Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Human Rights Watch: Nhân quyền Việt Nam 2015 vẫn còn ảm đạm


(HRW, DL) - Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, có ít nhất 40 vụ tấn công bạo lực các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa tại Việt Nam, theo bản phúc trình về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2015 vừa được đưa ra bởi tổ chức Human Rights Watch.

Báo cáo nhân quyền năm 2015 mới đây của Human Rights Watch nhận định tình hình nhân quyền năm qua vẫn ảm đảm dù kinh tế đang phục hồi và có tiến bộ về một vài chỉ số xã hội. Đảng Cộng Sản vẫn là độc Đảng cầm quyền. Tất cả các quyền cơ bản như quyền tự do tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do tôn giáo đều bị xiết chặt.

Trong năm 2015, nhà cầm quyền Việt Nam đã hạn chế sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia đề bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến vì đang trong quá trình đám phán TPP và nhân quyền là một trong nhiều điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập TPP. Như trường hợp của Nguyễn Viết Dũng bị bắt tháng 4/2015 vì tội "gậy rối trật tự công cộng". Đinh Tất Thắng bị bắt vào tháng 8/2015 về hành vi phát tán thư tín có nội dung phê bình lãnh đạo và công an tỉnh, bị truy tố theo điều 258 "lợi dụng quyền tự do dân chủ"

Tuy nhiên, HRW cũng chỉ ra trường hợp bị bắt vì những điều khoản an ninh quốc gia như ông Trần Anh Kim bị bắt hồi tháng 9/2015. Đến tháng 12 thì ông Lê Thanh Tùng cũng bị bắt và khởi tố trong cùng vụ án theo điều 79 BLHS "Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân". Các Blogger Anh Ba Sàm cùng đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy hay blogger Nguyễn Ngọc Già bị bắt từ năm 2014 đến nay vẫn chưa đưa ra xét xử.

Những người hoạt động nhân quyền ôn hòa vẫn bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp, thậm chí là tấn công bởi các an ninh thường phục. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, có hơn 40 vụ an ninh thường phục đánh đập các nhà bất đồng chính kiến như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Chu Mạnh Sơn và Đinh Thị Phương Thảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai bị bắt giữ điều tra hay chịu trách nhiệm liên quan đến các vụ tấn công bạo lực này.

Bên cạnh đó, HRW còn nêu lên tình trạng tra tấn dẫn đến bị can chết trong nhà tạm giam. Điển hình là Vũ Nam Ninh chết trong Trại giam số 1 (Hà Nội). Theo gia đình nạn nhân, “có nhiều vết thương nặng khắp cơ thể; mặt, vùng ngực và tay phù nề, gãy vẹo sống mũi, gãy xương quai xanh, gãy ngón tay… chân trái có một vết đâm rất sâu, mũi chảy máu. Phần vai, gáy cùng tay, nách có rất nhiều vết bầm tím ở mức độ rất nặng nề.”

Dự thảo về luật tôn giáo tín ngưỡng là một công cụ để siết chặt tự do tôn giáo bằng việc các nhóm tôn giáo muốn hoạt động phải đăng kí với chính quyền.

Ngoài ra, Việt Nam còn gây sức ép với Campuchia ngăn cản những người Thượng ở Tây Nguyên được cấp quy chế tị nạn và dẫn độ hàng chục người Thượng về Việt Nam. (S.P)

Theo Human Rights Watch


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét