Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Lãnh đạo đi cấy, một vỡ diễn nhạt nhẽo?




               Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đi cấy cùng bà con nông dân 

Theo sử sách, lễ Tịch Điền có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, lễ Tịch Điền được tiến hành lần đầu tiên vào năm 987, dưới triều vua Lê Đại Hành:"Mùa xuân (năm Đinh Hợi 987), vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân (Kim Ngân điền)". Sau đó nghi lễ này trở thành một truyền thống và kéo dài đến triều Nguyễn. Sau một thời gian dài bị bỏ quên, năm 2009 nó được khôi phục lại.

Vừa mới đầu xuân, báo đăng tin, nhân ngày lễ xuống đồng đầu năm, hai lãnh đạo mới của Hà Nội, là ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Đức Chung đã "lội đồng cấy lúa" - ngày 14/2, ở xã Nam Triều (Phú Xuyên, Hà Nội). Trước đó ngày 5/2 tại Thanh Hóa, Phó Chủ tịch tỉnh cũng đã lội ruộng, vận hành máy cấy tại xã Thiệu công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Một màn ra mắt dân chúng được cho là để thể hiện tinh thần "Gần dân, trọng dân và vì dân". Liệu đây có phải là tín hiệu, một thông điệp tốt cho nông dân, nông nghiệp? Một hi vọng được mở ra?


Cũng có người cho rằng, chẳng qua đây chỉ là cách để đánh bóng tên tuổi, một kiểu lăng xê, để cho dân thấy rằng lãnh đạo do Đảng cử, Đảng bầu, gần dân, quan tâm tới dân, thực sự là đầy tớ của dân. Chứ lâu nay các vị xa dân quá, nên dân ngày càng mất niềm tin, giờ phải diễn để lấy lại niềm tin đã mất. Nhưng khổ một nổi, dân mình giờ khôn hơn xưa, họ không tin vào mấy trò vớ vẫn đó đâu. Họ có xem rồi vỗ tay thế thôi, chứ trong lòng lại nghĩ khác. Nếu muốn dân tin thì phải hành động, phải có những việc làm thiết thực, trực tiếp mang lại lợi ích cho dân.

Công nhận các vị diễn cũng rất chi là đạt. Nhưng thời đại này mà vẫn còn diễn những vỡ kịch như vậy thì nhạt nhẽo lắm. Kiếm trò gì mới hơn đi. Chứ trò mị dân này đã cũ, lại không còn phù hợp, dân mình xem nhiều rồi nên giờ cũng chán.

Hà Nội những năm qua cũng là một trong những nơi có nhiều dân oan mất đất, điển hình nhất là ở Dương Nội (Hà Đông). Nếu ông Hải, ông Chung là người thực sự quan tâm tới Nông dân, Nông nghiệp thì hãy giải quyết dứt điểm các vụ kiện của dân oan mất đất, và trong nhiệm kỳ này không để thêm một nông dân nào phải trở thành dân oan mất đất. Nếu các ông làm được vậy thì dân mới tin, còn không thì đừng nói, đừng hứa, đừng diễn.

Trong quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội, tới năm 2020, sẽ có gần 42.000 ha đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo đó sẽ có hàng ngàn nông dân mất đất sản xuất, không nghề, không có việc làm, rồi cuộc sống sẽ ra sao? Cũng theo Quy hoạch phát triển sản xuất lúa Hà Nội đến năm 2020, thành phố đặt mục tiêu duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60% (Cơ sở nào đưa ra các con số trên?).

Người Việt từ xa xưa đã quần tụ ở các vùng đồng bằng châu thổ, và gắn bó với nghề trồng lúa nước "nền văn minh lúa nước". Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang lại sự no đủ cho cuộc sống, mà còn tạo ra không gian văn hóa có bản sắc riêng. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người, thế mạnh của Việt nam là nông nghiệp, chứ không phải là phấn đấu trở thành nước công nghiệp như khẩu hiệu lâu nay chúng ta hay nghe.

Lã Yên

Nguồng: danluan.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét