Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

3036 - Anh Osin Huy Đức và tôi

IMG_3829


Tôi còn nhớ, lần đầu gặp anh Osin, anh có kể về việc anh gặp gỡ Noam Chomsky, anh nói: “Chỉ tiếc là khi đó ông ấy đã mất khả năng nghe, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. Rồi anh đưa ra một bình luận khác: “Vả lại ai cũng biết ông ấy thiên tả, mà khi đã thiên về bất cứ phía nào, tả hay hữu, thì với giới tri thức phương Tây đều mất giá trị”.Bây giờ đã là ngày 1/3/2018, tôi đã lập xong kế hoạch công việc cho 5 năm tới của mình, đáng ra, tôi đã có thể yên tâm đóng cửa làm việc, nhưng còn một chuyện khiến tôi lấn cấn. Thực ra, đó là một suy nghĩ, hay nói đúng hơn, đó là một mối lo đeo bám tôi suốt nửa năm qua.

3035 - 3 cái tết không quà trái phép là... báo cáo đẹp

Lê Thanh Phong (Lao Động)


 Kết quả hình ảnh cho tham nhũng


Lãnh đạo Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ cho biết, chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng tài sản công cũng như tặng và nhận quà trái quy định trong Tết Mậu Tuất 2018. Đặc biệt, đây là năm thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2016, các địa phương, bộ, ngành đều gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ với kết quả không phát hiện trường hợp vi phạm.

3 năm liên tiếp không có trường hợp nào vi phạm đưa và nhận quà cáp, nói cho thẳng là đưa hối lộ bằng con đường biếu quà dịp tết, quả là điều đáng mừng.

3034 - Nghề nâng cũng lắm công phu!

Phạm Nhật Bình


Nâng đây là nâng bi, nói nôm na là nghề nịnh hót.

Một vở tuồng trên sân khấu giống như một xã hội thu nhỏ ngoài đời. Trong đó vui buồn, hờn giận, yêu thương, căm ghét được thể hiện qua từng nhân vật điển hình. Có anh hùng nhưng cũng có gian hùng, có văn quan cũng có võ tướng, có trung thần cũng có nịnh thần. Nhưng đặc biệt hơn hết, nịnh thần là một nhân vật đặc trưng nhất không thể thiếu qua các triều đại từ cổ chí kim.

Triều đại cộng sản ở Hà Nội hiện nay cũng thế, tuy nó ngụy danh là một chế độ có đầy đủ thiết chế dân chủ như mọi quốc gia dân chủ khác. Cho nên bất cứ lúc nào cần thiết, trong đảng cộng sản cũng thấy xuất hiện những vai tuồng nịnh giỏi, hót hay khiến người ta nghĩ đó là những kẻ đã qua trường lớp “giáo dục và đào tạo chuyên sâu” nghề nịnh.

3033 - Phụ nữ Việt Nam và quyền bình đẳng

Thạch Đạt Lang (Tiếng Dân)

Tranh hí họa về bình đẳng giới. Nguồn: PNVN

Bài viết này hình thành do ngẫu hứng khi đọc bài của cô Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tiếng Dân, tựa đề Đàn bà Việt khổ. Ngoài ra còn có một động cơ phụ (6 block đầu bạc) nữa là thứ năm tuần tới, ngày 08.03.2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được một số “quý ông” Gien-tơ-men Việt Nam gọi là ngày phụ nữ vùng lên … đòi quần lại (lý do phụ nữ VN từ trước tới nay hay mặc váy?).
Bài viết này, tất nhiên không chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ, mà còn dành cho phái nam, những người thật sự thương yêu vợ mình. Những người mang tâm thức chồng chúa vợ tôi xin đừng đọc rồi chửi bới tác giả xúi các bà làm cách mạng.

3032 - Lewinsky: Vụ bê bối Clinton là một 'lạm dụng quyền lực'


BBC



Lewinsky và Tổng thống Clinton có một cuộc tình 'lác đác' bắt đầu vào năm 1995Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLewinsky và Tổng thống Clinton có một cuộc tình 'lác đác' bắt đầu vào năm 1995

Monica Lewinsky, cựu thực tập viên Nhà Trắng, người có quan hệ với cựu tổng thống Bill Clinton, cho biết đó là một "lạm dụng quyền lực" về phía ông.
Cô Lewinsky lúc đó 22 tuổi khi dính dáng vào mối quan hệ lãng mạn với vị Tổng thống hơn cô 27 tuổi. Lewinsky vừa viết một bài tiểu luận cho tạp chí Vanity Fair, phản ánh về các sự kiện sau khi phong trào #MeToo. Lewinsky cũng tiết lộ rằng cô đã bị chẩn đoán với hậu chấn thương tâm lý (PTSD) sau vụ bê bối.

3031 - Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)

Biên dịch: Phan Nguyên
Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?
Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mi đe da do bn là cao.

3030 - Đất đai mãi là vấn đề nhức nhối trong xã hội chủ nghĩa

RFA


Nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng.

Nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng. Reuters


Trong năm 2017 vừa qua, đất đai vẫn là một trong những vẫn đề nhạy cảm, chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa người dân với doanh nghiệp và chính quyền, dẫn đến nhiều sự việc đáng quan ngại điển hình như vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cho đến nay số lượng vụ việc khiếu nại về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao và không ngừng tăng thêm.

Người dân khó khăn vì chính sách đất đai

Trước khi bị thu hồi 300 ha đất nông nghiệp vào năm 2010, người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội  có cuộc sống ổn định, ấm no với nghề nông nghiệp truyền thống nhiều đời.
Theo ông Trịnh Bá Phương - một người kiên trì chống lại việc cưỡng chế đất đai tại Dương Nội, từ sau khi mất đất, những người nông dân này mất đi tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất, mà không có nghề nghiệp thay thế dẫn tới sinh kế bị đảo lộn, đời sống trở nên khó khăn và tệ nạn xã hội tăng lên.

3029 - Lời thẳng về 2 dự án bauxite: "Nỗi lo sự cố"

Ngọc Hà
Viêc mở dự khai thác bauxite trên đất Tây Nguyên nước ta cách đây đã hơn hai chục năm. Ngay từ thời đó, sự việc đã gây ra bất đồng lớn trong dư luận, nảy sinh nhiều ý kiến phản bác, nói rõ nhiều tác hại đối với chủ quyền đất nước, với môi trường, với quân sự - quốc phòng và còn tác hại cả về kinh tế… Nhưng vì dự án là một “chủ trương lớn của Đảng” (như lời TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định) nên nó vẫn được triển khai một cách quyết liệt. Còn bao nhiêu ý kiến phản biện, và kiến nghị gửi các cấp có thâm quyền thì đều bị bỏ ngoài ta, không ai đếm xỉa. Vì vậy các ý kiến, kiến nghị - kể cả của các bậc công thần khai quốc- cũng không hề được đăng trên báo chí chính thống. Đến nay, qua thời gian khá dài hoạt động, dự án bauxite Tây Nguyên đã bục ra nhiều vấn đề nghiêm trọng không thể làn ngơ được nữa, thì mới bắt gặp được một loạt bài báo của “quốc doanh” nhắc đến những bất cập của hai dự án “ đầu tư thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ. Các báo cũng đã đăng công khai một số phản hồi của bạn đọc. Có người đã bày tỏ rằng: Nhôm thời hiện tại không phải mặt hàng đắt đỏ hiếm hoi gì trên thị trường toàn cầu, quặng nhôm thì giá còn bèo nữa. Trong khi đó việc khai thác lại có quá nhiều vấn đề, cho nên cái “Chủ trương lớn” giờ nên chấm dứt đi, càng theo càng chết dở. Lấp đất lại, làm việc khác, nhôm để đấy cho hậu thế quyết định…

3028 - Văn hóa – Yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển của mọi Dân tộc


Chẳng hạn tham vọng của nhà lãnh đạo Liên Xô những năm 60 của thế kỉ trước, ông Nikita Khroutchev là tìm cách đuổi kịp Mỹ vào năm 1970, vượt Mỹ vào năm 1980 và sau đó các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Việt Nam, Mông cổ vv sẽ dắt tay nhau tiến vào chủ nghĩa cộng sản, tức là làm tùy năng,(lực), hưởng tùy nhu (cầu), sống tự do hoàn toàn trong một xã hội hết sức phồn vinh. Muốn vậy, phải vượt Mỹ về các chỉ tiêu kinh tế như số lượng dầu mỏ, thép, than, xi măng, máy kéo, xe tải, vệ tinh vv.Từ đầu thế kỷ 20, luồng tư tưởng duy vật trở thành chủ đạo trong mọi sinh hoạt của nhân loại, dẫn đến việc đánh giá sự thăng tiến của các quốc gia trên cơ sở kinh tế và mặc nhiên coi kinh tế là tiêu chí duy nhất để phấn đấu cho mọi quốc gia.

3026 - Báo - đảng và tiền


Không sách sử nào có thể biện minh cho những lần nói ẩu của đảng Cộng sản Việt Nam về Nhân quyền và Quyền tự do Báo chí ở Việt Nam sau hơn 30 năm "Đổi mới" từ năm 1986, nhưng nhiều nhà báo đã nhờ báo đảng mà sống đầy túi.

Lần xạo mới nhất xảy ra ngày 25/02/2018 trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND), cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng làm loa tuyên truyền cho Ban Tuyên giáo của đảng.

Dưới tiêu đề "Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền", báo này viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946, hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã khẳng định người dân có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" và khẳng định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". 

3025 - Vòng quanh thế giới ngày 28/2/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Việt Nam: Việt Nam lại kiện Mỹ về cá da trơn

Công nhân chế biến cá da trơn tại nhà máy Agifish ở tỉnh An Giang, ngày 24/07/2002.AFP PHOTO

Vào hôm qua, 27/02/2018, Việt Nam đã gửi hồ sơ lên Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO/OMC) tại Genève (Thụy Sĩ) để khiếu nại về việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam.
Theo hãng tin Anh Reuters, Việt Nam đã xác định rằng các loại cá tra, cá ba sa có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với Việt Nam, đồng thời là một nguồn cung cấp protein lành mạnh và giá cả phải chăng đối với người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại hạn chế nhập khẩu loại cá này một cách thiếu công bằng và thiếu cơ sở khoa học. Theo quy định của WTO, Việt Nam có thể yêu cầu định chế này giải quyết tranh chấp nếu Hoa Kỳ không xem xét và giải quyết khiếu nại trong vòng 60 ngày.

3024 - Ngày 28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng



Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.
Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các thành viên của NATO đã thông qua việc sử dụng lực lượng quân sự của họ cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở các quốc gia ngoài liên minh và vào năm 1994, đã đồng ý thực thi các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở Nam Tư cũ. Vào năm 1994 và năm 1995, các máy bay của NATO đã thực thi vùng cấm bay qua Bosnia-Herzegovina và nhiều lần tấn công vào các căn cứ quân sự của người Serbia tại Bosnia.

3023 - Khi thánh thần bị mang ra đấu giá


Thánh thần bị đấu giá như thế nào? Giá cả thánh thần ra sao? Ai là người mua thánh thần? Ai được lợi trong việc đấu giá thánh thần? Và thánh thần thoi thóp ra sao khi bị mang ra đấu giá? Những câu hỏi nghe ngô nghê và mớ ngủ này tưởng như là một thứ ngôn ngữ đã bị bọc một lớp sương mù của hoang tưởng. Nhưng không, đó là những câu hỏi rất nghiêm túc, rành mạch và có tính cập nhật, hoàn toàn không rời xa thực tiễn xã hội chủ nghĩa!
Thiết nghĩ, trước khi nói đến chuyện thánh thần bị mang ra bán, cần phải nói đến chuyện người ta đã bắt nhốt thánh thần ra sao trước khi bán. Bởi từ con gà, con vịt hay bất kì con vật gì, dù là vật hoang dã hay vật nuôi, trước khi bán, người ta đều phải bắt nhốt nó. Và thánh thần cũng không thoát khỏi số phận này.

3022 - Viết tiếp một bài báo

Nguyễn Đình Cống


Ngày 27/2 Báo Tiếng Dân đăng bài của Thạch Đạt Lang (TĐL): Giao thông và văn hóa ứng xử. Sau khi kể ra nhiều hiện tượng phản cảm và tai nạn trong giao thông, TĐL viết: “Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm… Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường…. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác”. Tôi hoan nghênh ý kiến của TĐL và xin viết tiếp vài điều.

3021 - Thầy giáo vô trường nên được vũ trang không?



Năm 2012, sau cuộc thảm sát 20 học sinh và sáu người lớn trong trường tiểu học Sandy Hook, tại Newtown, Connecticutt, ông Wayne LaPierre, người đứng đầu Hội Súng NRA, nói: “Phương cách duy nhất để ngăn cản một kẻ ác cầm súng là một người tốt cầm súng.”
Lời tuyên bố này không những giản dị, dễ hiểu, mà còn có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với những người hay coi “phim cao bồi.” Họ từng chứng kiến những cảnh vào đoạn cuối phim, có hai tay thiện xạ đấu súng, một bên thiện, một bên ác, mà bao giờ kẻ ác cũng phải đền tội, người thiện tất nhiên phải thắng.

3020 - Việt Nam Cộng Hòa trước và sau Tết Mậu Thân 1968

Nguyễn Kỳ Phong

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

Năm Mậu Thân 1968, ở Việt Nam, một sự kiện xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến tranh Việt Nam: Trận tổng công kích - tổng nổi dậy của Bắc Việt ở miền Nam vào tháng 1-1968. Một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn ý định và đường hướng của các quốc gia liên hệ trong cuộc chiến.
Sơ lược về tình hình quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1967.

3019 - Quốc phòng Việt – Mỹ thay đổi ra sao trong 5 năm qua?

Có lẽ không hề ngẫu nhiên, chỉ 5 năm ngày sau khi công bố phiên bản rút ngắn của Chiến lược Quốc phòng – National Defense Strategy (NDS), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã thực hiện ngay một chuyến công du đến Hà Nội vào ngày 24/1/2018, cùng triển vọng lần đầu tiên kể từ sau khi cuộc chiến Việt – Mỹ kết thúc vào năm 1975, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ sẽ đến Việt Nam.
Phải mất đến 5 năm để quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ nhích thêm một chút và có một nét gì đó thực chất hơn. Dù chưa có thông tin chính thức, nhưng một vài tin tức chưa kiểm chứng cho biết hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam ngay vào đầu tháng 3/2018.

3018 - Quyền đọc sách





Bạn có thể thấy ý tứ câu trên có phần quen thuộc, bởi cảm hứng của nó được lấy từ một câu nói của nhà cải cách xã hội huyền thoại người Mỹ Frederick Douglass (1818 – 1895): “Đàn áp tự do ngôn luận là hai lần sai trái. Nó vi phạm quyền tự do của người nói, đồng thời cũng vi phạm quyền tự do của  người nghe”.Ngăn cấm một cuốn sách không những vi phạm quyền được viết của tác giả, mà còn vi phạm quyền được đọc của công chúng.

Viện dẫn xa xôi như vậy chẳng qua là muốn bàn về cuốn “Chính trị bình dân” của nhà báo Phạm Đoan Trang.

3017 - Một hoàng đế Cộng sản?

Nguyễn Xuân Nghĩa RFA


Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông


Tuần này, Hội nghị Kỳ Ba của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc có phiên họp bất thường từ ngày 26 tới 28 để lập tức thông báo từ hôm Chủ Nhật 25 việc tu chỉnh Điều lệ Đảng và Hiến pháp nhằm mở rộng hạn kỳ lãnh đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch quá hai nhiệm kỳ 10 năm. lãnh đạo kéo dài có thể gây quan ngại cho nhiều quốc. Sau Đại hội đảng của Khóa 19 vào Tháng 10 năm ngoái, người ta không ngạc nhiên về việc Tổng Bí Thư Tập Cận Bình ra sức thâu tóm quyền lực, nhưng sự kiện mới công bố về kỳ hạn lãnh đạo kéo dài có thể gây quan ngại cho nhiều quốc gia khác. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về biến cố này.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

3016 - Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả ‘Chính Trị Bình Dân,’ biến mất?

Người Việt

Phạm Đoan Trang bên ngoài phiên sơ thẩm bà Cấn Thị Thêu ngày 20 Tháng Mười, 2016. (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân,” đang bị nhà cầm quyền CSVN thẩm vấn và canh giữ tại nhà, có vẻ đã “biến mất.”
Nhà báo Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN cho công an đến ép đi thẩm vấn suốt chiều Thứ Bảy, 24 Tháng Hai. Chị bị thẩm vấn quanh quyển sách “Chính Trị Bình Dân” mà chị viết và đang bán qua mạng Amazon. Một số người đã chuyển sách về Việt Nam, nhờ tin tác giả đang bị nhà cầm quyền khủng bố mà trở thành món hàng được săn lùng để đọc.

3015 - Việt Nam dự họp nhân quyền ở LHQ giữa đợt đàn áp mới



Trụ sở diễn ra buổi họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trụ sở diễn ra buổi họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ.


Đại sứ Việt Nam Dương Chí Dũng hôm 26/2 đã cùng phái đoàn đến tham dự khóa họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, giữa lúc đang có một đợt đàn áp mới nhắm vào các nhà hoạt động trong nước.
Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 23/3 của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam được cho biết sẽ tích cực đóng góp vào quá trình đàm phán xây dựng các văn kiện của hội đồng, tổ chức tọa đàm quốc tế với chủ đề “Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và giảm bất bình đẳng” vào ngày 27/2, theo TTXVN.

3014 - Đàn bà Việt khổ?

Tôi là đàn bà, lại là đàn bà ở một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến, chịu nhiều ràng buộc bởi nền văn hóa Nho giáo, dù tôi đang sống ở thời kỳ đất nước tiền hiện đại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo và những rối loạn xã hội, nên tôi khá rõ về những nỗi khổ của đàn bà Việt và nhận ra những trái khoáy ngộ nghĩnh làm tôi nhiều lần tự đặt câu hỏi: Đàn bà Việt khổ vì đâu? Có khổ thật không?
Như phần mở đầu, mình đã viết, do văn hóa Nho giáo nên người đàn bà trong xã hội Việt bị triệt tiêu sự phản kháng, không có tiếng nói và vai trò trong gia đình, xã hội chỉ là thứ yếu. Họ là người được đặt cho trách nhiệm chăm lo, quán xuyến mọi thứ trong nhà từ cơm nước cho đến giặt giũ, quét dọn, con cái và phải có trách nhiệm giữ gìn tiết hạnh, lễ giáo gia phong. Người đàn ông được đặt trách nhiệm trụ cột kiếm sống cho gia đình và lo việc ngoài xã hội, giải quyết mọi vấn đề mang tính nặng nhọc và lớn lao. Sự phân công khá rõ ràng và mang tính áp đặt.

3013 - "Chính trị Bình dân" cẩm nang xóa mù chính trị: Bước đi đúng hướng

Kami


Không chỉ về văn hóa, xã hội mà kể cả về ý thức chính trị của dân chúng trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Asian) có nhiều nét tương đồng. Song ý thức chính trị hay ý thức đối với cộng đồng của người Việt đứng ở mức thấp trong bảng xếp hạng là điều không thể chối bỏ. Rõ ràng là thấp hơn rất nhiều so với Myanmar hay Campuchia. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Myanmar hay Campuchia đã thành công trọng việc thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài quân phiệt sang một nhà nước pháp quyền. Dẫu rằng gần đây nền dân chủ ở các quốc gia đó có những dấu hiệu thụt lùi đáng kể.

3012 - Lễ hội đầu năm: tín ngưỡng hay mê tín

Tường trình từ Việt Nam


Ngày càng nhiều lễ hội mang tính ốp đồng tại Việt Nam
Ngày càng nhiều lễ hội mang tính ốp đồng tại Việt Nam-RFA



Chừng chưa đầy mười năm trở lại đây, tình hình lễ hội đầu năm ngày càng trở nên nóng hổi và có dấu hiệu mất khả năng kiềm chế. Dường như tính mê tín dị đoan đã hoàn toàn thay thế cho nhu cầu tâm linh. Và dịp lễ hội đầu năm là dịp để người ta thỏa sức vay lộc, xin lộc, cúng trả lộc rồi lại vay lộc. Cái vòng lẩn quẩn đầy tính dị đoan này nhanh chóng đẩy các lễ hội đến chỗ chụp giật, hung hăng và sẵn sàng đạp lên nhau, thậm chí đấm nhau, chém nhau cũng vì một biểu tượng lộc trời, lộc bề trên nào đó.

3011 - Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)

Biên dịch: Phan Nguyên
Có phải Tập Cận Bình đã tự biến mình thành chủ tịch nước trọn đời?
Thông báo hôm Chủ nhật rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức chủ tịch nước hiện tại dường như đã dọn đường cho khả năng đó. Theo các quy định hiến pháp cũ, Tập sẽ phải rời bỏ vị trí chủ tịch nước vào đầu năm 2023, khi nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai của ông kết thúc.
Mặc dù vậy, như những người khác đã chỉ ra, Tập sẽ không nhất thiết phải phải từ bỏ quyền lực. Không có giới hạn nào đối với số nhiệm kỳ của một trong những vị trí quan trọng khác mà ông ta đang nắm giữ: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vị trí nắm giữ quyền lực thực sự ở Trung Quốc.

3010 - “Sự nguy hiểm khi lãng quên: Chủ nghĩa Cộng sản là thứ phản tiến bộ”





Hội thảo về ảnh hưởng của chù nghĩa cộng sản đối với kinh tế, xã hội và môi trường tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS Washington DC, ngày 23/2/2018. Ảnh: VOA

Những thông tin sai lầm về chủ nghĩa cộng sản khiến cho chủ nghĩa này vẫn còn sức thu hút một cách nguy hiểm, theo nhận xét của bà Romina Bandura, một chuyên gia của CSIS:
Thứ nhất, 26% dân số và 32% những người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 (sinh trong khoảng đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000) cho là có nhiều người bị giết dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush hơn dưới thời nhà độc tài Nga Joseph Stalin. Thứ hai, gần 70% người Mỹ và gần 60% thế hệ những người tuổi từ 16 đến 20 tin một cách sai lầm là nhiều người bị giết bởi Hitler hơn là bởi Stalin. Và thứ ba, nhiều người trẻ trong độ tuổi 18 đến 34 không biết các nhân vật lãnh đạo của cộng sản: 42% biết về Mao trạch Đông, 40% biết đến Che Guevara, 18% biết Stalin, 33% biết đến Lenin mà trong số này có 25% có quan điểm thuận lợi đối với Lenin.”

3009 - Việt Nam: “Bến Thượng Hải” của thế kỷ 21

Tân Phong


Phần 1: Miền đất dữ

Ngày 5-9 Tháng 3 tới đây, đoàn Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ có mặt tại Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc “viếng thăm”, chắc chắn, không chỉ mang những giá trị biểu tượng thuần túy trong bối cảnh “cơn bão Biển Đông” đang vần vũ mây đen ở đường chân trời. Vậy là sau đúng 45 năm (3/1973 - 3/2018), người Mỹ trở lại miền đất nhiều ân oán, duyên nợ. Một cách đầy ẩn ý, ngày 14 tháng 3, 2018 cũng tròn 30 năm sự kiện hải quân Trung Quốc thảm sát 64 người lính công binh quân đội Nhân dân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

3008 - Mộ Thành Cát Tư Hãn: Bí ẩn không thể tìm ra?

Erin Craig

BBC Travel


Samuel BergstromBản quyền hình ảnhSAMUEL BERGSTROM

Đây là vùng đất mênh mông của huyền thoại vĩ đại. Không có đường sá, không vỉa hè, cao ốc, chỉ có bầu trời xanh thẳm, những búi cỏ khô và gió không ngừng thổi.
Chúng tôi dừng chân uống tách trà sữa muối trong những chiếc lều ger tròn của người du mục, và chụp hình những chú ngựa, dê dạo quanh trên đồng. Đôi khi chúng tôi dừng chân chỉ để dừng chân - Tỉnh Ömnögovi của Mông Cổ như một vùng đất vô định khi đi bằng xe hơi. Tôi không thể tưởng tượng nổi cảnh chinh phục nơi này trên lưng ngựa.

3007 - Đầu xuân tổng Trọng làm thơ.

Người Buôn Gió


Năm 2017 và 2018 việc xét xử các đại án mà Bộ chính trị CS đưa ra là tâm điểm của dư luận, hàng loạt các quan chức và đại gia phải ra vành móng ngựa. Sự việc này khiến dư luận hồ hởi đón chào và cũng khiến Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hả hê.

Đã xuất hiện  nhiều bài viết ca ngợi Nguyễn Phú Trọng như một vị minh quân, một bậc nhân kiệt, một chí sĩ Bắc Hà, một lãnh đạo mang tầm vóc còn hơn cả lãnh tụ.

3006 - Dân xây chùa, lãnh đạo tỉnh thu phí?

Ngọc Thu - Tiếng Dân

Chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh, người dân bị thu phí khi tham quan chùa chiền ở Yên Tử. Theo thông tin từ báo Quảng Ninh, ngày 13/12, HĐND tỉnh này đã họp thông qua nghị quyết thu phí tham quan chùa Yên Tử. UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho TP Uông Bí thực hiện việc thu phí này kể từ ngày 1/1/2018, với mức thu 40.000 đồng/lần dành cho người lớn và 20.000 đồng/lần đối với trẻ em khi vào viếng chùa.

3005 - Phóng sinh sao không phóng thích?

Nguyễn Tường Thụy


Chủ tịch nước Trần Đại Quang thả chim phóng sinh tại Hoàng thành


1.


Mùng 9 Tết Mậu Tuất, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương tại sân rồng Điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Tại đây, ông phóng sinh một lồng chim. Vài chục con chim được nhốt sẵn trong một cái lồng, nắp lồng buộc bẳng những dải lụa điều, đậy một tấp lụa vàng. Tấm lụa vàng được nhấc ra, những dải lụa điều được gỡ, Chủ tịch Trần Đại Quang trịnh trọng nhấc nắp lồng và lập tức những con chim đang khao khát tự do bay ra. Và… vỗ tay.
Phóng sinh là một nghi lễ truyền thống của nhà Phật, được duy trì có lẽ từ nhiều nghìn năm nay. Phóng sinh không chỉ là chim mà tất cả động vật, từ những con côn trùng đến những con vật lớn hơn, tạo cho chúng cơ hội tiếp tục sống. Phóng sinh không chỉ ở nghi lễ mà ở bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào. Ví dụ người ta đi đường gặp thì mua cả chậu cá còn sống, thả tại chỗ, không cần ai biết đến.

3004 - Ý nghĩa của việc hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam

RFI

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đang hoạt động tuần tra trên Biển Đông. REUTERS/Erik De Castro

Từ ngày 05 đến 09/03/2018, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng. Ngày 22/02 vừa qua, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc trả lời các câu hỏi của báo giới về sự kiện này.

Câu hỏi 1 : Một số truyền thông Việt Nam đưa tin rằng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại Đà Nẵng sẽ là một sự hiện diện lớn nhất của Mỹ về quân sự tại Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh 1975. Một số truyền thông khác thì miêu tả chuyến thăm này như là một dấu hiệu đáng kể về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Giáo sư đánh giá thế nào về những phát biểu này ?

3003 - Vòng quanh thế giới ngày 27/2/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Pháp: Tổ chức Phóng viên không biên giới lên án việc bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang

Blogger Phạm Đoan Trang
Blogger Phạm Đoan Trang Courtesy FB Pham Doan Trang

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) hôm 27/2 ra thông cáo lên án hành động bắt cóc blogger Phạm Đoạn Trang của an ninh Việt Nam hôm 24 tháng 2 vừa qua, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Blogger, nhà báo Đoan Trang bị an ninh Việt Nam bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi cô trở về nhà ăn tết cùng gia đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này suốt 23 tiếng đồng hồ để thẩm vấn cô về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ mà cô viết và xuất bản hồi năm ngoái. Sau khi được trở về nhà, an ninh tiếp tục cảnh báo cô không được rời nhà và cho người canh gác căn hộ của blogger này liên tục sau đó. Theo RSF, điện và internet cho căn hộ của blogger cũng bị cắt và cô hiện đang trong tình trạng giam lỏng.

3002 - Ngày 27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland.

3001 - Tình trạng bất an nặng nề, rộng khắp



Cuộc sống bình an, có trật tự và an ninh là mong muốn của mọi người dân, ở bất cứ nước nào. Có an cư mới lạc nghiệp là một chân lý, hoài bão tự ngàn xưa.

« Bình an cho mọi người dưới thế » là câu cầu nguyện thiêng liêng nhất của người theo đạo Công giáo. Ở Việt Nam, đầu năm, câu chúc đầu tiên giữa người thân, bạn bè là bình an mạnh khỏe, là khang an thịnh vượng, là an ninh hạnh phúc.

3000 - Táo quân VTV: sự lụi tàn của hài kịch theo định hướng XHCN?

Phùng Hoài Ngọc (VNTB) 


Ban đầu Nam Tào và Bắc Đẩu được xây dựng như hai phe thường có ý kiến trái chiều, phản biện lẫn nhau, Ngọc Hoàng ra quyết định tối hậu. Gần đây vai trò Bắc Đẩu chỉ còn là thuần tuý chọc cười, vô duyên lắm.

Một cảnh trong chương trình Táo quân 2018
Cảm nhận chung 

“Táo quân gặp gỡ cuối năm” chỉ là hành vi xả xú páp cho công chúng cười ngả nghiêng rồi…quên tất cả. Tuy nhiên tiếng cười cũng ít nhiều có khả năng nâng cao tinh thần dân chủ một chút nếu có kịch bản hay. Đó là chương trình hài chính luận như mọi người mặc nhiên hiểu vậy. 

2999 - Công an Trại 5, Thanh Hóa không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận thuốc và đồ dùng

FB Tuyet Lan Nguyen

Do Quỳnh bị chuyển đi ngay sát Tết Nguyên Đán nên tôi chưa thể đi thăm và gửi thuốc vào cho con ngay. Ngày 13/2/2018, sau một ngày tôi đưa thông tin Quỳnh bị chuyển trại lên mạng xã hội, Quỳnh được điện về cho tôi trong năm phút.
Quỳnh nói, “con cần thuốc mẹ à, đồ mẹ gửi hồi ở trại Khánh Hoà hầu như bị thất lạc hết. Mẹ cứ gửi thuốc vào cho con trước, mẹ đừng ra đây vội nha mẹ. Mẹ để qua rằm rồi hãy đi cũng được”. Quỳnh lo lắng cho an toàn của tôi khi đi lại trong những ngày Tết, nhưng sức khỏe buộc nó phải lên tiếng với tôi vì nó cần thuốc.

2998 - Liên Hiệp Quốc, tòa nhà mang tính hình thức?

Nguyễn Quang Hồng Nhân


Phòng hội Trusteeship Council của Liên Hiệp Quốc tại New York City. (Photo: MusikAnimal via Wikimedia Commons)

Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng vấn đề liên quan đến Việt Nam, nạn nhân trong vụ án Formosa, những người dân vì hoạt động hợp pháp “nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được." Baskut Tuncak, Đặc ủy nhân quyền phát biểu.

Người dân Việt Nam từ lâu vẫn trông đợi sự công bình, văn minh từ LHQ. Trong vô số các Hiệp Định có sự chủ trì của LHQ, Hiệp định Paris vẫn còn đó và vai trò, trách nhiệm thật to lớn trong sự thực hiện quyền dân tộc tự quyết cho các dân tộc. Nếu LHQ không giương cậy gậy dẫn đường, các dân tộc cũng theo chữ Thời, rồi đến lúc “vật cùng tất biến”, nhưng chắc chắn mọi sự sẽ không xảy ra trong hòa bình trật tự.

2997 - Hợp tác ‘Quốc- Cộng?’

Tạp ghi Huy Phương


Chương trình “Trái Tim Nhân Ái” trên đài truyền hình Vĩnh Long được đổi tên thành “Những Mảnh Đời” khi chiếu trên VietfaceTV. (Hình: Chụp quan màn hình Youtube)


Nhà báo Phạm Trần trong một bài viết mới đây đã lên tiếng báo động tình trạng Cộng Sản đã xâm nhập vào cộng đồng người Việt dưới nhan đề: “Báo chí tị nạn đã bị nhuộm đỏ chưa?” Đúng ra dùng chữ truyền thông (bao gồm báo chí, truyền thanh, truyền hình) thì đúng hơn.

Một ông mặc áo đỏ sao vàng đi trên đường Bolsa có thể bị đả thương, một tiệm phở chạy nhạc thời chống Mỹ có thể bị tẩy chay, nhưng một đài truyền hình chiếu nguyên cả phim nhiều tập, chạy nguyên những show do trong nước sản xuất thì không hề bị phản đối. Đó chính là thứ thuốc độc bọc đường mà hải ngoại đang ngậm.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

2996 - Tác giả ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua đời ở Sài Gòn




đôngBản quyền hình ảnhSBTN
Image captionNhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Tin cho hay tác giả ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua đời tại TP. Hồ Chí Minh vào đêm 26/2, hưởng thọ 85 tuổi.
Các nhạc phẩm của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được nhiều thế hệ khán giả biết đến là: Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca...
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 1940.

2995 - Duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình, nước cờ rủi ro của đảng CS Trung Quốc

Anh Vũ

Các món quà lưu niệm với chân dung chủ tịch Tập Cận Bình được bày bán tại Thiên An Môn, ngày 26/02/2018.REUTERS/Thomas Peter

 Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.