Giang Nam
Người
Việt Nam từ bao đời đã có thuần phong mỹ tục giỗ tổ nghề. Báo chí là
một nghề, như bao nghề nghiệp khác. Lẽ thường, tức theo đạo lý thông
thường, người làm báo muốn thể hiện lòng biết ơn tổ nghề báo thì chọn
một ngày ghi dấu về ông Tổ (ngày sinh hoặc ngày mất) để làm ngày giỗ kỵ
hoặc tưởng niệm. Cũng có thể chọn một sự kiện nào đấy gắn với tổ làm
ngày kỷ niệm. Tờ báo Việt Nam, do nhiều người sáng lập nên sẽ khó xác
định ai là ông Tổ, vậy tốt nhất nên chọn ngày ra tờ báo đầu tiên.
Nhân
dịp này chúng ta cũng nên đi ngược dòng lịch sử báo chí thế giới với
tinh thần uống nước nhớ nguồn, cho dù là nguồn ở nước ngoài. Sau đó hãy
bàn chuyện báo chí Việt Nam.
Theo
nhiều tài liệu đã công bố, báo chí trên thế giới xuất hiện từ rất sớm.
Giai đoạn đầu tiên gọi là thời kỳ “Tiền báo chí”. Đó là những người đi
kể chuyện rong, những thông tin chép tay, những cuốn sách rất nhỏ, thậm
chí những bài kể thuộc lòng của nhà thơ mù Homere đi lang thang kể
chuyện chiến sự thời cổ đại (sau hợp lại thành văn bản 2 bộ sử thi Hi
Lạp cũng được coi là manh nha của báo chí). Tiến một bước nữa, bảng tin mang tên Acta Diurna của người Lã Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước công nguyên được coi là tờ báo đầu tiên trên
thế giới. Julius Caesar, vị tướng và nhà vua dưới thời La Mã cổ đại đã
ra lệnh cho dán các bản tin về các sự kiện đang diễn ra ở khắp các thành
phố lớn. Những bảng thông tin lớn được đặt ở những chỗ công cộng đông
người qua lại.
Tờ báo Việt Nam đầu tiên
Chính là tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn.
Đó là tờ báo khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam. Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm. Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898) thường gọi là Pétrus Ký. (Riêng ở Bắc Kỳ, tờ Đại Nam đồng văn nhật báo ra mắt năm 1892 là báo in chữ Nho. Sau đó, Đại Việt Tân báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Thực ra đây là tờ báo song ngữ, có hai phần quốc ngữ và Hán văn).
Bàn về việc kỷ niệm “Ngày báo chí Việt Nam”
Bộ
máy tuyên truyền đã phớt lờ những tờ báo đầu tiên của người Việt Nam.
Đó là thói bạc bẽo của kiểu tuyên truyền thực dụng thời nay. Họ cố tình
chọn một ngày gọi là “Ngày báo chí cách mạng”. Ngay cả khi chỉ nhăm nhăm
vào “cách mạng” thì họ cũng lúng túng và tuỳ tiện khi chọn tờ báo CM
đầu tiên.
Nếu cứ theo tiêu chí của họ thì tờ báo “cách mạng” đầu tiên phải là Le Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc thành lập, viết bằng tiếng Pháp, ra mắt số đầu tiên giữa thủ đô Pa-ri vào ngày 01-4-1922.
Cuối
năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập Việt Nam
Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội với báo “Thanh Niên” là cơ quan ngôn
luận ra số 1 ngày 21-6-1925. Theo đó, họ chọn ngày 21/6 là ngày báo chí “cách mạng” Việt Nam.
Bởi
vì danh không chính nên ngôn không thuận, nhà xuất bản Trẻ vẫn gọi ngày
21/6 là NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM.
Vì sao một nhà nước dân chủ không thể và không nên độc quyền báo chí ?
Nhà nước đã giữ các quyền lực cơ bản nhất, mạnh nhất.
Nhà nước nắm ngân sách “mạnh vì gạo bạo vì tiền”- một thứ quyền lực đầy sức mạnh nếu chưa nói là mạnh nhất.
Nhà nước nắm lực lượng bạo lực là công an và quân đội.
Nhà nước nắm luôn cả tòa án nữa, ôi thôi dân thường còn trông cậy vào ai khác nữa ngoài ông Trời.
Thế giới văn minh đã chừa lại cho NHÂN DÂN hệ thống Báo chí- quyền lực thứ 4 và Quyền biểu tình.
Nhà nước cộng sản vẫn giữ báo chí độc quyền và cấm nốt cả biểu tình.
Chút hi vọng dân chủ hắt hiu quá, đôi khi chỉ còn trông cậy vào lòng từ
thiện của nhà báo quốc doanh.
Thế mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng khéo pha trò “Dân chủ đến thế là cùng” (!).
Được
biết ở các nước dân chủ văn minh, công an cảnh sát không được làm báo
chí. Vì họ đã có quá nhiều quyền lực rồi nên phải đặt dưới chức năng
kiểm soát của báo chí. Báo chí là phương tiện để người dân và các tổ
chức XHDS (trong đó có các đảng phái chính trị) thực hiện quyền kiểm tra
giám sát công an quân đội. Công an Việt Nam đã làm khá nhiều báo chí
ngoài nhiệm vụ tuyên truyền “cả vú lấp miệng em” mà còn làm kinh tế nữa.
Báo chí nước mình ngộ quá phải không anh?
Ai là chủ của báo chí?
Những ngày qua giới báo chí xôn xao với bài báo kỷ niệm của Nguyễn Như Phong đăng trên tờ báo của ông ta. “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” (TBT Nguyễn Như Phong, Petro Times, 10/6/2016).
Mặc dù khôn lõi đời Nguyễn Như Phong đã đặt dẫn đề là “Luận bàn về lời ông chủ bút tờ Bangkok Post”
nhưng toàn bài Phong tấm tắc khen ông Bangkok nói đúng nói hay và kinh
nghiệm của Phong cũng trùng hợp thì mặc nhiên đó cũng là lời của Như
Phong.
Như Phong kết luận,“chó
muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên muốn giỏi thì ngoài năng
khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế. Và chó khôn nhờ
chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ”.
Không
biết đọc xong bài này các nhà báo “cách mạng” nghĩ gì về tấm thẻ nhà
báo của mình ? Tôi đoán rằng TBT Nguyễn Như Phong không tiêu hóa được lý
luận và kinh nghiệm báo chí của Nguyễn Ái Quốc thường phổ biến trong
các trường đào tạo báo chí. Bởi vậy ông ta học theo cách nói ngắn gọn
giàu hình tượng kiểu Đặng Tiểu Bình. Nếu như trùm Trung cộng họ Đặng lập
ngôn rằng “(Đảng ta nhân dân ta) phải như “mèo trắng mèo đen” bằng cách
nào thì cũng phải bắt chuột giỏi” thì trùm an ninh báo chí Như Phong
khuyên “Nghề báo phải giỏi như con chó”. Các hình ảnh “mèo và chó” đã lên ngôi lý luận nhằm chỉ đạo hệ thống tuyên truyền của hai nước cộng sản chúng ta.
Nhà báo “CM” Nguyễn Như Phong bao nhiêu năm hành nghề xài hết vốn chữ rồi, nên phát ngôn quá tùy tiện.
Tuy
nhiên điều cốt lõi, Như Phong không nói rõ “Ai là chủ của con chó PV” -
Nhân dân hay Đảng chính phủ, đó mới là vấn đề ! Nguyễn Như Phong không
chịu nói thẳng ra.
Báo chí nhân dân
Hệ
thống internet ở Việt Nam với hàng vạn web và web-blog gần chục năm qua
đã tạo ra một hệ thống báo chí nhân dân hoặc “lề dân”.
Trang
mạng xã hội (FB) là bước tiến nhảy vọt ngày nay với số lượng vô cùng
lớn thực sự là báo tư nhân. Con số ước chừng 30 triệu thuê bao internet
và 44 triệu người đọc FB hàng ngày nói lên rất nhiều điều.
Lịch sử báo chí thế giới ghi một trang FB chói lọi chưa từng có.
Facebook là nguồn thông tin màu mỡ cả cho các nhà báo “cách mạng”, họ cũng tìm vào lượm lặt tin tức và khai thác triệt để.
Bên cạnh FB còn có nhiều mạng xã hội đa dạng khác:
Twitter. Twitter
là một mạng xã hội trực tuyến và dịch vụ tiểu blog cho phép người dùng
gửi và đọc các tin nhắn văn bản lên đến 140 ký tự, được gọi là “tweet”.
Được thành lập vào tháng 3 năm 2006 bởi Jack Dorsey và ra mắt vào tháng 7
cùng năm, Twitter nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, với
hơn 500 triệu người sử dụng tính đến năm 2012, hơn 340 triệu tweet hàng
ngày và xử lý hơn 1,6 tỷ yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày.
Tumblr. Khác với twitter hay facebook dùng để chia sẻ thông tin, cảm xúc. Tumblr chủ yếu hỗ trợ chia sẻ hình ảnh hay blog.
Flickr. Cũng
là một mạng xã hội chuyên về hình ảnh, nhưng khác với đứa trẻ
Instagram, Flickr là một ông bác đầy kinh nghiệm. Flickr là một trong
những đứa con của Yahoo! ra đời tháng 2 năm 2014.
Youtube
Có
thể nói khả năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến các
vấn đề giải trí, kinh tế, xã hội, thời sự qui mô toàn cầu thông qua
video chính là thế mạnh của mạng chia sẻ video trực tuyến Youtube.
MySpace. Myspace
là một mạng xã hội thuộc sở hữu của Specific Media LLC và ngôi sao nhạc
pop Justin Timberlake. Myspace ra mắt vào tháng 8 năm 2003, có trụ sở
tại Beverly Hills, California. Vào tháng 6 năm 2012, Myspace có 25 triệu
lượt truy cập ở Mỹ. Từ năm 2005 cho đến đầu năm 2008, Myspace là mạng
xã hội có lượt truy cập nhiều
nhất trên thế giới, và trong tháng 6 năm 2006, Myspace đã vượt qua
Google để trở thành website được truy cập nhiều nhất tại Mỹ.
Google Plus. Giống
như ZingMe, mạng xã hội này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ có sự
liên kết với các dịch vụ được cung cấp từ Google khác như Gmail,
Youtube,… Giao diện và cách sử dụng trên Google Plus khá đơn giản và gần
gũi nhưng vẫn rất đa dạng.
Instagram . Đây
là mạng xã hội trẻ tuổi nhất trong số các mạng xã hội phổ biến.
Instagram ra đời năm 2010 bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Nó là mạng
xã hội chỉ chuyên về hình ảnh, video và khởi đầu như một ứng dụng chủ
yếu trên smartphone.
Kết
Trong
tình thế hệ thống thông tin đa dạng hiện nay, chúng tôi mong nhà nước
bảo đảm quyền dân chủ thực sự bằng cách tạo sân chơi bình đẳng. Chỉ cần
một bộ Luật báo chí nghiêm túc đi với một Tòa án pháp quyền đúng nghĩa
thì các nhà lãnh đạo quản lý sẽ chẳng cần phải “lao tâm khổ tứ” ngày đêm
tìm mọi thủ đoạn “ngăn chặn” sự minh bạch thông tin. Các nhà báo quốc
doanh có lương tri cũng biết cách ứng phó với thuật “họp giao ban hàng
tuần” của Ban tuyên giáo để cố gắng thực hiện sứ mệnh chân chính của
mình. Các nhà báo FB nghiệp dư cũng biết cách thông tin theo cách của họ
để đạt tới SỰ THẬT VÀ TỰ DO.
Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét