Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Trắng tay sau canh bạc tại Đà Nẵng


Sau khi bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng như mất luôn ghế ủy viên trung ương vào đầu tháng 10, 2017 vừa qua, “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh tưởng chừng như được yên thân với bản án mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xoa tay tự khen: “vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn”. Nhưng ngón đòn của ông Trọng chưa dễ dàng dừng lại ở đó. Thâm ý của ông ta nằm trong 3 chữ “chỉnh đốn đảng” mà lâu nay nhiều đảng viên coi như một trò hề vô vọng nhưng lại là chuyện mà ông quyết tâm theo đuổi trong nhiệm kỳ 2 này.

Chưa đầy 2 tháng sau khi lột chức Trung ương đảng của Nguyễn Xuân Anh, ngày 24 tháng 11 trong một phiên họp mang tính thủ tục, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã “nhất trí” bỏ phiếu bãi nhiệm chức vụ chủ tịch và đại biểu HĐND của Nguyễn Xuân Anh. Như vậy, con đường hoạn lộ của kẻ từng được ca tụng là hạt giống đỏ của đảng hoàn toàn bị cắt đứt, bất kể những hy vọng vào thân thế “nguyên ủy viên bộ chính trị của người cha là ông Nguyễn Văn Chi.

Chuông gọi hồn anh đó


                                                                        Luật sư Võ An Đôn
Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên: Xóa tên ông Võ An Đôn khỏi danh sách thành viên của đoàn luật sư tỉnh này là một trong những chủ đề được người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam bàn luận rôm rả cả tuần.
Việt Nam có khoảng 10.000 luật sư và ông Đôn là một trong số rất ít luật sư được cả công chúng lẫn báo giới chú ý.

Sau khi tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho ông Ngô Thanh Kiều (bị công an tra tấn, ép phải thừa nhận đã trộm cắp nên thiệt mạng hồi tháng 5 năm 2012), ông Đôn được xem như một trong những tác nhân quan trọng, đẩy Viện Kiểm sát thành phố Tuy Hòa đến chỗ phải truy tố năm sĩ quan công an (2013), Tòa án thành phố Tuy Hòa phải đưa cả năm sĩ quan công an ra xử sơ thẩm (tháng 3 năm 2014) và tại phiên xử phúc thẩm diễn ra vào tháng 7 cùng năm, Tòa án tỉnh Phú Yên phải hủy bản án sơ thẩm lần đầu để điều tra lại vì cả kết luận điều tra, cáo trạng lẫn bản án mà Tòa án thành phố Tuy Hòa từng tuyên đều chưa thỏa đáng...

Giá mà ông Đôn phải trả cho nỗ lực đó là cuối năm 2014, từ Tòa án, Viện Kiểm sát đến Công an thành phố Tuy Hòa cùng ký tên vào một văn bản, gửi Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ An Đôn.

Văn bản ấy khiến công chúng và báo giới Việt Nam nổi giận. Áp lực dư luận khiến Sở Tư pháp Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên phải đề nghị Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa cung cấp bằng chứng về cái gọi là “sự xúc phạm hệ thống tư pháp của ông Đôn”.

Phản ứng của công chúng, báo giới, các tổ chức luật sư trở thành dữ dội tới mức, đầu năm 2015, ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên kiêm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên, phải loan báo, Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” vụ yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên loại bỏ ông Đôn.

Lúc đó, ông Nhất từng cho rằng, những “bằng chứng” mà Tòa án – Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa cung cấp không đủ để chứng minh ông Đôn đã “lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính, sau khi phiên tòa kết thúc, ông Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước, quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án”. Ông Nhất nhấn mạnh, cả nhận định lẫn cách hành xử như Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa đều không đúng.
Tuy nhiên “phúc bất trùng lai”. Vừa rồi, khi họa đổ xuống, ông Đôn không gặp may như cách nay ba năm.

Ngày 26 tháng 11, không phải hệ thống tư pháp mà chính Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên “khai đao” với ông Đôn. Lý do ông Đôn bị tước tư cách luật sư tuy chẳng khác trước: “ Lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước nhằm kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật”, song “án tử” cho ông Đôn về mặt nghề nghiệp gần như không thể cải sửa vì nó rất… đúng qui trình, do chính các đồng nghiệp của ông Đôn quyết định.

***

Có tới 11.000 người chia sẻ sự bất bình của ông Đôn về quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên trên trang facebook của ông Đôn. Có lẽ con số ấy đủ để giúp hình dung tâm tình của những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam trước sự kiện ông Đôn bị tước quyền hành nghề luật sư – thực hiện ý nguyện bảo vệ dân nghèo, những người cô thế và những người bị lôi đến pháp đình chỉ vì hành xử theo lương tâm.

Đáng lưu ý là trên mạng xã hội, trước sự kiện một đồng nghiệp bị tước quyền hành nghề chỉ vì các phát ngôn, những facebooker trong giới luật sư chia hẳn thành hai phe. Một phe, với những facebooker như Dũng Võ Văn, Nguyễn Văn Hòa cho rằng Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên quá hèn – thay vì phải bảo vệ đồng nghiệp thì để lực lượng an ninh dẫn dắt, tác động. Có facebooker như Vu Hai Tran khuyên ông Đôn nên khiếu nại với Liên đoàn Luật sư Việt Nam về quyết định vô lý ấy. Vu Hai Tran “hy vọng Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ sáng suốt hơn và do không chịu áp lực của các đồng chí nội chính và an ninh địa phương nên sẽ có quyết định đúng đắn, không tạo tiền lệ xấu cho các ông ‘kẹ’ địa phương tìm cách chơi xấu những luật sư mà họ không ưa”.

Ngoài việc góp ý với ông Đôn trên trang facebook của ông Đôn, trên trang facebook riêng của mình, Vu Hai Tran kêu gọi các luật sư lên tiếng bảo vệ ông Đôn. Lời kêu gọi ấy bị một số facebooker là luật sư phản đối. Người phản đối đầu tiên là Trần Đình Triển, facebooker này đăng một tấm ảnh ông Đôn, kèm một nhận định của ông Đôn về giới luật sư Việt Nam. Theo đó, tại Việt Nam, luật sư không có vai trò gì với công lý, chỉ là vật trang trí cho phiên xử trở thành “đẹp”, luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là “cò chạy án” để lừa người dân lấy tiền... Facebooker Trần Đình Triển cho rằng, ông Đôn nên nhìn “họa” của ông một cách khách quan, nếu có lỗi thì phải nhận, nhờ vậy, may ra sẽ được giảm nhẹ mức kỷ luật. Không nhận lỗi mà còn hô hào “ném đá” thì khó mà thay đổi tình thế.

Facebooker Trần Thu Nam nhắc lại sự kiện giới luật sư tham gia bảo vệ ông Đôn hồi ông lâm nạn năm 2015 và nhận định, lần này, sẽ không một luật sư nào ở Liên đoàn Luật sư Việt Nam bênh vực ông nữa vì ông… “loạn ngôn”, xúc phạm toàn bộ giới luật sư.

Dù cũng nhận định rằng ông Đôn đã nói, viết nhiều điều gây tổn thương cho nhiều đồng nghiệp và chính mình không tán thành nhiều điều ông Đôn nói và viết nhưng facebooker Nguyễn Hà Luân khẳng định, sẽ cùng các đồng nghiệp làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ ông Đôn. Theo Nguyễn Hà Luân, đó không phải vì cá nhân ông Đôn mà vì lợi ích chung của giới luật sư, trong đó có cả Nguyễn Hà Luân.

***

Rõ ràng so với năm 2015, bây giờ ông Đôn lâm nạn và thất thế chẳng phải chỉ vì hệ thống tư pháp thấy phiền mà còn vì làm mích lòng nhiều đồng nghiệp.

Ông Đôn có khinh miệt giới luật sư khi cho rằng, luật sư Việt Nam chỉ là “vật trang trí”?

Tại Việt Nam, chuyện các viên chức tư pháp miệt thị giới luật sư không có gì lạ và chẳng có gì mới. Tình trạng này đã kéo dài suốt từ khi Việt Nam tái lập định chế luật sư (1987) đến nay và báo giới đã dùng không biết bao nhiêu giấy mực để kể về điều đó.

Năm 2011, tờ Pháp Luật TP.HCM từng đăng một loạt bài ba kỳ kể về những chuyện cười ra nước mắt của giới luật sư khi các viên chức của hệ thống tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra) cố tình làm cho họ bẽ mặt (Buộc phải xuất trình “căn cước” trước tòa, mới cho bào chữa. Công tố viên không thèm tranh luận mà chỉ kết luận gọn bâng: Luật sư không có trình độ! Khi luật sư trình bày bài bào chữa, một thẩm phán bỏ ra ngoài, hai thẩm phán còn lại quay sang trò chuyện với nhau).

Loạt bài “Nâng cao vị thế luật sư” mà tờ Pháp Luật TP.HCM thực hiện vốn nằm trong một đợt tuyên truyền về nỗ lực cải cách tư pháp (bắt đầu từ 2002) mà theo giới thiệu thì sẽ bắt chước thiên hạ, loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa công tố viên (nhân danh hệ thống công quyền, bảo vệ trật tự và lợi ích chung) với luật sư (nhân danh cá nhân, bảo vệ các quyền căn bản của một con người). Tuy nhiên đúng 15 năm sau khi Đảng CSVN tuyên bố cải cách tư pháp, tháng 2 năm 2017, nhiều luật sư Việt Nam mới có cơ hội bày tỏ sự sung sướng khi “được ngồi ngang hàng với công tố viên”.

Liệu việc “được ngồi ngang hàng với công tố viên” có đủ để chứng minh là ông Đôn “loạn ngôn”?

Ngày 27 tháng 3 năm nay, tờ Pháp Luật TP.HCM tường thuật, luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân đề nghị giới hữu trách tỉnh Lâm Đồng xem xét – xử lý Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương miệt thị giới luật sư. Khi trò chuyện với một bị can nhờ luật sư này bào chữa, Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương khuyên thân chủ của luật sư Quân xem lại chuyện thuê luật sư vì thuê luật sư có lợi hay không thì ai cũng biết. Viên Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương còn nói thêm, có trường hợp Hội đồng xét xử chỉ dự trù phạt chung thân nhưng vì luật sư cãi tầm bậy, tầm bạ mà cuối cùng tuyên tử hình.

Khi Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương vẫn vô sự, sự giận dữ của nhiều luật sư Việt Nam dành cho ông Đôn có giống “giận cá, chém thớt?

Thiên hạ thường chỉ đi tìm luật sư khi đối diện với tình huống ngặt nghèo. Lúc cần được hỗ trợ, một trong những điều đầu tiên mà thiên hạ phải nghe từ luật sư là “tiền đâu”? Đó là chuyện đương nhiên vì nếu không, luật sư làm sao có thể đeo đuổi nghề nghiệp nhưng cũng vì vậy, thiên hạ có nhiều ngạn ngữ chẳng hay ho chút nào về giới luật sư: Cái túi của một luật sư là cái miệng của địa ngục (Ngạn ngữ Ấn). Luật sư chỉ nhìn bạn bằng một mắt và nhìn túi bạn bằng hai mắt (Ngạn ngữ Jamaica). Trừ khi hỏa ngục chật cứng còn không thì chẳng luật sư nào thoát (Ngạn ngữ Pháp)… Có hàng chục ngạn ngữ kiểu như thế được đăng trên trang web của một Văn phòng Luật sư tại Việt Nam. Chẳng lẽ giới thiệu những ngạn ngữ như thế cũng là một sự miệt thị giới luật sư?

Thực tế từ xưa đến nay cho thấy, dù có thiện cảm hay không, xã hội nào cũng cần luật sư. Không ít luật sư đã trở thành chính khách, thậm chí là nguyên thủ của nhiều quốc gia. Dân chúng ký thác niềm tin vào những luật sư này vì họ hiểu tường tận các nguyên tắc vận hành một guồng máy sao cho công bằng và sẽ tranh đấu đến cùng để bảo vệ các nguyên tắc ấy.

***

Không phải tự nhiên mà Ernest Hemingway – một nhà văn Mỹ ở thế kỷ 20 , dùng ý tưởng của John Donne – một nhà thơ Anh ở thế kỷ 17, làm lời đề dẫn cho tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai: “Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình, mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể, nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai - chuông nguyện hồn anh đấy”!

Không phải tự nhiên mà nhiều người, thuộc nhiều thế hệ khác nhau thường trích dẫn một câu mà Evelyn Beatrice Hall viết trong The Friends of Voltaire (1906): Tôi không đồng ý với những điều anh nói nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói những điều đó của anh.


Không phải tự nhiên mà đến bây giờ, khi sắp hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21, nhiều người Việt vẫn cảm thấy ngậm ngùi trước một nhận định của Tản Đà vào đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 20 trong Mậu Thìn xuân cảm: Dân 25 triệu ai người lớn? Nước 4.000 năm vẫn trẻ con!

Số phận những Đệ nhất phu nhân của điện Kremli (phần 2)








Số phận những Đệ nhất phu nhân của điện Kremli (phần 2)

Cựu tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô, Mikhail Gorbatchev và vợ, Raisa Gorbacheva ký tặng hồi ký "Cuộc sống và Cải tổ" tại Galeries la Fayette, Paris ngày 30/09/1997.PASCAL GUYOT / AFP


Sau dấu ấn củaNadezhda Krupskaya và Nadezhda Alliluyeva, vợ của hai nhà lãnh tụ Liên Xô Lenin và Stalin, điện Kremli viết nên một trang sử mới với hai gương mặt tiêu biểu : vợ của Khrushev và Gorbachev cùng được chọn để làm "tủ kính" cho Đảng Cộng Sản Liên Xô.

Sau 30 năm dưới thời đại Stalin, người dân Liên Xô đã quên hẳn rằng các lãnh tụ của họ cũng là người, bằng da bằng thịt, họ cũng phải có gia đình, vợ con.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 3)



Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1 và Phần 2
  1. Lĩnh vực thuế, phí, vật giá
* Hoang ngôn: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.
* Tác giả: Ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải từ năm 2011 – 2016.
* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 04/04/2012.
Trích đoạn nội dung:
Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để ‘nói cho rõ hơn’ về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: ‘Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào’ (!?)...”

Khi từ gia đình tới nhà trẻ không còn là nơi an toàn!

Khi bảo mẫu thành “ác mẫu”
Khi những hình ảnh đánh đập, hành hạ dã man trẻ của bà Phạm Thị Mỹ Linh, chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh, TP.HCM cùng hai bảo mẫu được quay lại và đưa lên mạng, lên báo khiến dư luận sốc, choáng, bà Phạm Thị Mỹ Linh đã bị công an bắt, sau đó Cơ quan CSĐT Công an Q.12 đã ra quyết định khởi tố vụ án và tạm giam bà Mỹ Linh, hai bảo mẫu cũng đang bị giữ lấy lời khai để phục vụ cho công tác điều tra.
Chắc chắn rằng cả ba người sẽ không thoát khỏi bị xét xử về tội hành hạ trẻ em. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên, thậm chí đã từng có khá nhiều câu chuyện về các bảo mẫu tại các cơ sở mầm non, điểm giữ trẻ tại nhà…hóa thành “ác mẫu” như thế.

Formosa Hà Tĩnh là một đế chế chi phối chế độ

Nếu nói những thảm họa mà Formosa Hà Tĩnh đã gây ra là thiệt hại cho cả đất nước về kinh tế thì sự ảnh hưởng của Formosa lên luật pháp trên khía cạnh chính trị thì Formosa Hà Tĩnh là một đế chế chi phối chế độ chứ không còn thuần túy là một doanh nghiệp được ưu ái đặc biệt.”

Thông tin Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường sửa qui chuẩn quốc gia Việt Nam để cho phép Formosa tiếp tục nâng công suất và duy trì hành động xả thải gây ô nhiễm môi trường đang làm nóng lên một dư luận mới về doanh nghiệp nước ngoài đầy tai tiếng sau vụ đầu độc môi trường biển năm 2015.

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt?

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy
Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy-Reuters
Sau hai tháng không thử tên lửa, Bắc Hàn vừa phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm cao nhất từ trước tới nay và được các chuyên gia cho rằng có thể dễ dàng vươn tới nước Mỹ.
Kim Jong-un gọi lần phòng tên lửa này là "tuyệt hảo" và là "đột phá", nhưng cộng đồng quốc tế lên án vụ thử tên lửa này. Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết. Ông Trump giục ông Tập "sử dụng tất cả các đối trọng có thể để thuyết phục Bắc Hàn chấm dứt khiêu khích và quay trở lại con đường phi hạt nhân hóa. "

Mỹ và đồng minh có gì để phòng vệ trước tên lửa mới của Bắc Triều Tiên

RFI


Tên lửa liên lục địa Hỏa Tinh 15(Hwasong-15) của Bắc Triều Tiên rời bệ phóng thử trong đêm rạng sáng 29/11/2017. Ảnh do KCNA thống tấn xã BTT cung cấp ngày 30/11/2017. REUTERS/KCNA


Ngay sau vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 29/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis nhận định giờ đây Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công « khắp nơi trên thế giới ». Với Hoa Kỳ, tên lửa liên lục địa này của Bắc Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho khả năng phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ lãnh thổ Mỹ cũng như của các đồng minh.

Vấn đề trước tiên được đặt ra là tầm cao của tên lửa

Giới quân sự Mỹ và các chuyên gia rất quan tâm phân tích tầm cao của các tên lửa mà Bình Nhưỡng phóng thử. Chưa bao giờ tên lửa Bắc Triều Tiên đạt được độ cao như lần thử hôm qua. Tên lửa phóng thử hôm 4/7 mà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un gọi là quà tặng cho chính quyền Trump mới chỉ đạt độ cao ước tính 2802 km và bắn xa được 933km.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

Tác giả: Jessica Meyers - Dịch giả: Trúc Lam


Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống. Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.
Chính quyền này “đã lên nắm quyền và rút lui về mặt ngoại giao”, bà nói trong hội nghị qua điện thoại ở Bắc Kinh, về chính sách và kinh tế. Trong khi dưới thời ông Tập cầm quyền thì: “Chúng ta đang chứng kiến ​​sự củng cố quyền lực chưa từng có. Điều đó gây lo lắng về một Bắc Kinh quyết đoán hơn, làm cho các nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ lo lắng”.

‘Chiêu bài chính trị’ đằng sau vụ người Việt tại Campuchia bị tước giấy tờ?



Trường học từ thiện cho trẻ em Việt trên Biển Hồ, Campuchia. (Ảnh Báo Lao động)


Chính phủ Campuchia đang thực hiện chiến dịch thu hồi giấy tờ nhắm mục tiêu là cộng đồng người gốc Việt. Nhiều người bị phạt tiền và rất lo ngại vì không còn giấy tờ, trở thành người không quốc tịch, và không biết có bị chính quyền Phnom Pênh trục xuất hay không. Có ý kiến cho rằng đây là ‘chiêu bài chính trị’ để lấy lòng cử tri của đảng đương quyền, nhưng cũng có ý kiến nói đây là hoạt động kiểm tra giấy tờ thường lệ.

Hôm 30/11, ông Trần Văn Tư, một thầy giáo hơn 70 tuổi dạy tiếng Việt và tiếng Khmer miễn phí cho trẻ em Việt Nam tại khu vực Biển Hồ, cho VOA biết nhiều gia đình đã bị thu hồi giấy tờ trong tuần này.

Chết tiệt cộng sản – Chết tiệt tương lai




Ảnh minh họa: Tương lai Việt Nam. Nguồn: internet

“Chết tiệt cộng sản” là cụm từ nguyền rủa mọi người đểu biết, không cần phải ba điều bốn chuyện, giải thích dài giòng, lê thê văn tự, thế nhưng “chết tiệt tương lại” thì có thể gây hiểu lầm nên cần phải nói cho rõ, bởi hai chữ “tương lai”, cho dù không hề viết hoa, ngó bộ “hơi bị” giống bút hiệu hay nick name của một ông giáo sư xã hội học trong nước. Hai chữ tương lai ở đây, người viết chỉ muốn nói đến những chuyện chưa, nhưng có thể xẩy ra trong thời gian sắp tới, nôm na theo tiếng nước ngoài là phiu-chơ-rờ (future), Không hề có ý ám chỉ ai hay vật thể, sự việc nào hết.
Theo sự hiểu biết hạn hẹp, đựng không đầy chai dầu xanh Con Ó (đâm), kiến văn ít ỏi như vài hạt cát trong sa mạc Sahara, chữ nghĩa viết ra không đầy cái lá mít (đặc) của người viết thì lịch sử chưa bao giờ có chữ “nếu”. Mja! Thuở còn mài đủng quần ở trung học, ông thầy Ng, dậy triết và Việt văn, mỗi khi vào lớp, bắt đầu giảng bài thường hỏi lớn: Triết học là gì?

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Chuyện vụn xóm bụi

Đinh Vũ Hoàng Nguyên (Lão thầy bói già)
Dân Luận: Nhà văn trẻ Đinh Vũ Hoàng Nguyên với cái Nick Lão Thầy bói già là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Trong giới văn nghệ sĩ Việt chưa khi nào có một tác giả chưa từng có tác phẩm xuất bản nhưng khi nằm xuống lại được nhiều người đến viếng và thương tiếc đến thế. Anh là nhà thơ, vì thơ rất hay. Anh là họa sĩ chuyên nghiệp vì tốt nghiệp tại trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội. Anh là một nhà văn: truyện ngắn của anh chứa đầy nụ cười và trăn trở. Cười vì văn chương anh dí dỏm một phần nhưng trăn trở vì phía sau những số phận nhân vật mà anh đem vào truyện như nét vẽ chân dung trọn vẹn tính người trong dòng chảy gập ghềnh của thời đại.
Anh ra đi vì bạo bệnh ngày 23.3.2012, đúng vào ngày anh tròn 37 tuổi.
Hai năm sau khi Đinh Vũ Hoàng Nguyên qua đời, giới văn học Việt Nam đã nhớ đến nhà văn trẻ này bằng việc xuất bản tuyển tập thơ văn của anh, cuốn sách "Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố" (NXB Nhã Nam 2014). Dân Luận xin trích giới thiệu một số truyện ngắn của Lão Thầy bói già.
Có một dạo mình phải đi thuê xưởng vẽ, mình hay chọn mấy xóm bụi để thuê nhà, một phần giá tiền thuê ở đây rẻ, nhưng cái chính là cư dân xóm dễ tính, bạn bè đến nhà mình tụ bạ nhậu nhẹt đêm hôm cũng chẳng lo ai qua phê bình. Lục trí nhớ thời gian này có khối chuyện ngộ ngộ, thì ghi lại cho khỏi quên. Vì là tập hợp những chuyện chả đâu vào đâu, nên mình lấy tiêu đề là Chuyện vụn xóm bụi.

Vòng quanh thế giới ngày 30/11/2017

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về bản án phúc thẩm blogger Mẹ Nấm ngày 30/11/2017.

Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Phiên tòa được cho là ‘công khai’ xử phúc thẩm Mẹ Nấm ngay từ đầu đã là một ‘trò hề’.

Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên


Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội Đồng Bảo An về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017. REUTERS/Lucas Jackson


Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị « hủy diệt » trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình : Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.

Tương lai nào cho Kurdistan?

Biên tập: Lê Hồng Hiệp

 

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ.

Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm


Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về bản án phúc thẩm blogger Mẹ Nấm ngày 30/11/2017.


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tổng Trọng bị quay như con dế




TBT Nguyễn Phú Trọng với các cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Pháp Luật Plus
Ông bà người Việt đã dậy: “Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”, đằng này Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chẳng những cứ nuốt như uống nước mà còn nói mãi “cái lò đã nóng lên rồi”, nhưng rừng cây tham nhũng thì vẫn bạt ngàn xanh tươi. Vì vậy mà ông Trọng đã bị cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội quay như con dế trong buổi tiếp xúc ngày 29/11/2017.
Từ chuyện “tinh giảm biên chế mà cứ phình to ra mãi” cho đến “không thu được tài sản tham nhũng” và “kẻ bị kỷ luật lại được thuyên chuyển đi nơi khác an toàn” là những vấn đề cử tri chất vấn ông Trọng. Nhưng tất cả thắc mắc và than phiền lần này vẫn không mới mà chỉ được lập lại như hàng chục lần ông Trọng tiếp xúc với dân trong mấy năm qua. Điệp khúc tham nhũng quen thuộc của lãnh đạo Cộng sản từ trên xuống dưới là khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi” nên năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Ủy ban Sông Mekong có cần tồn tại nữa hay không?


 Cảnh chiều xuống trên Sông Mekong, Thủ đô Phnom Penh, Cam Pu Chia. Ảnh chụp tháng 8/2014.
Cảnh chiều xuống trên Sông Mekong, Thủ đô Phnom Penh, Cam Pu Chia. Ảnh chụp tháng 8/2014. AFP


Thất bại

Ủy ban Sông Mekong được thành lập từ năm 1995, nhưng những nguyên tắc hợp tác để cùng nhau khai thác con sông Mekong đã hình thành từ năm 1957, khi bốn nước là Việt Nam (lúc đó là Việt Nam Cộng hòa, miền Nam Việt Nam) cùng ba Vương quốc láng giềng là Thái Lan, Lào và Cam Pu Chia, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã cùng nhau thỏa thuận là sẽ hợp tác để khai thác chung con sông này.

Trên trang web hiện nay của Ủy ban Sông Mekong, có ghi rằng sứ mạng của Ủy ban sông Mekong là thúc đẩy và hợp tác nhằm phát triển bền vững nguồn nước và những nguồn lợi liên quan tới nước, cho lợi ích chung của các quốc gia thành viên. Cũng trên trang web này ghi rằng bổn phận của Ủy ban Sông Mekong là một tổ chức liên chính phủ đóng vai trò trong việc giải quyết những tác động môi trường xuyên biên giới.

Cuốn sách chấn động: 'Sự thông đồng' (Collusion)

Bùi Tín’s Blog

Dư luận Hoa Kỳ và thế giới đang bình luận đánh giá về năm đầu tiên nắm quyền của tổng thống D. Trump (20/1/2017 – 20/1/2018) trong khi Thẩm phán Liên bang  Robert Mueller đang ráo riết điều tra về sự dính líu của nước Nga vào cuộc bàu cử tổng thống Hoa Kỳ cuối năm 2016, dẫn đến sự trúng cử sát nút của ông D. Trump thắng bà H. Clinton.

Đúng vào lúc này, từ nước Anh xuất hiện cuốn sách do nhà xuất bản Penguin Random House ấn hành làm xôn xao dự luận, theo nhật báo Le Monde ngày 29/11/2017. Đó là cuốn sách có đầu đề ‘’ Collusion ‘’ có thể dịch ra là ‘’ Sự thông đồng ‘’với mấy hàng chữ tiếp theo ngay ngòai bìa :’’ Các cuộc gặp bí mật - những món tiền bẩn – làm cách nào nước Nga giúp cho D.Trump trúng cử ‘’. Cuốn sách dày 350 trang, giá bán 21 Euro.

Đặc quyền và diện mạo



                                                                    Hình minh họa.


Hai câu chuyện, một xảy ra ở Mỹ, một xảy ra ở Việt Nam, được báo giới hai nơi đề cập vào trung tuần tháng này cùng liên quan đến đặc quyền. Sự khác biệt về quan niệm và cách sử dụng đặc quyền đã tạo ra những diện mạo khác nhau không chỉ đối với cá nhân các đương sự…

Tận dụng đặc quyền của một người cha diện “sao vàng” (Gold Star) là lý do khiến Bill Krissoft, 70 tuổi, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình, trở thành khách danh dự của Liên đoàn 3 Viễn chinh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, khi đơn vị này tổ chức kỷ niệm 242 năm ngày thành lập binh chủng (1775 – 2017), hôm 10 tháng 11 ở Camp Foster - Okinawa, Nhật.

HRW và Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng về bản án của Blogger Mẹ Nấm



Tuyên bố của Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland về bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Tuyên bố của Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland về bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


Ngay sau khi Toà án Nhân dân Tối cao tỉnh Khánh Hoà kết thúc phiên xử, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) đã đưa ra ngay thông cáo báo chí nói rằng ‘phiên toà công khai này thực chất là một trò cười ngay từ lúc bắt đầu’.
Thông cáo cũng viết rằng “thủ tục tố tụng càng là một trò hề, với việc thẩm phán  phiên toà chỉ đơn giản lướt nhanh qua các thủ tục trước khi quyết định y án bản án 10 năm khắc nghiệt vốn đã được định sẵn bởi Đảng Cộng sản cầm quyền.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh là vụ án kép

Nguyễn Khắc Mai
Theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Phòng chống Tham nhũng TW “… phải tập trung, khẩn trương đưa ra xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, phạm tội ‘Tham ô tài sản’, ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’.”
Như thế, mặc dù chưa lập tòa để xử, các nghi phạm đã bị kết 3 tội lớn: “Tham ô tài sản” (thế là bên cạnh tội tham ô tài sản, còn có thể có tội tham ô chức quyền, cũng có thể có cả tội tham ô tình dục…), “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước…”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…”. Nếu có ý thức luật pháp, người ta sẽ nêu các nghi phạm bị nghi, đã phạm 03 tội lớn. Nhưng thôi, vì tiếng Việt còn lộn xộn, nên chi cái ông PGS nọ đã phải mất 24 năm để nghiên cứu một đề án cách cái chữ Việt đi!

Trực tiếp: Diễn biến phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


Lúc 7:30’ sáng nay, 30/11/2017, tòa án CSVN đã mở phiên phúc thẩm xét xử blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS. Trước đó, trong phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 6/2017, nữ blogger nổi tiếng này đã bị kết án 10 năm tù giam.

Ba luật sư sẽ tham gia bào chữa cho Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm lần này gồm có các ông: Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành. Riêng luật sư Võ An Đôn do trước đó đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên nên không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa. Dù vậy, từ rất sớm ông đã có mặt bên ngoài tòa án để theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Mẹ Nấm.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 2)

Trình Bút
Mời đọc lại: Lời nói đầu và Phần 1
2. Lĩnh vực giao thông
* Hoang ngôn: “Ai lại chui vào túi nilông như vậy”
* Tác giả: Ông Hoàng Văn Nhân – phó chủ tịch tỉnh Điện Biên
* Nguồn: Báo điện tử Soha, ngày 18/03/2014

Vụ Trịnh Xuân Thanh: TBT Trọng đã ‘cam kết’ với Đức?

Thiền Lâm - Cali Today
Phải mất đến 4 tháng kể từ khi vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” kéo theo cuộc khủng hoảng Đức – Việt, một tín hiệu đầu tiên về khả năng Hà Nội có thể nhượng bộ Berlin mới hiện ra.
VOA tiếng Việt cho biết phía Đức hôm 27/11 đã phản hồi sau khi Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn “khẩn trương” xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh. Trả lời VOA tiếng Việt, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức nói rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”…

Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 3: “Chúng ta chưa bao giờ thất bại”



Phỏng vấn Paulus Lê Văn Sơn, cựu tù nhân lương tâm và là hoạt động trẻ ở Việt Nam, người chọn dấn thân vì lý tưởng dân chủ và nhân quyền trên tinh thấn bất bạo động.

“Chúng ta chưa bao giờ thất bại”

Một trong các câu chuyện về những người trẻ dấn thân mà tôi muốn ghi lại, trường hợp của Lê Văn Sơn là một chứng minh rõ về nỗi đau và sự kiên định cho lý tưởng bản thân. Chuyện của Sơn khiến tôi suy nghĩ nhiều, cũng như hết sức xúc động. Paulus Lê Văn Sơn nằm trong nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt vào tháng 8-2011. Chính quyền Việt Nam kết án Sơn với tội danh theo điều 79: “hoạt động lật đổ chính quyền”.

Hay tay ông Trọng cũng đã nhúng chàm?


                                                        Ông Nguyễn Phú Trọng.

Hội nghị Trung ương 5 khoá XII diễn ra vào trung tuần tháng 5 năm 2012 đã chứng kiến một sự kiện hy hữu: TBT Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị thay thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng.

Lý do dẫn đến việc “đồng chí X” bị truất khỏi chiếc ghế đầy quyền lực này là chuyện chẳng đặng đừng: Không phải ai khác mà chính người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng lúc bấy giờ lại đang phải chịu nhiều tai tiếng nhất về tham nhũng, khi “bảo kê” cho người thân cùng đám đàn em mặc sức xâu xé nền kinh tế. Kết cục tất yếu là, dưới quyền Trưởng ban Nguyễn Tấn Dũng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (vốn được thành lập theo Luật Phòng chống tham nhũng) gần như vô tác dụng.

Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử



Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử


Vào những ngày này, đúng 28 năm trước, cuộc Cách Mạng Nhung đang ở đỉnh điểm tại Liên bang Tiệp Khắc, với những biến cố chóng mặt và bất ngờ: Ngày 27/11/1989, tổng đình công diễn ra trên toàn quốc chứng tỏ thể chế cộng sản không còn chút chỗ dựa nào trong mọi giai tầng xã hội, để đến ngày 28/11, thế độc tôn chính trị của đảng Cộng Sản xứ này sụp đổ sau hơn 40 năm.

Nói đến cách mạng, chúng ta không khỏi hình dung những sự kiện đẫm máu, những biến cố bạo lực kéo theo tính mạng nhiều con người. Cuộc Cách Mạng Nhung của Tiệp Khắc, khởi đầu ngày 17/11/1989 bằng một cuộc tuần hành lớn ở Praha, và chấm dứt ngày 28/12/1989 với sự đăng quang chính thức của những nhà dân chủ, những nhân vật đối lập hàng đầu, là một ngoại lệ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.

“Mặt trận” luật sư đã không còn yên tĩnh!



 Kết quả hình ảnh cho võ an đôn

Chưa nói đến chống cộng, chỉ nói đến chống cái Ác không thôi. Trong một xã hội mà cái Ác đang lộng hành, bao trùm lên tất cả, thì cái “khôn” của người cầu an là “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Còn cái “ngu” của người chống lại là chấp nhận đương đầu dù biết chỉ là “châu chấu đá xe”!

Luật sư Võ An Đôn đã từ bỏ nơi làm việc tốt đẹp, vừa nhàn, vừa có địa vị, vừa có bổng lộc, lại vừa có nhiều cơ hội thăng quan tiến chức nhanh, là Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, để ra ngoài làm luật sư giúp dân nghèo là một cái “ngu”! Đã thế, thay vì lo chạy án cho các vụ án dân sự hoặc các quan tham lỡ bị “vướng lưới” để làm giàu, lại “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, từng bước dám dấn thân tranh đấu để bảo vệ quyền lợi cho người thấp cổ bé miệng trong những vụ có liên quan đến công an, lại thêm một cái “ngu” nữa!

Cái giá của điểm nhấn sai chỗ

Tư Thẳng Blog: Xử dụng tiền thuế của dân một cách tùy tiện cho một cuộc đầu tư đổ vở, chuyện thường thấy ở những lãnh đạo cộng sản thiếu kiến thức và tầm nhìn nhưng lại giữ trọng trách quá cao.

*

Hồ HùngMột Thế Giới


 
Một khách du lịch chụp ảnh trước sân bay Cần Thơ vắng lặng - Ảnh: Công Tuấn

Những ngày qua, nhiều người dân miền Tây bàn tán xôn xao chuyện UBND TP.Cần Thơ định lấy tiền ngân sách bù lỗ cho các hãng hàng không. Bởi ngay từ đầu, Cần Thơ đã muốn tạo “điểm nhấn” bằng sân bay lộng lẫy, nên giờ, phải bỏ thêm tiền cho “thú chơi”?

Ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ vừa ký tờ trình gửi HĐND TP.Cần Thơ xem xét, quyết nghị Quy định chính sách hỗ trợ các hãng hàng không mở đường bay mới đi và đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. Tờ trình này sẽ được thông qua HĐND tại kỳ họp tháng 12 tới đây.

Tại sao bức xúc vì chữ bức xúc?

Ngô Nhân Dụng


Một tờ báo trong nước loan tin: “Bức xúc vì bí thư, trưởng thôn trao quà hỗ trợ lũ lụt cho vợ.” Đọc tựa đề này, tôi cảm thấy có gì thiêu thiếu! Tôi cảm thấy viết tiếng Việt Nam như vậy không ổn. Có lẽ vì không đọc hàng ngày báo xuất bản trong nước nên tôi không quen với lối nói mới, viết mới này.
Lúc đầu, tôi nghĩ cảm giác “lạ lạ” của mình là do chữ “bức xúc.” Hai tiếng này người miền Nam mới làm quen từ 40 năm qua. Nghe riết rồi cũng quen; nhưng cho tới nay quả thật tôi vẫn chưa hiểu hai chữ này nghĩa đích xác là gì. Đó là một cảm tưởng bực bội, bứt rứt, khó chịu, tức giận? Cảm giác nhẹ hay mạnh, ở mức nào thì nói là “bức xúc?” Nhưng có lẽ hai chữ này cũng không thể gây cho tôi cảm giác “thiêu thiếu,” khó chịu, “bức xúc” khi đọc câu trên.

Việc xử lý LS Võ An Đôn 'tạo tiền lệ rất xấu'


Một luật sư ở Sài Gòn nói với BBC rằng việc xử lý luật sư Võ An Đôn với lý do "Lợi dụng quyền tự do ngôn luận" sẽ là tạo một tiền lệ rất xấu.

Hôm 27/11, báo Việt Nam dẫn lời đại diện Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên giải thích quyết định nêu trên là vì ông Đôn "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam".

Thế giới phải «sống chung » với tên lửa Bắc Triều Tiên ?

Tú Anh



     Truyền hình Hàn Quốc loan tin về vụ bắn tên lửa Bắc Triều Tiên ngày 29/11/2017. Reuters


Hỏa lực đạt được

Bình Nhưỡng dường như gần đạt được mục tiêu tối hậu. Với thử nghiệm thành công lần thứ ba tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày thứ ba 28/11/2017, Bắc Triều Tiên chứng tỏ « muốn đánh ai cũng được kể cả Mỹ » bằng vũ khí hạt nhân. Một thách thức mới, không riêng gì đối với  tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã từng đe dọa « hủy diệt » Bắc Triều Tiên, mà còn đối với cả thế giới.

Theo David Wright, một chuyên gia Mỹ về vũ khí chiến lược, được AFP trích dẫn, tên lửa đạn đạo mà Bắc Triều Tiên gọi là Hwasong-15 (Hỏa tinh-15) « có khả năng mang đầu đạn hạt nhân » có tầm bắn 13.000 km. Một tên lửa như thế « có thể bay đến Washington».

Người Việt Nam nghĩ gì về lựa chọn của họ khi đi du học?

Kỳ Lâm lược dịch 




Nguyễn, người nghiên cứu cách các quốc gia chuyển đổi sang nền dân chủ, coi Hoa Kỳ như một môi trường lý tưởng để theo đuổi chuyên môn của mình.

"Rosie" Nguyễn Nhung không quan tâm đến những gì Tổng thống Donald J. Trump nói.

"Hoa Kỳ là quê hương của phần lớn của 100 tổ chức hàng đầu trên thế giới", Nguyễn, 28 tuổi, một giảng viên chính sách công tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nói. "Những gì nhận được từ một cơ sở giáo dục Mỹ sẽ tốt cho sự nghiệp của tôi."