Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim
- “Lấy dân làm gốc”
Cuộc biểu tình ngày 8-5-2016 bị trấn áp với kế hoạch bài bản
và chuyên nghiệp. Khó có thể biết chính xác bao nhiêu an ninh thường phục trà
trộn nhưng chắc chắn con số không ít. Những đợt hô to “Phản đối bắt người, phản
đối bắt người!” vang lên liên tục. Những cánh tay tuyệt vọng vươn ra ghì lại, cố
cứu những người, trong tay chỉ cầm mảnh giấy “Dân muốn cá sống” đang bị vây
đánh tàn bạo và bị lôi đi, cuối cùng đều trở thành cử chỉ vô vọng với ánh mắt
thất thần. Người dân không có bất kỳ hành vi bạo động nào đáp trả lực lượng an
ninh (có nhân viên an ninh nào quay được cảnh dân vây vào đánh hội đồng lực lượng
chống biểu tình không?).
Mẹ và con cùng đi biểu tình (tôi chụp trước trường Hòa Bình
ngày 8-5-2016)
Vây kín và chặn tất cả ngả đường để ngăn nhóm biểu tình tuần
hành, cài cắm an ninh thường phục để ra tay nếu ai có dấu hiệu kích động, là một
biện pháp vừa đủ. Thế nhưng tại sao phải xả xuống những nắm đấm hằn học và cú
đá hung bạo? Tham gia hai cuộc tuần hành ngày 1 và 8-5-2016, tôi chứng kiến và
luôn nghe những người biểu tình dặn nhau, “Không được bạo động, các bạn. Chúng
ta biểu tình với tinh thần ôn hòa. Xuống đường vì môi trường chứ không phải phản
đối chế độ…”. Những người biểu tình ý thức rõ, bất kỳ câu nói hay hành động nào
vượt khỏi khuôn khổ ý nghĩa cuộc biểu tình, cũng có thể được lấy làm cớ để an
ninh bắt hoặc đánh họ.
Trấn áp một cuộc xuống đường ôn hòa với sự tham gia của nhiều
trí thức, mà không ít trong đó là trí thức tinh hoa như tôi đã gặp, chỉ cho thấy
một sự phá sản tuyệt đối của chủ thuyết “lấy dân làm gốc” luôn được đề cao như
một “giá trị ưu việt” của chế độ. Một chính quyền từng giành quyền lực bằng
công cụ biểu tình, bằng cách “sống trong lòng dân”, “đi lên từ dân” và “trưởng
thành từ sức mạnh nhân dân” trong suốt chiều dài lịch sử của nó, phải hiểu rằng,
gieo oán giận trong lòng dân bằng nắm đấm bạo lực là một sai lầm căn bản về
chính trị. Không chính quyền nào có thể trở nên mạnh hơn và an toàn hơn khi đối
đầu với dân, với đám đông người dân, bằng giải pháp bạo lực và bạo lực tột độ.
Lịch sử cho thấy, bạo lực, cuối cùng, sẽ luôn quỳ gối sám hối trước người dân.
Cần phải hiểu rằng vận mạng một quốc gia và số phận một chính quyền luôn được đặt
chung trên cùng một con tàu lịch sử với người dân của họ.
13177979_10154477268829796_3708318678656247761_n.jpg
Bà (cựu Phó Chủ tịch nước) Nguyễn Thị Bình và trẻ em trong một
cuộc biểu tình (phản đối ôn hòa chống chiến tranh Việt Nam)
- Hệ thống tuyên truyền
Không bất kỳ tờ báo nào tường thuật sự kiện tuần hành yêu cầu
minh bạch thông tin về cuộc khủng hoảng biển chết. Điều đó có thể hiểu. Trong một
hệ thống báo chí mà phóng viên bị cấm “like” hoặc “share” bài viết “trái quan
điểm nhà nước” thì sự im lặng quán tính này có thể hiểu được. Tuy nhiên, cũng
trong hệ thống báo chí đó, nơi người ta thường thấy những từ như “nhân bản”,
“chống bất công”, “nói được tiếng nói của người dân”…, lại lặng im như chết trước
sự kiện bạo hành người biểu tình gây chấn động ngày 8-5-2016. Toàn bộ dư luận về
sự kiện này đã “được” hệ thống báo chí tuyên giáo “trao” hoàn toàn cho cộng đồng
mạng.
Sự im lặng bất lực đó đồng nghĩa với một sự phá sản toàn diện
của hệ thống báo chí tuyên truyền nổi tiếng với kỹ thuật dẫn dắt và định hướng
dư luận. Báo chí Nga, quốc gia mà nhiều tờ báo Việt Nam rất thường dịch đăng
các bản tin “sự thật” khác với “sự thật bị bóp méo bởi báo chí phương Tây”, là
nơi có rất nhiều tổng biên tập và nhà báo thuộc hệ thống báo chí nhà nước từng
bị dọa giết (và thậm chí bị giết chết). Nhưng lương tâm của họ cuối cùng đã chiến
thắng sợ hãi. Họ đã không biến mình thành những người hèn hạ làm công cụ để
giúp những kẻ giấu tay xóa bỏ công lý và bôi nhọ chính trực.
- Lương tri
Cùng với sự phá sản của hệ thống tuyên truyền chính thống
còn là sự phá sản của bộ máy tuyên truyền bán chính thống thông qua những người
được gọi là “dư luận viên”. Ai còn có thể tin được rằng những người xuống đường
đã được “thế lực thù địch” kích động và được “trả tiền”? Ở một góc nhìn khác,
cũng thấy rằng, từ sự kiện 8-5, lương tri xã hội không chỉ đã bị bẻ gãy. Nó đã
đi đến giai đoạn phá sản. Một số “tinh hoa trí thức” giờ đây tiếp tục giẫm đạp
một nạn nhân mà trước đó cô ta đã bị bạo hành thân thể mà không vì lý do gì. Sự
gieo cấy của ngôn ngữ thô bạo dĩ nhiên đê tiện và ác độc hơn sự thô bạo của
hành vi bạo lực. Một xã hội mà giới trí thức bắt đầu cùng tru lên tiếng tru tập
thể để hả hê trước một sự việc đáng lên án chỉ trích hơn là ủng hộ thì xã hội
đó đã tiến tiệm cận đến điểm cuối cùng của một sự giãy chết lương tri.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét