Theo blog 5xu
Cách nay một khóa quốc
hội, anh Cảnh Bình tự ứng cử, rất chính thống, lên cả các báo nhà nước trả lời
phỏng vấn rất chững chạc. Kết quả là, sau hiệp thương, anh Bình trở thành
nguyên ứng cử viên quốc hội.
Năm nay, tôi nghĩ anh
Quang A và các anh chị khác cũng sẽ rơi tự do ở hiệp thương. Vòng hiệp thương
có lẽ khá bất ngờ, hoặc rất dị, giống như trường hợp anh Lê Công Định (mà tôi
chỉ được nghe kể lại).
Việc tự ứng cử rất
hay, thú vị, nôm na là thuốc bổ cho các hoạt động của xã hội dân sự. Nhưng nó
có thực sự là đấu tranh chính trị không thì còn phải suy nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng, những
người như anh Quang A khi ra ứng cử và có cương lĩnh tranh cử tốt đến mấy, thì
anh ấy cũng khó mà đại diện cho một số đủ đông quần chúng (cử tri) để có được
nhiều phiếu (theo đúng nghĩa cử tri bỏ phiếu cho người họ muốn đại diện cho
mình). Nói chung cá nhân không nên đại diện cho ai cả.
Đại diện tốt nhất cho
số đông, phải là chính đảng. Tức là, khi tôi muốn có ai đó đại diện cho tôi,
thì “ai đó” phải là một chính đảng, với tư tưởng, đường lối, cương lĩnh chiến
lược sách lược tương đồng nhất với suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của tôi. Rồi
thì cái đảng đấy sẽ cử các cá nhân khác nhau vào quốc hội (cá nhân không đại diện
được cho ai, nhưng lại đại diện được cho Đảng, thế mới tài). Khi trong quốc hội
có (nhiều) nghị sĩ thuộc cái đảng đại diện cho tôi, họ mới thực sự có công cụ để
bảo vệ quyền lợi cho những người như tôi, để biến kỳ vọng của tôi thành sự thực.
(Một cá nhân nói
chung là khó hoặc rất ít thay đổi bản thân, nhưng một chính đảng thì có thể
thay đổi để thích nghi với thực tiễn, nhất là khi phải chịu sự cạnh tranh khốc
liệt từ các đảng khác. Thời còn hoạt động lén lút, ĐCS cũng phải thay đổi liên
tục để cạnh tranh thu phục lòng dân với Quốc Dân Đảng và Đại Việt ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ, họ cũng không ngần ngại sử dụng các biện pháp bá đạo để làm hại đảng
đối thủ. Đây là một lý do cá nhân rất khó đại diện cho quần chúng, nhất là quần
chúng vina ăn xổi ở thì).
Tất nhiên, ở Việt Nam
hiện nay, chỉ có một đảng là ĐCS. Nếu bạn không chọn đảng này làm đại diện cho
mình, thì bạn tịt.
Ngày xưa, thời Pháp,
chúng cũng cấm các chính đảng yêu nước hoạt động. Tất cả các Đảng đều phải hoạt
động bí mật, chịu sự săn lùng của mật thám Pháp. ĐCS thậm chí còn thành lập ở hải
ngoại (Hongkong), đăng ký hoạt động ở hải ngoại (Trung Hoa), rồi tuồn người về
nước hoạt động cách mạng. Nhiều đảng viên, không chỉ của ĐCS, mà còn của Đại Việt,
Quốc Dân Đảng… bị mật thám bắt và nhốt vào tù, hoặc xử tử.
Kể cả ở Nam Kỳ, một
thành phố Pháp, nơi luật pháp văn minh như ở nước mẹ Đại Pháp, thì các cá nhân
và phong trào đấu tranh chính trị rất hiền lành, chủ yếu do du học sinh từ Pháp
trở về (Nguyễn An Ninh, Đệ Tứ) lãnh đạo, các cá nhân này cũng bị bắt và nhốt
vào Khám Lớn hay đầy ra Côn Đảo.
Mật thám Pháp hoạt động
bắt bớ rất kinh khủng (và cũng rất giỏi). Các cơ sở Đảng của ĐCS ở Hà Nội bị
Pháp phá liên tục, làm Hoàng Văn Thụ phải nai lưng ra xây đi xây lại, cho đến
khi chính mình cũng bị bắt và xử tử. So với bây giờ thì an ninh Việt Nam còn hiền
lành chán so với mật thám Pháp. Hồi 194x Việt Nam chưa tới 20 triệu dân mà số
tù chính trị có lúc lên tới 20 ngàn người, lúc thấp cũng là 8 ngàn người. Đây
chính là một trong những lý do ĐCS và sau này là Việt Minh được ủng hộ rất mạnh.
Còn bây giờ dân số gần 100 triệu mà tù nhân lương tâm chắc chưa tới 100 người.
Có thể tham khảo tới
mùa xuân Arap, đằng sau phong trào cách mạng FB này, cũng không thể phủ nhận rất
nhiều người dân có họ hàng hoặc người quen bị bắt do liên quan đến Hồi giáo bằng
hữu.
Những con số rất trên
đây đáng để suy nghĩ. Ít nhất là đáng suy nghĩ hơn số thú chết ở Safari.
Trong lúc nghĩ chưa
ra, thì ta nằm nghĩ tiếp, hehehe.
PS: Ngày xưa liên lạc
khó khăn, phải mất rất nhiều thời gian để hẹn hò, rồi để đi đến gặp nhau. Cho đến
khi gặp nhau người ta đã suy nghĩ rất kỹ, rất chín rồi mới nói chuyện, thảo luận.
Gặp nhau khó nên người ta gặp lâu, ăn ở nhà nhau, gác chân lên nhau vừa nói
chuyện vừa ngủ (hồi đó chưa có đam mỹ). Nên những gì họ bàn đều sâu sắc và kỹ
lưỡng hơn bây giờ rất nhiều. Bây giờ có khi chỉ chat fb với nhau dăm câu là rủ
nhau hành động rồi.
Nguyễn Thái Học và
Nhượng Tống (Việt Nam Quốc Dân Đảng) ngày xưa cũng thế, tiếc là không thành
công, bị Pháp nó chém gần hết. Anh Học và anh Trân (Hoàng Phạm Trân/ Nhượng Tống)
cũng là nhân vật trong “Ba Mùa Yêu“. Quý vị rất nên mua về đọc.
Nguồn: danluan.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét