Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

16490 - Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân
Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4. Khác với 3 lần xâm phạm trước, lần này tàu Hải Dương 8 gần như hướng thẳng lên phía Bắc và đi rất chậm, nên có ý kiến nghi ngờ rằng, có thể tàu này hướng về Hải Nam, chấm dứt hoạt động quấy phá EEZ của Việt Nam.

16489 - Kỷ niệm 70 năm: TQ phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh



Trung Quốc sẽ tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay vào thứ Ba để kỷ niệm 70 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản và Bắc Kinh hứa hẹn sẽ phô bày một loạt vũ khí tân tiến nước này tự sản xuất. Những thiết bị nào chúng ta sẽ được thấy và làm thế nào mà Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới?

16488 - Luận tội Trump: trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ?




Tổng thống Donald Trump và người tương nhiệm Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm gây tranh cãi


Đảng Dân chủ có trách nhiệm tiến hành luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump mặc dù hành động này có thể đem đến cho họ rất nhiều rủi ro chính trị, các nhà phân tích nhận định. Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, hôm 24/9 loan báo Đảng Dân chủ đã bắt đầu chính thức điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về những cáo buộc rằng ông cố gắng gây áp lực với Tổng thống Ukraine để điều tra ông Joe Biden, một ứng cử viên Tổng thống 2020 bên Đảng Dân chủ.

16487 - Chính Đề Việt Nam - Ngô Đình Nhu


Phần III - ĐIỀU KIỆN NỘI BỘ

Thật ra thì, vì sự minh bạch của vấn đề trình bày, nên, trong các phần trước, có nhiều điều kiện nội bộ đã được đề cập đến. Dưới đây, chúng ta sẽ xem lại toàn thể các điều kiện nội bộ, và nếu cần sẽ nhắc lại các điều kiện đã bàn đến. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ gồm vào phần này những điều kiện phát sinh ra do sự liên lạc của Việt Nam với các phần tử khác trong xã hội Đông Á, và với các quốc gia đang tìm phát triển.

16486 - Hình ảnh đại diện của Việt Nam: Biển người bịt khẩu trang chôn chân trong kẹt xe, ngập nước




Hình minh họa. người dân đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Hà Nội hôm 21/5/2018
Hình minh họa. người dân đeo khẩu trang khi đi trên đường phố Hà Nội hôm 21/5/2018. Ảnh Reuters


Cả tuần nay, bước chân ra đường là tôi phải chụp liền cái khẩu trang không dám rời. Mà không phải loại khẩu trang y tế mỏng quẹt mấy chục ngàn 100 cái hay khẩu trang vải thường ngày dân Việt Nam vẫn xài. Phải mang khẩu trang loại lọc được bụi mịn siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 sợi tóc. Giá 50 ngàn đồng, xài được 30 tiếng theo quảng cáo. Trong nhà thì đóng kín cửa, phòng ngủ mở máy lạnh ngày đêm mặc dù đang mùa mưa, ban đêm trời mát lạnh, thậm chí không cần quạt vẫn mát.

16485 - “Thiền sư Thế À” và chuyện sư sãi ở Việt Nam



Các đại gia, các tập đoàn kinh tế cấu kết với các quan chức làm giàu bất chính, bằng cách phá núi, lấn rừng, lấn biển cả chục ngàn hecta để xây chùa, xây các khu tâm linh, phá hoại tài nguyên đất nước… Chúng biến biển, rừng, đất đai của Tổ Tiên từ ngàn xưa để lại, thành đất của riêng bọn chúng, để khi người dân muốn lên rừng, xuống biển, sử dụng tài nguyên của cha ông để lại, cũng phải bỏ tiền ra trả cho bọn chúng.

16484 - Vì sao Phạm Bình Minh không dám nêu tên Trung Quốc?




“Người Việt Nam nghĩ gì về bài phát biểu bằng Anh ngữ của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc?” là chủ đề ghi nhận của một kênh truyền thông nước ngoài đã ‘đặt hàng’ với nhóm thông tín viên tại Việt Nam.

16483 - Ký ức vụn về chuyện học ở miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa (kỳ 1)



Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30-4-1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai.

16482 - Từ Gapo đến Lotus


Phạm Nhật Bình


Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong ngày ra mắt mạng xã hội Lotus 16 tháng 9, 2019. Ảnh: Cafef
 Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong ngày ra mắt mạng xã hội Lotus 16 tháng 9, 2019. Ảnh: Cafef



Làm sao có một mạng xã hội nội địa “made in Việt Nam” đủ sức mạnh thay thế Facebook là mơ ước lớn của Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Trưởng Bộ 4T. Mơ ước này cũng nằm trong kế hoạch của Ban Tuyên Giáo Trung Ương sau những cuộc đại bại của đội quân dư luận viên trên mạng xã hội Facebook trước những thành phần mà đảng gọi là “thế lực thù địch”.

16481 - Chịu sức ép dư luận, Sóc Trăng hủy dự án camera ‘chống khủng bố’



Thông cáo báo chí của Tỉnh ủy Sóc Trăng, 30/9/2019, đăng trên Pháp luật TP HCM và mạng xã hội


Tỉnh ủy Sóc Trăng nói trong thông cáo báo chí gửi ra chiều ngày 30/9 rằng họ hủy dự án lắp camera an ninh cho nhà riêng nhiều cán bộ tỉnh, sau khi báo chí và dư luận chỉ trích nặng nề dự án này trong mấy ngày gần đây. Tin tức trên các báo Tuổi Trẻ, Người Lao Động và Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết quyết định hủy bỏ được đưa ra tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng hôm 30/9.

16480 - Gửi những người đang tấn công tôi!

Sau khi loạt bài SUN GROUP – ĐỊA NGỤC TỰ VÀ MA TRẬN CHIẾM LĨNH RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO, được đăng tải trên báo Phụ Nữ, tôi là một trong những thành viên tham gia quá trình thực hiện đề tài, ngay lập tức trở thành mục tiêu tấn công của nhóm lợi ích đang thôn tính phần lớn rừng nguyên sinh Tam Đảo. Một cuộc chiến vô tiền khoáng hậu mà họ đã tự tạo ra để nhằm vào cá nhân tôi, tôi thiết nghĩ cũng nên có đôi dòng cốt là để mọi người đỡ phải hỏi han, chia sẻ trong lúc tôi đang bận nhiều việc, không thể trả lời tất cả…

16479 - Đảng Cộng sản Việt Nam trước ba lựa chọn xử lý căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc

Carl Thayer

Hình minh họa. Đường đi của tàu Hải Dương 8 ở vùng nước của Việt Nam vào tháng 7 vừa qua
Hình minh họa. Đường đi của tàu Hải Dương 8 ở vùng nước của Việt Nam vào tháng 7 vừa qua Courtesy of Twitter Ryan Martinson


Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có kỳ họp thứ 11 từ ngày 7 đến 13 tháng 10 tới. Theo điều lệ đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp 2 lần mỗi năm. Kỳ họp thứ hai của năm thường được tổ chức vào tháng 10, và vì vậy thời điểm của cuộc họp lần này là hoàn toàn bình thường. Dù thời điểm của cuộc họp là bình thường, lãnh đạo Việt Nam lại phải đối mặt với một thách thức lớn liên quan tới sự lãnh đạo của họ trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam.

16478 - Vì sao bỗng ‘kiểm soát quyền lực’ vào lúc này?



Tháng 9 năm 2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ký ban hành Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Cái cách hạ bút này xảy ra chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền - dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2019. Đây là lần đầu tiên trong đảng cầm quyền xuất hiện một đảng văn về kiểm soát quyền lực - điều chưa từng tồn tại ở các đời tổng bí thư trước đây.

14477 - Viễn cảnh "ác mộng" trên Biển Đông từ quan điểm của Nhật Bản


Vũ Hiền (gt)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lo ngại rằng Biển Đông có thể trở thành một "ao nhà của Bắc Kinh",... một vùng biển đủ sâu để Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể triển khai các tàu ngầm tấn công hạt nhân, có khả năng phóng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

14476 - Những trang cáo phó





Mấy năm trước đây khi vào “comment” một bài viết của tác giả Bùi Bảo Trúc trên báo NV, có nhan đề là “Cáo Phó,” một độc giả đã viết như sau: “Mỗi sáng ngủ dậy thấy mình còn đọc được cáo phó người khác thì còn gì hạnh phúc cho bằng. Đó là ơn Trời, không phải ích kỷ đâu!”

14475 - Lỗi là do thể chế chính trị

Phát biểu của đại diện VN trước Đại hội đồng LHQ kỳ này cho thấy rõ ràng VN “cô đơn” hơn bao giờ hết. Ý kiến của VN không ai (muốn) nghe. Nhìn hội trường trống không, người đại diện VN phải có can đảm lắm mới đọc hết bài diễn văn. Công việc “vận động dư luận thế giới” ủng hộ cho VN về các vấn đề chủ quyền biển đảo xem ra khó còn hơn lên trời.

14474 - Thế giới hôm nay: 30/09/2019


Nguồn: The Economist - Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy


Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

14473 - Tập Cận Bình, "Người cầm lái vĩ đại" phiên bản 2.0




Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, trong lễ kỷ niệm Quốc Khánh Trung Quốc lần thứ 70, Bắc Kinh, ngày 30/09/2019REUTERS/Thomas Peter

Lên cầm quyền từ năm 2012, hôm nay, 30/09/2019, lần thứ hai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp Quốc Khánh lần thứ 70. Cai trị Trung Quốc từ gần 7 năm qua không chia sẻ quyền lực và với bàn tay sắt, giới quan sát phương Tây nhận định hình ảnh của Tập Cận Bình, chẳng khác gì một « Người Cầm Lái Vĩ Đại » mới, phiên bản 2.0.

14472 - Có ai đánh cắp tương lai của Greta không?





Greta Thunberg, 16 tuổi, người Thuỵ Điển, đang nhận về rất nhiều “gạch đá” sau bài phát biểu hôm 23/9 tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN Climate Action Summit) hôm 23/9 ở New York. “Một con bé Thuỵ Điển thần kinh” – Michael Knowles, chuyên gia của Fox News (hãng này sau đó đã xin lỗi).

14471 - Ngày 30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động





Vào ngày này năm 1954, USS Nautilus, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động. Tàu USS Nautilus được chế tạo dưới sự chỉ huy của Đại tá Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển động cơ tàu thuyền sử dụng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử.

14470 - Tiền ‘bẩn’ tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?



Báo chí tại Đức với thông tin về hồ sơ Panama hôm 7/4/2016.
Báo chí tại Đức với thông tin về hồ sơ Panama hôm 7/4/2016. Ảnh AFP

Tham nhũng là quốc nạn

Tại buổi làm việc với Chính quyền tỉnh Đắk Lắk về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, diễn ra vào chiều 24 tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận dù công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2019 có kết quả tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế. Cụ thể, theo Bộ trưởng Tô Lâm, trong những hạn chế, thì tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp…

14469 - Đất giả trên thị trường địa ốc không đáng sợ bằng thuốc giả trong ngành y tế

Tâm Huyền
Sau một tuần xôn xao về vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn địa ốc Alibaba, dư luận lại hướng sự quan tâm về vụ án buôn lậu thuốc trị ung thư kém chất lượng xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma vừa được Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2 vào ngày 24/9/2019. Đất giả và thuốc giả, đều gây họa cho xã hội. Thế nhưng, đất giả nguy hiểm ở một chừng mực nhất định thì thuốc giả nguy hiểm không thể tiên liệu!  

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

14468 - Ôn cố tri tân 2.



Trở lại với vụ Trương Tấn Sang thuyết phục được người tiền nhiệm của mình là Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, đây là đòn nặng ký nhất mà Sang đập Nguyễn Tấn Dũng tính từ trước đó trở đi. Huy động được một cựu uỷ viên bộ chính trị, cựu thường trực ban bí thư đảng viết đơn tố cáo. Trước khi lá đơn này gửi đi, Sang đã sử dụng dư luận xã hội làm bàn đạp để lá đơn có hiệu quả.

14467 - Chuyện thuốc giả thuốc thật qua một bài báo trong nước

Thanh Hằng - VietTimes 

Thuốc ung thư của VN Pharma giả từ hồ sơ đến bao bì, tại sao Cục Quản lý Dược vẫn khẳng định là “thuốc thật”?


Không chỉ trong phiên xử sơ thẩm lần 2 vụ Công ty VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả, cuộc tranh luận về việc VN Pharma buôn lậu hay buôn hàng giả đã nóng từ phiên xử sơ thẩm cách đây 2 năm. Bởi, khung hình phạt của 2 tội này khác xa nhau, cũng như trách nhiệm của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) với 2 tội này cũng hoàn toàn khác biệt. Do vậy, khi Cục Quản lý Dược có công văn hỏa tốc gửi TAND TP.HCM hôm 27/9, khẳng định lô thuốc H-Capita của VN Pharma là thuốc thật, càng cho thấy sự “quyết liệt” của “câu chuyện” này.

14466 - Có phải câu chuyện tập trung quyền lực TQ là bài học cho VN?




Đến nay, chính trường Việt Nam đặt ra một câu hỏi mang tính thực tiễn đối với chính ĐCSVN và bản thân nền xã hội: tập trung quyền lực cá nhân là lâu dài hay ngắn hạn?Khi là lâu dài, thì hệ quả sẽ như thế nào? Và nếu ngắn hạn thì tương lai chính trị Việt Nam có thể diễn biến ra sao? Vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thế nào?

14465 - Chống biến đổi khí hậu là điều bất khả thi?



Getty Images

Trong hai thế kỷ qua, hàng triệu người tâm huyết - các nhà cách mạng, nhà hoạt động, chính trị gia và nhà lý luận - vẫn chưa kiềm chế được quỹ đạo thảm khốc và ngày càng toàn cầu hóa của sự phân cực kinh tế và suy thoái sinh thái. Có lẽ đó là bởi vì chúng ta hoàn toàn bị mắc kẹt trong những tư duy sai lầm về công nghệ và kinh tế - như có thể thấy trong các ngôn từ hiện tại về biến đổi khí hậu.

14464 - Không tin mạng xã hội sao lại bắt facebookers?



Hình ảnh một chiếc iPhone hiển thị các ứng dụng cho Facebook và Messenger

Dù Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng luôn nói không nên cả tin bất kỳ cái gì trên mạng, thế nhưng bộ máy công quyền VN lại luôn “rình rập” trên mạng xã hội (MXH) để phạt và thậm chí bắt những facebooker đăng tin “nhạy cảm” về chính phủ hoặc quan chức chính phủ…

16463 - Một số mánh trốn đi nước ngoài của người Việt



Lâu nay ở ta có lời “nguyền” dân gian rất phổ biến: “Ở VN nếu cái cột điện đi được thì nó cũng trốn đi nước ngoài”. Câu này chỉ là nhận định khái quát, nghĩa là số dân muốn trốn khỏi nước đang CHXHCN này chiếm phần đa số.

16462 - Úc châu du ký của lạc đà một bướu Ả-rập



Getty Images
Có đến hơn một triệu con lạc đà hoang dã ngày đêm rong ruổi trên vùng đất hẻo lánh của châu Úc-Getty Images

Thành thật mà nói, tôi không nghĩ mình lại có thể nhìn thấy lạc đà ở Úc.
Thời gian chầm chậm trôi đi khi ta lái xe trên Xa lộ Stuart ở Úc. Mang tên nhà thám hiểm Thế kỷ thứ 19 John McDouall Stuart, người châu Âu đầu tiên thành công du hành trên biển tới châu Úc rồi quay trở về; và xa lộ này đi theo hành trình dài dằng dặc của ông.

16461 - Donald Trump: Thành công và những điều tiếng



Các nhà hoạt động muốn luận tội Tổng Thống Donald Trump trước tòa nhà Quốc Hội ở Washington, D.C. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)


Những ngày này, báo chí và dư luận Hoa Kỳ lại rộ lên tin tức về việc Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đích thân thông báo điều tra luận tội Tổng Thống Donald Trump. Không phải lần đầu tiên, việc luận tội hay những cáo buộc đối với Tổng Thống Trump được đặt ra. Trước khi bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ứng cử viên Donald Trump đã đối diện hàng loạt những cáo buộc về rất nhiều vấn đề, từ cuộc sống riêng tư, từ lời nói, hành động, đến hoạt động kinh doanh.

16460 - Nghĩa trang niềm tin ở Hạ Đình



Nỗi sợ từ vụ hỏa hoạn độc hại ở Nhà máy Rạng Đông vẫn đeo bám người dân Hạ Đình. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.


7 giờ tối, ngày 28 tháng Tám năm 2019.
Ông Nguyễn Tuấn Minh, 67 tuổi, một nhà báo đã về hưu, đang đứng dưới chân tòa nhà màu vàng A2 của Chung cư 54. Cách nơi ông đứng chỉ 50 mét, kho xưởng của nhà máy Rạng Đông – nơi sản xuất bóng đèn và phích nước – đang bốc cháy rừng rực. Gió thổi mạnh làm ngọn lửa bùng lên cao xấp xỉ chiều cao của một tòa nhà bốn tầng.

16459 - Trọng và Mạnh: Họ là con của ông Hồ Chí Minh?



Sáng 14/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống (1949-2019) có sự tham dự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Tuy đã không còn làm tổng bí thư đảng CSVN được hơn chín năm nay, nhưng ông Mạnh vẫn thường xuyên xuất hiện cạnh người kế nhiệm – ông Trọng trong các sinh hoạt của đảng.