Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại
Việt Nam
Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm nay được trao cho bác sĩ
Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam do hoạt động
kiên trì vì nền dân chủ tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại
giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa
qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự
Do biết:
Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của
tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện
trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động
đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.
Gia Minh: Nhiều người cùng chí hướng với bác sĩ rất hoan
nghênh điều đó và ông thấy giải thưởng có sức mạnh động viên như thế nào đối với
những người tham gia đấu tranh tại Việt Nam?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi thấy nó có sức động viên mạnh. Trong
cuộc tranh đấu cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam, nhiều người thấy rằng hiện
nay lực lượng các người trẻ rất giỏi Internet, ứng phó như một lực lượng phản ứng
nhanh đang tham gia rất đông mặc dầu sự đàn áp là ghê gớm.
Tinh thần 18 tháng 5 ở Gwangju thì quí vị đã biết: một tinh
thần rất bốc lửa chiến đấu và mặc dù bị chính quyền Chun Doo-hwann đàn áp rất mạnh
nhưng tình thần đó đã hướng dẫn cho nước Đại Hàn đi đến thịnh vượng như ngày
hôm nay. Tôi thấy tinh thần đó đang khích lệ anh em trẻ rất nhiều tại Việt Nam.
Đó là một dấu ấn.
Một điều nữa là trong tất cả các giải mà tôi được trước đây,
chỉ có một giải này là là tôi nhận được khi tôi ở ngoài nhà tù, còn tất cả những
giải khác đều trong nhà tù. Đặc biệt nữa giải này là lần đầu tiên do các anh em
hoạt động ở trong nước đề cử, mà cụ thể cụ thể là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt
Nam đề cử; còn tất cả những giải khác đều do Tây Phương đề cử.
Giải thường này có tầm vóc Á châu, tầm vóc Đông Nam Á thôi;
nhưng đó là giải mà tôi yêu thích vì những đặc điểm mà tôi vừa nói.
Còn đối với phong trào thì tôi thấy nó có sức động viên mạnh
mẽ ở thời điểm sôi động này.
Vai trò của giới trẻ
Gia Minh: Như bác sĩ nói hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có
tinh thần dấn thân, họ có tiếp xúc với bác sĩ và khi tiếp xúc như thế ông truyền
đạt những kinh nghiệm gì cho họ?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Rất nhiều anh em đến thăm tôi không
phải bây giờ mà từ trước, mặc dù khi tôi ra khỏi tù tôi bị quản thúc tại gia rất
mạnh mẽ.
Tổng quát tôi có thể nói đối với những anh em trẻ viết blog
thì tôi khuyến cáo nên tiến đến thành lập một mạng lưới của những người viết
blog. Thế rồi Hội Phụ nữ Việt Nam đến thăm tôi, dân oan… đông lắm.
Thế thì khi một hướng đi ngày càng rõ nét mà tôi nghĩ nó
đang rõ nét cho đường lối mới ra đời, thì tất cả mọi người dân, tất cả giới trẻ
trong đó có các xã hội dân sự, trong đó có công đoàn độc lập.
Đường lối mới đó đánh thẳng vào khả năng tham mưu của bộ
chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đến thay đổi dứt khoát tại Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Những bạn trẻ tôi có khuyến cáo hai điểm: điểm thứ nhất là
phải bỏ hẳn tinh thần ‘trọng nam, khinh nữ’. thứ hai tôi nói với các chị em rằng
phụ nữ chiếm trên 50% dân số thế giới; đương nhiên các hoạt động của họ trong
xã hội, trong kinh tế, trong chính quyền, trong xã hội dân sự… thì dần dần
chúng ta phải tiến đến con số tương đương chứ không thể nào như hiện tại được.
Tôi nói phải tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ ngay từ thời
điểm bắt đầu này; ít nữa khi một chính quyền mới ra đời thì vai trò của phụ nữ
sẽ rất mạnh.
Đối với các anh em tù nhân lương tâm thì từ trong tù cho đến
khi ra ngoài tôi cũng khuyến cáo các anh em tù nhân phải ngồi lại với nhau, họp
lại mặc dù thuộc các tổ chức khác nhau. Khi anh em ra (tù) thì phải có một hội
và ngày hôm nay đã có hội đó - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời năm 2014.
Hiện bây giờ trong tình hình rất sôi động này, các anh em
sinh viên họ đang phản ứng trong các đại học, không chịu các luật lệ của chính
quyền, không chịu sự đàn áp của những cán bộ giáo dục. Hiện họ tiếp xúc với tôi
và yêu cầu ủng hộ việc thành lập (dù hiện nay tên chưa có) tổng hội sinh viên
hay hình thức liên đoàn sinh viên tại khắp các tỉnh trên toàn quốc, thì tôi đồng
ý khuyến khích thành lập. Tôi ủng hộ ý kiến đó để cho anh em làm. Nói chung các
anh em trẻ muốn có một nền giáo dục nhân bản hơn, đàng hoàng hơn chứ không thể
nào như thế này được nữa.
Nay có một số giáo viên, một số giáo sư đại học đang tại chức
có tiếp xúc với tôi cũng không chịu chuyện đó nữa.
Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ,
của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực
lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.
Gia Minh: Có ý kiến nói hiện có nhiều xã hội dân sự hình
thành nhưng không thống nhất, không đoàn kết được với nhau; ông là người hoạt động
lâu năm và tiếp xúc nhiều thì thấy nhận định đó thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vấn đề như thế này: đây là cuộc chiến
đấu xuất phát do phản ứng của người dân.
Tôi nói rõ thế này:
sau năm 1975 nhân dân hai miền Nam Bắc hòa làm một hình thành một cuộc chiến đấu
mới chứ không phải cuộc chiến đấu cũ quốc- cộng nữa đâu; đánh thẳng vào bộ
chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đánh thẳng vào khả năng tham mưu từ sức mạnh
quần chúng từ dưới lên… đối với đảng cộng sản Việt Nam về đường lối, về những
sai lầm kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Đây là một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược,
không còn chiến tuyến cũ nữa và bất bạo động. Thế thì một thời gian dài, rất
dài mấy chục năm rất gian khổ, bị đàn áp. Nay các xã hội dân sự ra đời được rồi,
cứ để ra đời đi, cùng một mục đích, cùng một mục tiêu tranh đấu cho quyền lợi tập
thể của mình, rồi tình hình sẽ còn biến nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét