Nhật Bản là một đất nước luôn
theo đuổi những điều tốt đẹp, điều hoàn mỹ ở mức độ cao nhất. Điều này
thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống, chất lượng không
khí, điều kiện vệ sinh môi trường, và coi trọng thành tín đến mức cực
điểm.
Ngày Chủ nhật, nếu bạn đến công viên
nước bình thường chơi thì vé vào cửa là 800 yên (khoảng 150.000vnđ).
Trong công viên cũng có một số lối ra vào đặc biệt giành cho người tàn
tật. Ở đó người ta chỉ chăng dây xích cao chưa đến đầu gối chân và nói
rằng: “Lối giành cho người tàn tật, người bình thường không được vào”.
Công viên cũng không cho rằng cần phải cử người trông coi ở những lối
này, mà người dân cũng không cho rằng mình có thể đi bằng lối này để
giảm được tiền vé vào cổng!
Nhật Bản là quốc gia truy cầu sự hoàn mỹ cực điểm về “chất lượng sản phẩm”.
Người Nhật Bản không cho rằng họ sẽ ăn
phải đồ ăn không sạch sẽ tại các quán ăn nhà hàng. Trước đây có một nhà
hàng thịt nướng ở thành phố Osaka đã khiến cho 4 khách hàng của họ bị
tiêu chảy. Sau đó, nhà hàng này đã phải đóng cửa. Ông chủ của nhà hàng
này đã bị cấm, cả đời không được phép kinh doanh đồ ăn uống.
Thậm chí, việc xử lý vấn đề hộ khẩu ở
tòa thị chính của thành phố là một việc đơn giản đến khó tin. Khi bạn
đến đó, nhân viên công tác sẽ xuất ra một bản đồ được phóng to rõ đến
từng nhà, rồi yêu cầu bạn chỉ nơi mà mình đang ở và coi như việc xác
nhận đã được hoàn tất. Trước đây đã từng có một người rất kinh ngạc và
hỏi nhân viên công tác rằng: “Nếu như có người nói dối thì sao?” Nhân viên công tác đã dùng ánh mắt khó tin và nói với anh ta rằng: “Tại
sao lại nói dối? Nếu mà nói dối thì khi chúng tôi gửi trả giấy chứng
nhận bảo hiểm y tế và các tài liệu khác, chẳng phải họ sẽ không nhận
được sao?”
Sự chung sống giữa người với người là
đơn giản như vậy đấy! Cho nên người hải ngoại nếu sống lâu ở đây sẽ trở
thành “ngốc nghếch”: Tuân thủ quy tắc xã hội, khi qua đường phải nhìn
đèn tín hiệu, có xếp hàng thì cố gắng xếp hàng, khi ăn cơm đặt ví tiền
trên bàn mà đi vệ sinh…
Tố chất người Nhật Bản đạt đến mức cực điểm
Vì sao người Nhật Bản lại không làm hàng
giả? Để có sự trung thực như vậy, tất nhiên có tồn tại một loại hiện
tượng. Chính là, một khi đã làm giả thì hậu quả nhận được sẽ vô cùng
nghiêm trọng. Trong kinh doanh ở Nhật Bản cũng ngẫu nhiên có hiện tượng
làm hàng giả. Ví dụ như đem sản phẩm của nước ngoài giả mạo là sản phẩm
của Nhật Bản. Năm trước có xuất hiện sự kiện, một ông chủ dùng lươn của
Trung Quốc giả mạo là lươn của Nhật Bản. Kết quả là: Thứ nhất là ông chủ
phải công khai xin lỗi mọi người, thứ hai là ngân hàng ngừng việc cho
vay, thứ ba là các đối tác ngừng quan hệ, cuối cùng xí nghiệp đành phải
đóng cửa. Đối với những ông chủ lớn tuổi thì sẽ không còn cơ hội để kinh
doanh nữa và thậm chí phải tự sát.
Ở Nhật Bản có khế ước xã hội bất thành
văn là người làm hàng giả không nên thực hiện bất kỳ lời bào chữa nào mà
nên thành khẩn nhận lỗi. Sau khi nhận lỗi rồi người ta sẽ không đào sâu
vào chi tiết nữa. Nhưng người làm hàng giả sau này cơ bản sẽ không còn
có khả năng tham gia vào ngành sản xuất đó nữa. Cho nên, tại Nhật Bản,
làm hàng giả là một việc còn nghiêm trọng hơn việc ngồi tù. Người làm
hàng giả một khi bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa là “ngừng phát triển
của cá nhân ở đây”! Thậm chí những người chủ xí nghiệp tự sát khi công
ty bị phát hiện làm hàng giả còn không nhận được sự thông cảm của mọi
người. Người ta chỉ cho rằng, dùng cách tự sát chỉ là để rửa sạch lỗi
lầm của mình mà thôi. Trái lại, người chịu hình phạt ngồi tù xong lại là
người bình thường, người khác không được kỳ thị. Tại Nhật Bản, hai chữ
“thành tín” là vô cùng quan trọng.
daikynguyenvn.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét