Charukesi Ramadurai
Tháng 12/2013, cộng đồng
LGBT của Ấn Độ gặp lực cản nghiêm trọng khi Tòa Tối Cao đã coi quan hệ đồng giới
là một tội hình sự. Mới gần đây vào tháng 8/2015, chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm
(được bãi bỏ có điều kiện sau vài ngày) hơn 800 trang mạng được cho là khiêu
dâm với lý do đối phó với nạn phim ảnh ấu dâm và bạo lực tình dục.
Ấn Độ là nước đặc biệt
bảo thủ trong vài thế kỷ qua do ảnh hưởng của chủ nghĩa thuần khiết của nhiều
nhóm, kể cả các triều đại hồi giáo, các thống lĩnh người Anh và chính đặc giới
thầy tu Brahmin của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ không phải luôn như vậy. Những quy ước
tình dục trước thế kỷ 13 là thoáng đãng hơn nhiều, coi thể tục và tâm linh là
như nhau.
Tình dục là chủ để được
giáo dục chính thức, và Kamasutra (luận thuyết tình dục đầu tiên của thế giới)
được viết ra ở Ấn Độ cổ đại, trong khoảng thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên đến Thế
kỷ thứ 2 Sau Công nguyên.
Thực tế nếu xem xét kỹ
ta có thể thấy những lưu kỷ của thời kỳ thoáng đãng hơn này trên khắp đất nước.
Chúng được khắc đẽo khắc trên đá dưới dạng các chủ đề tình ái ở trên tường phía
dưới của Đền Mặt Trời thế kỷ 13 ở Konark, ở phía Đông của tỉnh Orissa của Ấn Độ.
Khỏa thân là điểm nổi bật ở các tranh và tượng các nàng tiên tại các hang tu viện
phật giáo đục sâu trong đá ở Maharashtra, hang Ajanta (thế kỷ thứ 2 Trước Công
nguyên) và hang Ellora (Thế kỷ thứ 5 tới 10 Sau Công nguyên).
Những thí dụ rõ nét
nhất của nghệ thuật tình ái ở đền chùa
Tuy nhiên ta có thể thấy
thí dụ được lưu giữ tốt nhất và thể hiện rõ nhất của nghệ thuật tình dục ở đền
là ở thị trấn nhỏ ở Khajuraho tỉnh Madhya Pradesh miền trung Ấn Độ. Những đền Ấn
giáo được đẽo rất đẹp bằng đá đã được công bố là Di Sản Thế Giới của Unesco năm
1986. Triều đại Chandela đã tạo ra các đền này khoảng từ năm 950 đến 1050,
trong số 85 đền chỉ còn 22 đền.
Khi tôi vào tới khu 6
km2 này lúc hoàng hôn mùa hè thì đá sa thạch ánh lên mầu vàng rực rỡ. Các phụ nữ
người địa phương mang theo hoa tươi và hương để cầu nguyện, trong khi du khách
đi dạo ở hành lang phía ngoài, trố mắt nhìn vô số các tượng được bao kín hết tường
và được tạc một cách phức tạp. Đó là tượng nam và nữ thần, lính chiến và nhạc
sĩ, súc vật và chim chóc. Có thể đó là cảnh thấy ở bất kỳ đền nào ở Ấn Độ.
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn
thì thấy nhiều tượng rất gợi tình với hình đàn ông, đàn bà và súc vật. Chúng mô
tả các cảnh yêu đương cặp ba cùng lúc, truy hoan và hành vi mất nhân tính. Mặc
dù tôi đã được biết trước nhưng tôi vẫn sững sờ trước tượng các cô gái và đàn
ông ôm quấn lấy nhau trong các tư thế làm tình khó tả ngay sát cạnh các thần
thánh mỉm cười hiền dịu và thánh thiện. Tuy một số tượng đã bị sứt mẻ và rụng
chân tay nhưng tượng còn hết sức nguyên sơ nếu xét về thực tế là những đền này
đã từ hơn 1000 năm tuổi.
Có nhiều luận điểm
khác nhau về sự tồn tại của của những chủ đề gợi tình này. Một trong những luận
điểm kỳ lạ cho rằng do các vua chúa ở Chandela là môn đồ của giáo thuyết
Tantric theo đó chi phối sự cân bằng giữa sức mạnh của đàn ông và đàn bà. Do đó
các vua chúa cổ súy tín ngưỡng của họ tại các đền mà họ kiến tạo.
Các luận điểm khác giải
thích vai trò của chính các đền vào thời bấy giờ là đền là nơi để học hỏi và để
thờ phụng, đặc biệt đối với nghệ thuật cần nhiều kỹ năng, kể cả nghệ thuật làm
tình. Ngoài ra một số người tin rằng việc mô tả các hoạt động tình dục ở đền được
cho là điềm lành vì chúng đại diện cho sự khởi đầu mới cũng như cuộc sống mới.
Ngoài ra, Ấn giáo vẫn
quan niệm theo truyền thống rằng tình dục là một phần rất cần thiết của cuộc sống,
nó giải thích tại sao tượng tình dục đặt xen lẫn với các tượng mô tả các hoạt động
đa dạng khác như cầu nguyện và chiến tranh. Việc chúng được đặt ở nơi công khai
mà không ở nơi kín đáo có thể cho chúng ta thấy rằng những người tạo ra chúng cố
ý để cho mọi người trông thấy.
Sự cô lập giúp cho chủ
đề gợi cảm này tồn tại.
Điều kỳ lạ là ta không
thấy lý do vì sao những đền này lại được xây dựng ở Khajuraho vì không thấy sử
sách nói về một triều đại nào đã từng ở đây. Sự tồn tại của các mô-típ gợi dục
này rất có thể là do sự cách biệt hàng trăm năm ở một vùng đã có thời là rừng rậm
và chỉ được viên chỉ huy quân đội người Anh là TS Burt phát hiện vào năm 1883.
Thực tế chính Burt
cũng phải được người tùy tùng thuyết phục để thực hiện chuyến tìm kiếm này, ông
đã không tin rằng sẽ tìm thấy điều gì thú vị ở điểm hẻo lánh này. Những ngôi đền
quyến rũ này cũng tránh được sự thịnh nộ của giới cảnh sát tư tưởng Ấn Độ mà
trong những năm gần đây đã cấm hoặc phá hủy một loạt các tạo tác văn hoá, từ
các cuốn sách của Salman Rushdie cho tới các tranh vẽ của MF Hussain.
Nhưng điều mà tôi thấy
hay hơn cả các tượng và lịch sử về chúng là sự việc mà toàn bộ gia đình lặng lẽ
nuốt lấy từng lời của người hướng dẫn viên du lịch khi phân tích các họa tiết gợi
cảm ở trên tường của ngôi đền Kandariya Mahadeva tráng lệ. Không một ai trố mắt,
không một cái liếc nhìn ngượng ngùng, không một tiếng cười khúc khích.
Có lẽ nghệ thuật này
là không thể chê trách khi nó nằm trong khung cảnh tôn giáo. Tuy nhiên tôi tin
rằng ở trong phạm vi đền Khajuraho còn có một bài học to lớn hơn về sự khoan
dung của Ấn Độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét