Ai thực sự là có nhiều người hâm mộ,
thích và chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội?
Các nhà lãnh đạo thế giới đang ngày
càng có động thái giống người nổi tiếng thông qua các trang Facebook và
Instagram nhằm thể hiện khía cạnh con người và tăng vị thế chính trị của họ. Họ đang ở trong một cuộc đua với những
người nổi tiếng, ca sĩ, và các nhân vật phim hoạt hình. Vì vậy, trong khi
Shakira, Cristiano Ronaldo và The Simpsons vẫn có nhiều người thích, Tổng thống
Mỹ Barack Obama giành chiến thắng trong cuộc đua với khoảng cách khá xa.
Với hơn 48 triệu người “thích” trên
trang Facebook của ông, nghiên cứu có tên Lãnh đạo Thế giới trên Facebook cho
thấy Tổng thống Mỹ hiện nay là nhân vật chiến thắng về chính trị trong cuộc đua
truyền thông xã hội.
Thủ tướng Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và
Indonesia cũng nằm trong số năm tài khoản nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, một
phần vì, giống như ông Obama, họ ở quốc gia đông dân, và cũng bởi họ sử dụng
truyền thông xã hội rất tốt.
"Truyền thông xã hội hiệu quả
thu lượm được phiếu," Brian Donahue, người đã làm việc cho một số chiến dịch
bầu cử Mỹ, bao gồm cả chiến dịch tranh cử của George W Bush năm 2004, cho biết.
Bức hình này tweet lại nhiều nhất với
472,000 lượt chia sẻ trong ba giờ (Ảnh: Getty Images)
Bất kể lý do chính cho việc sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội là gì, chính trị gia đã trở nên tinh vi hơn
trong cách tiếp cận của họ, theo Donahue. Cử tri "mong đợi các ứng cử viên
tranh cử chân thành và trung thực và cởi mở. Ứng viên tranh cử phải đời thường
hơn nữa trong nội dung họ đưa lên mạng", ông nói.
Đường dẫn đến vinh quang Facebook
Điều gì thực sự làm cho trang của một
chính khách hút độc giả là các thông điệp giản dị và cá nhân - đời sống hàng
ngày các chính trị gia là điều mà người hâm mộ quan tâm nhất, Matthias Luefkens
từ tại công ty PR Burson-Marsteller.
Trang của Obama không chỉ được
'thích' nhiều nhất mà trang này cũng là một trong những ví dụ tốt nhất về nhóm
làm việc cho một chính trị gia có thể vận hành một trang thành công, theo các
nhà phân tích truyền thông xã hội.
"Ông ấy sử dụng rất nhiều
video, ông kể những câu chuyện, và ông không phải ngày nào cũng đăng - chỉ đăng
khi có chuyện quan trọng muốn nói," Luefkens nói.
Nhóm làm việc của ông Obama bắt đầu
sử dụng Facebook và Twitter trong năm 2007, khi ông vẫn còn là một thượng nghị
sĩ của tiểu bang Illinois. Kể từ đó, ông và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã
vào cuộc, tham gia tất cả mọi thứ từ các dịch vụ video streaming như YouTube,
Vimeo và Instagram đến các trang web truyền thông xã hội từ Facebook và Twitter
hay Snapchat.
Facebook đã trở thành một công cụ
phổ biến và ngay cả trong số những lãnh đạo chuyên quyền như Thủ tướng Hun Sen
của Campuchia, người ngồi ghế lãnh đạo trong hơn 30 năm.
Trên Facebook, ông tự giới thiệu
mình đi dạo xuống một bãi biển trong chiếc áo choàng tắm và chơi với các cháu của
mình.
Nhưng khi Hun Sen cai quản một quốc
gia công khai đấu tranh với tham nhũng và nghèo đói, ông đang mất dần sự ủng hộ
của các tầng lớp trung lưu thành thị mà tầng lớp này ngày càng tăng. Chính phủ
của ông hy vọng Facebook có thể tạo giải pháp.
"Đó là hết sức quan trọng. Đây
là một cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa thủ tướng và người dân ", phát
ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nói trên trang Facebook của Hun Sen.
Cũng giống như các nhà lãnh đạo
trong các nền dân chủ tự do, những lãnh đạo chuyên quyền quan tâm sâu sắc về
hình ảnh của họ, Aim Sinpeng, giảng viên khoa chính trị so sánh tại Đại học
Sydney nói. Sinpeng nay nghiên cứu cách các chính trị gia sử dụng truyền thông
xã hội.
"(Hun Sen) cần thu hút sự chấp
nhận về tính chính danh nhiều hơn nữa từ giới trẻ, ngững người hay dùng mạng, tầng
lớp trung lưu và do đó Facebook kể như một hình thức chính của sự gắn kết và
tái thiết kế hình ảnh của mình", bà nói.
Facebook của ông Hun Sen và lãnh đạo
đối lập Sam Rainsy (Ảnh: Getty Images)
Thủ tướng Lý Hiển Long của
Singapore cũng đang cố gắng tạo lập tính chính danh thông qua các truyền thông
xã hội, Sinpeng nói.
Với xếp hạng đánh giá uy tín thấp
hơn so với cha mình, nhà lãnh đạo đảo quốc giàu có trong 30 năm, thông tin
Facebook của nhà lãnh đạo trẻ cho thấy ông là nhà lãnh đạo được cơ cấu chu đáo.
Đôi khi ông mời gọi các fan đoán, nơi ông đi dạo ở đâu với một bức ảnh và các
hashtag #guesswhere.
"Singapore làm điều này
(Facebook) chủ yếu như một cách để vun đắp tính chính danh theo thời gian và
thu thập thông tin về người dân mình" bà Sinpeng nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/05/160525_meet-the-true-kings-and-queens-of-facebook-and-snapchat_vert_cap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét