Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Bày trò phỏng vấn để tấn công và vu cáo

 Trần Văn Minh


Trong các nước dân chủ truyền thống, báo chí được đề cao như quyền thứ tư sau hành pháp, tư pháp và lập pháp. Báo chí sử dụng quyền tự do thông tin như lợi khí đấu tranh đưa đến sự minh bạch của chính quyền, bảo vệ công bằng, công lý cho tất cả mọi người.


Mới đây một tờ tuần báo địa phương có tên Thương Mại Miền Đông Virginia đã thực hiện cuộc phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng “về hai sự kiện có liên quan đến Việt Tân”. Theo tờ báo, hai sự kiện đó là lá thư của ông Nguyễn Thanh Tú gửi bà Libby Liu, Giám Đốc Đài RFA ngày 21 Tháng 1 Năm 2016 và một của Huỳnh Bá Hải gửi DB Loretta Sanchez ngày 6 tháng 1. Cũng cần nói thêm, ông Tú là con trai của nhà báo Đạm Phong, người bị ám sát vào đầu thập niên 1980.


Ngược lại với những gì người ta mong đợi, cuộc phỏng vấn cho thấy quyền tự do thông tin đã bị lạm dụng, biến thành một cuộc vu cáo trắng trợn vào đảng Việt Tân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Mạnh Vũ đã cùng ông Nguyễn Đình Thắng đã phối hợp nhịp nhàng tấn công vào các cơ quan ngôn luận như Đài RFA, SBTN… ngay cả một vài cá nhân liên quan.


Mở đầu bài báo, Trần Mạnh Vũ ngay lập tức cáo buộc Việt Tân 3 điều: luôn có hành động “như cướp credit” – mập mờ tạo ấn tượng cho người trong nước rằng Việt Tân là đảng lớn duy nhất ở hải ngoại – hành động gây bất ổn cho cộng đồng vào những năm 80-85. Cả ba điều kết án nói trên chẳng khác những luận điệu cũ rich lâu nay vẫn rêu rao nhàm chán trên các trang mạng.
 
Ngay cả bức thư của Nguyễn Thanh Tú cũng khẳng định rằng người cha của mình đã bị “một tổ chức tội phạm có tên là Mặt Trận, mà hiện nay là Việt Tân, giết chết”. Sự khẳng định đó biến bức thư của Nguyễn Thanh Tú thành một bản cáo trạng làm bằng chứng để Tú phải trả lời trước tòa sau này về tội vu khống và mạ lỵ. Nó giống như lời tuyên án của một quan tòa trước khi phiên xử bắt đầu.


Cuộc phỏng vấn không bình thường giữa Trần Mạnh Vũ và Nguyễn Đình Thắng thực chất chỉ là một trò “kẻ tung người hứng” nhằm triệt hạ Việt Tân theo một kế hoạch lâu dài, ít nhất là từ lúc phim Terror in Little Sài Gòn của ProPublica và Frontline xuất hiện gần đây. Tuy nhóm làm phim không đạt được mục đích đen tối của họ nhưng Nguyễn Đình Thắng đã vội vàng chụp lấy cơ hội, tiếp tục dùng loạt phim này để tấn công Mặt Trận/Việt Tân là khủng bố. 

Dàn dựng cuộc phỏng vấn “một đồng một cốt”, kiểu tấn công và vu cáo của Thắng rập theo bài bản mà kẻ thù của Việt Tân và tay sai hải ngoại thường dùng. Người ta không tin Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng bẩn thỉu đến nổi đã cùng Vũ ra sức tô đậm hai chữ “khủng bố” để gắn cho Việt Tân theo đúng ý đồ đã vạch ra. 

Nhưng tiếc cho cặp bài trùng này, ngày nay dưới ánh sáng của sự thật, hai chữ “khủng bố” gán cho Việt Tân không còn chút tác dụng nào. Vì lẽ dễ hiểu, Việt Tân hoạt động công khai trên khắp thế giới nhưng chưa có chính phủ sở tại nào liệt Việt Tân vào danh sách những tổ chức khủng bố, ngoài CSVN.

Ngay cả trong mỹ từ “đi tìm công lý cho người chết”, những người bày ra âm mưu cũng muốn mượn luật pháp Hoa Kỳ để triệt hạ một đảng chính trị chỉ có ước vọng đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Họ cũng chẳng đưa ra được dữ kiện nào khác ngoài để soi sáng vụ án cách đây hơn 30 năm, ngoài những điều đã được lập đi lập lại nhiều tháng qua.


Người ta dễ dàng nhận ra 2 chủ đích mà Nguyễn Đình Thắng nhắm vào: cố gắng loại Việt Tân ra khỏi những quan hệ ngoại giao với chính giới Hoa Kỳ với hy vọng sẽ ôm trọn “phân” trong tay. “Phân” là thứ mà Thắng say mê hơn lý tưởng đấu tranh hay lý tưởng đi tìm công lý cho cố ký giả Đạm Phong.


Nguyễn Đình Thắng nghĩ rằng có thể hưởng lợi trong vụ này, nhưng phần thiệt thòi thì những người yêu nước chống cộng sản phải lãnh đủ. Nhưng nguy hiểm hơn hết là những gì Thắng nói sẽ đầu độc những thành phần đấu tranh trong nước về một “đảng Việt Tân khủng bố” để họ tránh xa Việt Tân. Cô lập Việt Tân cũng là mong muốn của Hà Nội nhưng họ chưa bao giờ làm được, nhưng Nguyễn Đình Thắng đang ráng sức vươn tay ra làm.


Núp sau những câu hỏi cò mồi của Tú, Nguyễn Đình Thắng phê phán và diễn giải một cách ấu trĩ về hoạt động của các cơ quan ngôn luận như RFA, SBTN…Trong khi Trần Mạnh Vũ nêu lên việc RFA “phỏng vấn một tay đầu lãnh đảng khủng bố mà không phỏng vấn các đảng phái chính trị khác hay gia đình nạn nhân bị sát hại” để Thắng cao giọng dạy đời, “RFA không được làm như thế vì vi phạm luật pháp”. Thật ngược ngạo và buồn cười, tại sao một cơ quan truyền thông ở một đất nước tự do lại không được phép phỏng vấn người này mà phải phỏng vấn người kia?


Bằng chứng đâu để nói Việt Tân là một đảng khủng bố? Rõ ràng Trần Mạnh Vũ ngang nhiên đứng trên chính phủ Hoa Kỳ để tuyên bố điều vô trách nhiệm này để Thắng phụ họa theo. 

Trò ngậm máu phun người của Thắng cho mọi người thấy tâm địa gian manh của con người mang danh trí thức đã tự vùi mình xuống bùn đen vì lòng ghen tức. 

Không ai không biết Việt Tân chỉ quan hệ công khai với các cơ quan truyền thông, không riêng gì RFA, SBTN hay BBC, VOA và nhiều báo chí khác. Chính ông Thắng và Vũ là người phải trả lời cho những cáo buộc hàm hồ của mình đối với các cơ quan này và các cá nhân bị Thắng nêu tên.


Tâm địa của Nguyễn Đình Thắng càng đáng kinh tởm hơn khi anh ta không chỉ trả lời phỏng vấn mà còn đóng vai một quan tòa trước phiên xét xử tưởng tượng. Thắng phóng đại rằng đây là một vụ có tính “hình sự” và kêu gọi một cuộc điều tra.
Nhưng liệu anh ta và những người liên hệ có cung cấp được bằng chứng phạm tội gì cho nhà điều tra ngoài những lời kết tội vu vơ như A.C Thompson đã làm trong phim Terror In Little Sài Gòn.


Đối với Nguyễn Thanh Tú, đáng lẽ Thắng phải khuyên bảo Tú không nên viết thư mang tính chất tố cáo hồ đồ khi mà tòa án chưa kết tội ai trong vụ án 30 năm trước và chính FBI cũng đã đóng hồ sơ.


Nhưng khổ thay chính ông Thắng đã xúi giục Tú làm chuyện bậy để đóng vai ngụy quân tử. Sự kiện này không khác gì Thắng lập ra liên minh chính trị đấu tranh cho dân chủ thế mà cứ tuyên bố rằng “tôi không làm chính trị”.
 
 
Trần Văn Minh
 
 
Nguồn: thangvietcongmu.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét