Nguyễn Hoàng Phố
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Từ kinh nghiệm cá nhân, một người sinh ra và lớn lên ở phía bên kia của cuộc chiến, bên thua cuộc, tôi thấy cần phải phản bác lại một luận điểm gần đây cho rằng người Việt quá giống người Hoa, giống đến cả những thói quen xấu.
Trước năm bảy lăm, đa số người Hoa ở Qui Nhơn, nơi gia đình tôi sinh sống, cũng như ở những thành phố miền nam khác, chiếm lĩnh các khu vực kinh doanh của thành phố. Về mặt kinh tế, có thể người Hoa chiếm ưu thế so với người Việt, nhưng họ không có vai trò gì lớn về văn hoá và chính trị. Hầu như cả miền nam trống vắng các biểu hiện về văn hóa và chính trị Trung Hoa. Nếu có thì cũng chỉ là chút vết tích của nền văn hóa Khổng giáo.
Tôi nhớ mẹ tôi có mua bán với người Hoa, đúng hơn là nhận hàng từ họ để bán, vì thế năm mới nào họ cũng tặng một cuốn lịch, có năm họ còn tặng cả bộ tranh Nhị Thập Tứ Hiếu, có bức tranh ông gì đó, hình như là ông Mẫn Tử Khiên, do nghèo nên phải đào hố chôn con để dành tiền nuôi mẹ. Trí nhớ thật kỳ lạ, tôi không hiểu sao mình còn nhớ bức tranh ấy, có lẽ vì nó gây một ấn tượng quá mạnh đối với trí óc non nớt của trẻ. Bức tranh nói lên phần nào tính cực đoan của nền văn minh Trung Hoa. Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, may mắn thay, người Việt không hề tập nhiễm tính cực đoan ấy, cho đến khi nằm dưới chi phối của đảng cộng sản Trung Hoa từ những năm năm mươi của thế kỷ trước cho đến nay.
Trẻ con người Hoa đa số học trường dạy tiếng Hoa, trường Sùng Nhân, không biết bây giờ thế nào. So với bọn học sinh người Việt chúng tôi, hình như chúng thuộc về một đẳng cấp khác, từ đồng phục cho đến đồ chơi thể thao. Điều đó cũng dễ hiểu, phi thương bất phú, mà người Hoa đa số là thương nhân. Người Hoa không thích làm chủ đất, như ở quê tôi, những người gốc Hoa, chỉ sống quanh khu vực gần chợ, trong những ngôi nhà hình ống, tối tăm, chật chội, chất đầy hàng hóa. Sau này khi hợp tác hóa, tôi mới thấy họ khôn. Ông bà ngày xưa có câu ‘mua vàng thì mất mua đất thì còn’, một câu nói phản ánh tâm tình của một dân tộc chuyên về nông nghiệp. Sau hợp tác hóa, người Việt có đất thì mất, còn người Hoa chuyên về kinh doanh nên cất vàng hay ngoại tệ và khi cần thì họ thu vén tài sản ra đi.
Trong giao thao văn hóa Việt – Hoa thời ấy, phải nói một cách thành thực là người Việt, gốc gác nông nghiệp, học ở người Hoa các đức tính cần thiết của một doanh nhân, trong đó có đức cần kiệm, đức tín, và … nghệ thuật cười.
Thế những thói quen xấu của người Việt hiện đại, đại loại như làm ăn gian dối, lường gạt, văn hóa ứng xử kém là từ đâu?
Có lẽ người Việt tập nhiễm những thói quen xấu từ những người Hoa hay Tàu thuộc đội quân năm trăm triệu bần nông (con số này là thời Mao chủ tịch còn tại thế, bây giờ nghe nói đội quân của Tập chủ tịch lên đến hai triệu bần nông hay trung nông gì đó) mà Mao chủ tịch có lần nhắn nhủ cho những người lãnh đạo bên thắng cuộc rằng ông ta sẽ đưa đội quân ấy đi giải phóng toàn bộ Đông Nam Á. Chắc chắn là những người Hoa hay Tàu đó thôi. Vì những người Hoa như tôi biết ở miền Nam đàng hoàng và có văn hóa cao hơn những người Hoa mà tôi gặp trong cuộc đời sau này.
Sau năm 1975, tôi biết về người Hoa qua các tạp chí bằng tiếng Việt của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ấn tượng nhất là trùng trùng điệp điệp người trên các đại công trường, như những con robot, ăn mặc, múa cười tất cả đều na ná như nhau, nam thì bộ đồ đại cán màu xanh lá cây, chiếc mũ kiểu mũ Lenine cùng màu, nữ thì cũng một kiểu áo tương tự như áo đại cán, tóc kết thành một hoặc hai nhánh. Khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Tôi để ý thấy đồng bào miền bắc vào miền Nam cũng ăn mặc giống như các công dân nước CHND Trung Hoa.
Nơi đầu tiên tôi trực tiếp gặp gỡ với người Hoa là ở một viện nghiên cứu lớn tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy họ thường cãi nhau rất hăng, đôi khi to tiếng vì một chuyện rất nhỏ, như con ông A đánh con bà B. Mà họ là ai, họ là các học giả của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Họ ồn ào, nhếch nhác ở những nơi công cộng, không tôn trọng riêng tư của người khác. Tôi nhớ hồi đó, điện thoại di động chưa thông dụng, và hai hoặc ba nhà nghiên cứu trong một văn phòng dùng chung một máy. Học giả các nước khác thường hạn chế sử dụng, và khi dùng họ cũng nói rất nhỏ. Còn các học giả CHND Trung Hoa thì mỗi khi cầm máy nói chuyện trong văn phòng là người khác, những người cùng chung một văn phòng với họ, phải ra ngoài vì không thể làm việc được. Họ có cách ứng xử cũng rất khác học giả các nước khác. Cuối tuần, toàn bộ căn phòng chung, common room, biến thành câu lạc bộ ẩm thực Trung Hoa, đôi khi thành tiệm cắt tóc cho các Trung quốc nhân. Mùi vị thức ăn đủ các vùng miền của Trung Hoa, hoà quyện với tiếng cười nói ồn ào, la lối, giống như một bức tranh thu nhỏ của xã hội nước CHND Trung Hoa. Sau một vài lần có mặt và cũng chứng kiến cảnh ấy, tôi không bao giờ bén mảng đến common room nữa, có lẽ Ban điều hành viện nghiên cứu nên đặt lại là Chinese room thì đúng hơn. Sau này tôi mới nhận ra, không học giả nước nào đến common room, ngoại trừ các học giả Trung quốc.
Lần tiếp xúc cá nhân đầu tiên của tôi với một người Hoa CHND Trung Hoa khá sốc. Tôi có một cuộc hẹn để thuê một căn phòng trong nhà của một vợ chồng người Hoa, về sau tôi biết họ là sinh viên tham gia vụ Thiên An Môn và tị nạn tại Mỹ. Sau vài câu trao đổi, thống nhất giá cả, bà vợ hỏi, Việt Nam dạo này còn đói không? Chắc chắn bà ấy nghĩ tôi là người Việt của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, của thuở môi hở răng lạnh với CHND Trung Hoa. Tôi chẳng biết trả lời thế nào, chỉ cười cho qua chuyện.
Kinh nghiệm của tôi với các công dân CHND Trung Hoa vào đầu thế kỷ hai mốt không khác với những gì cụ Trần Trọng Kim đã trải qua với các công dân Trung Hoa trong những năm ba mươi của thế kỷ hai mươi, để rồi nhà Nho học Trần Trọng Kim phải thảng thốt rằng, tinh hoa của Nho học không còn ở Trung Hoa nữa mà đã dịch chuyển sang các nước như Hàn quốc hay Nhật bản, là những nước vốn lấy Nho học làm quốc học. Ta có thể thấy tất cả những thói xấu của người Hoa hiện đại trong hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim viết về người Hoa cách đây gần một thế kỷ. Không có gì phải ngạc nhiên khi nữ hoàng Anh, vốn tinh tế và kiệm lời, phải thốt lên ‘họ rất thô lỗ’ (they were very rude), khi nói về đại diện của người Hoa hiện đại: các quan chức ngoại giao của nước CHND Trung Hoa.
Tôi tin là các nhà lãnh đạo của miền bắc cũng trải qua kinh nghiệm tương tự với các cố vấn CHND Trung Hoa trong rừng núi Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp hay giữa thủ đô Hà nội sau 1954, và tôi cũng tin là thế hệ lãnh đạo Việt nam hiện đại cũng chịu đựng như thế.
Cuộc thăm viếng của Tổng thống Hoa Kỳ mới đây cho phép chúng ta hy vọng, hy vọng trang sử cũ được gấp lại vĩnh viễn, và một trang sử mới, trang sử của một dân tộc khát khao vươn về chân thiện mỹ, về các giá trị phổ quát của nhân loại đang được viết tiếp. Xin tạm dừng với điệp khúc của Hiệu đoàn ca trường Cường Đễ, Qui Nhơn, trước năm 1975:
Ơi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất
ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất…
Nguồn: ANHBASAM
Từ kinh nghiệm cá nhân, một người sinh ra và lớn lên ở phía bên kia của cuộc chiến, bên thua cuộc, tôi thấy cần phải phản bác lại một luận điểm gần đây cho rằng người Việt quá giống người Hoa, giống đến cả những thói quen xấu.
Trước năm bảy lăm, đa số người Hoa ở Qui Nhơn, nơi gia đình tôi sinh sống, cũng như ở những thành phố miền nam khác, chiếm lĩnh các khu vực kinh doanh của thành phố. Về mặt kinh tế, có thể người Hoa chiếm ưu thế so với người Việt, nhưng họ không có vai trò gì lớn về văn hoá và chính trị. Hầu như cả miền nam trống vắng các biểu hiện về văn hóa và chính trị Trung Hoa. Nếu có thì cũng chỉ là chút vết tích của nền văn hóa Khổng giáo.
Tôi nhớ mẹ tôi có mua bán với người Hoa, đúng hơn là nhận hàng từ họ để bán, vì thế năm mới nào họ cũng tặng một cuốn lịch, có năm họ còn tặng cả bộ tranh Nhị Thập Tứ Hiếu, có bức tranh ông gì đó, hình như là ông Mẫn Tử Khiên, do nghèo nên phải đào hố chôn con để dành tiền nuôi mẹ. Trí nhớ thật kỳ lạ, tôi không hiểu sao mình còn nhớ bức tranh ấy, có lẽ vì nó gây một ấn tượng quá mạnh đối với trí óc non nớt của trẻ. Bức tranh nói lên phần nào tính cực đoan của nền văn minh Trung Hoa. Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, may mắn thay, người Việt không hề tập nhiễm tính cực đoan ấy, cho đến khi nằm dưới chi phối của đảng cộng sản Trung Hoa từ những năm năm mươi của thế kỷ trước cho đến nay.
Trẻ con người Hoa đa số học trường dạy tiếng Hoa, trường Sùng Nhân, không biết bây giờ thế nào. So với bọn học sinh người Việt chúng tôi, hình như chúng thuộc về một đẳng cấp khác, từ đồng phục cho đến đồ chơi thể thao. Điều đó cũng dễ hiểu, phi thương bất phú, mà người Hoa đa số là thương nhân. Người Hoa không thích làm chủ đất, như ở quê tôi, những người gốc Hoa, chỉ sống quanh khu vực gần chợ, trong những ngôi nhà hình ống, tối tăm, chật chội, chất đầy hàng hóa. Sau này khi hợp tác hóa, tôi mới thấy họ khôn. Ông bà ngày xưa có câu ‘mua vàng thì mất mua đất thì còn’, một câu nói phản ánh tâm tình của một dân tộc chuyên về nông nghiệp. Sau hợp tác hóa, người Việt có đất thì mất, còn người Hoa chuyên về kinh doanh nên cất vàng hay ngoại tệ và khi cần thì họ thu vén tài sản ra đi.
Trong giao thao văn hóa Việt – Hoa thời ấy, phải nói một cách thành thực là người Việt, gốc gác nông nghiệp, học ở người Hoa các đức tính cần thiết của một doanh nhân, trong đó có đức cần kiệm, đức tín, và … nghệ thuật cười.
Thế những thói quen xấu của người Việt hiện đại, đại loại như làm ăn gian dối, lường gạt, văn hóa ứng xử kém là từ đâu?
Có lẽ người Việt tập nhiễm những thói quen xấu từ những người Hoa hay Tàu thuộc đội quân năm trăm triệu bần nông (con số này là thời Mao chủ tịch còn tại thế, bây giờ nghe nói đội quân của Tập chủ tịch lên đến hai triệu bần nông hay trung nông gì đó) mà Mao chủ tịch có lần nhắn nhủ cho những người lãnh đạo bên thắng cuộc rằng ông ta sẽ đưa đội quân ấy đi giải phóng toàn bộ Đông Nam Á. Chắc chắn là những người Hoa hay Tàu đó thôi. Vì những người Hoa như tôi biết ở miền Nam đàng hoàng và có văn hóa cao hơn những người Hoa mà tôi gặp trong cuộc đời sau này.
Sau năm 1975, tôi biết về người Hoa qua các tạp chí bằng tiếng Việt của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ấn tượng nhất là trùng trùng điệp điệp người trên các đại công trường, như những con robot, ăn mặc, múa cười tất cả đều na ná như nhau, nam thì bộ đồ đại cán màu xanh lá cây, chiếc mũ kiểu mũ Lenine cùng màu, nữ thì cũng một kiểu áo tương tự như áo đại cán, tóc kết thành một hoặc hai nhánh. Khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Tôi để ý thấy đồng bào miền bắc vào miền Nam cũng ăn mặc giống như các công dân nước CHND Trung Hoa.
Nơi đầu tiên tôi trực tiếp gặp gỡ với người Hoa là ở một viện nghiên cứu lớn tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy họ thường cãi nhau rất hăng, đôi khi to tiếng vì một chuyện rất nhỏ, như con ông A đánh con bà B. Mà họ là ai, họ là các học giả của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Họ ồn ào, nhếch nhác ở những nơi công cộng, không tôn trọng riêng tư của người khác. Tôi nhớ hồi đó, điện thoại di động chưa thông dụng, và hai hoặc ba nhà nghiên cứu trong một văn phòng dùng chung một máy. Học giả các nước khác thường hạn chế sử dụng, và khi dùng họ cũng nói rất nhỏ. Còn các học giả CHND Trung Hoa thì mỗi khi cầm máy nói chuyện trong văn phòng là người khác, những người cùng chung một văn phòng với họ, phải ra ngoài vì không thể làm việc được. Họ có cách ứng xử cũng rất khác học giả các nước khác. Cuối tuần, toàn bộ căn phòng chung, common room, biến thành câu lạc bộ ẩm thực Trung Hoa, đôi khi thành tiệm cắt tóc cho các Trung quốc nhân. Mùi vị thức ăn đủ các vùng miền của Trung Hoa, hoà quyện với tiếng cười nói ồn ào, la lối, giống như một bức tranh thu nhỏ của xã hội nước CHND Trung Hoa. Sau một vài lần có mặt và cũng chứng kiến cảnh ấy, tôi không bao giờ bén mảng đến common room nữa, có lẽ Ban điều hành viện nghiên cứu nên đặt lại là Chinese room thì đúng hơn. Sau này tôi mới nhận ra, không học giả nước nào đến common room, ngoại trừ các học giả Trung quốc.
Lần tiếp xúc cá nhân đầu tiên của tôi với một người Hoa CHND Trung Hoa khá sốc. Tôi có một cuộc hẹn để thuê một căn phòng trong nhà của một vợ chồng người Hoa, về sau tôi biết họ là sinh viên tham gia vụ Thiên An Môn và tị nạn tại Mỹ. Sau vài câu trao đổi, thống nhất giá cả, bà vợ hỏi, Việt Nam dạo này còn đói không? Chắc chắn bà ấy nghĩ tôi là người Việt của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, của thuở môi hở răng lạnh với CHND Trung Hoa. Tôi chẳng biết trả lời thế nào, chỉ cười cho qua chuyện.
Kinh nghiệm của tôi với các công dân CHND Trung Hoa vào đầu thế kỷ hai mốt không khác với những gì cụ Trần Trọng Kim đã trải qua với các công dân Trung Hoa trong những năm ba mươi của thế kỷ hai mươi, để rồi nhà Nho học Trần Trọng Kim phải thảng thốt rằng, tinh hoa của Nho học không còn ở Trung Hoa nữa mà đã dịch chuyển sang các nước như Hàn quốc hay Nhật bản, là những nước vốn lấy Nho học làm quốc học. Ta có thể thấy tất cả những thói xấu của người Hoa hiện đại trong hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim viết về người Hoa cách đây gần một thế kỷ. Không có gì phải ngạc nhiên khi nữ hoàng Anh, vốn tinh tế và kiệm lời, phải thốt lên ‘họ rất thô lỗ’ (they were very rude), khi nói về đại diện của người Hoa hiện đại: các quan chức ngoại giao của nước CHND Trung Hoa.
Tôi tin là các nhà lãnh đạo của miền bắc cũng trải qua kinh nghiệm tương tự với các cố vấn CHND Trung Hoa trong rừng núi Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp hay giữa thủ đô Hà nội sau 1954, và tôi cũng tin là thế hệ lãnh đạo Việt nam hiện đại cũng chịu đựng như thế.
Cuộc thăm viếng của Tổng thống Hoa Kỳ mới đây cho phép chúng ta hy vọng, hy vọng trang sử cũ được gấp lại vĩnh viễn, và một trang sử mới, trang sử của một dân tộc khát khao vươn về chân thiện mỹ, về các giá trị phổ quát của nhân loại đang được viết tiếp. Xin tạm dừng với điệp khúc của Hiệu đoàn ca trường Cường Đễ, Qui Nhơn, trước năm 1975:
Ơi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất
ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất…
Nguồn: ANHBASAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét