Một tờ báo ở trong nước, được mệnh danh là “Hoàn cầu Thời
báo” của Việt Nam, mới viết bài cho rằng báo chí Trung Quốc “có cái nhìn rất lệch
lạc” về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama.
Trong bài viết có tựa đề “Người hân hoan, kẻ xuyên tạc”, tờ
Petro Times (Năng lượng mới) viết rằng truyền thông quốc gia láng giềng “chỉ
chăm chăm săm soi vào việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam bằng cái nhìn thiếu cả thành ý và thiện cảm”.
Hoàn cầu Thời báo, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng
Cộng sản Trung Quốc, có tư tưởng dân tộc cực đoan. Trong bài viết của mình, tờ Petro Times cũng chỉ trích bài
viết “Obama không quên “quây lưới” quanh Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở” của
Hoàn cầu Thời báo.
Tờ báo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng trích bài viết của
tờ Trung Hoa Nhật báo với tiêu đề “Các cựu thù không được châm ngòi mồi lửa
trong khu vực”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại
Quang đầu tuần này cùng lên tiếng xác nhận Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên Petro Times lên tiếng “đáp trả”
các bài bình luận, chỉ trích nhắm vào quan hệ Việt - Mỹ của báo chí Trung Quốc.
Hôm 23/5, tờ báo này cũng đã đăng bài viết chỉ trích hãng
thông tấn nhà nước Trung Quốc với tựa đề “Tân Hoa Xã không phải ‘dạy khôn’ Việt
Nam và Mỹ”.
Petro Times cho rằng bài xã luận của hãng tin nhà nước Trung
Quốc về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama là “mang màu sắc phiến diện”,
"định hướng dư luận" theo “ý đồ của Trung Quốc trong một số
vấn đề Bắc Kinh cho rằng sẽ bất lợi cho mình”.
Tờ báo của Việt Nam viết: “Với nước nào ôm mộng bá
quyền, xưng vương xưng đế trong khu vực, muốn biến Biển Đông thành ao
nhà, muốn tàu thuyến máy bay các nước trên thế giới sau này đi qua
Biển Đông phải xin phép và nộp tô ắt sẽ nhìn quan hệ Mỹ - Việt và
chuyến thăm của ông Obama với con mắt xoi mói, bới bèo ra bọ”.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc thời gian qua đã nhiều lần
chỉ trích mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Việt Nam và Mỹ.
VOA Tiếng Việt
***
Bài báo của Petrotimes: Người hân hoan, kẻ xuyên tạc
Nếu như truyền thông quốc tế, đặc biệt là báo chí Mỹ, nhìn nhận khá tích cực về những bước tiến mới đạt được trong quan hệ Việt - Mỹ qua chuyến thăm 3 ngày của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa qua, thì báo chí Trung Quốc lại có cái nhìn rất lệch lạc và chỉ chăm chăm “săm soi” vào việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam bằng cái nhìn thiếu cả thành ý và thiện cảm.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao đổi với các thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TP Hồ Chí Minh ngày 25/5/2016 |
Trung Quốc: Chính phủ “vui mừng”, báo chí “sốt xình xịch”
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama
tuyên bố dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không lâu, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, thông qua Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh đã lên
tiếng bày bỏ “vui mừng khi thấy Mỹ và Việt Nam phát triển quan hệ hợp
tác bình thường” và hi vọng “mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Mỹ và
Việt Nam sẽ đem lại lợi ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực”. Bắc
Kinh còn cho rằng, động thái trên của chính quyền Mỹ là “phù hợp”.
Trái ngược với sự “vui mừng” của chính
phủ Trung Quốc, nhiều tờ báo chính thống của nước này lại tỏ ra quan
ngại thái quá trước sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) chạy bài với tiêu đề “Obama không quên “quây lưới” quanh Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở”.
Tờ báo nổi tiếng với quan điểm “diều
hâu” cho rằng tuyên bố “không nhằm vào Trung Quốc” của ông Obama khi
tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là “lời nói
dối rất tệ”, “làm sự đối đầu chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh thêm
trầm trọng”.
Tờ này còn tố Washington đang cố thắt
chặt 3 tấm lưới quanh Bắc Kinh, về tư tưởng, an ninh, kinh tế và thương
mại, nhằm giữ vững vị trí thống trị ở khu vực.
Đồng thời, tờ báo kêu gọi: “Đồng thời
trong khi chúng ta chú ý tới can thiệp của Mỹ tại Nam Hải (tên Trung
Quốc gọi Biển Đông) thì chúng ta cũng có nhu cầu phải tăng thêm năng
lượng vào việc thiết kế và chỉ đạo thành lập một vành đai thương mại
hướng củng cố nền công nghiệp toàn cầu của Trung Quốc, thông qua Sáng
kiến Đường bộ và Vành đai, nhằm cung cấp thêm động lực cho những biến
đối tại Trung Quốc.
“Điều này quan trọng cho vị thế tương
lai của Trung Quốc tại châu Á cũng như tạo nền tảng cho cuộc đấu tranh
chiến lược chống lại Hoa Kỳ trong vùng”, tờ báo viết.
Trong khi đó, Trung Hoa Nhật báo (China Daily) đăng bài với tiêu đề “Các cựu thù không được châm ngòi mồi lửa trong khu vực”.
Bài báo nhắc tới lo ngại về chuyến viếng
thăm 3 ngày “được một số người miêu tả là một động thái then chốt trong
việc tái cân bằng có tính chiến lược của Mỹ nhằm kìm hãm sự trỗi dậy
của Trung Quốc”.
Bài báo bình luận rằng những người này
nói “Mỹ đang sử dụng Việt Nam để đối trọng lại trước sức mạnh ngày càng
lớn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt sau những căng thẳng gia tăng
ở Nam Hải vì các tuyên bố chủ quyền của các nước này… Điều này, nếu
đúng, báo hiệu xấu cho hòa bình và ổn định khu vực, vì nó sẽ làm phức
tạp thêm tình hình ở Nam Hải, và có nguy cơ biến khu vực này thành một
mồi lửa xung đột…”.
Bài học Việt Nam: Khi cựu thù có thể trở thành đối tác mới
Sự nồng hậu của người dân Việt Nam khi
đón tiếp Tổng thống Barack Obama thực sự đã khiến dư luận Mỹ khá bất ngờ
và cảm thấy thú vị. Đa số đều nhận định tuyên bố của Tổng thống Obama
về gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đã xoá đi rào cản cuối cùng
trong quan hệ Việt - Mỹ để được “bình thường hoá” thật sự, giúp bồi đắp
thêm lòng tin giữa 2 nước, xoá bỏ những nghi kỵ còn tồn đọng trong quan
hệ song phương, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới.
Trong một bài viết chung trình bày quan
điểm đăng trên tờ New York Times hôm 24/5, ba nhân vật nổi tiếng đã và
hiện đang phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ từng là cựu binh trong cuộc
chiến tại Việt Nam là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John
McCain và cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey đã suy niệm về cuộc xung đột này
trong khi hướng tầm nhìn vào hiện tại và tương lai. Theo họ, trong khi
Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam, điều quan trọng là phải nhớ những
bài học đã học được từ cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn
58.000 người Mỹ và gần một triệu người Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain - hai nhân vật đóng góp lớn cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ |
Ba nhân vật này viết rằng:
“Bài học đầu tiên không chỉ riêng chúng
tôi được biết, mà đó là nguyên tắc áp dụng cho tất cả những ai khoác
quân phục: Chúng ta sẽ không bao giờ được phép tiếp tục nhầm lẫn giữa
một cuộc chiến tranh và các chiến binh. Các cựu binh Mỹ xứng đáng được
tôn trọng đặc biệt, được ủng hộ và hỗ trợ vào bất cứ khi nào và tại bất
cứ đâu.
Bài học thứ hai, các nhà lãnh đạo Mỹ cần
phải trung thực trước Quốc hội và người dân Mỹ về các kế hoạch, mục
tiêu và chiến lược trước khi đặt mạng sống của binh sĩ Mỹ vào thế nguy
hiểm. (Chính quyền Mỹ mô tả nhiệm vụ của binh sĩ Mỹ khi lần đầu tiên
được triển khai tới Việt Nam là “cứu trợ lũ lụt”).
Bài học thứ 3: cần thể hiện sự khiêm tốn
khi tiếp nhận kiến thức về văn hóa nước ngoài. Trong cuộc chiến tại
Đông Nam Á, hành động của cả đồng minh và đối thủ đều nằm ngoài nhận
định của Mỹ.
Bài học thứ 4 và cũng là cuối cùng trong
cuộc chiến tại Việt Nam đang hiện hữu trước mắt chúng ta: Với nỗ lực và
ý chí mạnh mẽ, những bất đồng tưởng như không thể hàn gắn lại có thể
được hòa giải. Trên thực tế, ông Obama là tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ 3
thăm Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ nhất cho thấy những cựu thù có thể
trở thành đối tác mới”.
Ba ông Kerry, McCain và Kerrey cũng tự
hào về những đóng góp của họ cho việc nối lại quan hệ ngoại giao bình
thường từ 20 năm trước giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, mỗi năm có chưa
đầy 60.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam cách đây 20 năm, so với gần nửa
triệu người hiện nay, và kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam
tăng gần 100 lần con số 450 triệu USD của 20 năm trước.
Ba cựu binh đã mô tả nỗ lực xây dựng mối
quan hệ của ông Obama là “rộng khắp”, bao gồm những vấn đề an ninh,
thương mại, đầu tư, môi trường và “tự do tôn giáo và nhân quyền”. Nhìn
về phía trước, họ viết, “những lợi ích chung” và “tình cảm thân ái tự
nhiên” như quan hệ gia đình và “lòng khát khao tự do mãnh liệt” sẽ giúp
tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét