Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

15232 - Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp



Quảng cáo của Tân Hoa Xã tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ. Ảnh: untappedcities.com. Đồ hoạ: Luật Khoa.


Vào năm 2011, khi Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) thuê một slot quảng cáo lớn ở Quảng trường Thời đại (Times Square) tại New York, một trong những khu vực đặt quảng cáo đắt nhất hành tinh, và ký hợp đồng thuê 20 năm cho tầng trên cùng của một tòa nhà chọc trời ở Broadway để làm trụ sở mới của họ tại Mỹ, nhiều người đã nghĩ, “cuối cùng người Trung Quốc cũng xuất hiện”.

** 15231 - Toàn dân có gì để bảo vệ chủ quyền?


Một bài báo trên VietnamNet đăng ngày 24 tháng 7 có tựa đề “Nhịn để được yên ổn” làm giảm sức mạnh của Việt Nam” đăng vài giờ thì bị giật xuống đặt tít lại với ý nghĩa hoàn toàn khác “Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc”.

** 15230 - Suy nghĩ về các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính

Trần Quang hiệu đính


Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới, lý do đơn giản là Bắc Kinh rất hào hứng nhận ra rằng các hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả. Từ đó, điều này sẽ trở thành một động lực không chỉ cho Trung Quốc mà còn là các nước khác trong và ngoài khu vực đang nhen nhóm ý định bình thường hoá các hành vi cưỡng ép trở thành bộ công cụ tiêu chuẩn trong cách hành xử quốc gia khi mà lẽ phải sẽ thuộc về kẻ nắm quyền. 

15229 - Khi thủ tướng… lạ

Viet-studies - Nguyễn Văn Chiến

TT Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: AP/ Hau Dinh

Xin nói ngay rằng “Thủ tướng lạ” không hề là… “Thủ tướng Trung Quốc”. Nhớ mấy năm xưa khi các ngư phủ miền Trung liên tiếp bị   tấn công, đánh đập, thậm chí bị bắt cóc đòi tiền chuộc mà báo chí nhà nước ta vẫn ê a một điều “tàu lạ”, hai điều “tàu bạn”; đã có người lên Internet nhắc nhở sử gia – đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nên ý tứ, cụ thể là đổi tên thành… Dương Lạ hay Dương Bạn cho khỏi phạm húy!
Từ “lạ” ở trên chỉ ngụ ý là vượt ra ngoài “common sense”, tức ra ngoài phạm vi của nghĩa lý hay trí khôn thông thường.
Diễn tả bằng tiếng lóng bình dân là “ở cõi trên”, hay “ở trển xuống”.
Trong bài “Cãi với ông thủ tướng người xứ cãi” tôi từng nhắc đến cái lạ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là khâu đột phá quan trọng”. Cụm từ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” này đã được mang ra nhét vào lỗ tai của dân ta từ mấy chục năm rồi mà thủ tướng cũng lấy đó làm “khâu đột phá quan trọng” được, có lẽ ngài là loại người không sống trên cõi trần!
Gần đây, VnExpess ngày 4.7.2019, VnExpress thông tin “Thủ tướng: ‘Các Bộ cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa thực chất’”: “Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến tháng 6, ngày 4/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nền kinh tế đã đi qua 6 tháng đầu năm 2019 trong bối cảnh tình hình thế giới trì trệ, có nhiều bất trắc, biến động nhanh.”
Cũng đúng là logic của người cõi trên!
“Tình hình thế giới trì trệ” có nghĩa là thế giới hầu như bất động, tiến rất chậm.
Thủ tướng vừa mới bảo thế giới “trì trệ”, tiến rất chậm, chư kín kẽ răng lại nói tiếp rằng thế giới “biến động nhanh”, lối suy nghĩ của thủ tướng quả là vượt ra ngoài khuôn khổ của không – thời gian.
Ta sống trong không gian ba chiều, cỡ thiên tài như Albert Eistein thêm chiều nữa là thời gian, bảo là thời gian co rút, không gian trương nở.
Cỡ thủ tướng nhà mình cũng vậy!
Sau đây tôi xin cập nhật một bản tin nói lên tính chất “vượt tầm cỡ” của thủ tướng.
Ngày 30.6.2019 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ “trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (NXP) tại lễ hội hoa sen Nhật – Việt tại thành phố Kinokawa, tỉnh Wakayama, Nhật Bản, sáng 30/6” .
Tôi xin đi thẳng vào bài:
1. NXP: Xin Kính thưa ngài Ni-cai Tô-si-hi-rô, Tổng Thư ký đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam,
Thưa Ngài Ni-xa-ca I-ô-xi-nô-bư, Thống đốc Tỉnh Oa-ca-i-a-ma,
Thưa Ngài Na-ca-mư-ra Xin-di, Thị trưởng thành phố Ki-nô-ca-oa,
Thưa Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam,
Thưa các bạn Nhật Bản và Việt Nam thân mến
Góp ý và nhận xét:
– Nói sai, nói thừa!
– Trừ nước CHXHCN Việt Nam có bí thư tỉnh ủy và chủ tịch (phó bí thư), còn lại đứng đầu một tỉnh thì gọi là tỉnh trưởng. Người Anh dùng từ Governor nhưng áp dụng cho từng “không gian địa lý” khác nhau, khi dịch sang tiếng Việt ta phải xem đất đặt tên: đứng đầu ngân hàng quốc gia thì nói là thống đốc, đại diện vua hay nữ hoàng cai quản một thuộc địa ta gọi là toàn quyền, đứng đầu một tỉnh thì gọi là tỉnh trưởng!
– Thị trưởng là quan chức đứng đầu một thành phố. Nói “Thị trưởng Ki-nô-ca-oa” là đủ, sao thủ tướng lại nói thừa là “Thị trưởng thành phố Ki-nô-ca-oa”?
2. NXP:  Hôm nay, tôi rất vui mừng cùng đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đến thăm tỉnh Oa-ca-i-a-ma (Wakayama) tươi đẹp, hiếu khách và tham dự Lễ hội Hoa sen Việt Nam – Nhật Bản, sự kiện đặc biệt dành riêng cho loài hoa cao quý được cả người dân Việt Nam và Nhật Bản yêu thích.
Góp ý và nhận xét:
– Việt Nam có câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùi mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Sau này có thêm câu (của Bảo Định Giang?):
Tháp Mười đẹp nhất có sen
Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ
Tuy nhiên “tình cảm” của người Việt với hoa sen nay đã khác.
– Thứ nhất, thủ tướng cần biết là từ lâu giới trí thức – nghệ sĩ Bắc Hà (thí dụ nhà thơ Phùng Quán) rất dị ứng với sự “thanh cao” loại “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen như thế đã vong ân, bội nghĩa, sống nhờ bùn mà làm cao, làm sang, khinh miệt bùn lầy.
– Thứ hai, thủ tướng cũng cần biết thêm là bấy lây nay hoa sen đã bị mang ra “trây” còn tồi tệ hơn bùn, thể hiện qua những tấm hình mà thỉnh thoảng dân mạng Việt Nam la ó trên mạng xã hội:
– Mượn từ “lon” mà Cục trưởng văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương e ngại rằng sẽ có người “thêm mũ, thêm dấu”, tôi xin diễn tả bức hình trên:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần “lon” mà chẳng hôi tanh mùi “lon”
(Cũng xin mở ngoặc thắc mắc luôn một thể: Không rõ bà cục trưởng kia có thấy ngại cho “thuần phong mỹ tục” hay không khi thủ tướng đi đông đi tây, đặc biệt là đi các nước nói tiếng Anh và được giới thiệu là “Mr Phúc” hay “Sir Phúc”?
3. NXP: Càng đặc biệt hơn khi tại Lễ hội này, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa sen Việt Nam, đã vượt muôn vạn dặm đường từ đất nước Việt Nam xa xôi để cùng khoe sắc với hoa sen Oga Nhật Bản, những bông hoa bừng nở từ hạt giống đã ngủ yên hai nghìn năm trong quá khứ. Đó là một minh chứng sống động cho sự kết nối tinh thần sâu sắc, bền chặt giữa nhân dân hai nước chúng ta.
Góp ý và nhận xét:
– Đây là kiểu suy diễn “ngụy nhân quả” (post hoc fallacy). Việt Nam có hoa sen, Nhật cũng có hoa sen, hạt sen Nhật ngủ yên 2000 năm rồi nay thứ giấc, việc này có quan hệ gì đến “sự kết nối tinh thần sâu sắc, bền chặt giữa nhân dân hai nước”?
– Theo thủ tướng thì hoa sen Nhật mới được nhân giống trở lại từ những hạt giống hai ngàn tuổi, tức từ lúc Thiên Chúa Giáng Sinh, lúc nước ta còn nằm trong tình trạng Bắc thuộc. Thế mà sự “sự kết nối tinh thần sâu sắc, bền chặt” ấy không đủ để ngăn cản nạn nói năm 1945, tức mới hơn nửa thế kỷ trước!
4. NXP: Thưa Quý vị,
Giao lưu giữa hai nước chúng ta bắt đầu từ hơn 1000 năm trước, được xây dựng, vun đắp qua quá trình giao lưu nhân dân, văn hóa, thương mại và cả những mối lương duyên đầy ý nghĩa. Giữa đất nước, con người Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, cũng có nền văn hóa đặc sắc, giàu truyền thống, coi trọng chuẩn mực đạo đức; người dân cần cù, chăm chỉ, kiên cường.
Từ thế kỷ thứ 8, nhà sư Phật Triết của Lâm Ấp Việt Nam (nay là Miền Trung) đã tới Nara, kinh đô Nhật Bản để giới thiệu Âm nhạc của Lâm Ấp thời đó và tới nay vẫn được biểu diễn trong những nhạc khúc của nhã nhạc Nhật Bản, đó cũng là sự đồng điệu về thanh âm với Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam ngày nay. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, rất nhiều thương thuyền của Nhật Bản đã cập cảng Hội An, một thương cảng quốc tế phồn vinh ở miền Trung Việt Nam thời kỳ đó, khu phố Nhật Bản cũng dần được dựng lên tại Hội An, mà giờ đây là điểm đến yêu thích của muôn vạn du khách Nhật Bản.
Góp ý và nhận xét:
– Đây không chỉ là “ngụy nhân quả” mà là ngụy biện toàn phần. Thủ tướng dựng lên một chuyện không có để rút ra một kết luận chỉ để sướng miệng.
– Đến Nhật đọc diễn văn nhắc chuyện “nhà sư ‘Việt Lâm Ấp’ đến Nhật từ thế kỷ thứ tám”, thủ tướng làm ta nhớ tới hai ông tổng thống Mỹ. Trong bài nói chuyện tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 17.11.2000, nguyên Tổng thống Bill Clinton đã viện dẫn rằng hai thế kỷ trước ông Thomas Jefferson đã mang giống lúa Việt về trồng tại nông trại của mình ở Virginia, sau đó (1945) đến lượt Hồ Chí Minh nhắc tên và mượn ý bản tuyên ngôn dân quyền của ông Jefferson trong bài Tuyên ngôn độc lập. Mười sáu năm sau ông Obama cũng nhắc lại câu chuyện thú vị này khi đến Hà Nội.
– Tuy nhiên câu chuyện mà thủ tướng nêu ra chỉ khiến ta nhớ đến lời của Hồ Quý Ly “Đọc được bao nhiêu sách mà dám nói chuyện Hán Đường”!
– Vương quốc Lâm Ấp (Lin Yi) tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tức cuối thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 7, thế mà ít nhất là một trăm năm sau (thế kỷ thứ 8) lại có “nhà sư Phật Triết của Lâm Ấp Việt Nam”!
– Nhưng Lâm Ấp là tiền thân của vương quốc Champa. Đó là vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam, ly khai từ quận Nhật Nam thời Bắc thuộc. Vương quốc này được xem là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Champa, mở đầu cuộc gặp gỡ giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ tại bán đảo Đông Dương, Lâm Ấp sử dụng chữ Phạn làm ngôn ngữ chính thức.
– Ta không thể đánh giá cả một đảng qua hành vi hủ hóa của một ông bí thư chi bộ, và ta không thể vì một cố ông bí thư tốt người tốt nết mà ca ngợi cái đảng “thoái hóa, biến chất”! Cứ chấp nhận vương quốc Lâm Ấp kéo dài đến thế kỷ thứ 8 đi, nhưng chuyện một nhà sư như thế đâu đáng để nêu lên cái gọi là “quá trình giao lưu nhân dân, văn hóa, thương mại và cả những mối lương duyên đầy ý nghĩa”?
– Khi khai thác câu chuyện trên để minh họa cho tình hữu   nghị Việt-Nhật, thủ tướng đã hóa phép cho thời gian giãn ra thêm hơn một thế kỷ! Nhưng chưa đủ, thủ tướng còn tiện thể cho “không gian địa lý” trương nở, phình to ra, chạy dài mấy vĩ tuyến.
– Thử ôn lại xem lãnh thổ Việt trong thời kỳ đầu lập quốc cho đến khi nhà sư “Lâm Ấp Việt Nam đi Nhật” đã bể dâu như thế nào:
i. Đầu tiên là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng trong truyền thuyết bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam.
ii. Thời Bắc thuộc lãnh thổ Việt (bị Tàu đô hộ) kéo dài tớ Hà Tĩnh hiện tại. Thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ tiến đánh Chiêm Thành, chiếm thêm vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân nhưng không giữ được lâu vì Chiêm Thành thường phản công giành lại.
iii. Việt Nam giành lại độc lập sau khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán vào năm 938. Lãnh thổ lúc này gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với lãnh thổ Văn Lang.
iv. Tới tận năm năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành và sau đó vua Chiêm cắt vùng đất phía bắc dâng cho Đại Việt. Vùng đất này thuộc tỉnh Quảng Bình và một phần Quảng Trị. Năm 1306 Chế Mân dâng châu Ô và chậu Rí cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, đó nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày nay.
– Như vậy thì khái niệm “nhà sư Lâm Ấp – Việt Nam” của Thủ tướng không chỉ buồn cười mà còn sặc giọng “bành trướng”. Vì lẽ bọn “bành trướng bá quyền Bắc Kinh” cũng sử dụng những luận điểm tương tự để dạy con trẻ chúng nhằm chúng hiểu rằng lãnh thổ Việt Nam hiện tại vốn là của Tàu.
– Nói theo thủ tướng thì lịch sử nước Mỹ không chỉ gói gọn trong “hơn hai trăm năm văn hiến” mà cũng như nước ta, có dư bốn ngàn năm! Vì trước khi người Mỹ đặt chân đến ở đây đã có “người da đỏ American”, tương tự “nhà sư Lâm Ấp Việt Nam”.
5. NXP: Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và ngày nay, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã trưởng thành trên tầm cao mới Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (3/2014).
Cùng với sự phát triển của quan hệ hai nước, giao lưu hợp tác giữa các địa phương của Nhật Bản, trong đó có tỉnh Oa-ca-i-a-ma với Việt Nam đang phát triển tốt đẹp mang tính bổ trợ cho nhau và đạt nhiều kết quả thực chất về du lịch dịch vụ, nông nghiệp hiện đại, đã thành công trong mô hình phát triển bền vững. [..]
Góp ý và nhận xét:
Kẻ thù của kẻ thù ta là bạn của ta. Việt Nam và Nhật hiện đang bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ nên việc trở thành “đối tác chiến lược” là điều dễ hiểu. Chuyện là vậy, nhung thôi, cũng đừng quá câu nệ mà chấp nhận lời tán dương hoa mỹ của ông thủ tướng.
– Nhưng “quan hệ hữu nghị… mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện” kiểu gì mà chỉ một “tỉnh Oa-ca-i-a-ma” cũng có thể quan hệ với nước Việt Nam như thể là một quốc gia độc lập?
6. NXP: Ca dao truyền thống Việt Nam có câu:
Hoa sen sao khéo giữ màu,
Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai
Xin được mượn câu ca dao mang đầy ý nghĩa này thay cho lời chúc Lễ hội hoa sen thành công tốt đẹp và chúc quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, quan hệ giữa Việt Nam và tỉnh Oa-ca-i-a-ma ngày càng phát triển mạnh mẽ, tình thân sâu sắc thắm màu, không phai.
Xin cảm ơn.
Góp ý và nhận xét:
– Nói “ca dao” là được rồi, sao phải chêm “ca dao truyền thống”?
– Nói thế, chắc là ông thủ tướng thừa nhận sự tồn tại của “ca dao phi truyền thống” thí dụ như mấy câu từ Bắc truyền vào Nam sau năm 1975:
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ có đài có xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ có nhà, có ti vi
Mỗi người làm việc bằng tư
Để cho cán bộ ăn dư, có thừa
Mỗi người làm việc bằng năm
Để cho cán bộ chúng nằm chúng ăn!
Tóm lại thủ tướng không chỉ “lạ” mà còn sai, sai rất nhiều.
Nói về sai thì trên đời này có nhiều kiểu sai: sai do sơ suất, sai do dốt, sai do ngu.
Kỳ tới tôi sẽ bàn thêm về chuyện này!
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 18-6-19

15228 - Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn - Sài Gòn




Ông khói của một xưởng xay xát gạo được xây bên bờ rạch Chợ Lớn trong những năm 1910. Ảnh trích từ http://www.space-in-asia.net/arroyo-chinois/ Nadal

Chợ Lớn - quận 5 được coi là huyết mạnh của Sài Gòn, là nơi cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân. Chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ vải Soái Kình Lâm, thương xá Đại Quanh Minh, phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông… nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà khắp vùng châu thổ Cửu Long đều biết đến.

15227 - Hội nghị Bắc Đới Hà



Ảnh minh họa: Trung Quốc Ä‘ang lui về trạng thái "toàn trị" nhÆ° dÆ°á»›i thời Chủ tịch Mao Trạch Đông vá»›i sá»± lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận BìnhẢnh minh họa: Trung Quốc đang lui về trạng thái "toàn trị" như dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông với sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình

Hội nghị tuyệt mật

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, giới quan sát quốc tế cho rằng lãnh đạo của Trung Quốc đang có hội nghị tuyệt mật tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà bên biển Bột Hải cách Bắc Kinh gần 300 cây số về hướng Đông. Theo dõi tin tức Trung Quốc, ông cho rằng nghị trình của cuộc họp này sẽ là những gì?

15226 - Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu?



Các hộ dân gốc Việt trên sông Tonle Sap nói với BBC rằng không biết phải sống ra sao khi bị đưa lên bờ

Các hộ dân gốc Việt trên sông Tonle Sap nói với BBC rằng không biết phải sống ra sao khi bị đưa lên bờ


Chúng tôi tới Campuchia sau tròn 40 năm quân đội Việt Nam đến đây chiếm đóng đất nước này (1979 - 2019) chỉ để chứng kiến hàng trăm gia đình ở khu vực Biển Hồ bị đưa lên bờ trong điều kiện tạm bợ. Hàng trăm hộ khác cũng sẽ sớm phải rời làng nổi. Đây là những gia đình thuộc cộng đồng gốc Việt sống trên khu vực Biển Hồ hoặc trên sông Tonle Sap. Họ phần lớn sinh ra tại Campuchia, vốn bị xếp vào những người 'vô chính phủ' do không được công nhận là công dân nước này. Nay họ đối mặt thêm khó khăn mới khi phải dời từ các làng chài đã sinh sống nhiều đời để lên bờ.

** 15225 - Bạch thư quốc phòng Trung Quốc nói gì?



                                         Hải quân Trung Quốc. Hình minh họa.


Ngày 24 tháng Bảy tuần qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố bạch thư về chiến lược quốc phòng. Bạch thư lần trước được công bố cách đây hơn bốn năm, tháng Năm 2015. Trước đó nữa là tháng Tư 2013, tháng Ba 2011, và tháng Giêng 2009.

** 15224 - The Diplomat: ĐCSTQ đã tự tạo ra chính điều mà nó vẫn sợ hãi

Sarah Cook - Minh Nhật biên dịch
Sarah Cook là một chuyên gia nghiên cứu Đông Á, phụ trách thông cáo các vấn đề Trung Quốc trong tổ chức nhân quyền Freedom House. Cô là tác giả của nghiên cứu: “Cuộc chiến vì linh hồn Trung Hoa: Sự hồi sinh tín ngưỡng, đàn áp và phản kháng dưới thời Tập Cận Bình“. Ngày 20/7 vừa qua, The Diplomat đã đăng tải bài viết của Sarah Cook có tựa đề “In July 1999, the CCP created exactly what it had feared” (Tạm dịch: Tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ tự tạo ra chính điều mà nó vẫn sợ hãi) nói về thời điểm cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu 20 năm trước. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản tiếng Anh xem tại đây.

15223 - Hội thảo đèn cù






Ông Võ Văn Thưởng dẫn phái đoàn qua Trung Quốc dự Hội thảo lý luận lần thứ 15 với ĐCSTQ trong tháng 7.2019. Ảnh: Lương Tuấn/ PV TTXVN ở Trung Quốc

Đảng CSVN lập kỷ lục thế giới về viết nghị quyết (NQ). Mọi việc, dù lớn, dù nhỏ, dù thuộc bất kỳ lĩnh vực nào đều viết được thành NQ . Mà NQ nào cũng dài. Xét riêng từng chữ, từng câu của mỗi NQ thì khá hay, khá đúng, nhưng xem toàn bộ thì chỉ là một đống ngôn từ trống rỗng.

15222 - Tư duy chính trị của người phương Tây vs người Việt

Tham gia các diễn đàn ‘phản động’ trong nước và ngoài nước một thời gian dài, tôi thấy có vài điểm khác biệt trong tư duy chính trị của người Phương Tây và Việt Nam. Đây là một điều ít ai để ý hoặc nhắc đến. Nó giúp giải thích vì sao Phương Tây lại sinh ra các nền dân chủ tự do, còn Việt Nam và những nước Khổng Giáo thì lại có xu hướng độc tài.

15221 - LS Lê Công Định: Đảng Cộng sản cần 'gạn đục, khơi trong'


Luật sư Lê Công Định
BBC NEWS TIẾNG VIỆT


Image captionLuật sư Lê Công Định đánh giá cao vai trò của các nhóm tư vấn và tổ chức tư vấn độc lập

Nhiều tham vấn và phản biện chính sách độc lập ở Việt Nam có khuynh hướng vượt ra khỏi nguyên tắc cơ bản về quyền lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản, do đó các góp ý 'thường không được lắng nghe', thậm chí có tổ chức còn bị giải thể, theo một luật sư từ Sài Gòn.

15220 - Nhân phẩm bị lợi dụng




Hình minh họa. Hình chụp hôm 11/8/2012: những ngư dân kéo lưới trên một tàu đánh cá ngoài khơi đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Hình minh họa. Hình chụp hôm 11/8/2012: những ngư dân kéo lưới trên một tàu đánh cá ngoài khơi đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh AFP


Anh bạn người Việt gốc Hoa kể lại cho tôi nghe chuyến đi "bán chính thức" kinh hoàng của anh vào đầu năm 80. Dù nhiều năm định cư và thành đạt ở Pháp, ký ức như chưa hề mờ nhạt trong lời kể của anh. Những năm tháng đó, người Việt gốc Hoa giật mình khi thấy mình không thuộc về nơi đâu trên thế giới này. Bắc Kinh mở chiến dịch nạn kiều để tạo làn sóng bất ổn trong Việt Nam.

15219 - Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?




Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

15218 - Hãy xin lỗi những thanh niên, sinh viên và người dân vì lên án Trung Hoa mà bị tù!



HSSV cùng người dân xuống đường biểu tình chống luật đặc khu, cho TQ thuê đất dài hạn. Ảnh: Reuters

Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án tối cao: Hãy xin lỗi những thanh niên, sinh viên và người dân vì lên án Trung Hoa mà bị tù! Nhiều năm qua, đã có nhiều Thanh niên, Sinh viên và người Dân ý thức được hiểm họa Trung Hoa đối với Nhân dân và Đất nước Việt Nam. Họ đã lên tiếng cảnh báo, lên án và phê phán những hành động sai trái, ngang ngược, chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp lẽ phải và lương tri nhân loại của Trung Hoa bành trướng đại Hán.

** 15217 - ‘Vận động giao đất làm đường’: Lại âm mưu ủi sạch Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm!



   Khu vực Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm 

Có thể khẳng định rằng Nhà thờ Thủ Thiêm  Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn nằm nguyên trong một âm mưu chiếm đất của cơ sở tôn giáo này. Cuối tháng 7 năm 2019, chính quyền TP.HCM có một động thái đáng chú ý: Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phân công Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cùng với UBND Q.2 tiếp xúc, vận động đại diện Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm “hợp tác, đồng thuận cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đo vẽ hiện trạng khu đất thuộc khuôn viên nhà thờ, dòng mến thánh giá và bàn giao mặt bằng trước để triển khai ngay công tác thi công tuyến đường ven sông Sài Gòn (R3) theo tiến độ quy định. 

** 15216 - Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào!


Bé trai bắt cá trong một con kênh khô cằn ở quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016.
Bé trai bắt cá trong một con kênh khô cằn ở quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. Ảnh AFP


Dòng Mekong dài hơn 4.300 Km, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Laos, Thailand, Campuchia và Việt Nam. Mới đây, các tổ chức dân sự ở Thái Lan cảnh báo 8 đập thủy điện trên lãnh thổ Trung Quốc giữ nước lại là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường còn gởi kiến  nghị lên Ủy Ban Nhân Quyển NHCR của Thái Lan yêu cầu rà soát lại những dự án  thủy điện sẽ được xây thêm trên dòng Mekong.

15215 - Bắc Kinh không thể đi quá xa trong việc trấn áp Hồng Kông



Người biểu tình Hồng Kông đụng độ với cảnh sát tại Nguyên Lãng (Yuen Long) ngày 27/07/2019. REUTERS/Edgar Su

Đã hai tháng đầy biến động ở Hồng Kông kể từ khi dự luật dẫn độ được đề xuất, dù sau đó đã được chính quyền đặc khu rút lại. Làn sóng phản kháng chưa từng có của phong trào dân chủ ở đặc khu bán tự trị ngày càng sôi sục cùng với bạo lực gia tăng. Bắc Kinh nhận thấy cần phải mạnh tay chấm dứt nhanh chóng cuộc khủng hoảng Hồng Kông, nhưng với khuôn khổ hành động nào để can thiệp trấn áp người biểu tình dân chủ ?

15214 - Ngày 31/07/1975: Nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Jimmy Hoffa mất tích






Biên dịch: Lê Hồng Loan
Vào ngày này năm 1975, James Riddle Hoffa, một trong những nhà lãnh đạo lao động có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20, đã mất tích ở Detroit, Michigan, không bao giờ được nghe tới nữa. Mặc dù ông được cho là nạn nhân của một vụ tấn công của mafia, nhưng bằng chứng thuyết phục chưa bao giờ được tìm thấy, và cái chết của Hoffa vẫn còn là điều bí ẩn cho đến ngày nay.

15213 - Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá



Đài Loan cho dù là “lợi ích cốt lõi nhất”, nhưng trong chiến dịch tuyên truyền gây ảnh hưởng của mình, đối với Trung Quốc (TQ), đảo quốc nhỏ bé này chỉ là một phòng thí nghiệm. Từ những bài học kinh nghiệm có được ở Đài Loan, Bắc Kinh không ngừng vươn vòi ra những thực thể dân chủ khác, tìm cách khuấy đảo và dựng bàn đạp chiến lược.
Úc là mảnh đất rộng lớn màu mỡ cho mục đích đó.
Với hơn một triệu công dân gốc Hoa, đây là một trong những quốc gia phương Tây có số lượng người gốc Hoa đông nhất.
TQ lại là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Khoảng 1/3 lượng hàng xuất khẩu của Úc được đưa đến TQ. Trong năm 2017-18, tổng giá trị xuất nhập khẩu hai chiều của hai nước đạt gần 200 tỷ USD, nhiều hơn cả giá trị giao thương giữa Úc và Nhật Bản cùng Mỹ cộng lại (gần 150 tỷ USD). 
Giống như Đài Loan, Úc cũng ở vào tình trạng mà mức độ phụ thuộc kinh tế vào TQ khiến nhiều người lo lắng, và lác đác luôn có những thông tin cảnh báo về các ảnh hưởng tiêu cực này.
Các tờ báo tiếng Trung phục vụ cho cộng đồng dân cư gốc Hoa ở đây, theo như đánh giácủa nhà nghiên cứu He Qinglian (Hà Thanh Liên), hầu hết đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính quyền Bắc Kinh, tương tự với “số phận” của rất nhiều kênh truyền thông Đài Loan.

Mua chuộc quan chức 


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đón tiếp tại Quốc hội Úc, tháng 11/2014. Ảnh: Getty.

Khác với Mỹ, Canada cùng nhiều nước Châu Âu, Úc lại không cấm những khoản tiền đóng góp tài trợ cho các hoạt động chính trị đến từ nước ngoài.
Kẽ hở này từ lâu đã bị chỉ ra, nhưng cũng giống như lo ngại về việc phụ thuộc vào TQ, trong suốt thời gian dài, mọi thứ được xoa dịu bằng những đồng tiền dồi dào đến từ hoạt động giao thương phát đạt giữa hai bên và các khoản tài trợ hậu hĩ từ những “nhà hảo tâm”.
Cho đến một buổi sáng đầu tháng 10/2015, khi các nhân viên điều tra của Cơ quan An ninh Tình báo Úc (Australian Security Intelligence Organization – ASIO) đột nhập khám xét nhà ở của Roger Uren, cựu trợ lý thư ký của Phòng Thẩm tra Thông tin Quốc gia Úc (Office of National Assessments – ONA), nơi có trách nhiệm báo cáo các tin tức tình báo tuyệt mật cho thủ tướng nước này. 
Roger Uren là một chính trị gia kỳ cựu, được xem là chuyên gia hàng đầu về TQ của Úc, và từng là ứng viên cho chức vụ đại sứ Úc tại TQ. Ông là tác giả một quyển sách về trùm tình báo Khang Sinh, cánh tay phải khét tiếng của Mao Trạch Đông. Bạn bè quen biết đồn rằng Uren, giống như Khang Sinh, cũng có sở thích sưu tầm tranh (nghệ thuật) khiêu dâm.
Nhưng ASIO không có hứng thú với các hoạt động của Uren, ít nhất là trong đợt điều tra khám xét này. Họ tìm bằng chứng về vợ của ông, bà Sheri Yan.

Bà Sheri Yan và chồng Roger Uren. Ảnh: Twitter Sally Neighbour.

Sheri Yan là một người TQ di dân đến Mỹ, gặp Uren, kết hôn và cùng chuyển về Úc sinh sống.
Trong khi Uren tiếp tục là một chuyên gia nổi tiếng về TQ, bà Yan lại phát triển tiếng tăm của mình như một chuyên gia gõ cửa nhà các quan chức TQ (với những người phương Tây muốn thiết lập quan hệ), đồng thời cũng là chuyên gia gõ cửa nhà những chính trị gia cấp cao ở phương Tây (dành cho những người TQ muốn tiếp cận họ).
Giáo sư John Fitzgerald của Đại học Swinburne Úc đánh giá bà Yan là người có “mối liên hệ rất thân thiết gần gũi với một số gia tộc cùng mạng lưới có thế lực và ảnh hưởng nhất ở TQ”. Còn cựu quan chức CIA Peter Mattis đánh giá những người như bà Yan tạo ảnh hưởng không chỉ bằng cách “làm được việc hay tiêm quan điểm của TQ vào trong các mạng lưới, mà còn có vai trò trong việc chỉ điểm, kiểu ‘người này là nhân vật chính, người kia rất quan trọng, và đây là các điểm yếu của họ’”.
Trong các khách hàng của bà, có Chau Chak Wing, một tỷ phú người Úc gốc Hoa, nổi tiếng là nhà tài trợ hào phóng cho các tổ chức từ thiện, trường học, và tổ chức chính trị của Úc.
Chau Chak Wing (Chu Trạch Vinh) là người có tên trong cuộc điều tra của FBI về hoạt động hối lộ John Ashe, chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời điểm năm 2013, thông qua cầu nối là Sheri Yan. 
John Ashe bị cáo buộc lợi dụng chức vụ trong Liên Hiệp Quốc để nhận hàng triệu USD hối lộ nhằm “bôi trơn” cho các phi vụ đầu tư. Chau Chak Wing được cho là đã chuyển 200.000 USD cho John Ashe để mời ông về diễn thuyết tại một hội nghị do Chau tổ chức.
John Ashe chết trước khi ra tòa để trả lời các cáo buộc. Sheri Yan nhận tội đưa hối lộ và chịu 20 tháng tù giam. Riêng Chau Chak Wing, xuất hiện trong tài liệu điều tra của FBI với mật danh CC-3, không bị truy tố. 
Ông Chau còn kiện ngược lại các tờ báo Úc về tội phỉ báng (defamation) và đã được tuyên thắng trong một vụ vào đầu năm 2019 (tờ Sydney Morning Herald tuyên bố sẽ kháng cáo).

Chau Chak Wing (trái) và Thủ tướng Úc John Howard năm 2011. Ảnh: stuff.co.nz.

Chau Chak Wing có thật sự, thông qua sức mạnh kinh tế của mình, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính trường và xã hội Úc hay không, thời gian và rất nhiều cuộc điều tra có thể sẽ trả lời.
Nhưng những nghi ngờ vây quanh ông sẽ không dễ biến mất, khi ông là chủ của hai tờ báo được cho là “thân chính quyền cộng sản”, một ở TQ, một ở Úc, đặc biệt với việc ông từng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC, hay còn gọi là Chính Hiệp), một cánh tay nối dài của đảng Cộng sản TQ, là “mặt trận” (United Front) chuyên thực hiện các “nhiệm vụ chính trị được giao”. (Ông Chau phủ nhận không biết gì về “mặt trận” nào cả.)
Giống như các nhà tài phiệt của Đài Loan nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh, mối nghi ngờ về việc họ phục tùng chính quyền TQ không bao giờ là thừa.
Đó là lý do Chau Chak Wing là một trong hai cái tên được Duncan Lewis, giám đốc Cơ quan An ninh Tình báo Úc, nhắc đến liên tục trong cuộc gặp mặt với quan chức cấp cao của ba đảng chính trị lớn nhất của Úc, cảnh báo họ phải cẩn trọng khi nhận tài trợ từ những nhân vật này.
Cái tên còn lại gây lo ngại hơn cả Chau.
Giống như Chau, Huang Xiangmo (Hoàng Hướng Mặc) là một tỷ phú Úc gốc Hoa đi lên từ kinh doanh bất động sản, và là cái tên nổi tiếng trong giới chính trị Úc về mức độ “hảo tâm” của mình.
Khác với Chau, Huang không ngần ngại công khai quan điểm ủng hộ chính quyền TQ của mình.
Huang Xiangmo là người đứng đầu “Hội Xúc tiến Hòa bình Trung Quốc của Úc” (Australian Council for the Promotion of the Peaceful Reunification of China – ACPPRC). 
Bất chấp việc nhiều lần khẳng định trước báo chí Úc rằng đây là tổ chức “độc lập, phi chính phủ, không liên hệ gì với đảng Cộng sản TQ”, trên thực tế, và ngay từ cái tên, đây là một tổ chức con của “Hội Xúc tiến Thống nhất Hòa bình TQ” (CCPPNR), vốn thuộc “Mặt trận Thống nhất” (United Front), chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản TQ. 
Mục đích hoạt động của những “hội xúc tiến” này không chỉ là “ủng hộ các chương trình giao lưu kinh tế – văn hóa cùng đóng góp từ thiện” như lời của Huang. Đây là nơi tập hợp lực lượng chống lại các phong trào đòi độc lập dân chủ cho Đài Loan, Hong Kong, cũng như bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền của TQ tại biển Đông và biển Hoa Đông.

Huang-Xiangmo (trái) và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull năm 2016. Ảnh: Handout.

Mục đích này được thể hiện rõ qua một sự kiện diễn ra vào giữa tháng 6/2016. Thời điểm đó, Huang Xiangmo đã tuyên bố sẽ đóng góp 400.000 USD cho chiến dịch tranh cử của đảng Lao động Úc (ALP), một khoản tiền đảng này đang rất cần.
Cho đến khi Stephen Conroy, một thành viên cấp cao của ALP phát biểu trước báo giới, chỉ trích các hành động của TQ ở biển Đông là gây bất ổn và “lố bịch” (absurd). Conroy ủng hộ chính phủ Úc tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực này.
Bắc Kinh nổi giận. Huang quyết định hành động.
Ông gọi điện thông báo cho ALP rằng bình luận của Conroy đã khiến đảng này mất đi cơ hội nhận được khoản tài trợ hậu hĩ kia.
Thượng nghị sĩ Sam Dastyari, một ngôi sao đang lên của ALP, nhảy vào cố gắng cứu lửa.
Chỉ một ngày sau phát ngôn của Conroy, Dastyari cùng Huang tổ chức buổi họp báo với sự tham dự của các kênh truyền thông tiếng Hoa. Tại đây Dastyari khẳng khái “biển Đông là chuyện riêng của TQ” và trong vấn đề này, “nước Úc nên giữ vai trò trung lập, tôn trọng quyết định của TQ”.
Nỗ lực can đảm trên khiến Dastyari bị lửa cháy lan. Ông hứng chịu chỉ trích dữ dội từ truyền thông Úc, từ chính quyền, từ cả nội bộ đảng ALP, và cuối cùng mất ghế trong nghị viện. 
Truyền thông điều tra phát hiện mối quan hệ đầy nghi vấn giữa hai người, khi Huang “trả giúp” khoản chi phí pháp lý 5.000 USD của Dastyari, còn Dastyari nhắn gửi Huang “cẩn thận bị tình báo Úc theo dõi”.
Người ta còn phát hiện Dastyari, dưới sự nhờ vả của Huang, đã trực tiếp và thông qua văn phòng của mình nhiều lần gọi điện hối thúc Bộ Di trú (Immigration Department) giải quyết hồ sơ xin nhập tịch làm công dân Úc của Huang.
Huang không biết rằng hồ sơ của mình bị giữ lại vì cơ quan tình báo nghi ngờ mối liên hệ giữa ông và chính quyền Bắc Kinh cùng các hoạt động gây ảnh hưởng của Huang tại Úc.
Huang tưởng mọi trục trặc đều có thể giải quyết theo cách ông đã làm ở TQ: nhờ quan chức bôi trơn.
Có lẽ đó là động cơ chính, ngoài lý do “từ thiện”, những ông trùm tài phiệt gốc TQ rất tích cực săn đón các quan chức cấp cao của Úc.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr được mời về đứng đầu một học viện về quan hệ Úc – TQ do Huang đóng góp tài chính thành lập.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb ngay khi rời văn phòng nhận được ngay hợp đồng béo bở với mức lương hơn 600.000 USD một năm để làm tư vấn cho công ty của Ye Cheng, một tỷ phú gốc Hoa, thành viên của Chính Hiệp Trung Quốc. 
Cựu Thủ hiến bang Victoria John Brumby thì nhận chức giám đốc tập đoàn Huawei tại Úc.
Cả ba cựu quan chức này đều lần lượt rời bỏ các chức vụ trong các tổ chức trên vào đầu năm 2019, trước khi đạo luật mới quy định về việc đăng ký khai báo hoạt động trong các tổ chức phục vụ lợi ích của nước ngoài có hiệu lực.
Không chỉ có các chính trị gia của Úc cọ quậy trong vòng xoáy ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh. 

Thao túng sinh viên Trung Quốc ở Úc 


Ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc tới sinh viên nước này ở Úc là không thể phủ nhận. Ảnh: SBS World News.

Bàn tay của TQ còn thò vào nơi tưởng chừng vô hại nhất: các trường đại học.
Trên thực tế, xuất khẩu giáo dục là chuyện lớn của Úc.
Tính trong năm 2017, xuất khẩu giáo dục ở các cấp đã tạo ra 30 tỷ AUD (hơn 20 tỷ USD) cho nền kinh tế nước này. Riêng giáo dục bậc cao tạo ra hơn 20 tỷ AUD. 
Giáo dục là ngành xuất khẩu tạo ra doanh thu lớn thứ ba của Úc, đứng sau than đá và quặng sắt, và là ngành dịch vụ tạo ra giá trị lớn nhất.
Trong số các sinh viên nước ngoài đến Úc vào năm 2017, có hơn 230.000 người đến từ Trung Quốc, chiếm 30%, gấp gần ba lần so với nước đứng thứ hai là Ấn Độ.
Cần phải nói rõ một điều, rằng bản thân sự có mặt của sinh viên Trung Quốc, cho dù đông đảo đến đâu, không phải là vấn đề tiêu cực đối với môi trường đại học của Úc hay bất kỳ nước nào. Họ cũng giống như sinh viên của mọi nơi khác, đến một môi trường mới để được học những thứ mới.
Vấn đề ở chỗ chính quyền TQ không bao giờ xem con người là những thực thể tự do, đặc biệt là các công dân nước mình. 
Trong mắt những chính quyền độc tài như Bắc Kinh, tất cả nhân loại (có lẽ tính cả bản thân họ) đều là những con cờ. Đã là những con cờ thì không được quyền tự do di chuyển, phải bị kiểm soát, điều khiển để phục vụ những mục tiêu, lý tưởng vĩ đại nào đó (mà ngoài bản thân họ, không ai chấp nhận nổi).
Rất nhiều sinh viên TQ ở Úc cảm thấy mình giống những quân cờ như vậy.
Nhất cử nhất động của họ đều có tai mắt dõi theo, thông qua những tổ chức như “Hiệp hội Học sinh Học giả Trung Quốc” (Chinese Students’ and Scholars’ Association – CSSA).
Các hiệp hội này, đăng ký và hoạt động dưới danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ, đều có liên hệ chặt chẽ với đại sứ quán và các lãnh sự quán TQ. 
Trong nhiều trường hợp, các sinh viên nhận được “lệnh” điều động người phục vụ những hoạt động theo ý của các cơ quan trên, đặc biệt là cho các show diễn chính trị.
Năm 2008, trong lễ rước đuốc cho Olympic, 10.000 sinh viên TQ đã được huy động trên hàng trăm chiếc xe buýt đổ về thủ đô Canberra nhằm “bảo vệ ngọn đuốc”.
Một quan chức cảnh sát có mặt khi đó đã nhận xét, “nếu Đại sứ quán Úc ở London phát ra lời kêu gọi sinh viên Úc cho sự kiện tương tự, sẽ chỉ có hai sinh viên với một con chó xuất hiện”.

Sinh viên Trung Quốc áp đảo một người biểu tình đơn độc phản đối Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Australia, tháng 3/2017. Ảnh: stuff.co.nz.

Hoặc như khi Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường thăm Úc vào tháng 3/2017, CSSA, với sự “tài trợ” của Đại sứ quán TQ (cung cấp cờ, thức ăn, phương tiện di chuyển, luật sư hỗ trợ và cả “chứng nhận tham gia”) đã huy động hàng ngàn sinh viên chia thành hai đợt khởi hành từ 5 giờ sáng để chào mừng nhà lãnh đạo. 
Một trong những lý do chính để đi đông và xuất phát sớm còn là nhằm ngăn cản các cuộc biểu tình chống cộng sản vốn thường diễn ra mỗi khi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đi công du ở những nước phương Tây. 
Các sinh viên tham gia được quan chức Đại sứ quán TQ đích thân huấn luyện, chia thành nhóm, và yêu cầu phải dõi mắt canh chừng “ngũ độc” – cách mà họ gọi những nhà hoạt động đấu tranh cho Tây Tạng, cho Tân Cương, cho Đài Loan, những thành viên của Pháp Luân Công, và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
Lupin Lu, chủ tịch của chi nhánh CSSA tại Đại học Canberra, đã thẳng thắn thừa nhận nếu có thông tin về các cuộc biểu tình phản đối chính phủ TQ, ví dụ về vấn đề nhân quyền, cô sẽ cảnh báo đại sứ quán để “giữ an toàn cho tất cả sinh viên” và “làm vì Trung Quốc”.
“An toàn” là thứ mà Tony Chang, một sinh viên TQ theo học tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT), nghĩ tới nhiều nhất khi cậu nhận được điện thoại từ người thân ở quê nhà báo rằng cha mẹ cậu đã được các nhân viên an ninh tới gõ cửa “mời đi uống trà”. Họ cảnh báo cha mẹ cậu về các hoạt động của con trai trong những phong trào đấu tranh dân chủ ở Úc.
Dừng những hoạt động chống cộng sản, nếu không sẽ có chuyện. Đó là thông điệp từ chính quyền Bắc Kinh mà Tony nhận được thông qua người thân của mình.
Người phải dè chừng không chỉ có các sinh viên TQ như Tony Chang.
Đã có nhiều trường hợp các giảng viên khi trình bày những đề tài “nhạy cảm” (đối với chính quyền TQ, nhưng với phần còn lại của thế giới lại hoàn toàn bình thường) như sự độc lập của Đài Loan, Hong Kong, hay các tranh chấp lãnh thổ giữa TQ với Ấn Độ… bị sinh viên TQ quay phim và đăng lên mạng. Những đoạn phim này sau đó nhanh chóng được các cơ quan truyền thông của Bắc Kinh thổi vào ngọn lửa dân tộc nồng nàn, kích động phản ứng từ người dân và buộc các giảng viên, lãnh đạo của trường hoặc phải xin lỗi hoặc làm việc với Đại sứ quán TQ để tìm cách xoa dịu.
Mới đây nhất, trong làn sóng phản đối của người dân Hong Kong với chính quyền đặc khu và Bắc Kinh, vào ngày 24/7 vừa qua các sinh viên Hong Kong tại Đại học Queensland Úc đã tổ chức biểu tình trong khuôn viên nhà trường để ủng hộ người dân tại quê nhà.
Lập tức, những sinh viên Trung Quốc đại lục đã xuất hiện với số lượng áp đảo, bao vây “đối phương” và mở loa đồng thanh hát quốc ca. Theo lời tường thuật, những thanh niên yêu nước đến từ đại lục này không chỉ thích hát, họ còn giật lại loa và xé nát biểu ngữ của “phe kia” trong sự kinh ngạc của những người nước ngoài có mặt tại đó. Xô xát đã xảy ra và lực lượng bảo vệ trật tự của trường phải xuất hiện để ngăn xung đột.
Ngay sau đó, một bản kiến nghị phản đối cuộc biểu tình này của sinh viên Hong Kong đã thu hút hàng ngàn lượt ủng hộ của sinh viên đại lục. Lãnh sự quán TQ cũng ngay lập tức ra tuyên bố ủng hộ “hành động yêu nước” của các sinh viên TQ, phản đối các hoạt động “kích động tinh thần chống TQ”, và “theo dõi sát sao” diễn biến của sự việc.
Cảm giác lúc nào cũng có tai mắt của một chính phủ độc tài giám sát mình khiến cho nhiều sinh viên TQ lẫn các giảng viên phải tự kiểm duyệt từng hành động cử chỉ, tránh đụng chạm đến những “ổ kiến lửa”.
Mối liên hệ giữa các hiệp hội sinh viên TQ cùng các cơ quan đại sứ, lãnh sự TQ, tùy vào mỗi chi nhánh CSSA, có lúc công khai, có lúc ngấm ngầm, có chỗ lại mập mờ, giấu được thì giấu, khai được thì khai.
Trong hầu hết các trường hợp, gần như không thể buộc tội những sinh viên tham gia, thậm chí đứng đầu các CSSA, là “gián điệp” của chính quyền TQ. 
Lupin Lu, người được phỏng vấn nêu tên trong bài điều tra của tờ ABC, sau đó đã kiện tờ báo về tội “phỉ báng”, cho rằng những thông tin đưa lên đã gây tổn hại tinh thần và sức khỏe của cô, khiến cô hứng chịu nhiều chỉ trích bất công khi nhiều người hiểu lầm cô là “gián điệp” của Bắc Kinh.
Lupin nói rằng tiếng Anh của cô không tốt, đã hiểu lầm câu hỏi của phóng viên, nghĩ từ “protest” (biểu tình) có nghĩa là “riot” (bạo loạn), nên khi được hỏi đã không ngần ngại trả lời sẽ báo cho Đại sứ quán TQ về những người có ý làm loạn.
Tờ ABC và Lupin vào tháng 3/2019 đã dàn xếp thỏa thuận vụ kiện ngoài tòa án. Trong bản cập nhật của mình, ABC đã bỏ tên của Lupin Lu khỏi bài báo và ghi chú dưới cùng “Bài viết đã được thay đổi vì lý do luật pháp”.

Sinh viên Trung Quốc (phải) biểu tình ủng hộ chính quyền và nhóm biểu tình đòi độc lập cho Tây Tạng (trái) trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 trước toà nhà Quốc hội Úc ở thủ đô Canberra. Ảnh: AFP.

Chứng minh bàn tay của chính quyền Bắc Kinh trong các hoạt động gây ảnh hưởng của họ ở nước ngoài là một việc cực kỳ khó khăn, và trong nhiều trường hợp, gần như là không thể.
Người ta không thể buộc tội ai đó chỉ vì họ thích, ủng hộ và bị ảnh hưởng bởi người khác. Đó không phải là cách một xã hội tự do vận hành.
Chỉ ở những xã hội phong kiến, nhà nước tôn giáo độc đoán, và chế độ cộng sản độc tài, việc thích và ủng hộ một bên “trái ý chủ” mới bị xem là tội.
Đây là nền tảng, cũng là cốt lõi sức mạnh của những xã hội dân chủ tự do, thứ mà nhiều người gọi là “sức mạnh mềm” (soft power).
Trung Quốc, với vô số tiền của vật lực và ý chí đổ vào cho những hoạt động gây dựng ảnh hưởng ở nước ngoài, cũng quyết tâm phô diễn thứ “sức mạnh mềm” của riêng họ.
Có một điều hiển nhiên phải nói rõ, bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện những hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho mình.
Nhưng trong khi nhiều thể chế dân chủ thực hiện việc tuyên truyền và gây ảnh hưởng đó qua “sức mạnh mềm” theo đúng nghĩa – làm người ta thích và muốn bắt chước học theo – thì chính quyền Trung Quốc lại có một cách thức ngược đời để “lấy lòng” thiên hạ.
Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã gọi cách TQ thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng của mình là 3C: Covert, Coercive, Corrupting.
Hay như trong tiếng Việt, đó là 3Đ: Đội lốt, Đe nạt, Đút lót.
Càng đào sâu vén màn các hoạt động của TQ, người ta càng thấy nhiều Đ.