Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Biểu tình cứu biển bùng nổ ở khắp nơi tại Việt Nam


Breaking News


Vào sáng ngày 1/5 (giờ Việt Nam), người dân ở Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, Nghệ An... đã xuống đường để lên tiếng trước thảm họa môi sinh đang xảy ra tại Việt Nam, khiến cho hàng ngàn con cá chết trôi dạt vào bờ cũng như vô số tính mạng đứng trước nguy cơ bị đầu độc từ nước biển. 

7:00am: Vào 7 giờ sáng, một số trí thức và thanh niên tại TP Vũng Tàu đã bắt đầu ra biển biểu tình. Mọi người mang theo những băng rôn “Bảo vệ biển - Bảo vệ nguồn sống của chúng ta”, “Formosa hãy cut khỏi Việt Nam”, thể hiện tinh thần quyết tâm bảo vệ biển. 


9:00am: Tại Hà Nội, vào khoảng 9h sáng, đối diện với không khi bố ráp chặt chẽ, nhưng hơn 2000 người đã xuống đường để nói lên tình yêu nước của mình. Mọi người tập trung ở Nhà Hát Lớn và đi tuần hành với những biểu ngữ  “Ai Đã Đầu Độc Biển Tôi?" "Toàn Dân Việt Nam Cứu Biển”…


9:15am: Tại Sài Gòn, những người dân Sài Gòn dù bị nhiều ngăn chận trước đó từ lực lượng an ninh, công an, nhưng vẫn tổ chức được cuộc xuống đường vì môi trường trong sạch.

Chỉ sau Hà Nội một vài phút, hàng ngàn người đã tập trung tại công viên 30/4 để chuẩn bị cho cuộc biểu tình vì cá và biển Việt Nam. 


9:30am: Các người biểu tình ở Sài Gòn hiện giờ đang đi bộ trên đường Đồng Khởi hướng đến Nguyễn Huệ. Có thể thấy nhiều người biểu tình mang theo các biểu ngữ: "Bỏ mặc môi trường bị đầu độc là rước cướp vào nhà", "Cá chết hôm nay, ta chết ngày mai" "Trả lại Việt Nam biển trong xanh"..

Trong khi đó tại Nghệ An, các lực lượng công an chìm nổi đã được bố trí khắp nơi. tại Khu vực bãi biển Cửa Lò, Nam Cấm, ngã tư Quán Hành công an chốt chặn và kiểm tra người dân.

Hiện tại đã có một số người biểu tình tại Cửa Lò. Nhóm bạn trẻ từ Quỳnh Lưu đang di chuyển tới Cửa Lò bị công an mặc thường phục đe dọa: "Bọn mày mà bước chân ra khỏi xã tao đập chết.". 

10:00am: Hơn 10 nhà hoạt động đã bị công an bắt đâu không biết. Một số người biểu tình khác, trong đó có anh Hoàng Bình (trong ảnh) thì bị bắt về đồn công an xã Nghi Hòa. 


11:00am: Cuộc biểu tình tại Sài Gòn vẫn tiếp tục diễn ra ôn hòa. Tuy nhiên, công an đã bắt đầu ra tay đàn áp. Có nhiều công an mặt thường phục và mật vụ tìm cách len lỏi vào đoàn biểu tình để giựt các biểu ngữ của người biểu tình. Đây là một tên mật vụ được người biểu tình chụp hình lại. 



 Nguồn: SBTN

Biển Ðông đỏ máu và nước mắt



Ngô Nhân Dụng

Trên mạng Anh Ba Sàm, Tuấn Khanh nhìn thấy: “...những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người...” Vụ cá chết trôi lên bở biển suốt mấy tỉnh phía Bắc miền Trung là một đại họa cho môi trường sống, ảnh hưởng tới hàng triệu người dân. Một bản “Tuyên Bố về Tội Ác đầu độc Biển Miền Trung Việt Nam” hôm qua đã được 600 người, trong và ngoài nước ký tên, lên án chính quyền Cộng Sản “vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, bất chấp cuộc sống của người dân...”

Trước ảnh nước biển bị ô nhiễm mang mầu đỏ lan dần dần từ Hà Tĩnh vào đến bờ biển ở Huế, Ðà Nẵng, nhiều người đã nhìn thấy một “Biển Ðông chảy máu!” Nhưng nói tới Biển Ðông bây giờ, không người Việt Nam nào không nghĩ tới cuộc xâm lăng do Cộng Sản Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Cộng đang đe dọa thôn tính tất cả vùng biển Ðông Nam Á, trong đó có hàng trăm hòn đảo và bãi đá ngầm thuộc Quần Ðảo Trường Sa mà người Việt Nam vẫn còn giữ được. Những cuộc xâm lăng biển đảo liên hệ với vụ tàn phá môi trường sống mới xảy ra hay không? Từ đầu, dư luận đã nhắm vào một công ty Ðài Loan, mang tên Formosa, làm nhà máy gang thép trong vùng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Muốn quy kết trách nhiệm cho công ty Formosa phải chờ các cuộc thử nghiệm và điều tra kỹ thuật, nhưng đằng sau công ty Formosa đã có bóng dáng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc!

Tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?

Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?

  • Tại sao Phát ngôn viên Formosa đã dám coi thường nhóm cầm đầu CSVN khi tuyên bố: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”?
  • Gà hóc phải thóc, há miệng mắc quai của các quan đỏ và chống đối lẫn nhau giữa các bộ và ban đảng!
Âu Dương Thệ

Châu Âu phát hiện chất cấm trong hải sản Việt Nam



Một nhà máy xuất khẩu thủy sản ở Trung Quốc, quốc gia cùng với Việt Nam bị Malaysia cáo buộc đưa sản phẩm nhiễm chất cấm sang nước này để lấy giấy chứng nhận rồi tái xuất sang các nước khác.
Một nhà máy xuất khẩu thủy sản ở Trung Quốc, quốc gia cùng với Việt Nam bị Malaysia cáo buộc đưa sản phẩm nhiễm chất cấm sang nước này để lấy giấy chứng nhận rồi tái xuất sang các nước khác.





Nhiều nước châu Âu mới lên tiếng cảnh cáo các doanh nghiệp Việt Nam vì hiện tượng có “chất cấm” trong hải sản xuất khẩu. Lời cảnh báo này của EU đưa ra sau khi một số quốc gia khác như Mỹ, Nhật và Ảrập Xêút cũng đưa ra các cảnh báo tương tự.


Cơ quan đảm trách về sức khỏe và an toàn thực phẩm của châu Âu đã phát hiện sản phẩm của 4 doanh nghiệp Việt Nam không đảm bảo và có "chất cấm". Thông tin này được Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới cung cấp cho báo chí Việt Nam.

HÃY ĐÒI CHO ĐƯỢC NHỮNG GÌ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐẤT NƯỚC

Chủ Tịch Đảng Việt Tân: “Hãy đòi
cho được những gì của người dân
và đất nước.”


Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân.
Thưa các bạn,

Hiện tượng cá chết hàng loạt chưa từng thấy tại miền Trung là một tai họa cho dân tộc ta. Biết đến bao giờ mọi người mới có thể an tâm ăn cá tôm hay dùng nước mắm sản xuất tại Việt Nam? Biết đến bao giờ mọi người mới dám cho con em mình tắm biển hay du khách mới dám quay trở lại vùng biển Việt Nam? Đây thật sự là một tai họa chưa từng thấy tại đất nước ta.

Chính Chu Xuân Phàm, đại diện nhà máy Formosa Hà Tĩnh, đã thú nhận “thải nước độc sẽ ảnh hưởng đến môi trường…(nhưng) quý vị muốn cá hay muốn thép? Quý vị phải chọn. Nếu muốn cả hai thì tôi sẽ bảo quý vị rằng không thể được.”

Chính Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường Trần Hồng Hà đã phải nhìn nhận “với pháp luật Việt Nam, hệ thống ống xả thải ngầm (của Formosa) là điều sai quy định” và công ty Formosa sẽ phải tháo gỡ những ống thải chất độc ra khỏi lòng biển.

Giờ đây chúng ta đã thấy rõ chính công ty Formosa và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước tai họa to lớn chưa từng thấy này.

Đây là lúc dân tự lo cho dân bằng cách tranh đấu để bảo vệ cuộc sống và tương lai của bà con ven biển miền Trung, tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của đất nước.

Hãy cùng nhau đòi Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường Trần Hồng Hà phải từ chức vì đã không làm tròn nhiệm vụ, không xứng đáng với chức vụ đang nhận lãnh.

Hãy cùng nhau đòi công ty Formosa và chính quyền CSVN phải bồi thường tất cả những thiệt hại vô cùng to lớn đã gây ra cho đồng bào tại các vùng bị ảnh hưởng.

Công ty Formosa phải nhận trách nhiệm trước tai họa do họ gây ra. Nhà nước CSVN phải nhận trách nhiệm trước những sai lầm của họ.

Chúng ta đòi cho bằng được những gì của người dân và đất nước.

Đỗ Hoàng Điềm

Chủ Tịch Đảng Việt Tân



  https://chantroimoimedia.com/2016/04/30/chu-tich-dang-viet-tan-hay-doi-cho-duoc-nhung-gi-cua-nguoi-dan-va-dat-nuoc/

Vợ LS Đài: ‘Chồng tôi làm việc chính nghĩa’



 

"Chồng tôi hơi bất ngờ khi bị bắt vì nghĩ rằng Việt Nam đang trong quá trình có những tiến bộ nhất định về nhân quyền," bà Vũ Minh Khánh nói với BBC Tiếng Việt hôm 30/4. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt tháng 12/2015 về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự.

“Hôm 16/4, Bộ Công an thông báo tiếp tục gia hạn điều tra sau 4 tháng nên luật sư chưa được tiếp xúc với chồng tôi ở trong tù,” bà Khánh trả lời từ thành phố New York trong chuyến đi vận động trả tự do chồng.

Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?



Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.


Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, không một cường quốc lớn nào ở Đông Á đã sử dụng vũ lực để chống lại các nước khác trong khu vực Châu Á kể từ sau chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Trong 40 năm qua, các thành viên của ASEAN đã cam kết không dùng vũ lực để chống lại nhau; những vấn đề khó liên quan đến Đài Loan, Triều Tiên và quần đảo Trường Sa đã được quản lý hiệu quả, và những vấn đề gai góc của Đông Dương cũng đã được giải quyết. Các cuộc xung đột nhỏ lẻ vẫn còn có thể xảy ra ở những điểm nóng như biên giới Thái Lan- Myanmar. Rủi ro thực sự vẫn còn xuất hiện ở khu vực vành đai Tây Á, trong đó có nguy cơ về chiến tranh lớn, thậm chí là chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan chưa đủ mạnh để châm ngòi cho một cuộc chiến lớn nổ ra ở Đông Á.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/4/2016



1/ Tin Việt Nam: Ngư dân Quảng Bình tiếp tục biểu tình sang ngày thứ 3


Ngày 30/04/2016, trong ngày thứ ba liên tiếp ngư dân ở tỉnh Quảng Bình tiếp tục biểu tình, chặn quốc lộ 1 ở khu vực huyện Quảng Trạch để phản đối tình trạng ô nhiễm biển khiến tôm cá đánh bắt được lại không có ai mua. Họ đòi chính quyền đuổi công ty Formosa, bị nghi mà đã xả nước thải gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt nhiều ngày qua.


2/ Tin Kenya: Tiếp tục tìm người sống sót trong vụ sập cao ốc ở Nairobi

Nhân viên cứu hộ ở thủ đô Nairobi của Kenya đang ra sức tìm kiếm những người sống sót sau khi lũ lụt làm cho một toà nhà 7 tầng bị sập, giết chết ít nhất 7 người.
Giới hữu trách hôm nay cho biết hơn 120 người đã được cứu và đưa vào bệnh viện để chữa trị. Hội Hồng Thập Tự cho biết những căn nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng bởi vụ sập cao ốc tối thứ 6.

Sống với “thuỷ triều đỏ”

Manh Kim



Cách đây 10 năm, khi Việt Nam gia nhập WTO, hãng tin CBS (Mỹ) đã dùng hàng tít rất ấn tượng: Việt Nam đang gầm như sấm sét tiến vào kinh tế thế giới (“Vietnam Thundering Into World Economy”). Roger Wilkison của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nhận định rằng việc Việt Nam vào WTO “gây sợ hãi cho các nước láng giềng”. Peter Capella của hãng tin Pháp AFP trích lời Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy rằng Việt Nam có thể là “một trong những ngôi sao đang lên của mậu dịch thế giới”. Với Asia Pulse (16-11-2006), tờ báo này nhắc lại lời Hannes Romauch (phó tổng giám đốc T&M Investment) trong cuộc họp báo 15-11-2006 tại Hà Nội: “Kinh tế Việt Nam đang phát triển cực mạnh và quan trọng hơn, nó cực kỳ ổn định”. 

Ai làm ‘bức tường’ cho Formosa Hà Tĩnh?



Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu trong cuộc họp báo về việc cá chết hàng loạt ở bờ biển miền trung Việt Nam gần đây, tại Hà Nội, Việt Nam ngày 27 tháng 4 năm 2016.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu trong cuộc họp báo về việc cá chết hàng loạt ở bờ biển miền trung Việt Nam gần đây, tại Hà Nội, Việt Nam ngày 27 tháng 4 năm 2016.

Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang dậy sóng những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.

Tại sao “trung ương” chỉ đạo xử lý quá nhanh và quá nghiêm vụ án khởi tố oan chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM, trong khi một sự kiện nghiêm trọng liên quan đến  môi trường - xã hội gây hậu quả ghê gớm và bị dân chúng phản kháng mạnh mẽ   hơn nhiều là vụ “cá chết Formosa” ở Hà Tĩnh vào cùng thời gian thì lại được xử lý quá chậm và còn cho thấy có những dấu hiệu “bảo kê cao cấp”?

GDP bẩn: Tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá

000_9Y4WA-622.jpg
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. (AFP)


Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.

Lời cảnh báo đã được chứng thực

Vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung trở thành một thảm họa quốc gia về môi trường, đã chứng thực những lời cảnh báo mà giới khoa học và các nhà hoạt động dân quyền từng đưa ra và không được chính phủ lắng nghe. Những năm trước, giới khoa học đã khuyến cáo không nên phát triển nóng những khu công nghiệp ven biển đặc biệt là công nghiệp nặng.

Dự án khổng lồ khu liên hợp gang thép 22 triệu tấn/năm và nhà máy nhiệt điện 1.500 MW của Tập đoàn Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh, từng được cảnh báo là sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lúc đó các nhà khoa học đã đặc biệt lưu ý về việc phải đảm bảo những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và không nên tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.

Góp ý với Đảng Cộng Sản!

FB Lang Anh

Nguồn: Vietlist.us
Nguồn: Vietlist.us

Có lẽ chưa bao giờ một Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nào được chứng kiến một đất nước mà người dân thất vọng sâu sắc như hiện nay đối với sự cai trị của chế độ. Dù có muốn tô hồng hiện thực đến mức nào đi nữa, tôi nghĩ rằng những người đứng đầu Đảng Cộng Sản đều hiểu rằng một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế xã hội và cả tư tưởng đang diễn ra ở Việt Nam.

Bản thân nội bộ Đảng Cộng Sản cũng bị chia rẽ sâu sắc. Có lẽ các ông hiểu rõ hơn tôi và hơn bất cứ người dân Việt Nam nào khác về việc các ông đã có một kỳ đại hội đảng căng thẳng hơn bất kỳ đại hội nào trong quá khứ như đại hội đảng 12 vừa mới diễn ra. Đã có một phe thắng và một phe thua, nhưng xét về toàn cục, toàn bộ Đảng của các ông đều đã thua, vì các ông thất bại trong điều hành quốc gia, cũng thất bại nốt trong việc xây dựng một lý tưởng dẫn đường cho Đảng của các ông và thất bại thê thảm trong việc duy trì niềm tin của người dân với chế độ này.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Từ Sông Thị Vải đến bãi biển Miền Trung

Phạm Nhật Bình


Hiện tượng cá biển chết hàng loạt trôi giạt vào bờ biển Miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên-Huế đến nay thực sự trở thành một thảm họa, chẳng những cho ngư dân, cho hàng triệu người sống ven biển mà còn cho đồng bào cả nước trong sinh hoạt hàng ngày.

Câu chuyện khởi đầu từ sáng ngày 8/4/2016, nhiều ngư dân tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã phát hiện cá biển chết trắng ở khu vực này, trong vòng một bán kính 500m từ Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan đóng tại Vũng Áng. Báo chí trong nước cho biết ngoài hàng chục tấn cá tự nhiên bị chết trôi giạt vào bờ, một số lồng tôm, cá, thủy sản của người dân quanh đó cũng bị ảnh hưởng. Từ Hà Tĩnh, cá tiếp tục chết vào tận Thừa Thiên-Huế và gần đây nhất vào ngày 27/4 cá chết đã thấy xuất hiện ở bãi biển Đà Nẵng, theo báo Tuổi Trẻ.

Phá rừng làm thủy điện: đừng chơi trò ‘điếc không sợ súng’



Hình minh họa.
Hình minh họa.


Những ngày qua dư luận và cư dân mạng lại bắt đầu xôn xao vì thông tin hơn 53 ha rừng khộp của Vườn Quốc gia Yok Đôn sắp bị cưa đốn vì lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Đắk Lắk và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho phép một doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sang làm thủy điện. Nhiều nhà khoa học cùng cán bộ VQG Yok Đôn lo dự án thủy điện này sẽ phá vỡ hệ sinh thái của vườn.

Nhìn lại kế hoạch đầy tranh cãi này, và lịch sử của không ít vụ bê bối về thủy điện tại Việt Nam suốt nhiều năm qua, có quá nhiều điều để chính quyền địa phương lẫn trung ương tại Việt Nam phải suy ngẫm. Thứ nhất chính là khả năng đánh giá tác động môi trường có rất nhiều vấn đề của đơn vị đầu tư. Còn nhớ trước đây, có “nhà khoa học” từng bắt chước cách đánh giá tác động môi trường của một nhá máy thủy điện tận bên…Trung Quốc về áp dụng cho một nhà máy thủy điện tại Việt Nam, bất chấp hậu quả. Thời gian qua, tác động ngoài khả năng kiểm soát của một số thủy điện càng cho thấy việc đánh giá tác động môi trường của thủy điện, không hiểu vì năng lực của nhà đầu tư và đơn vị đánh giá thấp, hay vì thiếu quan tâm đối với tác động tiêu cực đối với môi trường, đều có vấn đề.

Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?




 Hình minh họa.
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.

“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.

Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?

Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.

‘Lá Thư Báo Tử Muộn Màng’

Trần Tiến Dũng/Người Việt

SÀI GÒN (NV)
- Sài Gòn, những ngày cuối Tháng Tư, thời tiết khô nóng, nhiệt độ và nhịp sống đầy các vấn nạn có lúc vượt quá sự chịu đựng của con người. Cũng chính trong những ngày trung tuần Tháng Tư này, bà quả phụ cố thiếu tá binh chủng Nhảy Dù quân lực VNCH, bà Nguyễn Thị Hồng, lại rơi vào cơm trầm cảm nặng nề.

Sĩ quan Dù Ðặng Ðình Tựu và người yêu Nguyễn Thị Hồng. (Hình: Gia đình cung cấp)

Người con gái út của cố Thiếu Tá Ðặng Ðình Tựu, cô Ðặng Nguyễn Uyên Quỳnh, sinh năm 1973, kể: “Khi biết tin ba mất, mẹ phát bệnh trầm cảm và mất ngủ suốt từ đó đến bây giờ. Còn khi chưa biết tin, mẹ vẫn đinh đinh ba còn sống, rằng ông chỉ mất tích hay đi tù cải tạo thôi và có ngày ông sẽ về với gia đình.”

Sự khốn nạn là kim chỉ nam của chế độ?



 


Vì sao phải nói rằng sự khốn nạn là kim chỉ nam của chế độ? Có lẽ phải quay trở lại câu chuyện của hai người đàn ông gặp xui xẻo trong tuần qua, mặc dù đây không hẳn là câu chuyện điển hình về tính khốn nạn nhưng nó mới nhất và cũng là ví dụ sinh động về điều nay.

Câu chuyện thứ nhất: Ông Nguyễn Văn Tấn phải nộp phạt 17 triệu đồng vì chưa kịp trình giấy phép kinh doanh của quán Xin Chào mà chỉ mới trình giấy hẹn cấp phép kinh doanh. Và sau khi có đầy đủ giấy tờ kinh doanh thì ông bị công an và viện kiểm sát huyện Bình Chánh, Sài Gòn truy tố hình sự về an toàn thực phẩm trong lúc quán Xin Chào chưa có khách hàng nào bị ngộ độc thực phẩm hay bị ảnh hưởng sức khỏe vì ăn uống ở đây.

'Tháng Tư đen' và thủy triều đỏ


Nguyễn Hùng

Mỗi tháng Tư là dịp gợi nhớ những ký ức 'đỏ' hay 'đen'

Lại một dịp tháng Tư nữa đã đến và chuẩn bị qua đi.

'Tháng Tư đen' thường được ghi nhớ với cờ vàng ba sọc đỏ ở nhiều nơi tại hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, và ngày 30/4 được kỷ niệm với cờ đỏ sao vàng ở trong nước Việt Nam.

Tháng Tư gợi lại cho hàng triệu người cảnh hoảng loạn tại miền Nam, nhiều gia đình ly tán, dòng người đổ ra biển trong những tháng, năm sau đó lên tới cả triệu. Hàng trăm ngàn người làm mồi cho cá.

Có người hôm trước còn làm tư lệnh hải quân, ít lâu sau tới Hoa Kỳ chỉ còn là người dọn vệ sinh.

Có gia đình, như Đại úy gốc Việt James Văn Thạch nói với tôi dịp 30/4 năm ngoái, có tới hơn 80 người lần lượt tới Hoa Kỳ.

Có những người như Tướng Lê Minh Đảo, người quyết định không ra đi và cũng không để gia đình rời đi, chịu 17 năm giam cầm trong các trại cải tạo khác nhau.

Ở Việt Nam hiện nay người ta chỉ cho phép tồn tại ký ức đỏ với "chiến thắng oanh liệt" và "non sông về một mối". Không hề có cái gọi là 'tháng Tư đen'.

"Cuộc chiến nào cũng diễn ra hai lần, lần đầu trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức," cây viết Phạm Vũ Lửa Hạ dẫn lời ông Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn 'Cảm tình viên', nguyên tác tiếng Anh 'The Sympathizer' vừa đoạt giải Pulitzer danh tiếng.

Ông Lửa Hạ cũng dẫn Milan Kundera: "Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự quên lãng."

Thủy triều đỏ

Ở thời hiện tại, cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực có thể hiểu là cuộc đương đầu của những người muốn bóc trần sự thật và các quan chức muốn đưa ra một nửa sự thật hoặc thậm chí những lời nói dối trần như nhộng.

Tháng Tư năm nay một thứ trưởng Việt Nam nói "thủy triều đỏ" có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế.

Ngay lập tức các nhà khoa học và các nhà bình luận đã chỉ ra rằng đây là điều không thể xảy ra vì cái gọi là "thủy triều đỏ" có thể thấy bằng mắt thường và gần như không thể khiến các loại cá sống ở tầng đáy biển chết hàng loạt như trong hơn ba tuần qua.

 Cá chết ở bốn tỉnh xảy ra trong hơn ba tuần qua nhưng chưa có nguyên nhân

Lý do còn lại hiện nay là cá bị nhiễm độc do các hoạt động của con người nhưng chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này.

Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của ngư dân đã khiến cả trăm ngàn người ký thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp.

Và cũng có thư ngỏ kêu gọi người dân xuống đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào Chủ Nhật này để bảo vệ môi trường tự nhiên.

41 năm sau khi có độc lập tự do, người dân vẫn không có quyền xuống đường bày tỏ chính kiến theo tinh thần của Hiến pháp.

Họ cũng không thể lập hội để bảo vệ mình và bảo vệ những người sống ở dưới đáy của xã hội.

Trong cuốn 'Cảm tình viên', nhà văn Nguyễn Thanh Việt dẫn lời Karl Marx nói rằng những người bị áp bức và không thể tự đại diện cho bản thân phải có những người đại diện cho họ.

"Không sở hữu tư liệu sản xuất có thể dẫn đến chết yểu, nhưng không sở hữu cách thức đại diện cũng là một dạng tử thần," ông Việt viết.

Nhiều người giàu sụ ở Việt Nam ngày nay được gọi là "tư bản đỏ" và họ có tiền, có quan hệ và có kiến thức để tiếp tục làm giàu.

Nhưng những người thấp cổ bé họng, vốn chiếm phần đông dân số, lại không có cả ba điều này.

Người dân đã được sở hữu tư liệu sản xuất trong hơn 30 năm qua nhưng họ vẫn không có quyền được đại diện đúng mức qua các tổ chức dân sự và phi chính phủ, các luật sư và các nhà làm luật tại Quốc hội.

Việt Nam vẫn luôn nói muốn trở thành nước công nghiệp giàu có nhưng nếu không có cơ chế để người dân yên ổn làm giàu hợp pháp thì lấy đâu ra nước mạnh?


TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VỀ THẢM HỌA QUỐC GIA TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

A- Xét rằng:                 


H1 

1- Bắt đầu từ ngày 6-4-2016, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế và một phần Quảng Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều loài cá sống ở tầng đáy và vùng duyên hải (có cả cá voi) chết hàng loạt trôi vào bờ. Cá, ngao nuôi trong đầm gần biển và lồng bè trên biển cũng đồng số phận, gây ô nhiễm môi trường chưa từng thấy và hết sức nghiêm trọng. Song song đó, một thợ lặn thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đã qua đời hôm 24-04. Ngày 26-04, 5 thợ lặn khác tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phải vào bệnh viện sau khi lặn từ khu vực biển Vũng Áng lên. Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp cấp cứu ở huyện Phúc Trạch (Quảng Bình) vì ăn các loại hải sản nghi nhiễm độc. Cũng khoảng 200 thực khách dự tiệc khai trương một nhà hàng tại huyện Quảng Trạch bị trúng độc sau khi thưởng thức các món cá biển.

Việt Nam : Ngư dân khốn khổ trước thảm họa cá chết ở miền Trung

mediaGần 200 phóng viên chờ đợi cuộc họp báo hôm 27/04/2016 về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng đại diện bộ Môi Trường chỉ đọc một thông cáo viết sẵn.REUTERS/Kham
Trước thảm họa cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung, hôm qua 28/04/2016 hàng trăm ngư dân làng biển Cảnh Dương, Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình đã biểu tình đòi hỏi phải trả lại vùng biển sạch cho người dân. Tình trạng này đang làm dư luận cả nước xôn xao, riêng đối với những người mà cuộc sống gắn bó với nghề cá lại càng khốn khổ.
Bản tin AFP ngày 28/4 cho biết, sau khi hàng ngàn con cá đã bị chết, đến lượt hơn 100 tấn nghêu chết lại được phát hiện ở Việt Nam, có thể do chất thải độc hại từ khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng đống nghêu đã đến kỳ thu hoạch bị chết nằm chồng chất lên nhau trong những ngày gần đây. Hãng tin Pháp dẫn lời một người dân buồn bã nói với một tờ báo trong nước : « Chúng tôi kỳ vọng vào vụ nghêu được mùa này để bán trong những ngày lễ. Nhiều đầu nậu đã đặt cọc mua nhưng đến nay thì mọi thứ tiêu tan ».

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/4/2016


1/ Tin Việt Nam: Công an dừng  buổi trình diễn nghệ thuật “Nỗi đau của cá”

Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.


2/ Tin Việt Nam : Ngư dân khốn khổ trước thảm họa cá chết ở miền Trung

Trước thảm họa cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung, hôm qua 28/04/2016 hàng trăm ngư dân làng biển Cảnh Dương, Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình đã biểu tình đòi hỏi phải trả lại vùng biển sạch cho người dân. Tình trạng này đang làm dư luận cả nước xôn xao, riêng đối với những người mà cuộc sống gắn bó với nghề cá lại càng khốn khổ.
Bản tin AFP ngày 28/4 cho biết, sau khi hàng ngàn con cá đã bị chết, đến lượt hơn 100 tấn nghêu chết lại được phát hiện ở Việt Nam, có thể do chất thải độc hại từ khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.


3/ Tin Hoa Kỳ: Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.
Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên.


4/ Tin Hoa Kỳ: Thúc giục ASEAN đoàn kết và cảnh báo Trung Cộng

Hôm qua, 28/04/2016, Mỹ cho biết TCsẽ mất uy tín trầm trọng nếu phớt lờ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông, đồng thời thúc giục các nước Đông Nam Á kề vai sát cánh với nhau sau khi phán quyết được đưa ra.
Theo Reuteurs, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra phán quyết trong vài tuần tới về vụ Philippines kiện TCvề đường « lưỡi bò », tức là về việc Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.


5/ Tin Nga: Ủng hộ Trung Cộng thách thức Mỹ về Biển Đông

Nga đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho việc TC chống lại các hành động của Mỹ ở hai điểm nóng an ninh của châu Á giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc họp báo của hai ngoại trưởng Nga và TC ở Bắc Kinh hôm 29/4, Nga đã ủng hộ lập trường của Trung C là các nước không có tuyên bố chủ quyền như Mỹ chớ nên “can thiệp” vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.


6/ Tin Hoa Kỳ: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tỏ ý ủng hộ dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam

Hãng Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói hôm 28/4 ông sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ những hạn chế về bán vũ khí cho Việt Nam.
Tại cuộc điều trần hôm 28/4, khi Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện đồng thời là cựu tù binh ở Việt Nam, đặt câu hỏi liệu ông có ủng hộ việc dỡ bỏ các hạn chế không, ông Carter đã nói: “Chúng ta đã bàn thảo vấn đề này trước đây và tôi trân trọng vai trò lãnh đạo của ngài về việc đó, thưa Chủ tịch, và câu trả lời là có”.


7/ Tin Nam Phi: Tổng thống Nam Phi 'có thể bị khởi tố'

Tòa Thượng thẩm Nam Phi nói cần phải xem lại quyết định hủy bỏ 783 cáo buộc tham nhũng đối với Tổng thống Jacob Zuma.
Những cáo buộc này bị hủy bỏ vào năm 2009, vài tuần trước kỳ bầu cử mà ông Zuma trở thành Tổng thống. Chánh án Aubrey Ledwaba nói quyết định của Trưởng công tố viên tại thời điểm đó, Mokotedi Mpshe, là không hợp lý. Ông Zuma luôn phủ nhận các cáo buộc liên quan vụ mua bán vũ khí của chính phủ trị giá hàng tỉ USD.


8/ Tin Bắc Triều Tiên: Tuyên án một người Mỹ gốc Triều Tiên 10 năm tù giam

Bình Nhưỡng tuyên án một người đàn ông Mỹ gốc Triều Tiên 10 năm tù lao động khổ sai về tội âm mưu lật đổ chế độ miền Bắc.
Một tòa án Bắc Triều Tiên đã ra phán quyết hôm 29/4 đối với công dân Mỹ Kim Dong Chul. Tháng trước, ông Kim đã thú nhận tìm cách đánh cắp bí mật quân sự của Bắc Triều Tiên, và xin được khoan hồng khi bị lôi ra trước báo chí truyền thông ở Bình Nhưỡng hồi tháng Ba.


9/ Tin California: Để ngực trần phản đối Donald Trump ở Quận Cam


COSTA MESA, California (NV) – Nhiều phụ nữ, trong số hàng ngàn người đổ về khu vực OC Fair & Event Center, thành phố Costa Mesa, Quận Cam, đã để ngực trần cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, khi ông này đến tham dự một cuộc tập hợp quần chúng trong chiến dịch tranh cử vào chiều 28 Tháng Tư, 2016. Sự có mặt của ông Trump thu hút hàng người đến để ủng hộ nhiệt tình cũng như chống ông rất dữ dội.


Đại sứ Việt Nam ở Mỹ trong ‘vòng vây’ của người biểu tình

Trong bài phát biểu của mình, đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc Mỹ và Việt Nam hiện cũng thảo luận “những vấn đề còn khác biệt như nhân quyền”.
Trong bài phát biểu của mình, đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc Mỹ và Việt Nam hiện cũng thảo luận “những vấn đề còn khác biệt như nhân quyền”.
 
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên.

Trung Quốc còn lâu mới đuổi kịp Hoa Kỳ

Hà Tường Cát

Vai trò siêu cường quốc duy nhất nắm quyền lãnh đạo thế giới của nước Mỹ kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, phải chăng nay đang đi tới chỗ chấm dứt?


Tàu ngầm nguyên tử tác chiến USS Virginia (SSN -774) của Hải Quân Mỹ vượt xa các tàu ngầm nguyên tử mới nhất do Trung Quốc chế tạo. (Hình: U.S. Navy photo by General Dynamics Electric Boat )

Đó là thắc mắc đặt ra do Trung Quốc, dân số khổng lồ và nền kinh tế đang tiến lên đứng đầu thế giới, rõ ràng có tham vọng tở thành siêu cường ngang bằng hay thế chỗ Hoa Kỳ. Dù cho tăng trưởng của nước này hiện có chậm lại nhưng cũng sẽ vẫn còn nhanh hơn Hoa Kỳ trong nhiều năm. Dùng sức mạnh tiền bạc, Trung Quốc đã không ngừng lôi kéo bè bạn, răn đe 'kẻ thù', hiện đại hóa quân sự và hành động bành trướng bá quyền khu vực. Do đó, trong quan điểm của nhiều người, vấn đề không phải Trung Quốc có trở thành siêu cường hay không mà chỉ là bao giờ?

LỜI NGUYỀN LÁNG GIỀNG

Bùi Quang Vơm


Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phần 1: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Việt Nam và Trung Quốc có lời nguyền láng giềng đeo đẳng từ khi lập nước. Một nghìn năm Bắc thuộc, là châu quận của Trung Quốc, An Nam Ðô Hộ Phủ. Rồi gần một nghìn năm tiếp theo, dù có một vương trìều độc lập, cho đến trước khi chính thức bị giao nhượng cho Pháp bằng hiệp định Pháp Thanh năm 1885, Việt Nam vẫn là một quốc gia phiên thuộc của Trung Quốc, ít nhất trên hình thức.

Các vị vua của Việt Nam, sau khi lên ngôi, phải được sự thừa nhận của Thiên triều. Không có chiếu phong vương, vương triều Việt không có tính chính danh và triều đình có nguy cơ bị Thiên triều cất binh trừng phạt. Thông thường, vị vua hay hoàng đế tự lập của Việt Nam, ngay sau khi lên ngôi phải đích thân diện kiến Thiên tử để nhận chiếu phong vương. Nếu không thể đích thân, phải cử đặc sứ trình bẩm việc lên ngôi và xin chiếu tấn phong. Những tập quán như thế đã trở thành một quy tắc hàng nghìn năm, như một lẽ đương nhiên trong tiềm thức của cả người Trung Hoa lẫn quan dân người nước Việt. Sự thật lịch sử này, về phía Việt Nam được giải nghĩa là sự khôn khéo để vừa giữ được độc lập, vừa giữ được hoà bình, tránh được thảm họa chiến tranh. Nhưng ở phía Thiên triều, nghĩa là đối với người Trung Quốc thì đó là sự thần phục, một sự thừa nhận phiên thuộc.

Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử



Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn hơn một nửa năm nữa mới tới, và không thể biết chắc ai sẽ được đề cử để đại diện cho hai đảng lớn, và càng không thể biết chắc ai sẽ là vị chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng cũng không phải quá sớm để đánh giá tâm trạng của hơn 320 triệu người dân nước này và ý nghĩa của nó đối với người sẽ chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử mà hẳn đối với đại đa số mọi người trên thế giới chính là một bộ phim truyền hình chính trị không hồi kết.

Dân Quảng Bình biểu tình về vụ cá chết



 Hàng trăm người dân Cảnh Dương chăng lều bạt chặn đường Quốc lộ 1A

Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hôm 29/4 tiếp tục biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.

Tin tức nói hàng trăm người, đa phần là phụ nữ, đã chăng lều bạt trên đường Quốc lộ 1A, khiến giao thông đình trệ.

Vào khoảng đầu giờ chiều, đã có một số người dân giơ khẩu hiệu phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả rác thải, ông Hoàng Đức Thụ, một người có mặt tại khu vực cho BBC Tiếng Việt biết.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Sợ thảm họa biến thành khủng hoảng, dân nài chính phủ thu mua cá chết



Chính quyền Việt Nam đưa ra một số khuyến cáo không nên ăn cá ở những khu vực xảy ra thảm họa.
Chính quyền Việt Nam đưa ra một số khuyến cáo không nên ăn cá ở những khu vực xảy ra thảm họa.


Một số nhà hoạt động, tổ chức dân sự Việt Nam đang lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam khẩn cấp có biện pháp thu mua và tiêu hủy cá chết ở các vùng biển miền Trung để tránh tình trạng nhiều người vớt cá nhiễm độc đem bán cho thương lái trữ đông, từ đó chuyển đi các nơi để tiêu thụ, chế biến.

Chưa bao giờ, Việt Nam đứng trước một thảm họa về môi trường khiến người dân cả nước quan tâm nhiều như vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung hiện nay.

Báo động đỏ thảm họa môi trường: rừng ngập mặn Kỳ Anh đồng loạt chết

Cá chết rồi người chết

clip_image002


Mấy tuần nay, báo chí tập trung vào hiện tượng cá chết hàng loạt để mổ xẻ, đưa tin về những hiện tượng, số liệu, cách hành động của cơ quan công quyền, đã làm cho dư luận chú ý đến nhiều vào việc cá chết, người chết. Sự việc không đơn giản vì vùng nhiễm độc từ Hà Tĩnh đã lan vào tận Đà Nẵng xa xôi, hơn 200 km bờ biển miền Trung đầy nắng gió hẹn mùa du lịch đang bị đe dọa nghiêm trọng.


Sự vô tâm, lảng tránh và thái độ bao che qua cách làm việc, cách phát ngôn của quan chức từ trung ương đến địa phương, đã làm dậy sóng dư luận. Người ta đã phát hiện ra những “sự im lặng chết chóc” kể từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến các cơ quan chức năng và quan chức nhà nước ở vụ này.


clip_image004


Tối 27/4/2016, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã tổ chức “cuộc họp báo kỳ dị”. Sau gần một tháng xảy ra sự việc, sau 9 tiếng đồng hồ báo chí chờ đợi, Bộ TNMT đã họp báo chỉ mấy phút và đưa ra kết luận là chưa rõ nguyên nhân cá chết, nhưng không phải Formosa – đối tượng được đông đảo người dân và báo chí chỉ đích danh là nguồn gây ô nhiễm.


Kết thúc cuộc họp báo, các nhà báo thất vọng và chưng hửng với cách tổ chức và giải thích của Bộ TN-MT. Cuộc họp báo tối nay có nội dung tương tự như bản thông báo kiểu: “Chúng tôi xin thông báo: hiện nay chưa có gì để thông báo, nên chúng tôi xin thông báo để đồng bào biết, khi có gì cần thông báo, chúng tôi sẽ thông báo sau. Chấm hết”!?


Người dân đặt câu hỏi: lý do gì đằng sau những sự lúng túng và ấm ớ, chậm chạp và lần khần đó?


Phải chăng là vì Formosa là một dự án nhiều khuất tất và phía sau là người Tàu?


Thực vật cũng đang chết hàng loạt


Có một điều ít ai chú ý, là không chỉ động vật biển, cá và con người chết vì ngấm độc, mà ngay cả thực vật cũng đã bị tiêu diệt trên bờ biển Hà Tĩnh.


Bài viết trên báo Hà Tĩnh vào ngày 30/3/2016 đã báo động hiện tượng này. Bài báo viết: “Xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh – Hà Tĩnh) có 75 ha rừng ngập mặn, thế nhưng, thời gian qua, gần 26 ha thuộc các thôn Nam Hà, Đông Hà và Hải Hà bị chết đồng loạt. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng gần đây, mật độ ngày càng dày đặc.”


Rừng ngập mặn ở đây được trồng vào năm 1992, chủ yếu là đước, sú và cây vẹt, chạy dọc tuyến đê biển. Trước đây, khi chưa có tuyến đê chắn sóng, khu rừng ngập mặn xã Kỳ Hà như một “thành lũy” bảo vệ hàng nghìn hộ dân nơi đây mỗi khi có sóng to, triều cường mạnh. Ngư dân vùng bãi ngang còn có nguồn thu đáng kể từ khai thác thủy, hải sản.


clip_image005

Ảnh: báo Hà Tĩnh


Ông Nguyễn Tiến Hào, người dân xã Kỳ Hà cho biết: “Trước đây, cánh rừng ngập mặn này đẹp lắm, cây cao 2-3 m. Không hiểu sao thời gian gần đây bị chết đồng loạt như thế”.


Ông Nguyễn Hồng Chung – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà thông tin: Trước tình trạng này, chính quyền địa phương đã báo cáo lên cấp trên. Hiện chưa có một thông tin nào về nguyên nhân dẫn đến rừng ngập mặn ở Kỳ Hà bị chết”.


Bài báo viết từ 30 tháng 3/2016, nhưng không được ai chú ý và lãnh đạo tỉnh lo “kiện toàn bộ máy”, ngay cả vụ cá chết cũng lẩn như chạch. Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, lãnh đạo địa phương bị báo chí phê phán là “tàng hình”, thì tờ báo này bắt đầu có những bài viết ngược lại rằng: “Biển đã sạch, dân đã ra khơi…” nhằm che giấu hậu quả của thảm họa môi trường. Đương nhiên vụ rừng chết đã phải dừng lại không nói đến.


Không chỉ động vật nhạy cảm với chất độc, mà cả thảm thực vật cũng chết, thì còn gì là môi trường?


Hẳn là Bộ TN-MT không thể đổ lỗi là tại Thủy triều đỏ!


Một đại thảm họa môi trường đã thực sự bắt đầu ở Việt Nam.


S.H




Bauxite Việt Nam

Tranh luận về chiến tranh Việt Nam tiếp diễn sau hơn 50 năm



Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016


Greg Flakus
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ tư đã đọc bài diễn văn đầy cảm xúc tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin. Theo tường thuật của thông tín viên Greg Flakus của đài VOA, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nghẹn ngào, suýt khóc, khi ông nói tới cái giá kinh khiếp mà những người tham gia cuộc chiến đã phải trả, cũng như sự chuyển đổi của mối quan hệ Việt-Mỹ thông qua những liên hệ về thương mại và sự hợp tác trong các lãnh vực khác mà ông nói là đã làm cho hai nước cựu thù trở thành đối tác của nhau.