Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ngoài khơi Biển Đông (ảnh tư liệu).
Báo đảng của Trung Quốc
mới lên tiếng kêu gọi các lực lượng của nhà nước “nhả đạn” hoặc “đâm vào tàu
chiến Mỹ” ở biển Đông “để dạy cho Hoa Kỳ một bài học”, trong bối cảnh căng thẳng
leo thang tại vùng biển tranh chấp này.
Tờ Nhân dân Nhật báo
còn nói thêm rằng “mạnh tay với những kẻ xâm phạm biển Nam Trung Hoa [biển
Đông] là điều tốt cho hòa bình ở khu vực tranh chấp”.
Tờ South China Morning
Post có trụ sở ở Hong Kong dẫn lại một bài bình luận của cơ quan báo chí bị coi
là “loa tuyên truyền” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng “các lực lượng của
Trung Quốc nên bắn cảnh cáo hoặc thậm chí cố tình đâm vào các chiến hạm Mỹ tới
gần quần đảo Hoàng Sa”.
Nhân dân Nhật báo nói
thêm rằng Bắc Kinh phải có hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học” nếu
Washington tiếp tục những hành động táo bạo.
Bài bình luận viết
thêm rằng quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc trong hơn 40
năm qua, và là chiến tuyến cuối cùng nhằm bảo vệ biển Đông.
Một nữ hạm trưởng Hoa
Kỳ tháng trước đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở
Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ.
Tàu chiến USS Lassen
của Mỹ có tên lửa dẫn đường là một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được
chế tạo.
Tàu chiến USS Lassen
của Mỹ có tên lửa dẫn đường là một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được
chế tạo.
Trước đó vài tháng, một
chiến hạm khác của Hoa Kỳ là USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của Trung
Quốc.
Trong một bài bình luận
mới đây, một tờ báo khác của Trung Quốc là Hoàn cầu Thời báo nói rằng Mỹ đang
làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng
Sa.
Tờ báo có xu hướng cực
đoan viết thêm: “Washington không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển
Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội”.
Các bài bình luận của
báo chí Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông dâng cao sau
khi Trung Quốc đưa các tên lửa và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa.
Trong khi đó, một số
nhà quan sát cho rằng phản ứng của Việt Nam cũng như báo chí nhà nước “yếu ớt
hơn” so với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Luật sư Trần Vũ Hải
và nhà bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất cùng cho rằng báo chí Việt Nam thời
gian qua đã bị “sa đà” vào một scandal tình ái của ca sĩ mà ông viết tắt là HNH
hơn là đưa tin mạnh hơn về nguy cơ xung đột ở biển Đông.
Viết trên trang
Facebook cá nhân, ông Hải viết: “Cho dù HNH có yêu thêm trăm lần các đại gia và
đại gia kim cương có hàng trăm bồ bịch, chẳng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Nhưng
nếu tiếp tục sôi động "phê" với hai anh chị này, khiến đa số dân
chúng Việt quên HQ-9 đang được kẻ ngoại bang đặt trên đất ta đang bị chiếm đóng
trái phép và nhằm đe doạ nước ta (cũng như một số nước khác), các kẻ "đạo
đức bàn phím" sẽ chẳng khác gì tay sai Tàu làm ru ngủ dân Việt”.
Trong khi đó, ông
Phan Tất Thành, một người từng học tập nhiều năm ở Trung Quốc, nói với VOA Việt
Ngữ rằng báo chí Việt Nam hiện nay đã tỏ ra mạnh mẽ hơn so với trước đây về các
vấn đề liên quan tới Trung Quốc, và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao ở
Việt Nam. Ông nói thêm:
“Cái tư tưởng, cái áp
đặt của Trung Quốc hàng nghìn năm nay chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam thôi.
Dân Việt Nam mình có thể bắt tay hòa hoãn để cho cuộc sống của mình tốt hơn. Thế
nhưng mà, để mà phải hòa hoãn, bắt tay, nhịn nhục với Trung Quốc thì không bao
giờ. Với kẻ thù nào thì Việt Nam cũng nêu cao tinh thần dân tộc, nhưng mà có những
thời điểm, những giai đoạn, người ta phải kiềm chế nó lại vì mục đích lớn hơn của
dân tộc mà thôi.”
Ông Phan Tất Thành
nói thêm rằng “nếu như một vị lãnh đạo nào trong giai đoạn hiện nay mà tỏ ý ra
là thỏa thuận với Trung Quốc thì không tồn tại với người dân Việt Nam đâu”.
Biểu tình chống Trung
Quốc tại Hà Nội, tháng 11/2015.
Hôm 25/2, ông Lê Hải
Bình, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng các hành động mới nhất
của Trung Quốc khiến “nguyên trạng khu vực bị phá vỡ”.
Ông Bình nói: “Bất chấp
sự phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những
tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gia tăng quân sự
hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải
và hàng không ở Biển Đông.”
Người phát ngôn của Bộ
Ngoại giao Việt Nam cũng “yêu cầu Trung Quốc có những hành động, lời nói có
trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hoà bình, ổn định” ở vùng
biển tranh chấp.
Trả lời câu hỏi về khả
năng nếu phía Việt Nam nhận được đề nghị từ Mỹ và các đồng minh về tuần tra
trên Biển Đông thì Việt Nam có tham gia để khẳng định chủ quyền và tự do đi lại
hay không, và chính sách “không liên minh” với nước này chống lại nước khác có ngăn cản Việt Nam
tham gia những hoạt động như vậy không, ông Bình khẳng định: “Chúng tôi đã,
đang, và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình trên những khu vực
này, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Việt Nam nói thêm: “Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt
Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với
quy định liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét