Phản đối mạnh mẽ việc Công an TP.HCM xúc phạm nghiêm trọng quyền dân ngày tưởng niệm vệ quốc 17/2
17/2/2016 – ngày tưởng niệm 6 vạn quân
nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979
chống Trung Quốc xâm lược – cuộc dâng hoa thắp nhang thắm đượm lòng yêu
nước của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố
này áp chế và ngăn chặn thô bạo.
Cũng là lần thứ năm liên tiếp trong 5 năm qua, “Thành phố mang tên Bác” cấm chỉ các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm độc lập về những sự kiện liên quan đến Trung Quốc.
Trong số hàng trăm trí thức, người dân dự định tưởng niệm năm nay, chỉ có khoảng vài chục người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo ở quận 1. Nhưng xung quanh tượng đài này nhan nhản đến vài trăm công an, dân phòng. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số đông chặn ngay tại nhà.
“Không cho đi vì là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung” – công an tuyên bố không giấu diếm. Những nhân viên an ninh còn huỵch toẹt: “Đây là lệnh của chính quyền TP.HCM”.
Song trong lúc chính quyền và giới công an TP.HCM mẫn cán và rắp tâm hành động theo một cách khó có thể nghĩ khác là “bảo vệ Trung Quốc”, cuộc tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đã diễn ra yên bình. Chỉ có một nhóm nhân viên an ninh đứng xung quanh và cũng chỉ làm nhiệm vụ ghi hình.
Trong vòng chưa đầy một tháng, chính quyền và công an Hà Nội đã hai lần tỏ ra kềm chế hơn, có văn hóa và cũng liêm sỉ hơn. Lần trước, ngày 19/1/2016, hàng trăm trí thức và người dân đã tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, cũng tại tượng đài Lý Thái Tổ, mà không bị công an lao vào đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm như ở Sài Gòn.
Chính vào ngày 19/1 ấy, hàng trăm người bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà ở Sài Gòn.
Trước đó, trong khi cuộc tuần hành phản đối chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra bình yên ở thủ đô vào tháng 10/2015, vài chục người tuần hành tương tự ở Sài Gòn đã bị đánh đến đổ máu. Gương mặt đẫm máu của người tuần hành Trần Bang hoàn toàn xứng đáng là một bằng chứng mãnh liệt tố cáo về việc chính quyền và công an TP.HCM đàn áp không nương tay đối với những người phản đối Trung Quốc.
Nhiều năm qua, trong bề dày được coi là “thành tích” của mình, Công an TP.HCM đã quá mang tai tiếng về đàn áp nhân quyền.
Chưa kể nhiều cuộc đàn áp biểu tình xảy ra trong những năm trước, chỉ trong hơn 3 tháng qua, ba lần chính quyền và công an TP.HCM đã tỏ ra sắt máu hơn hẳn Hà Nội, hiển lộ ý đồ và hành vi đàn áp tinh thần thoát Trung một cách có hệ thống.
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Không hiểu vô tình hay cố ý, cuộc đàn áp mới nhất vào ngày 17/2/2016 chỉ diễn ra ít ngày sau khi ông Đinh La Thăng nhậm chức bí thư thành ủy TP.HCM. Ngay trong ngày 17/2 ấy, ông Đinh La Thăng đã bị nhiều người dân và trí thức réo tên phản đối. Có lẽ đây là một sự khởi đầu không mấy êm ái đối với ông Thăng tại thành phố này.
Tương lai dễ hình dung là nếu cứ để nạn công an trị hoành hành và đàn áp nhân quyền bừa bãi như trong nhiều năm qua, chính Bí thư thành ủy Đinh La Thăng sẽ là người phải chịu thiệt thòi chính trị và xã hội nhiều nhất, bất chấp những hứa hẹn không mệt mỏi của ông về dân chủ cho nhân dân.
Là người đưa ra chỉ đạo “xử lý những cá nhân làm cho chính quyền mất uy tín đối với nhân dân” (Vietnamnet) tại buổi làm việc với Đảng bộ, Ban giám đốc Công an TP.HCM vào chiều 17/2/2016 – cùng ngày với cuộc đàn áp khó tưởng tượng của giới công an thành phố này đối với những người dân yêu nước thoát Trung, ông Đinh La Thăng có tiến hànhđiều tra và trả lời thỏa đáng cho dân về hành vi Công an TP.HCM lạm dụng quyền lực để hành hung, dùng bạo lực đàn áp công dân, chà đạp quyền công dân hay không?
Sài Gòn, ngày 17 tháng 2 năm 2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/18/7078-thu-ngo-gui-ong-dinh-la-thang-bi-thu-thanh-uy-tp-hcm/#more-161195
Những người ký tên:
Cũng là lần thứ năm liên tiếp trong 5 năm qua, “Thành phố mang tên Bác” cấm chỉ các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm độc lập về những sự kiện liên quan đến Trung Quốc.
Trong số hàng trăm trí thức, người dân dự định tưởng niệm năm nay, chỉ có khoảng vài chục người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo ở quận 1. Nhưng xung quanh tượng đài này nhan nhản đến vài trăm công an, dân phòng. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số đông chặn ngay tại nhà.
“Không cho đi vì là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung” – công an tuyên bố không giấu diếm. Những nhân viên an ninh còn huỵch toẹt: “Đây là lệnh của chính quyền TP.HCM”.
Song trong lúc chính quyền và giới công an TP.HCM mẫn cán và rắp tâm hành động theo một cách khó có thể nghĩ khác là “bảo vệ Trung Quốc”, cuộc tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đã diễn ra yên bình. Chỉ có một nhóm nhân viên an ninh đứng xung quanh và cũng chỉ làm nhiệm vụ ghi hình.
Trong vòng chưa đầy một tháng, chính quyền và công an Hà Nội đã hai lần tỏ ra kềm chế hơn, có văn hóa và cũng liêm sỉ hơn. Lần trước, ngày 19/1/2016, hàng trăm trí thức và người dân đã tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, cũng tại tượng đài Lý Thái Tổ, mà không bị công an lao vào đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm như ở Sài Gòn.
Chính vào ngày 19/1 ấy, hàng trăm người bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà ở Sài Gòn.
Trước đó, trong khi cuộc tuần hành phản đối chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra bình yên ở thủ đô vào tháng 10/2015, vài chục người tuần hành tương tự ở Sài Gòn đã bị đánh đến đổ máu. Gương mặt đẫm máu của người tuần hành Trần Bang hoàn toàn xứng đáng là một bằng chứng mãnh liệt tố cáo về việc chính quyền và công an TP.HCM đàn áp không nương tay đối với những người phản đối Trung Quốc.
Nhiều năm qua, trong bề dày được coi là “thành tích” của mình, Công an TP.HCM đã quá mang tai tiếng về đàn áp nhân quyền.
Chưa kể nhiều cuộc đàn áp biểu tình xảy ra trong những năm trước, chỉ trong hơn 3 tháng qua, ba lần chính quyền và công an TP.HCM đã tỏ ra sắt máu hơn hẳn Hà Nội, hiển lộ ý đồ và hành vi đàn áp tinh thần thoát Trung một cách có hệ thống.
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Không hiểu vô tình hay cố ý, cuộc đàn áp mới nhất vào ngày 17/2/2016 chỉ diễn ra ít ngày sau khi ông Đinh La Thăng nhậm chức bí thư thành ủy TP.HCM. Ngay trong ngày 17/2 ấy, ông Đinh La Thăng đã bị nhiều người dân và trí thức réo tên phản đối. Có lẽ đây là một sự khởi đầu không mấy êm ái đối với ông Thăng tại thành phố này.
Tương lai dễ hình dung là nếu cứ để nạn công an trị hoành hành và đàn áp nhân quyền bừa bãi như trong nhiều năm qua, chính Bí thư thành ủy Đinh La Thăng sẽ là người phải chịu thiệt thòi chính trị và xã hội nhiều nhất, bất chấp những hứa hẹn không mệt mỏi của ông về dân chủ cho nhân dân.
Là người đưa ra chỉ đạo “xử lý những cá nhân làm cho chính quyền mất uy tín đối với nhân dân” (Vietnamnet) tại buổi làm việc với Đảng bộ, Ban giám đốc Công an TP.HCM vào chiều 17/2/2016 – cùng ngày với cuộc đàn áp khó tưởng tượng của giới công an thành phố này đối với những người dân yêu nước thoát Trung, ông Đinh La Thăng có tiến hànhđiều tra và trả lời thỏa đáng cho dân về hành vi Công an TP.HCM lạm dụng quyền lực để hành hung, dùng bạo lực đàn áp công dân, chà đạp quyền công dân hay không?
Sài Gòn, ngày 17 tháng 2 năm 2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/02/18/7078-thu-ngo-gui-ong-dinh-la-thang-bi-thu-thanh-uy-tp-hcm/#more-161195
Những người ký tên:
- Phạm Chí Dũng, Nhà báo độc lập
- Hoàng Dũng, Giáo sư Đại học Sư phạm TP.HCM
- Hoàng Văn Dũng, Tổ chức Con đường Việt Nam
- Tô Lê Sơn, Kỹ sư, Sài Gòn
- Trần Bang, Cựu chiến binh, Sài Gòn
- Huỳnh Kim Báu, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
- Lê Thân, Cựu tù Côn Đảo, Khánh Hòa
- Kha Lương Ngãi, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Vũng Tàu
- Chu Hảo, Giáo sư, Đà Nẵng
- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội
- Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
- Nguyễn Văn Thạnh, Kỹ sư, Đà Nẵng
- Huỳnh Thục Vy, Phụ nữ nhân quyền, Sài Gòn
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nhà nghiên cứu, Sài Gòn
- Đặng Thị Hảo, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
- Phạm Bá Hải, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
- Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt
- Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
- Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội
- GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Sài Gòn
- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục
- JM Lê Quốc Thăng, Linh mục
- Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
- Mạc Văn Trang, Phó giáo sư
- Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM
- Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ, Đà Lạt
- Đỗ Minh Tuấn, Đạo diễn phim, Hà Nội
- Phạm Khiêm Ích, Hà Nội
- Phạm Duy Hiển, Dịch giả, Vũng Tàu
- Nguyễn Đăng Quang, Đại tá công an, nguyên cán bộ Bộ công an, Hà Nội
- Thích Không Tánh,Hòa thượng Chùa Liên Trì, Sài Gòn
- Nguyễn Thị Thanh Mai, Luật gia, Sài Gòn
- Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), Hà nội.
- Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt.
- Đoàn Thanh Liêm, California, Mỹ
- Trần Vân Mai, Nhà khoa học, California, Mỹ
- Trần Khuê, Nhà nghiên cứu văn hóa, Sài Gòn
- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
- Nguyễn Ngọc Giao, Nhà nghiên cứu, Paris, Pháp
- André Menras (Hồ Cương Quyết), Nhà nghiên cứu, Pháp
- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội
- Nguyễn Trung Chính, Nhà nghiên cứu, Paris, Pháp
- Nguyễn Đông Yên, Giáo sư, Hà Nội
- Trần Minh Thảo, Nhà văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
- Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội
- Bùi Văn Bồng, Đại tá quân đội, Nhà báo
- Hoàng Ngọc Biên, Nhà thơ – Họa sĩ, San Jose, Hoa Kỳ
- Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn
- Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ Sĩ, Sài Gòn
- Hoàng Quý Thân, Phó giáo sư, Hà Nội
- Lê Văn Tâm, Tiến sĩ, Nhật Bản
- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
- Trần Minh Quốc, Nhà giáo, Sài Gòn
- Đào Tiến Thi, Biên tập viên, Hà Nội
- Lưu Trọng Văn, Nhà báo, Sài Gòn
- Vũ Trọng Khải, Tiến sĩ, Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét