Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Tiếng lóc cóc gõ vào ký ức - Nhà văn Lê Văn Nghĩa


bến <b>xe</b> <b>ngựa</b> chạy khắp các tuyến đường. Bến <b>xe</b> <b>ngựa</b> ...

Sáng sớm, người Sài Gòn xưa nằm trong nhà đã nghe tiếng xe và vó ngựa lóc cóc.

Xe thổ mộ chạy lên Gò Vấp chở hàng bông về Chợ Lớn. Từ lộ trình lên Gò Vấp, nhiều xe còn ghé Chợ Lớn tranh thủ đón thêm khách. Thông thường xe tập trung tại bến xe ngựa trên đường Mã Lộ (Q.1) hay ghé đậu bến xe ngựa ở chợ Bến Thành.

Thùng xe thổ mộ dài 1,18 m, cao 1 m, ngang khoảng 0,8 m bằng gỗ mít chở khoảng 6 người, ngồi co chân đối mặt “tập thể” trên tấm chiếu bạc lót trên sàn xe. Thùng xe được vít cứng trên một cái nhíp bốn lá hình ô van để tạo sự đàn hồi, giữ thăng bằng cho thùng khi rong ruổi trên đường. Phía đầu thùng xe hai bên là cặp tai đèn. Hai cái vè chở hàng (porte bagage) bằng gỗ bề ngang hơn tấc tay, uốn lượn như dợn sóng. 24 cây căm xe bằng gỗ giáng hương to tổ chảng. Phía ngoài vành bánh xe được bọc bởi vỏ xe hơi nên xe ngựa chạy cũng khá là êm.

Giày dép của khách thì máng ở hai cọc sắt phía sau xe ở góc thùng. Một người ngồi ngay chỗ bàn đạp dành cho khách lên xuống. Dù chật hẹp như vậy nhưng không ai cảm thấy ngột ngạt vì bên hông thùng xe để hở cho gió lùa vào. Mỗi khi trời mưa, khách có thể kéo tấm rèm xuống che mưa. Phía trên nước mưa chảy xuống hết hai bên vì nóc là một cái mái khum tròn như ngôi mộ đất.

Theo một giả thuyết, xe ngựa được gọi là xe thổ mộ vì giống ngôi mộ đất. Có người thì cho rằng xuất phát từ tiếng “thảo mã” đọc trại ra. Và cũng có ý kiến cho rằng thùng xe đóng ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã được khẳng định trong câu vè: Khô như bánh tráng là chợ Phan Rang, Xe thổ mộ dọc ngang là chợ Thủ Dầu Một, Chẳng lo ngập lụt là chợ Bưng Cầu nên còn được gọi là xe “Thủ mã” rồi đọc trại là… thổ mộ!

Tiếng lóc cóc gõ vào ký ức

 <b>Hình</b> <b>ảnh</b> <b>xe</b> cộ trên đường phố <b>Sài</b> <b>Gòn</b> trước 30/4/1975 ...

Một số tư liệu cho biết thời thập niên 1940 - 1950 là giai đoạn phát triển mạnh của xe thổ mộ. Tại chợ Thủ Dầu Một có đến 3 bến xe thổ mộ nhộn nhịp mà lúc tập trung đông nhất cũng trên 50 chiếc. Không chỉ vậy, Thủ Dầu Một còn có nhiều trại đóng xe thổ mộ có tiếng với thùng xe đẹp, trang nhã, bánh xe bền chắc. Xe sản xuất tại Thủ Dầu Một còn được gọi là xe “thùng Thủ” để phân biệt với các nơi sản xuất khác và cũng để khẳng định “đẳng cấp”. Nghe nói ông tổ nghề đóng xe là Văn Văn Luốc mà một lão mã phu còn giữ được chiếc xe của ông tổ đóng từ cách đây hơn 200 năm.

Người bình dân và xe thổ mộ
 <b>Xe</b> <b>ngựa</b> trên đường phố <b>Sài</b> <b>Gòn</b> xưa

Đọc lại những bài viết về phương tiện vận chuyển ngày xưa, được biết xe thổ mộ xuất hiện từ khoảng thập niên 1940 tại Sài Gòn và các vùng phụ cận. Trước khi có xe thổ mộ thì người Pháp đã dùng xe song mã “Milo” và thêm hai loại xe kiếng - một dành cho người Tàu và một dành cho nữ tu Công giáo.

Xe kiếng có 4 bánh do một ngựa kéo, hình dạng như một cái hộp có hai cửa hai bên hông xe và bốn phía thân trên có kiếng để hành khách bên trong thấy khung cảnh bên ngoài. Về sau, loại xe này vừa nặng nề, vừa kềnh càng nên được thay thế bằng xe thổ mộ và hai loại xe khác.

Một loại gọi là “cắc ké kéo bàn thờ” có mui, hai bánh, một ngựa kéo và một loại là thứ xe không mui, mưa nắng hành khách phải che dù. Hai loại xe này chỉ được chạy ở tỉnh. Như vậy, có thể suy nghiệm rằng người dân Nam bộ đã dựa theo xe kiếng để chế ra một loại xe ngựa phù hợp với địa hình đi lại của dân Sài Gòn - Gia Định mà giá cả lại bình dân nên rất được người dân Nam bộ ưa chuộng.

 <b>Ảnh</b> đen trắng tuyệt đẹp về <b>Sài</b> <b>Gòn</b> năm 1938 - 1939 ...

Rồi theo quy luật tiến hóa, xe thổ mộ dần dần phải nhường chỗ cho xe lam và các loại phương tiện vận chuyển khác. Tôi không còn được nghe tiếng nhạc ngựa, vó câu lóc cóc mỗi buổi sáng, chợt nhớ bài học thuộc lòng ngày thơ ấu: Khi người mã phu đó/nhìn bánh xe lăn đều/ông nghĩ thầm trong bụng/nỗi nhọc nhằn sẽ qua/Sau một ngày rời rã/ông ôm con ngựa già/nói như là ru vậy/ngủ cho mùi nhe con/Ngựa đã già tuổi qua/ông lại già tuổi hơn/người lẫn vật vất vả/từng manh áo miếng ăn/Ôi ngày qua tháng lại/bánh xe cũng lăn đều/mà nỗi nhọc nhằn đó/chưa bao giờ lăn qua (Người mã phu - Huy Giang).

Tiếng lóc cóc vó ngựa già thổ mộ đã gõ vào ký ức thời thơ ấu quá đỗi ngọt ngào.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa/Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét