Trao đổi với BBC tại Bàn tròn trực tuyến cuối cùng trong tháng Hai mới đây, hôm 25/2/2016, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam đề cập việc thay đổi chính sách này.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng trong thời gian từ nay đến ngày 22/5 thì chắc là không kịp điều chỉnh.
“Nhưng tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (khách mời tại Tọa đàm) rằng các công dân Việt Nam ở nước ngoài, tức là những người Việt sống ở nước ngoài, nhưng mà vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, thì theo luật vẫn hoàn toàn có quyền bầu cử và có quyền ứng cử.
“Và chúng ta cũng cần phải tìm giải pháp để tổ chức cho đồng bào của chúng ta (kiều dân Việt Nam) thực hiện quyền của mình.
“Nhưng ở đây, tôi cũng phải nói thật là khi mà đi vào thực hiện là cũng có những khó khăn, không phải là dễ dàng đâu.
“Tôi lấy ví dụ như có một vài địa phương ở nước ngoài chỉ cần một Việt kiều treo quốc kỳ Việt Nam, hoặc là bắc cái chảo ăng-ten để mà xem các chương trình truyền hình ở trong nước, là có thể bị một nhóm những người Việt khác gây khó khăn, đập phá, rồi có thể làm những chuyện rất phức tạp.
“Thế trong tình hình như thế, thì mình (Việt Nam) mà tổ chức hòm phiếu ở nước ngoài là một chuyện cực kỳ khó, khó đảm bảo kết quả.”
“Thứ hai, về quyền ứng cử, tôi cũng phải nói thật thế này, nếu như bây giờ mình có thể tạo điều kiện để người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, mà tổ chức bầu cử, thì chính ở những nơi như thế, thì những người Việt Nam ở nước ngoài có thể ra ứng cử, là đại diện cho đồng bào ở khu vực ấy.
“Như thế là tốt nhất, thế còn một số vị nói rằng bây giờ về trong nước ứng cử, thì trừ phi là các vị về sống hẳn ở trong nước thôi, còn nếu mình vẫn sống ở nước ngoài mà mình ứng cử ở trong nước, thì có hai chuyện xảy ra.
“Một là đồng bào ở địa phương mà người ta sẽ bỏ phiếu cho mình, người ta không biết mình để người ta tin cậy, bỏ phiếu. Cái thứ hai nữa là bản thân mình mà ở nước ngoài, thì cũng không sát được với cử tri, cho nên cũng rất là khó thực hiện nhiệm vụ của Đại biểu.
“Chỉ khi nào chúng ta tổ chức được cho đồng bào ở nước ngoài bỏ phiếu được, và sẽ có những người đại diện cho cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài trong Quốc hội, thì tôi nghĩ như thế chỉ có tốt hơn thôi, bởi vì đây là một bộ phận khăng khít của dân tộc.
“Và các vị đó là đại diện cho bộ phận này ở trong Quốc hội, thì các vị cũng có thể góp ý để xây dựng chính sách đối với người Việt ở nước ngoài và những chính sách xây dựng đất nước khác và có thể huy động được đồng bào đóng góp công cuộc xây dựng trong nước, thì tôi nghĩ chỉ có tốt hơn thôi.
“Nhưng mà chỉ có điều là bây giờ thì phải bất đầu phải nghĩ đi thôi, chứ còn bây giờ mà không nghĩ thì 5 năm tới nó cũng sẽ không có chuyện này trở thành hiện thực.”
Ông nói:
“Về mặt chính trị, thì Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã tuyên bố là (Việt kiều) là một bộ phận, thì đáng lẽ là phải hiện thực cái tuyên bố chính trị này bằng những quy định pháp luật cụ thể để tạo điều kiện cho đồng bào Việt kiều có thể tham gia cái nền chính trị và hoạt động chính trị của đất nước.
“Thế nhưng rất tiếc là cho đến nay, tôi nghĩ là điều này cũng chưa ai đặt vấn đề và chắc cũng chẳng có thực hiện gì được ở trong cuộc bầu cử này.”
“Theo tôi luật quy định là công dân Việt Nam, thế nếu như là Việt kiều ở nước ngoài vẫn vừa có quốc tịch nước ngoài, nhưng có quốc tịch Việt Nam, theo tôi, những người như vậy hoàn toàn có quyền tự ứng cử để tham gia Quốc hội Việt Nam,” ông khẳng định.
Được biết, ngoại trừ một số trường hợp như Việt Nam, Trung Quốc v.v…, còn lại nhiều quốc gia hiện vẫn có chính sách, luật định và có tổ chức việc bầu cử, ứng cử… cho kiều dân của các nước này ở hải ngoại trong các kỳ bầu cử của nhà nước, chính quyền, hoặc tham gia các hoạt động chính trị khác như trưng cầu dân ý v.v…
Mới đây, chẳng hạn, trong kỳ bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Myanmar, kiều dân nước này ở hải ngoại đã được tổ chức để bỏ phiếu thực hiện quyền công dân và chính trị của họ.
Riêng tại Singapore, truyền thông quốc tế ghi nhận có tới khoảng 20.000 người dân Myanmar đã tham gia kỳ bầu cử tại một điểm bỏ phiếu được mở từ sáng đến chiều, trong thời gian gần một tuần lễ cùng thời điểm với bầu cử diễn ra ở trong nước.
Mời quý vị theo dõi thêm về cuộc Tọa đàm của BBC với các vị khách về chủ đề này tại đây: https://youtu.be/socMFYAIzI8
Nguồn: ANHBASAM
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng trong thời gian từ nay đến ngày 22/5 thì chắc là không kịp điều chỉnh.
“Nhưng tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (khách mời tại Tọa đàm) rằng các công dân Việt Nam ở nước ngoài, tức là những người Việt sống ở nước ngoài, nhưng mà vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, thì theo luật vẫn hoàn toàn có quyền bầu cử và có quyền ứng cử.
“Và chúng ta cũng cần phải tìm giải pháp để tổ chức cho đồng bào của chúng ta (kiều dân Việt Nam) thực hiện quyền của mình.
“Nhưng ở đây, tôi cũng phải nói thật là khi mà đi vào thực hiện là cũng có những khó khăn, không phải là dễ dàng đâu.
“Tôi lấy ví dụ như có một vài địa phương ở nước ngoài chỉ cần một Việt kiều treo quốc kỳ Việt Nam, hoặc là bắc cái chảo ăng-ten để mà xem các chương trình truyền hình ở trong nước, là có thể bị một nhóm những người Việt khác gây khó khăn, đập phá, rồi có thể làm những chuyện rất phức tạp.
“Thế trong tình hình như thế, thì mình (Việt Nam) mà tổ chức hòm phiếu ở nước ngoài là một chuyện cực kỳ khó, khó đảm bảo kết quả.”
Phải nghĩ đi thôi
Về quyền ứng cử của kiều dân, công dân Việt Nam ở hải ngoại, GS Nguyễn Minh Thuyết bình luận thêm:“Thứ hai, về quyền ứng cử, tôi cũng phải nói thật thế này, nếu như bây giờ mình có thể tạo điều kiện để người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, mà tổ chức bầu cử, thì chính ở những nơi như thế, thì những người Việt Nam ở nước ngoài có thể ra ứng cử, là đại diện cho đồng bào ở khu vực ấy.
“Như thế là tốt nhất, thế còn một số vị nói rằng bây giờ về trong nước ứng cử, thì trừ phi là các vị về sống hẳn ở trong nước thôi, còn nếu mình vẫn sống ở nước ngoài mà mình ứng cử ở trong nước, thì có hai chuyện xảy ra.
“Một là đồng bào ở địa phương mà người ta sẽ bỏ phiếu cho mình, người ta không biết mình để người ta tin cậy, bỏ phiếu. Cái thứ hai nữa là bản thân mình mà ở nước ngoài, thì cũng không sát được với cử tri, cho nên cũng rất là khó thực hiện nhiệm vụ của Đại biểu.
“Chỉ khi nào chúng ta tổ chức được cho đồng bào ở nước ngoài bỏ phiếu được, và sẽ có những người đại diện cho cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài trong Quốc hội, thì tôi nghĩ như thế chỉ có tốt hơn thôi, bởi vì đây là một bộ phận khăng khít của dân tộc.
“Và các vị đó là đại diện cho bộ phận này ở trong Quốc hội, thì các vị cũng có thể góp ý để xây dựng chính sách đối với người Việt ở nước ngoài và những chính sách xây dựng đất nước khác và có thể huy động được đồng bào đóng góp công cuộc xây dựng trong nước, thì tôi nghĩ chỉ có tốt hơn thôi.
“Nhưng mà chỉ có điều là bây giờ thì phải bất đầu phải nghĩ đi thôi, chứ còn bây giờ mà không nghĩ thì 5 năm tới nó cũng sẽ không có chuyện này trở thành hiện thực.”
Chưa có chính sách
Trước đó, tại Bàn tròn của BBC về tự ứng cử và bầu cử Quốc hội ở Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Vusta) khẳng định Việt Nam hiện chưa có chính sách và văn bản pháp luật nào liên quan tới việc mở rộng các quyền bầu cử, ứng cử với công dân, kiều bào Việt Nam ở hải ngoại.Ông nói:
“Thực tế
trong hệ thống chính trị của chúng ta (Việt Nam) hiện nay, chưa thấy
Quốc hội bàn đến vấn đề này, cũng chưa thấy có một văn bản hay một quy
định nào rằng là phải mở rộng cái quyền bầu cử ra cho Việt kiều ở nước
ngoài. Ảnh: BBC
“Thì điều này chúng ta phải (nói) cho nó rạch ròi, về mặt thực tiễn thì hiện nay không thấy có quy định nào.“Về mặt chính trị, thì Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã tuyên bố là (Việt kiều) là một bộ phận, thì đáng lẽ là phải hiện thực cái tuyên bố chính trị này bằng những quy định pháp luật cụ thể để tạo điều kiện cho đồng bào Việt kiều có thể tham gia cái nền chính trị và hoạt động chính trị của đất nước.
“Thế nhưng rất tiếc là cho đến nay, tôi nghĩ là điều này cũng chưa ai đặt vấn đề và chắc cũng chẳng có thực hiện gì được ở trong cuộc bầu cử này.”
Hoàn toàn có quyền
Trước câu hỏi làm thế nào đáp ứng được nhu cầu về tự ứng cử của kiều dân Việt Nam ở hải ngoại, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm:“Theo tôi luật quy định là công dân Việt Nam, thế nếu như là Việt kiều ở nước ngoài vẫn vừa có quốc tịch nước ngoài, nhưng có quốc tịch Việt Nam, theo tôi, những người như vậy hoàn toàn có quyền tự ứng cử để tham gia Quốc hội Việt Nam,” ông khẳng định.
Được biết, ngoại trừ một số trường hợp như Việt Nam, Trung Quốc v.v…, còn lại nhiều quốc gia hiện vẫn có chính sách, luật định và có tổ chức việc bầu cử, ứng cử… cho kiều dân của các nước này ở hải ngoại trong các kỳ bầu cử của nhà nước, chính quyền, hoặc tham gia các hoạt động chính trị khác như trưng cầu dân ý v.v…
Mới đây, chẳng hạn, trong kỳ bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Myanmar, kiều dân nước này ở hải ngoại đã được tổ chức để bỏ phiếu thực hiện quyền công dân và chính trị của họ.
Riêng tại Singapore, truyền thông quốc tế ghi nhận có tới khoảng 20.000 người dân Myanmar đã tham gia kỳ bầu cử tại một điểm bỏ phiếu được mở từ sáng đến chiều, trong thời gian gần một tuần lễ cùng thời điểm với bầu cử diễn ra ở trong nước.
Mời quý vị theo dõi thêm về cuộc Tọa đàm của BBC với các vị khách về chủ đề này tại đây: https://youtu.be/socMFYAIzI8
Nguồn: ANHBASAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét