Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Chút mặt trời trong nước lạnh

Đoàn Khắc Xuyên


Họ, hai người trẻ, đã mang lại cho cả người trẻ và người già một bài học, một niềm tin. Rằng trên đời vẫn còn có cái để tin. Mặt sáng như gương, đẹp như tia nắng mặt trời, Đặng Thị Thu Hương - tình nguyện viên về vùng lũ xã Quảng Tiên (Ba Đồn, Quảng Bình) giúp dân dọn dẹp, trao quà - đã qua đời vì tai nạn giao thông hôm 20.10, ở tuổi 22.

Liên đoàn Luật sư có thụ động trước chính sách cải cách tư pháp?



LS Ngô Ngọc Trai

Vị thế vai trò của luật sư trong sự đời sống chính trị kinh tế xã hội còn thấp. Ngoại trừ mảng luật sư thương mại đầu tư được hưởng lợi từ những cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nhà nước từ hàng chục năm qua, với các chính sách cải cách thủ tục hành chính, cải cách thủ tục đầu tư doanh nghiệp khiến cho hành lang pháp lý tương đối rõ ràng thuận lợi.

Từ Bá Nhạc đến Fidel Castro

ĐÀO HIẾU

ba-nhac

Phiếm luận

Mấy hôm nay có nhiều dư luận về cái chết của ngài Fidel Castro, về chuyện nhà nước Việt Nam quyết định để quốc tang, về chuyện ông Fidel này từng “ngủ” với 35.000 (ba mươi lăm ngàn) phụ nữ…(*)
Có người còn so bì rằng: Tại sao khi Bác Hồ thăng hà (chứ không phải “băng hà” nha quý vị) thì Fidel Castro lặn mất tiêu, chẳng thấy mặt mũi đâu, và các lãnh đạo khác trên thế giới cũng vắng mặt, chỉ có mỗi Xi-Hà-Núc của xứ Kampuchia là đến viếng tang… mà nay Fidel mất thì “quốc tang” với 21 phát đại bác? (**)

Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo Cộng đến chống Cộng



Cao Trí



Hồi ký của nhà báo Tống Văn Công: Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo Cộng đến chống Cộng


Về tác giả Tống Văn Công: Được xem như một trong những nhà báo lão thành của nền “báo chí cách mạng”, ông Tống Văn Công đã trở thành “kẻ thù” của đảng chỉ vì nhìn ra chân tướng chế độ và mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi cải cách dân chủ. Ông bị quy chụp là “phần tử chống đảng điên cuồng”, chỉ vì ông bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Ông Tống Văn Công vừa cho ra mắt quyển hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo cộng đến chống cộng”. Ông thuật lại đời làm báo của mình. Ông cũng nhắc lại nhiều chuyện oái oăm khác trong chế độ mà ông từng phục vụ và từng tung hô để rồi nhận ra rằng chế độ ấy chỉ được dựng lên bằng dối trá. Dưới đây là vài trích đoạn trong hồi ký trên.

"Nạo vét luồng lạch" ở Việt Nam

Người Việt


‘Nạo vét’ ở Việt Nam: Vẫn là ‘treo đầu dê, bán thịt chó’

Một trong những cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân của ngư dân xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Tuy không hẹn nhưng trong ngày 28 tháng 11, chính quyền hai tỉnh Ðồng Nai và Bình Thuận cùng yêu cầu chấn chỉnh cái gọi là “nạo vét luồng lạch.” Theo báo chí Việt Nam, ông Võ Văn Chánh, một phó chủ tịch của tỉnh Ðồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan hữu trách trong tỉnh này phải chấn chỉnh ngay việc “nạo vét luồng lạch” vì “đi đâu cũng nghe dân chửi”!

Một thế giới bấp bênh.

FB Lang Anh


Chúng ta đang chứng kiến một thế giới thay đổi nhanh với rất nhiều biến động khó lường. Nhiều thay đổi sâu sắc đang diễn ra khiến thế giới ngày càng bất ổn và khó dự đoán trong khoảng một thập kỷ tới. Người ta thống nhất với nhau rằng lịch sử văn minh nhân loại luôn có xu hướng đi lên, nhưng cũng chính từ lịch sử, người ta nhặt ra không ít những thời kỳ đen tối mà lịch sử đã bị kéo lùi, khi bạo tàn chiến thắng văn minh và để lại những vết sẹo khó xoá mờ đối với nhân loại. Những dấu hiệu rõ nét về sự tan vỡ của những mối liên minh cũ và một cuộc chạy đua vũ trang mới đang ngày một định hình. 20 năm tới sẽ là một thời kỳ đầy sóng gió với lịch sử nhân loại.

6 phụ nữ dấn thân bảo vệ nhân quyền bạn nên biết

Hồng Tâm



1. Salwa Bugaighis – luật sư và nhà hoạt động chính trị

Salwa Bugaighis là một phụ nữ đáng kính và sự cống hiến của bà ấy về nhân quyền vô cùng đáng nể. Với tư cách một luật sư, ngay từ khi còn trẻ, bà đã can đảm đấu tranh cho dân chủ tại Libya. Bà đóng vai trò tích cực trong cuộc cách mạng Libya và được miêu tả như là “nhà hoạt động nhân quyền Libya dám chống lại Gaddafi”.

Salwa cũng tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi sau cách mạng, kêu gọi sự tham gia của phụ nữ vào trong quá trình tái kiến thiết quốc gia. Trong mọi cơ hội có thể, bà luôn thúc đẩy đoàn kết dân tộc ở quốc gia bất ổn này.


Tất cả chúng ta đều có thể lấy cảm hứng từ sự tích cực hoạt động của Salwa. Sự tận tụy của bà ấy đối với hòa bình và tự do là di sản để lại mà tất cả chúng ta khao khát đạt tới. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 6 năm 2014, sau khi tham gia bầu cử Quốc Hội Lybia, bà bị ám sát ngay tại nhà riêng. Công cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ tại Lybia, đã bị một nhóm các phần tử cực đoan tôn giáo và chính trị hạ bệ thành một cuộc thanh trừng lẫn nhau để độc tôn quyền lực; mà bà Salwa là một trong các nạn nhân của chúng.

2. Mu Sochua – chính trị gia và người ủng hộ quyền của phụ nữ

Mu Sochua lớn lên dưới thời cai trị của Khmer Đỏ tàn bạo. Bà ấy buộc phải sống lưu vong xa khỏi quê hương và trở về xây dựng lại đất nước của mình sau khi chế độ Khmer Đỏ chấm dứt.

Khi còn nắm giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Mu đấu tranh để chấm dứt nạn buôn người và bóc lột lao động nữ. Bà cũng là người chấp bút soạn thảo nhiều văn bản luật pháp quan trọng nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ tại Cambodia.


Sau khi nhận thấy vấn nạn tham nhũng và chuyên quyền có hệ thống của chính phủ Cambodia, bà giữ vững lập trường của mình, quyết định thôi giữ chức Bộ trưởng và trở thành một nhân vật chính trị đối lập.

Bà từng nói: “Nhân dân đã sẵn sàng thay đổi. Và chính phủ thì sợ hãi sức mạnh của sự đối lập”.

Nhưng cũng kể từ đó, Mu phải đối mặt và vẫn tiếp tục bị đe dọa bỏ tù vì những chỉ trích của mình đối với chính phủ và Thủ tướng.

Vậy điều gì truyền cảm hứng cho Mu tiếp tục bước đi? Theo cách nói riêng của bà, “Tôi cảm thấy hài lòng nhất khi các hệ thống mạng kết nối phụ nữ đồng hành cùng nhau, tạo ra được nguồn lực quan trọng và một không gian chính trị có ảnh hưởng”.

3. Gillian Triggs – Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Úc và chuyên gia pháp lý

Khi nghĩ về tính liêm chính và sự quyết tâm, chúng ta có thể nghĩ về Gillian Triggs.

Người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền của Úc đã phải đối mặt với sự tấn công dữ dội của các cuộc tấn công định hướng chính trị và sự lăng mạ từ các chính trị gia hàng đầu, trong đó có Thủ tướng Úc đương thời – Tony Abbott, đối với việc ủng hộ nhân quyền của bà ấy.


Triggs, một luật sư đạt được nhiều thành tựu đáng ca ngợi trong nghề và cả học thuật, bị nhắm đến một cách không công bằng do bà thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đặc biệt liên quan đến vấn đề trẻ em xin tị nạn bị giữ trong các nhà giam di trú.

Tuy nhiên, khi đối mặt với những áp lực chính trị và các cuộc tấn công không ngừng của chính phủ, bà vẫn tận tâm thực hiện sứ mệnh bảo vệ nhân quyền ở Úc, một sứ mệnh mà Chính phủ Úc nên noi theo.

4. Rebiya Kadeer – nhà hoạt động và lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ

(Uyghur – một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc – ND)

Rebiya có nhiều vai trò: là doanh nhân, là mẹ mười một đứa trẻ, nhà lãnh đạo chính trị và, bà cũng là một trong những chiến binh tự do quyết liệt – cái gai trong mắt của chính quyền Trung Quốc.

Sinh ra và lớn lên với tư cách một thành viên trong cộng đồng dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp tại khu vực Tân Cương của Trung Quốc, bà Rebiya đã dành cả cuộc đời mình vận động cho quyền của người Duy Ngô Nhĩ.



Trong những năm 90, bà là doanh nhân giàu có xếp thứ 7 toàn Trung Quốc, và được Đảng Cộng Sản nước này để mắt đến. Không lâu sau, bà được mời trở thành cố vấn cho Nhà Nước Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Tân Cương. Đến năm 1995, bà được chỉ định đại diện cho người Duy Ngô Nhĩ tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Phụ Nữ.

Nhưng những thông dịch viên không muốn dịch bài diễn văn năm ấy của Hillary Clinton cho bà nghe, hay sự can thiệp của các nhân viên Trung Quốc bất cứ khi nào bà trò chuyện với một đại biểu khác về vấn đề quyền phụ nữ, quyền dân tộc; đã khiến Rebiya suy xét lại vị trí thật sự của mình đối với chính quyền Trung Quốc.

Bà chuyển hướng, bắt đầu hoạt động cho quyền của người Duy Ngô Nhĩ. Sự tích cực hoạt động của bà đã bị trả giá; Chính quyền Trung Quốc kết án bà đến tám năm tù do việc làm của bà và sau đó bà ấy đã buộc phải sống lưu đày. Mặc dù vậy, Rebiya – người được biết đến như là “Mẹ của dân tộc Duy Ngô Nhĩ” – không bị bịt miệng bởi chính quyền và vẫn tiếp tục các hoạt động của bà ấy ở tuổi 60.

5. Yara Sallam – nhà hoạt động bình quyền phụ nữ và luật sư nhân quyền

Ở tuổi 28, Yara đã trở thành một nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu ở Ai Cập.

Sự tận tụy của cô ấy trong việc bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là quyền của phụ nữ ở Ai Cập, đã và đang trở thành cảm hứng cho những người phụ nữ Ả Rập trẻ tuổi.

Là một người bênh vực bình quyền cho phụ nữ, cô ấy đã đấu tranh giành không gian tự do rộng lớn hơn để phụ nữ thực hiện các quyền công dân và quyền chính trị của họ, đặc biệt là thoát khỏi bạo lực tình dục.

Yara gần đây bị kết án hai năm tù vì tham gia một cuộc biểu tình ở Ai Cập, nơi mà hiện nay vẫn cho là bất hợp pháp khi công dân thực hiện một cách hiệu quả quyền biểu tình của họ.

Thậm chí từ nhà tù, Yara vẫn tiếp tục đấu tranh cho chính nghĩa của những phụ nữ dễ bị tổn thương, những người đã bị giam giữ và bỏ tù.

6. Nimko Ali – nhà vận động chống FGM

Nimko là một người phải chịu sự hành hạ của hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục phía ngoài của người phụ nữ (FGM – female genital mutilation) và là một nhà vận động quyết liệt dẫn đầu chiến dịch chống FGM ở Anh.

Cô đã đưa vấn đề này lên trang nhất của các tờ báo, đến văn phòng của nghị viện, và đấu tranh quyết liệt cho những thay đổi trong hệ thống pháp luật với chính sách mạnh mẽ hơn. Cô cũng là đồng sáng lập và giám đốc của Daughters of Eve – một tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Anh hoạt động nhằm bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ, những người có nguy cơ phải chịu hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục phía ngoài.


Các hoạt động của Ali nâng cao nhận thức không vì mục đích lợi nhuận về FGM và cung cấp hỗ trợ cho những nạn nhân của FGM. Nimko đã phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng lời nói và cả về thể xác khi dám lên tiếng chống lại những “tập quán” xưa cũ của cộng đồng mình, nhưng tinh thần của cô vẫn chưa từng bị dao động. Nimko coi mình là một người sống sót của hủ tục, chứ không phải là một nạn nhân. Tinh thần chiến đấu của cô ấy là điều mà tất cả chúng ta có thể học hỏi.


Lật đổ hay kiến tạo ?

Nguyễn Thị Từ Huy



Bài này được viết ra trong mục đích tiến dần tới chỗ xác định mục tiêu chung cho một nước Việt Nam duy nhất và là của chung của chín mươi triệu người Việt Nam. Và thực ra những bài blog ngắn chỉ có thể mang tính gợi mở vấn đề mà thôi.

Giám đốc CIA: bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran là "tai họa"

BBC


                                   Giám đốc CIA Brennan


Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cảnh báo Tổng thống mới đắc cử Trump rằng việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể là một "tai họa" và "đỉnh điểm của sự ngu xuẩn".
 Trả lời phỏng vấn BBC, ông John Brennan cũng khuyên vị tổng thống mới nên thận trọng với những lời hứa của Nga, và nói Nga phải chịu trách nhiệm về tình hình đau thương ở Syria.

Việt Nam sẽ lệ thuộc kinh tế hơn nữa vào Trung Quốc?

Kính Hòa - RFA



Khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thuộc tỉnh Lào Cai. Ảnh minh họa chụp trước đây.

AFP


Với khả năng chính quyền Mỹ trong bốn năm sắp tới có thể thực hiện một chính sách bảo vệ mậu dịch, cụ thể là Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhiều người dự đoán rằng điều đó tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm ưu thế về kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Xin lỗi cả nước...Tô Hải

Tô Hải




XIN LỖI CẢ NƯỚC! CHO PHÉP LÃO GIÀ NÀY ĐƯỢC TỰ DO “KHEN” LÃO PHI- ĐEN BA PHÁT


                                         Ngày 29-4-1963, trong buổi hội đàm ở Moscow , Khrushev thích thú ngắm nhìn Fidel Castro châm xì gà, tay đeo 2 đồng hồ ROLEX. Ảnh: Dmitri Baltermants.
Trong buổi hội đàm ở Moscow ngày 29-4-1963, Khrushev thích thú ngắm nhìn Fidel Castro châm xì gà, tay đeo 2 đồng hồ ROLEX. Ảnh: Dmitri Baltermants.


Chuyện ông Phi nước Cu chết làm cho các trang mạng xã hội bị quá tải về những ý kiến vui mừng, mỉa mai, diễu cợt… thậm chí có ý kiến còn đánh giá là “tên độc tài bảo thủ cuối cùng hơn cả Nguyễn Phú Trọng” đã ra đi!

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?


Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.


 rus-navy-1

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Thủ tướng Việt Nam cấm quan chức chính phủ biếu quà Tết

VOA Tiếng Việt


 "Việt Nam vẫn là 1 trong 10 quốc gia có chỉ số rủi ro hối lộ cao nhất thế giới, theo xếp hạng của Trace Matrix – một tổ chức quốc tế vận động chống hối lộ có trụ sở tại Mỹ. Trên bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 188/197 nước được điều tra về vấn nạn hối lộ trên toàn thế giới năm 2014. Trace International cũng xếp Việt Nam trong thứ hạng rất thấp ở châu Á về chống tham nhũng, với chỉ số 31 – dưới mức trung bình 41.8."

Vòng quanh thế giới ngày 30/11/16


1/ Tin Brazil: Làng bóng đá thế giới cầu nguyện cho đội Chapecoense

bóng đá

Làng bóng đá thế giới cầu nguyện cho đội bóng Brazil mất gần hết cầu thủ trong vụ rơi máy bay tại Colombia.
Chỉ 6 trong số 77 người có mặt trên chiếc máy bay chở các thành viên của đội Chapecoense sống sót sau vụ tai nạn. Đội bóng đang trên đường đến dự trận đấu quan trọng nhất trong lịch sử của họ - trận chung kết Copa Sudamericana. Đối thủ của họ, đội Atletico Nacional của Colombia, nhường lại chức vô địch cho Chapecoense sau thảm họa. Atletico Nacional viết trên Twitter yêu cầu fan mặc đồ trắng tưởng niệm các nạn nhân đến sân vận động vào thời điểm dự kiến diễn ra trận chung kết.


2/ Tin Đài Loan: Muốn biến Ba Bình thành « trung tâm cứu hộ nhân đạo »

Với cuộc thao dượt quân sự lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng tuần duyên và hải quân Trung Quốc tại đảo Ba Bình, bắt đầu từ ngày 28/11/2016, Đài Loan củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, đặc biệt với việc biến Ba Bình thành một « trung tâm cứu hộ nhân đạo » trong khu vực.
Cho tới nay, chính quyền Đài Bắc vẫn sử dụng các tài liệu lịch sử của Trung Quốc để tự tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và đặc biệt trên đảo Ba Bình mà họ đang chiếm giữ hoàn toàn. Ba Bình, mà Đài Loan gọi là Thái Bình, là một đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa và là đảo có diện tích lớn nhất Trường Sa.

Nỗi đau mất đất: Bộ phim của máu và nước mắt

Trà Mi-VOA


‘Nỗi đau mất đất’ là tập 1 trong loạt phim phóng sự–tài liệu ‘Vượt qua nỗi sợ hãi’ dài 5 tập do nghệ sỹ Kim Chi và cô Helena Lee từ California cùng một số bạn bè cả ở trong lẫn ngoài nước chung tay thực hiện.


Một nhóm các nhà làm phim độc lập trong và ngoài nước vừa trình làng bộ phim tài liệu do chính các ‘ký giả công dân’ thực hiện nói về một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong xã hội Việt Nam, nguồn gốc của đại đa số đơn thư khiếu kiện trong nước và cũng là nguyên nhân đẩy biết bao gia đình, đa số là nông dân, vào cảnh lầm than, màn trời chiếu đất.

Máu Cuba trong cơ thể Việt Nam

Trần Trung Đạo



Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11  đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. 
Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS miền Bắc trong chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu.

Từ cái clip nhốt kẻ trộm chó trong cũi

Đoàn Khắc Xuyên

Dù thế nào, những cái clip đau lòng nói trên cho ta thấy một mặt lòng nhân trong xã hội đã bị hủy hoại đến mức nào dù chiến tranh và những hành động dã man gắn liền với chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, và mặt khác xã hội chúng ta đang ở đâu trên con đường tiến tới một xã hội trọng pháp.

Ông Võ Kim Cự bị 'kiểm tra sai phạm' vụ Formosa

BBC


Ông Võ Kim Cự là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh 


Cựu lãnh đạo Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự hiện đang bị Đảng Cộng sản Việt Nam "kiểm tra sai phạm" liên quan đến vụ Formosa.
Các báo Việt Nam hôm 30/11 đồng loạt trích lời ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay "Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự".

Châu chấu Singapore voi Trung Cộng

Ngô Nhân Dụng




Singapore mới bị mất chín thiết vận xa hiệu Terrex. Những chiếc xe chuyên chở quân lính, trên đường từ Cao Hùng (Kaohsiung), một hải cảng của Ðài Loan, đi tới đảo quốc Singapore, ghé Hồng Kông thì bị hải quan sai áp. Chính quyền Hồng Kông đã khám phá ra “mớ hàng lậu” này vì được tình báo Trung Cộng cho tin, Hồng Kông là một khu tự trị thuộc Trung Quốc từ năm 1997.

Infographic: Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống

CLB IRNews,
Tác giả: CLB IRNews 



Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ diễn ra như thế nào?


Tác giả: CLB IRNews
Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ diễn ra như thế nào?
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/11/28/infographic-qua-trinh-chuyen-giao-quyen-luc-tong-thong/#sthash.K9cIkF9z.dpuf