Bùi Quang Vơm
“Và những lời đồn
từ vỉa hè thì không thế lực nào ngăn cản được, rằng người nhà của
toàn bộ thường vụ đảng thành phố, hàng tháng đều nhận một gói quà
có giá 10.000 đô, từ suốt gần hai chục năm. Tất cả những thông tin
kiểu này, đều không thể kiểm chứng. Nhưng cũng không ai bác bỏ. Kín
tiếng và chi tiền không tiếc tay, cùng với gốc gác Hoa kiều của bà
chủ họ Trương, làm người ta liên tưởng tới hai nguyên tắc vàng của
Hội Tam Hoàng có tổ tiên từ Trung Quốc”.
Tân Bí thư TPHCM Đinh
La Thăng
Đảng bộ thành phố
HCM là một đảng bộ có nhiều tính đặc thù, không có ở bất kỳ một
đảng bộ nào. Nó là một tổ chức vừa tận dụng nguyên tắc tập trung
dân chủ đã phát tác thành chuyên chế, độc đoán và tôn sùng cá nhân trong
sinh hoạt nội bộ của mọi đảng bộ cộng sản, vừa mang theo đầy đủ
những đặc điểm Nam bộ.
Đặc điểm Nam bộ ở
đây là một sự tổng hợp rất khó cắt nghĩa được một cách rành rẽ.
Nó vừa có một chút lãng tử, bất cần, nhìn đời với nửa con mắt,
khinh rẻ mọi thứ, kiểu công tử Bạc liêu, vừa có chút cương cường
kiểu giang hồ, lại có chút thượng tôn danh dự, anh hùng hảo hán kiểu
Lục Vân Tiên. Một đặc điểm nữa đáng lưu ý là tính cách thực dụng.
Người Sài gòn có năng khiếu nhạy bén bẩm sinh với những gì có thể
đem lại lợi ích, và sẵn sàng bằng mọi cách, bằng mọi giá đạt bằng
được.
Nhưng một điểm đặc
biệt, nếu bỏ qua sẽ là một sai lầm không thể tha thứ. Đó là Sài
gòn và Nam bộ từng có phong trào hội kín, từ giữa thế kỷ 19 cho
đến ngày “giải phóng”. Các Hội kín này ban đầu học theo cách tổ
chức của các thiên địa hội người Hoa, kết nạp hội viên, tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau, về sau có nhiều hội phát triển thành các đội yêu
nước, tự trang bị vũ khí kêu gọi chống Pháp. Các Hội này có các
nguyên tắc hoạt đông và tổ chức tương tự hội Tam Hoàng.
Nguồn gốc của hội
Tam Hoàng là Thiên Địa Hội, tổ chức bí mật tập hợp lực lượng chống
lại vương triều nhà Thanh ở Trung Quốc, nhằm khôi phục lại nhà Minh.
Các hội kín này bị nhà Thanh đàn áp gay gắt nên chạy dạt sang Hồng
Kông, Đài Loan, Nam Việt Nam và Singapore. Sau này, khi nhà Thanh sụp
đổ, khẩu hiệu phản Thanh Phục Minh không còn ý nghĩa nữa, hoạt động
của các hội kín này không còn mang tính yêu nước, nhưng tổ chức và
quy chế hoạt động vẫn được duy trì, dần dần trở thành các tổ chức
xã hội đen, chuyên sống bằng bảo kê các sòng bạc, các nhà hàng, các
tửu điếm, ổ mãi dâm, không từ chối buôn bán nha phiến và các dịch
vụ rửa tiền.
Hội Tam Hoàng nổi
tiếng toàn cầu và tồn tại được là dựa trên hai nguyên tắc. Nguyên
tắc quan trọng nhất là bí mật tuyệt đối tung tích, tránh xa dư luận,
lẩn trốn báo chí, không để lại dấu vết trên truyền thông. Nguyên tắc
thứ hai là “tiền đi trước giao dịch”. Có câu chuyện ở Hồng Kông năm
1939, chỉ vì hai dòng tin ngắn ngủi, mà toàn bộ 200.000 số báo được
trả tiền mua và huỷ ngay trước khi phát hành vào 6 giờ sáng. Ở Sài
gòn, câu châm ngôn “cái gì không mua được bằng tiền, có thể mua được
bằng rất nhiều tiền” không phải là phát minh của Năm Cam. Giang hồ Sài
gòn đã học lại và chỉ là những đàn em nhại lại đàn anh là “vua
không ngai” người Tàu Lý Long Thân, người tổ chức “Nhất dạ đế vương”,
chi một đêm hết bốn triệu đồng, tiền miền Nam thời đó, để mua tướng
Bảy Viễn, bảo kê đường dây á phiến từ bắc Lào. Câu châm ngôn này
phát ra một cách bất cẩn từ cửa miệng ông ta vào đêm hoàn thành
đường dây, cuối năm 1954.
Một người nữa
cùng với Lý Long Thân là hai người mà trước đây, thời còn ông Thiệu,
dân sài gòn thường nói là hai người duy nhất muốn gặp tổng thống
lúc nào cũng được. Đó là Bang trưởng Triều Châu Trần Thành. Trước
sự tan hoang do chiến dịch Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh
mà Đỗ Mười chỉ đạo năm 1979, Trần Thành nhẹ nhàng trấn an bang hữu
rằng “mưa rồi cũng tạnh, cộng sản cũng phải sống, cũng cần ăn”.
Không ai trong số
chúng ta quên được rằng trong suốt những năm 90, giá vàng và giá đôla
của Việt Nam đều do các Đại gia người Hoa tại quận 5 quyết định, nhà
nước trung ương Hà Nội hoàn toàn bất lực. Nền công nghiệp sản xuất
hàng hoá của Việt Nam sau thời kỳ bao cấp, từ năm 1986, bắt đầu từ
các nhà sản xuất người Hoa ở quận 5, những người duy nhất có thể
nhập chui công nghệ từ Trung Quốc.
Thời gian này là
thời gian Lê Thanh Hải làm bí thư đảng uỷ quận 5 (từ 1990-2000). Chính
sự nhộn nhịp, năng động này ở quận 5 khởi sắc cho một niềm tin, làm
nền cho đổi mới tư duy của lãnh đạo Hà Nội, đồng thời cũng là bệ
phóng cho những thành đạt chính trị của Lê Thanh Hải.
Lê Thanh Hải chiếm
được uy tín trong đảng và cùng một lúc, trở thành tâm điểm cuốn hút
sự tập trung của giới đại gia người gốc Hoa quận 5. Các hội đoàn
người Hoa đang nằm im chờ thời từ sau năm 1979, bây giờ bừng tỉnh.
Và điều mà Trần
Thành tiên tri “cộng sản cũng phải sống, cũng cần ăn” có vẻ bắt đầu
ứng nghiệm. Thêm nữa, nguyên lý bất khả chiến bại “cái gì không mua
được bằng tiền, có thể mua được bằng rất nhiều tiền” lại được giới
giang hồ Sài gòn dùng làm chìa khóa mở mọi loại cánh cửa của quyền
lực.
Lê Thanh Hải từ quận
5 lần lượt lên Chủ tịch uỷ ban nhân dân, phó bí thư, rồi bắt đầu từ
năm 2006, trở thành Bí thư Thành uỷ, người cao nhất trong bộ máy
quyền lực của Sài Gòn.
Từ Đội võ trang
tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định với bí danh Hai Nhựt năm 1966,
trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn kiêm Trưởng Ban Công nghiệp Thành
Đoàn; Phó Bí thư Đảng ủy Cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh
niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh năm 1975, 10 năm bí thư đảng uỷ quận
5, rồi trở thành Bí thư Thành phố, các căn cứ địa trụ cột có tính
nguyên tắc của Lê Thanh Hải là Đoàn Thanh Niên, nơi ông là lãnh tụ
thần tượng của giới trẻ, là quận 5, nơi cung cấp tài chính cho bộ máy
và nguồn vốn hỗ trợ các dự án mà Thành uỷ chỉ đạo. Quận 1 và sau
này, từ năm 2000, Quận 2, nơi mỗi m2 đất là mỗi tấc vàng, trở thành
trụ cột thứ 3.
Lãnh đạo chủ chốt
của thành phố gần 100% có xuất phát từ đoàn thanh niên (Nguyễn Văn
Đua, Võ Văn Thưởng, Lê Thành Phong, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Hiếu).
Các phó chủ tịch thành phố hầu hết đều kinh qua bí thư quận 5 (Lê
Thanh Hải 1990-2000, Nguyễn Hữu Tín 2006-2011, Sử Ngọc Anh, 2012-2015,
Võ Tiến Sĩ từ 2015). Tất cả các hạt giống đỏ đều kinh qua quận 2
(Nguyễn Văn Đua, trưởng ban Quản lý Dự án Thủ Thiêm 2001-2006, Nguyễn
Thành Phong bí thư quận 2 2007-2009, Tất Thành Cang, bí thư 2009-2012,
Nguyễn Văn Hiếu bí thư từ 2010).
Nhà báo độc lập
Phạm Chí Dũng có nhận xét “Không thể phủ nhận là trong suốt một thời gian
dài đến 15 năm, tính từ năm 2001 khi ‘Anh Hai’ chấp nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân TP.HCM cho tới khi trở thành bí thư thành ủy nơi đây, ông được dư
luận đánh giá là một trong những thủ lĩnh địa phương tạo dựng được được độ tập
quyền cá nhân cao nhất“.
Thực chất là dưới
con mắt của ngay bộ chính trị, đảng bộ Sài gòn là một boong-ke cố
thủ bất khả công phá từ nhiều năm.
Bà Huỳnh Thị Nhân,
người sinh ra tại Hóc Môn, nguyên phó chủ tịch UBND, được điều ra Hà
Nội lần lượt qua các chức vụ Thứ trưởng thường trực bộ Tài chính,
rồi thứ trưởng thường trực bộ Lao động- Thương binh-xã hội, năm 2008
được Bộ Chính trị phân công trở lại làm phó bí thư Sài gòn, cùng
lúc với dư luận Lê Thanh Hải ra Hà Nội. Nhưng cuối năm 2010, bà Nhân
lại được rút ra làm phó chánh văn phòng trung ương đảng.
Vụ án nhận hội
lộ 290.000 USD của Huỳnh Ngọc Sỹ, phó giám đốc Giao thông công chánh,
thông gia với Lê Thanh Hải, hồi tháng 10/2010, khi điều tra vụ án, an
ninh kinh tế đã phát hiện chi tiết liên quan tới chính Lê Thanh Hải,
và hàng loạt những liên kết tham nhũng không thể bóc tách. Lại rộ
lên tin đồn Lê Thanh Hải được điều ra làm trưởng ban kinh tế trung ương.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Huỳnh Ngọc Sỹ nhận án chung thân, nhưng Lê
Thanh Hải vẫn tiếp tục trúng bí thư tại đại hội IX của đảng bộ
thành phố nhiệm kỳ 2010-2015.
Sài Gòn là thành
phố làm bằng vàng, không thể thoát khỏi con mắt của Nguyễn Tấn
Dũng, nên từ rất sớm, năm 2001, Lê Mạnh Hà, con trai vị ân nhân Lê Đức
Anh đã được ông Dũng đưa vào làm phó giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư.
Nhưng sở Kế hoạch Đầu tư những năm này bắt đầu là nơi quyết định
việc cấp phép đầu tư và phê duyệt dự án. Trong khi dòng đô la ào ào
chuyển vào thành phố, Lê Thanh Hải không thể để cái cửa quan trọng
này lọt vào tay người ngoài. Lê Mạnh Hà được chuyển sang làm Giám
đốc sở Bưu chính 2004-2008, rồi chuyển sang Giám đốc sở Thông tin, và
cuối cùng ông Dũng phải rút về làm phó chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, ngày 15/05/2015.
Nguyễn Thanh Nghị
cũng được ông Dũng đưa vào trường đại học kiến trúc năm 2006. Năm 2008,
sau hai năm thì được bổ nhiệm chức vụ hiệu phó, được giới thiệu,
nhưng không được bầu vào ban chấp hành đảng bộ Sài gòn, và không có
tên trong danh sách đại biểu dự Đại hội XI. Ông Dũng đã dằn mặt ông
Lê Thanh Hải bằng cách đưa được Nguyễn Thanh Nghị vào trung ương uỷ
viên dự khuyết, thông qua đề cử trực tiếp.
Trong chiến dịch
luân chuyển cán bộ tháng 3 năm 2014, Nguyễn Khắc Định, phó chủ nhiệm
Văn phòng chính phủ, trợ lý Thủ tướng, người trực tiếp chấp bút
tất cả các diễn văn của thủ tướng từ năm 2008, được đưa vào làm phó
bí thư thành uỷ Sài gòn, dự kiến tiếp quản vị trí thường trực
thành uỷ khi Nguyễn Văn Đua về nghỉ hưu, như một cố gắng thử lần cuối.
Nhưng một lần nữa lại phải rút về Văn phòng ngày 15/04/2015.
Hình như mọi ý
định, mọi cố gắng của Trung ương hóa giải từ bên trong đều bị bật ra.
Song hành, song
tiến với Lê Thanh Hải một cách âm thầm, kín tiếng, Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát đã phát triển với tốc độ không thể tưởng tượng. Trương
Thị Mỹ Lan từ một tiểu thương người Việt gốc Hoa bán vải chợ Bến
Thành, không biết có duyên gì với bí thư quận 5 bấy giờ là Lê Thanh
Hải, có vợ là người cùng họ là Trương Thị Hiền, em ruột bà Trương
Thị Mỹ Hoa, phó Chủ tịch nước. Vỉa hè lúc bấy cứ giả đùa là
Trương Mỹ Lan cũng là em bà Trương Mỹ Hoa, còn ông Hải thì “mía ngọt
đánh cả cụm”. Sau một vài năm, bà Trương Mỹ Lan đổi sang kinh doanh
khách sạn và nhà hàng tại Quận 5. Rồi như có phép mầu, trong vòng
chưa đầy chục năm sau, bà trở thành chủ của Tập đoàn Bất động sản tư
nhân lớn nhất Việt Nam, với số vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng, vượt xa
tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ) và Hoàng Anh Gia Lai của Bầu
Đức (7.200 tỷ).
Vạn Thịnh Phát là
chủ sở hữu của Khách sạn Thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel và Cao ốc
căn hộ cao cấp Sherwood Residence, Toà nhà Times Square nằm ngay sát tòa nhà
Bitexco Finance, khách sạn 6 sao duy nhất tại Sài Gòn, có chiều cao lên tới
gần 165m và là tòa nhà thứ 2 của TPHCM có sân đậu trực thăng trên sân thượng.
Ngoài ra, Công ty còn
triển khai hàng trăm dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng-du lịch…
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Mới đây UBND tỉnh Long An vừa cấp phép cho
Tập đoàn đầu tư 16 dự án bất động sản trên địa bàn huyện Cần Giuộc, gồm có 3
dự án đầu tư cụm công nghiệp, 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án
nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500ha, tổng giá trị đầu tư lên
tới hàng tỷ đô. Tập đoàn này là người vừa thương lượng thành công
mua lại Toà nhà Thuận Kiều Plaza, Toà nhà khổng lồ có vị trí đắc địa
tại trung tâm Quận 5, có giá đầu tư 55 triệu đô la từ cách đây 20 năm,
sẽ phá đi xây lại. Công ty đầu tư An Đông, một công ty con của Tập đoàn
vừa ngã ngũ mua lại toà biệt thự Pháp lớn nhất Sài Gòn có tên là
Biệt thự 100 cửa, với giá 39 triệu đô la .v.v…
Đi trên phố đi bộ lớn
nhất Việt Nam hiện nay là đường Nguyễn Huệ, ai cũng dễ dàng nhìn thấy tập đoàn
Vạn Thịnh Phát đang sở hữu gần hết các tòa nhà, các cao ốc, các khách sạn, các
khu trung tâm thương mại bề thế và quan trọng nhất dọc hai bên đường.
Các khu tứ giác còn sót lại của con đường đi bộ Nguyễn Huệ, Đồng Khởi hầu như
đã được Vạn Thịnh Phát cắm cọc, âm mưu thôn tính và nuốt dần.
Vạn Thịnh Phát có
phép mầu gì để thành công nhanh chóng như vậy? Lời khai của Dương Chí
Dũng tại toà về việc nhận chuyển của Trương Mỹ Lan 1 triệu đôla (20
tỷ đồng) cho một cấp trên, để được nhận dự án, lập tức tắt ngấm
cùng với cái chết rất đúng lúc của Phạm Quý Ngọ. Không một lời bàn
tán. Không một báo chí nào đả động. Và những lời đồn từ vỉa hè
thì không thế lực nào ngăn cản được, rằng người nhà của toàn bộ
thường vụ đảng thành phố, hàng tháng đều nhận một gói quà có giá
10.000 đô, từ suốt gần hai chục năm. Tất cả những thông tin kiểu này,
đều không thể kiểm chứng. Nhưng cũng không ai bác bỏ. Kín tiếng và
chi tiền không tiếc tay, cùng với gốc gác Hoa kiều của bà chủ họ
Trương, làm người ta liên tưởng tới hai nguyên tắc vàng của Hội Tam
Hoàng có tổ tiên từ Trung Quốc.
Lê Thanh Hải đã
rời sân khấu.
Chia tay Võ Văn
Thưởng ra Hà Nội, Lê Thanh Hải đã sụt sùi khóc. Những giọt nước lăn
trên má ông cũng cay đắng, nhưng không phải là những giọt nước mắt ông
Trọng khóc trong Hội Nghị TW 6. Ông xót xa cho một quá khứ thật sự
huy hoàng của đời ông. Thành phố thực sự thấm mồ hôi và không ít tâm
huyết của ông. Nó lớn lên cùng với ông. Đáng lẽ ông phải được quyền
tự hào về nó. Thế mà người ta đã cố gạt ông ra. Ông cũng ân hận vì
nhẹ dạ. Ông thừa biết lá bài Võ Văn Thưởng và Nguyễn Thành Phong là
những con ngựa Thành Trois. Nhưng một mặt sức từ bên trên đã vượt quá
sức chịu đựng của ông, mặt khác, ông vẫn giữ một niềm tin vào sự
trung thành tuyệt đối mà các đệ tử lớn lên từ Đoàn thanh niên. Ông
đã tự mở cửa cho những con ngựa phản chủ.
Không phải ông không
biết hoan lộ của ông đã hết từ Hội nghị TW4 cùng với sinh mệnh
chính trị của Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi khai mạc Đại hội đảng bộ
thành phố lần thứ X dự kiến vào tháng 10/2015 khoảng hai tháng, có
hai sự kiện đặc biệt.
Một là vào tháng
8/2015, Thanh tra chính phủ ‘bất ngờ’ công bố kết luận thanh tra đối với Ủy ban
Nhân dân thành phố HCM, hàng loạt quy kết về trách nhiệm đối với Chủ tịch Lê
Hoàng Quân. Thực chất việc này là cảnh cáo ông.
Hai là chiều ngày
28/9/2015, tại trụ sở CA thành phố HCM, Thượng tướng thứ trưởng BÙI
QUANG BỀN trao quyết định nghỉ chờ hưu cho Trung tướng giám đốc công an
thành phố Nguyễn Chí Thành, và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc
thay thế cho thiếu tướng Lê Đông Phong.
Ngoài Trung ương họ
đã nắm được hết. Chấp nhận còn may được hạ cánh. Ông cũng đã đẩy
Lê Hoàng Quân báo cáo xin chủ trương bộ chính trị dự án xây dựng khu
Nam thành phố thành khu kinh tế đặc biệt. Đây là phương án rút lui
của ông. Tại khu Nam, gia đình ông sở hữu hàng ngàn ha đất, cả triệu
m2 đất mặt đường từ thành phố ra biển Cần Giờ. Dự án mà được
duyệt, thì ông về cũng chẳng thiệt gì.
Không kể các chân
rết nằm ở nhiều nơi vẫn trung thành với ông, trên sân khấu chỉ còn
lại Tất Thành Cang, vừa trúng Trung ương uỷ viên, không biết có được
thay Võ Văn Thưởng vào chân Thường trực Ban thường vụ, Võ Tiến Sĩ,
Bí thư quận 5 uỷ viên thương vụ, Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch
đầu tư. Nhưng có thể ông sẽ gác kiếm hoàn toàn. Sẽ lẩn trốn, tránh
xa mọi cuộc chiến.
Đinh La Thăng thuộc
típ người hành động, xông xáo, sốc vác, mạnh bạo và cứng rắn. Và
rất có thể ông là người trong sạch. Ít nhất đến giờ này, chưa có
bằng chứng buộc tội ông. Đó có thể là điểm mạnh, rất mạnh. Vì
trước hết ông sẽ có dân. Nhưng mạnh bạo và cứng rắn có thể không
đủ. Trên một trận địa đầy rẫy những đe dọa tiềm ẩn như Sài Gòn,
dũng cảm không sợ nguy hiểm chỉ có thể chết rất nhanh.
Trước đây, có lần
tôi gợi ý nên đưa ông Trần Đại Quang vào làm bí thư Sài Gòn, vì ở
Sài Gòn nhiều xã hội đen, nhiều quân ngầm, chỉ có nắm được một đội
quân ngầm đủ mạnh mới may ra có cơ hội giành phần thắng. Cùng một
lúc phải tổng hợp được sức mạnh của tình báo kinh tế, tình báo
chính trị, cả đặc tình, mật vụ của trật tự an toàn xã hội, mới
kiểm soát được. Bây giờ đẩy ông Đinh La Thăng vào, không biết là tốt
hay xấu cho ông ta đây.
Nếu ông Đinh đến
gặp tôi, tôi sẽ bói cho ông một quẻ cực xấu. Tuy nhiên chẳng có gì
không có lời giải. Chẳng có cái xấu nào mà không hóa được. Có
điều, là thiên cơ thì bất khả lộ.
Theo Blog Ba Sàm
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160207/dinh-la-thang-co-tru-duoc-o-tp-hcm-khong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét