Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

13118 - Từ giá điện nghĩ về ‘ở đâu cũng thế’


   Nhu cầu điện đang là thách thức quan trọng của EVN. (Ha Nguyen/VOA)


Việc dùng “phương pháp” so sánh để “giải thích” vấn đề ngày càng được sử dụng phổ biến. Mỹ cũng có tội phạm, ăn xin đứng đầy đường, hút chích ma túy tràn lan… Mỹ cũng có tình trạng mua bằng bán chức, Mỹ cũng có hiện tượng “chạy trường” cho con… Thử đến Paris xem, phân chó đầy đường… Tuy nhiên, bản chất sự việc và tính tương đồng không nằm ở bề mặt…

*13117 - Kinh tế tụt hậu và phát triển khập khiễng




Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tham vọng thôn tính Miền Nam bằng bạo lực với khẩu hiệu “giải phóng Miền Nam nghèo đói” của Cộng sản Bắc Việt đã thành công. Nhưng cũng từ ngày đó, đất nước trở nên nghèo và đói bằng nhau giữa hai miền với mục tiêu được nhồi nhét là “tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công.”Say men chiến thắng, Lê Duẩn lúc đó trong cương vị tổng bí thư đảng CSVN đã tung ra cái gọi là 3 giòng thác và 3 cuộc cách mạng, trong đó “cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.”!

13116 - Cao tốc Bắc – Nam với “một đai một đường”



Nguyễn Xuân Phúc vừa chân ướt chân ráo về Hà Nội thì chạng vạng 28/4, mưa như những túi nước khổng lồ trút ào ào xuống đầu người dân. Cơn giông lốc tràn qua thủ đô khiến nhiều người liên tưởng tới “tâm bão thông tin” đang vần vũ trên cả nước. Chuyến “đóng thế” của Xuân Phúc tại Bắc Kinh lành dữ thế nào trở thành mối quan tâm hàng đầu (Tin Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện tại quốc tang 3/5 tới tạm thời bị đẩy xuống thứ yếu).

13115 - Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975




Rạp Casino Đakao - Nguồn: Internet

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi coi xi nê. Sau này, khi đã ra đi làm, lập gia đình rồi, đi xem xi nê với bà xã tôi vẫn tiếp tục là một trong những phần giải trí quan trọng hàng tuần của tôi. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ, 1950-1975, tôi đã được coi rất nhiều phim xi-nê đủ thể loại. Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì tôi còn nhớ được về các rạp xi-nê ở Sài Gòn và một số phim thật hay mà tôi đã xem và thích trong khoảng thời gian đó.

13114 - 30-4: Chiến tranh có thực sự cần thiết?

Nếu mọi người đều là nạn nhân, cuộc chiến tranh Nam Bắc vốn kéo dài 20 năm có thực sự cần thiết hay không? Bộ máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy: Một, để giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “nguỵ”; và ba, để đánh bại sự “xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.

13113 - Có phải chính quyền Việt Nam tránh nói từ “giải phóng” trong dịp kỷ niệm 30/4 năm nay?




Dịp lễ 30 tháng 4, ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến Việt Nam mà Hà Nội gọi là ngày giải phóng Miền Nam, thường được chính quyền Việt Nam tổ chức rầm rộ với các hoạt động tuyên truyền nhiều mặt trong cả nước. Riêng năm nay thì hoạt động này có phần im ắng hơn hẳn, theo nhận xét của một số nhà quan sát.

13112 - Sài Gòn di tản – Sự thật phía sau một bức ảnh nổi tiếng


REED TUCKER - LĐ lược dịch 

Hầu hết những gì bạn đã nghĩ về bức ảnh nổi tiếng Fall of Saigon (Mất Sài Gòn) đều không thật. Không ít người đã hiểu lầm về ý nghĩa của tấm hình và “lực lượng tác chiến không gian mạng” (dư luận viên và lực lượng AK 47) thường dùng bức ảnh này để xuyên tạc và thóa mạ những người trốn chạy cộng sản.
Đó là một trong những hình ảnh tiêu biểu của chiến tranh Việt Nam. Bức hình do Hubert van Es chụp cho thấy một chiếc trực thăng quân đội đậu trên nóc Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn với cả dẫy người Mỹ lũ lượt leo lên các bậc thang để đáp chuyến bay cuối một cách tuyệt vọng.

13111 - Không lò nào đốt xuể: Sao không chịu sửa Quy định 102-QĐ/TW năm 2017?




"Người đốt lò vĩ đại"!

Facebooker Phạm Việt Thắng, người mới đây tiếp tục thông tin, vào trung tuần tháng Năm, một tướng quân thuộc bên hải quân sẽ vào lò sau khi "xử lý hành chính". Ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa qua cơn bệnh tưởng chừng như không qua nổi tiếp tục gượng mình để đốt lò. Và câu chuyện đốt lò của ông khiến nhiều người phong tặng ông danh hiệu "vì nhân dân quên mình".

*13110 - Sợ biểu tình: bệnh đã đến hồi di căn


Biểu tình tại Công Viên Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, chống luật đặc khu và luật an ninh mạng. (Hình: FB Kim Bảo Thư)

Sáng ngày 26 tháng 4 một bài báo trên Thanh Niên Online của nhà báo Trung Dân có tựa: “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình” thì ngay buổi chiều cũng bài báo ấy đã được sửa cả tựa lẫn nội dung: “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nỗ lực làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng”. Tựa hai bài báo cách nhau một trời một vực và xem ra cái tựa sau rất ngớ ngẩn vì nội dung là bài phát biểu của ông Nhân trong vai trò Bí thư thành Ủy thành phố nói trước cán bộ cấp tướng nghỉ hưu tại TP.HCM nhân kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước thì làm sao lọt doanh nghiệp vào trong đó?

13109 - 30/04: Mỹ giảm viện trợ đã tác động thế nào đến VNCH


BBC 

Ông Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, vào hôm 30/4/1975Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, vào hôm 30/4/1975

Chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính thức kết thúc ngày 30/4/1975, vẫn tiếp tục là chủ đề tranh luận trong giới nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Có hai trường phái chính trong giới nghiên cứu Mỹ, có thể tạm gọi là "truyền thống" (orthodox) và "xét lại" (revisionist) về cuộc chiến. Phái truyền thống đại diện cho lập trường chủ đạo trong đa số đại học và truyền thông Mỹ. Đa số những người này cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là sai lầm và bi kịch.

13108 - Được thống nhất – Mất tự do



Hằng năm cứ đến ngày 30/4, cái ngày của “triệu người vui, triệu người buồn” (câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), triệu người vô tù, triệu người chết, triệu người bỏ nước ra đi. Họ đều là người Việt Nam, họ nói chung tiếng Việt, thờ chung thủy tổ, chung dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là cái ngày mà “thành quả thống nhất” rơi vào tay Đảng Cộng sản, họ rêu rao là ngày “giải phóng, thống nhất”. Còn giải phóng cái gì? Tại sao lại thống nhất? Thì họ nói một cách không rõ ràng.

13107 - Chồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesia



Ảnh chụp từ video đăng ngày 28/04/2019: tàu kiểm ngư Việt Nam lao thẳng vào tàu chiến Indonesia(youtube.com/watch?v=0KMzDoB7yAE)



Vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam với một tàu hải quân Indonesia ở vùng biển Bắc Natuna ngày 27/04 vừa qua là hậu quả của việc thiếu các quy tắc ứng xử tại khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Bộ Ngoại Giao Indonesia hôm qua (29/04) thông báo đã triệu đại sứ Việt Nam tại Jakarta Phạm Vinh Quang lên để yêu cầu giải thích về vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN 264 và KN 213 với chiến hạm KRI Tjiptadi-381 của hải quân Indonesia. 

13106 - Những con cừu đáng bị sói cắn đứt họng!






Xã hội và người dân Việt đang tự chui đầu vào cái thòng lọng nghịch lý đến mức còn hơn cả thảm cảnh: người dân sẵn sàng trút bức bối nội tâm lên nhau ngoài đường sá và trong các quán nhậu, nhưng vẫn cam tâm nín lặng trước hàng đống chính sách bất công của chính quyền cai trị; người dân hào hứng một cách khó lý giải khi tập hợp thành những đám đông khổng lồ reo hò cho thành thích bóng đá, nhưng quên bẵng họ đã có quyền biểu tình từ hiến pháp năm 1992 mà không hề dùng đến để phản đối cơ chế tham tàn của các nhóm lợi ích chính sách đang đè đầu bóp họng dân.

Những ngày đầu tháng 3 năm 2019, Bộ Công thương - cơ quan mà đáng lý phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hàng trăm cái chết đuối của dân nghèo do bị các nhà máy thủy điện do bộ này quản lý xả lũ bừa bãi những năm trước, đã phát lệnh tăng giá điện 8,36% - một mức tăng còn cao hơn cả mức tăng giá điện 6,08% vào tháng 12 năm 2017.

Giá điện tăng trên 8% là cao hay thấp?

Câu trả lời rất rõ ràng: cao so với mức thu nhập bình quân và đời sống ngày càng khốn khó của dân chúng, nhưng vẫn thấp bởi đáng lý ra còn thể tăng cao hơn nữa trong khung cảnh dân tình vẫn cắn răng chịu đựng và hệt như một đàn cừu chỉ biết kêu be be mà không dám phản ứng gì.

Không dám phản ứng gì kể cả trong hoàn cảnh giới quan chức ‘cá mập’ ở Việt Nam vẫn thản nhiên soạn thảo kế hoạch và các phương án tăng giá điện như một kiểu bù lỗ vào dân, còn các cuộc biểu tình ‘Áo vàng’ phản đối tăng giá nhiên liệu đang bùng lên ở Pháp, Bỉ và Malaysia.

Trong khi đó, kẻ ‘anh em sinh đôi’ với EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đang mại ra lý do  ‘tiếp cận giá thị trường’ để đẩy giá xăng không chỉ đến mức 25.000 đồng/lít mà còn có thể vọt đến 50.000 - 100.000 đồng/lít.

Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.

Các mưu đồ tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 11 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Nguồn cơn khiến giá xăng, điện và các loại dịch vụ tăng bất chấp dân sinh không chỉ bởi lòng tham của các nhóm lợ ích, mà còn do tương lai hộc rỗng của nền ngân sách quốc gia bị tan hoang bởi nạn tham nhũng và chi xài vô tội vạ. Phải tăng giá thì mới có đủ thuế đóng vào ngân sách.

Vào đầu năm 2019, đã xuất hiện một tin rất xấu với tình hình thu của ngân sách Việt Nam: nhiều khả năng thu nhân sách đã ‘đụng trần’.

Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội có một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm”.

Bản nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’: nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù “Bộ Thắt Cổ” (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.

Hẳn đó là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp sắc máu nhất khiến đàn sói chỉ còn cách nhảy xổ vào lũ cừu ngây độn và chỉ biết kêu be be trong một đám đông ô hợp và quá dễ tan rã, kể cả khi bị sói cắn đứt họng từng con cừu một. 

13105 - 30 Tháng Tư, 1975: Tất cả hiện đủ trong buổi sáng hôm nay…



Nén nhang cho ngày 30 Tháng Tư. Cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon trong một lần tưởng niệm “Tháng Tư Đen” tại Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster. (Hình: Getty Images)


Sự chết bắt đầu trùm chiếc cánh tối tăm hung hiểm lúc 6 giờ 15 chiều ngày 28 Tháng Tư, 1975, khi chuỗi bom dưới cánh những chiếc A37 do viên phi công phản trắc Nguyễn Thành Trung hướng dẫn rơi xuống phi đạo Tân Sơn Nhất. Đạn phòng không bắn lên, phi cơ F5 đuổi theo muộn màng, vô vọng. Cửa ngõ tháo chạy của Sài Gòn đóng sập lại.