Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Từ ISIS nghĩ về Khmer Đỏ

Từ ISIS nghĩ về Khmer Đỏ

Xương và sọ của nạn nhân Khmer Đỏ tại một đền thờ ở Phnom Sampove, tỉnh Battambang, 314 km về phía tây bắc Phnom Penh.Xương và sọ của nạn nhân Khmer Đỏ tại một đền thờ ở Phnom Sampove, tỉnh Battambang, 314 km về phía tây bắc Phnom Penh.

ISIS, viết đầy đủ là “Islamic State in Iraq and al-Sham” (Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và al-Sham), là một chế độ tự phong với mục đích hình thành một vương quốc Hồi giáo trải rộng từ Iraq tới nam Thổ Nhĩ Kỳ qua Syria đến tận Ai Cập (bao gồm cả Lebanon, Israel, vùng lãnh thổ Palestine và Jordan). Được thành lập từ năm 2006 bởi chi nhánh Al Qaeda tại Iraq (AQI) với cái tên ban đầu là ISI, nhưng mãi tới vài năm gần đây ISIS mới thu hút được sự chú ý của cả thế giới sau khi tổ chức này chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria.

Có lẽ đặc điểm nổi bật nhất của ISIS, và cũng là lý do quan trọng nhất tổ chức này trở nên nổi tiếng, là sự tàn bạo. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 10 cho thấy chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2014, ISIS đã giết và làm bị thương khoảng 24 nghìn thường dân. Con số này còn chưa ghê sợ bằng thủ đoạn thời Trung cổ mà ISIS dùng để hành quyết các nạn nhân. Báo cáo của UN cũng nêu ra tình trạng tổ chức này bắt cóc, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, và biến trẻ em thành vũ khí giết người.

Sự tàn bạo của ISIS khiến nhiều người liên tưởng đến phong trào Khmer Đỏ ở Campuchia  trước đây. Có một số người so sánh ISIS với Khmer Đỏ trên góc độ tâm lý học tiến hoá như Clay F Naff trên Huntington Post. Một số người khác phân tích chính sách của Mỹ với tư cách là nguồn gốc để Khmer Đỏ, và giờ là ISIS, có đất phát triển (như John Wight hoặc John Pilger trên RT.Com).

Thế nhưng sự so sánh này dù sao vẫn có phần khập khiễng. Mức độ diệt chủng mà Khmer Đỏ gây ra ở Cambodia trong thập kỷ 70 lớn hơn rất nhiều so với những gì ISIS đang gây ra ở Iraq và Syria. Chỉ trong khoảng 4 năm cầm quyền (1975 đến 1979), Khmer Đỏ đã gây ra cái chết của hơn 1,7 triệu người Campuchia, xấp xỉ 20% dân số nước này tại cùng thời điểm.

Điểm giống nhau giữa hai trường hợp (mà tới nay ít người nói đến), là sự thất bại của quốc tế trong việc can thiệp để chấm dứt các thảm họa này. Trong trường hợp Campuchia, cộng đồng quốc tế hầu như không có bất cứ động thái gì (trừ Việt Nam). Còn trong trường hợp ISIS, họ có mặt ở Iraq theo lời kêu gọi của chính phủ nước này, nhưng không tham gia gì vào cuộc chiến trống ISIS ở Syria (trừ Mỹ).

Lập luận hay được dẫn ra là luật pháp quốc tế liên quan đến việc không can thiệp vào nội bộ nước khác trừ phi được chính phủ hợp pháp của nước đó yêu cầu/nhờ vả (như tại Iraq hiện nay). Thế nhưng các ràng buộc (trong phần lớn trường hợp là cần thiết) này có vẻ như không giúp được gì trong những tình huống đặc biệt như ở Campuchia hồi thập kỷ 70 và ở Syria hiện nay nếu như các nước lớn có những agenda khác. Trái lại, nó còn tạo điều kiện để việc diệt chủng có môi trường tốt để phát huy.

Lý do là trong các trường hợp như ở Campuchiaa, khi một nước nhỏ (khi đó là Việt Nam) can thiệp để chấm dứt chế độ của Khmer Đỏ mà không có sự ủng hộ của các nước lớn (đặc biệt là Hoa Kỳ), chính quốc gia đi can thiệp (Việt Nam) còn bị các nước lớn trừng phạt. Trong trường hợp của Việt Nam là một cuộc cấm vận kéo dài. Ngay cả Campuchia, quốc gia nạn nhân, cũng bị áp lệnh trừng phạt kéo dài này cho đến tận khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách ngoại giao và nhìn nhận lại vai trò của Khmer Đỏ.

Trường hợp ở Campuchia có lẽ rất đặc biệt vì chính sách của Mỹ khi đó là kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Vì thế Hoa Kỳ không bận tâm tới việc Khmer Đỏ thực sự là gì.

Trong trường hợp của ISIS ở Syria thì khác. Có vẻ như thế giới đã có đồng thuận căn bản về bản chất của thể chế này. Thế nhưng vẫn không có quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ muốn dính líu đến cuộc chiến ở đây.
Với tư cách là một nước lớn, có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An, dĩ nhiên Hoa Kỳ không chịu sự trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc. Thêm nữa, với việc ISIS không được quốc gia nào chính thức ủng hộ / bảo trợ, cũng không có quốc gia nào đơn phương trừng phạt Mỹ (hoặc bất cứ nước nào khác tham gia vào cuộc chiến này, nếu có). Trong trường hợp này, bài toán tham gia hay không cơ bản nằm ở chuyện có lợi ích gì khi tham gia cuộc chiến trống lại ISIS hay không. Và vì lợi ích không có, hoặc không rõ ràng, việc dựa vào luật quốc tế để có cớ không tham gia xem ra rất thích hợp.



 http://www.voatiengviet.com/content/tu-isis-nghi-ve-khmer-do/2552742.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét