZ, 28-8-2013. Nhan đề của người dịch.
Bản tiếng Việt © 2013 pro&contra

 http://www.procontra.asia/?p=3224

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Tàn nhẫn

BS Ngọc

 

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn
ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. 

Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:

Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

BS N.
http://bsngoc.wordpress.com/2011/05/18/tan-nh%E1%BA%ABn/