Một cách trắng trợn, Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào thế bẽ
bàng, từ người bị xâm lược thành người đi xâm lược.
Tại hội nghị này, Việt Nam cũng không hề lên tiêng cáo buộc
Trung Quốc xâm lược biển đảo của mình, không khẳng định mình là nạn nhân. Việt
Nam kiên quyết theo đuổi đường lối 3 không, một đường lối khiến dư luận hoài
nghi rằng, phải chăng có vấn đề gì đó giữa Việt Nam và Trung Quốc dẫn đến Việt
Nam ôn hoà như vậy.
Hai nước đồng minh thân cận sát sườn của Việt Nam là Lào và
Căm Pốt đã âm thầm quay sang ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Vì những
món lợi riêng mà Trung Quốc bỏ ra mua chuộc hai quốc gia này, khiến họ ngoảnh mặt
với thiệt hại của người anh em Việt Nam, hay từng là anh em.
Lào và Cam Bốt không có tranh chấp gì trên biển Đông, cái gì
lợi cho quốc gia họ thì họ làm. Truyền thống quan hệ được ca ngợi là keo sơn, gắn
bó, thuỷ chung son sắt như tay với chân chẳng hề có ở đây. Không ủng hộ Việt
Nam đã đành, nhưng còn những điều đáng sợ khác xa hơn là có thể hai nước Lào ,
Căm Pôt sẽ cho Trung Quốc nhờ địa hình của mình để triển khai các áp lực khác
vào Việt Nam. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Quang Lịch đã phải bỏ hội nghị
Shangrila để có chuyến đi cấp tốc sang Căm Pốt để ngỏ lời mong muốn Căm Pốt tiếp
tục giữ truyền thống láng giềng tốt đẹp, không có những động thái bất lợi cho
Việt Nam trên bộ. Có nghĩa Việt Nam chẳng còn hy vọng gì việc Căm Pốt ủng hộ Việt
Nam ở biển Đông, chỉ mong sao không gây phiền toái gì trên bộ đã là may lắm rồi.
Với Cam Bốt hy vọng
kéo lại gần Việt Nam gần như xưa đã tan tành mấy khói, rút kinh nghiệm bài học
này. Trong vòng tháng 6, quan hệ Việt Lào được gia tăng bởi nhiều cuộc gặp cấp
cao. Từ việc chủ tịch nước Trần Đại Quang sang thăm Lào, bộ trưởng quốc phòng
Lào sang thăm Việt Nam và gặp TBT Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tiếp bộ trưởng đầu tư của Lào…một loạt các nhà lãnh đạo Việt Nam ra sức ve vãn,
níu kéo Lào trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự….tất cả động
thái này xảy ra sau hội nghị Shangrila. Như thế, chứng tỏ Việt Nam bị thụ động
và bất ngờ ngay từ phía đồng minh thân cận của mình. Khi thấy Lào ngả về Trung
Quốc ở Shangrila mới choàng tỉnh chạy đua ve vãn Lào, kiểu nước đến chân mới nhảy.
Trong cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Lào tại Việt
Nam, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phải hạ giọng cầu khẩn Lào, nếu có phát biểu
gì về biển Đông, xin hãy nói qua với Việt Nam trước.
Từ thái độ của hai nước Lào và Căm Pốt gần đây, dễ thấy hình
ảnh Việt Nam đang bạc nhược , thụ động và lúng túng khi đối phó giải quyết các
vấn đề quyền lợi của mình trong khu vực. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trở
thành đơn độc bởi ba nước láng giềng tiếp giáp mà Việt Nam coi như là anh em ,
nay đã quay ngoắt lại không những chẳng ủng hộ Việt Nam mà còn có thái độ ,
hành động gây phương hại.
Và một khi Việt Nam đã ở cảnh như vậy, Trung Quốc còn chờ gì
mà không gia tăng các hành động quân sự ở biển Đông để nhanh chóng đạt được
tham vọng của mình. Hầu như trong khu vực đường lưỡi bò bây giờ, Trung Quốc chỉ
lo ngại Phi Luật Tân bởi người đồng minh lớn của Phi là Hoa Kỳ đứng đằng sau hỗ
trợ.
Phía Việt Nam hy vọng rằng Trung Quốc sẽ mạnh tay với Phi và
sa lầy vào cuộc chiến với Phi và Hoa Kỳ. Nhờ đó Việt Nam sẽ bớt bị áp lực của
Trung Quốc hơn.
Một hy vọng của những kẻ yếu hèn, trông chờ may rủi ngẫu
nhiên.
Trung Quốc sẽ lợi dụng điều này, họ sẽ đưa nhiều tàu chiến,
phi cơ, quân đội đến biển Đông với lý do đối chọi với Hoa Kỳ, mặt khác họ dùng
ý thức hệ để ru ngủ Việt Nam rằng Hoa Kỳ là kẻ thù của Đảng CSVN, Hoa Kỳ đang
muốn gây ảnh hưởng ở biển Đông và đó là mối nguy cho chế độ Cộng Sản.
Nhưng khi quân đội, tàu chiến, phi cơ của Trung Quốc tràn ngập
biển Đông rồi, một cuộc chiến với Phi và Hoa Kỳ sẽ đưa họ đến đâu. Trong khi
đó, đơn giản với điều kiện quân đội sẵn có trên biển như vậy, Trung Quốc quay
ra làm gọn nốt những phần của Việt Nam mà Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã xâm
lược của họ. Thế chẳng phải dễ hơn không. Việt Nam không có đồng minh nào, lại
bị các nước lân bang như Lào, Cam không ủng hộ.
Lúc như thế mà không thanh toán nốt Trường Sa thì lúc nào
Trung Quốc mới thanh toán?
Việt Nam đang lại trong những khủng hoảng trầm trọng như nhiễm
độc biển miền Trung, hạn hán Tây Nguyên, xâm nhập mặn Tây Nam Bộ, ngân sách cạn
kiệt đối mặt với việc không có tiền trả nợ, trả lãi nợ công. Nội bộ suy yếu và
chia rẽ bởi những cuộc thanh toán nhau
dưới cái gọi là ” xây dựng đảng ”…tinh thần dân tộc giữ chủ quyền bạc
nhược đến nỗi ngay cả cán bộ cấp cao phát ngôn ” đời này không đòi được thì để
đời sau con cháu ta đòi”. Khả năng chiến đấu tồi tệ đến mức phi cơ quân sự rụng
liên tiếp không có lý do ngoài biển cả trên bờ.
Kịch bản đơn giản, Trung Quốc sẵn quân ngoài biển Đông như vậy,
tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng lên Trường Sa. Tiêu diệt quân Việt Nam đóng
ở đó như đã từng làm ở Gạc Ma, bắt sống số còn lại mang về Trung Quốc làm tù binh. Chiếm đóng
quân sự hết quần đảo Trường Sa mà Việt Nam giữ. Tất cả các tàu thuyền, phi cơ
Việt Nam chớm có ý định từ ven biển Việt Nam ra đến khu vực đường lưỡi bò sẽ bị
tiêu diệt.
Sau đó phủ dụ Việt Nam vào thế đã rồi, sa đà vào việc nhân
nghĩa là đàm phán trao trả tù binh, đấu tranh trên mặt pháp lý, ngoại giao….đồng
thời trợ cấp cho ĐCSVN một số tiền để họ trang trải , giải quyết khủng hoảng
trong nước. Phần dư luận quốc tế thì rõ ràng Việt Nam đã bị cô lập, phần dư luận
trong nước sẽ có ban tuyên giáo của đảng CSVN vỗ về đám dân chúng vốn đã quá bạc
nhược và cơ hội. Lực lượng thứ tư nghiêng về Trung Quốc chính là ý thức hệ cộng
sản nằm trong đảng cộng sản Việt Nam, quân đội Việt Nam.
Như vậy nói đất nước Việt Nam tứ bề thọ địch không ngoa, có
thể liệt kê là Trung Quốc là kẻ thù chính, hai kẻ anh em phản lại mình là Lào
và Căm Pu Chia, bọn thứ tư chính là đảng viên CSVN đang béo mẫm và sung túc muốn
kéo dài sự yên bình để chúng hưởng thụ.
Một khả năng hình như đang xảy ra, là Việt Nam đã nhường
toàn phần kiểm soát biển cho Trung Quốc từ đường lưỡi bò ranh giới phía Tây trở
ra biển Đông và đường vĩ tuyến từ khoảng Tuy Hoà đổ lên phía Bắc. Nếu Trung Quốc
không thoả mãn với sự nhường nhịn ngầm này của Việt Nam, không biết sự việc sẽ
đi đến đâu?
Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét