Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong
Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh
Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.
Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối
với đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và
các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo
Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer
từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh
Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối
của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của
thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền
nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia.
Quan điểm này cũng như quyết tâm của các chính trị gia Khmer
hàng đầu nhằm giành lại Phú Quốc cho Campuchia có vẻ như dựa trên huyền thoại.
Nó phản ánh một sự hiểu lầm về lịch sử của hòn đảo và mối quan hệ của người
Khmer với nó, một sự cường điệu hóa những cam kết liên tục của lãnh đạo Khmer
vì sự nghiệp đấu tranh cho Koh Tral, và việc coi nhẹ các rào cản pháp lý liên
quan đến việc đòi lại lãnh thổ này từ Việt Nam tại tòa án quốc tế.
Đây là một điệp khúc phổ biến trong lực lượng đối lập
Campuchia, mà đại diện là Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), đặc biệt hay
được dùng bởi lãnh đạo đảng Sam Rainsy để “ghi nhớ số phận đáng buồn của vùng đất
Kampuchea Krom,” hay là phần phía Nam của Việt Nam xưa kia từng là một phần của
vương quốc Khmer.
Những thông điệp chính liên quan đến Kampuchea Krom nói
chung đều thể hiện thái độ chấp nhận từ bỏ (của Campuchia đối với vùng đất
này), nhưng điều đó không đúng với Koh Tral. Lãnh đạo đảng CNRP Kem Sokha và
Sam Rainsy đã cam kết rằng họ và đảng của mình sẽ tìm cách đòi lại đảo này cho
Campuchia bằng các phương tiện pháp lý, viện dẫn rằng luật pháp quốc tế ủng hộ
một sự trao trả lại như vậy.
Nhưng cả tài liệu lịch sử lẫn phương thức pháp lý cần theo
đuổi để đòi lại Koh Tral cho Campuchia đều rất khác biệt với các quan điểm phổ
biến nói trên.
Một đảo của người Khmer?
Trong khi Campuchia chắc chắn đã từng sớm có yêu sách đối với
Koh Tral, không ai đưa ra được bằng chứng thuyết phục rằng người Khmer đã từng
hiện diện đáng kể ở đó trong thời kỳ hiện đại, hay một nhà nước Campuchia đã từng
thực thi quyền lực trong thời gian người Khmer chiếm giữ hòn đảo này. Đối với
nhiều người Khmer, chủ quyền đối với Koh Tral là một lịch sử được tưởng tượng
ra hơn là được ghi nhớ.
Hiện vật tại Bảo tàng Di sản ở Phú Quốc chứng minh cho việc
con người đã sinh sống ở đó cách đây 2.500 năm, rất lâu trước khi quốc gia
Khmer tồn tại. Đồ gốm tại Bảo tàng có từ thời mà người Việt Nam gọi là thời kỳ
Óc Eo (thế kỷ 1-7) cho thấy ít nhất đã có sự hiện diện tiền Khmer trên đảo
trong một thời kỳ trước khi đế chế Angkor được thành lập.
Các trích dẫn sớm nhất của Campuchia về Koh Tral được tìm thấy
trong các tài liệu hoàng gia năm 1615, phản ánh sự phân bổ quyền lực giữa các tổng
đốc của các vùng lãnh thổ khác nhau thuộc vương quốc Khmer. Chúng ta không biết
đã có bao nhiêu dân Khmer sống trên đảo cũng như không biết thẩm quyền của các
vị vua Khmer đã được phản ánh ra sao trong cuộc sống của những người dân cư trú
trên đảo. Cần phải nhắc lại rằng đây là một thời kỳ hỗn loạn của nhà nước
Campuchia; ít nhất 15 vị vua đã thay nhau ngồi trên ngai vàng trong thế kỷ 17.
Khoảng năm 1680, một trong những vị vua trên đã trao cho
thương gia và nhà thám hiểm Trung Quốc Mạc Cửu quyền thiết lập và phát triển một
vùng đất lớn dọc bờ biển không có nhiều nguồn lợi của Campuchia, mà kết quả là
Mạc Cửu đã lập nên Hà Tiên và sáu làng khác thành những trung tâm buôn bán cho
những người đồng hương Trung Quốc nhập cư và thương nhân Bồ Đào Nha đến ở,
trong đó có một ngôi làng trên đảo Phú Quốc. Tới năm 1714, trong khi Việt Nam
và Campuchia đang bị những kẻ xâm lược Thái bao vây trong một cuộc chiến tranh
giành sự thống trị khu vực diễn ra chủ yếu trên đất Campuchia, Mạc Cửu đã thay
đổi lòng trung thành và công nhận thẩm quyền của các chúa Nguyễn của Việt Nam.
Đổi lại, gia tộc Mạc Cửu được quyền cai quản các vùng đất của mình như một thái
ấp, và cống nạp cho các chúa Nguyễn đang cai trị miền Nam Việt Nam.
Dù có các chúa Nguyễn bảo hộ, vào năm 1717, người Thái đã
phá hủy hoàn toàn Hà Tiên của họ Mạc và khiến dân số ở đây giảm xuống. (Thị trấn
này lại bị cướp phá một lần nữa vào năm 1771.) Mặc dù không được sử sách ghi lại,
sẽ không ngạc nhiên nếu điều tương tự xảy ra với Koh Tral vì chính sách thông
thường của quân đội Thái Lan cho đến khi chiến tranh Thái-Việt kết thúc vào năm
1847 là phá hủy những gì mà họ không thể chiếm giữ và ép những cư dân còn sống
sót di cư đến Thái Lan hoặc lãnh thổ Campuchia bị Thái chiếm đóng.
Ba báo cáo đến từ hòn đảo này ngay trước và sau thời điểm bước
vào thế kỷ 19 cho thấy rằng Phú Quốc đã không còn là một hòn đảo Khmer nữa.
Trong những năm 1770 Pierre Pigneu de Béhaine, trong khi tìm cách mở rộng các
hoạt động truyền giáo sau khi tòa nhà của các nhà truyền giáo tại Hà Tiên bị
phá hủy đã thành lập một chủng viện cho những người cải đạo Việt Nam tại Phú Quốc,
nơi ông cũng che chở cho hoàng đế Gia Long tương lai. Các mô tả về tòa nhà này
chỉ đề cập đến người Việt Nam bản địa trên đảo chứ không nói đến người Khmer.
Một bản tường trình về tuyến đường ven biển từ Việt Nam sang
Thái Lan vào năm 1810 của các quan lại cho vua Gia Long mô tả Phú Quốc là có
văn phòng hành chính địa phương và các sĩ quan quân đội (của người Việt), với
dân số đông đúc tham gia vào hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Đoạn dừng chân tại Nam Kỳ trong chuyến đi của phái viên John
Crawfurd của Công ty Đông Ấn thuộc Anh đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về đời
sống của các ngư dân và thương nhân Phú Quốc, một đời sống không có sự hiện diện
của người Khmer. Cư dân Phú Quốc nói với Crawfurd rằng trong số bốn hay năm
ngàn người cư ngụ “ngoại trừ một vài người Hải Nam đến lưu trú, dân số của hòn
đảo này 100% là người Nam Kỳ.” Crawfurd không đề cập gì đến thẩm quyền hoặc lợi
ích của Campuchia trên đảo. Bản đồ năm 1828 của Crawfurd về khu vực này được một
số người dùng làm bằng chứng cho rằng Phú Quốc là một phần của Campuchia hơn là
Nam Kỳ nhưng trên thực tế không có ranh giới lãnh thổ trên bản đồ này. Bản đồ
này có ghi tên hòn đảo bằng tiếng Thái và tiếng Việt, nhưng không có tiếng
Khmer.
Luật sư Bora Touch có văn phòng tại Sydney là cố vấn luật
pháp chính đấu tranh cho chủ quyền của Campuchia đối với Koh Tral. Phiên bản
riêng của ông về lịch sử xác định năm 1789 là năm đánh dấu thẩm quyền của
Campuchia đối với Koh Tral kết thúc. Những bài viết của ông không đề cập gì về
dân số Khmer trên đảo hay Campuchia đã thực thi chủ quyền như thế nào.
Nhà sử học Việt Nam Nguyễn Đình Đầu đã nghiên cứu các giao dịch
đất đai ở Phú Quốc trong thế kỷ 19. Ông nói với BBC rằng ông không tìm thấy bằng
chứng về sự hiện diện của người Khmer trong các hồ sơ giao dịch đất đai.
Vào thời điểm người Pháp thiết lập thuộc địa Nam Kỳ thì hòn
đảo chỉ có dân số khoảng 1.000 người. Người Pháp mang các giống cây mới đến đảo
nhưng đến đầu thế kỷ 20 vẫn mới chỉ có khoảng 5.000 cư dân ở đây. Hiện nay, nhờ
có công nghiệp và du lịch cung cấp việc làm cho những người mới đến, dân số của
Phú Quốc là 85.000 người, chủ yếu là người Việt (dân tộc Kinh). Cuộc tổng điều
tra dân số vào năm 1989 cho thấy dân số Khmer trên đảo là khoảng 300 (chưa đến
1% dân số đảo). Người Khmer trên đảo ước tính hiện nay có khoảng 200 gia đình
Khmer định cư ở đây.
Những yêu sách mâu thuẫn
Điểm cốt yếu trong nỗ lực đòi lại chủ quyền cho Campuchia là
lập luận cho rằng Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách sở hữu phần lãnh thổ
này. Đó là một niềm tin thường được mọi người chấp nhận nhưng lại mâu thuẫn với
lịch sử. Koh Tral đã được xem như một món hàng trao đổi từ trước khi Chính phủ
bảo hộ (của Pháp đối với Campuchia) được thành lập và có bằng chứng đáng kể cho
thấy Campuchia đã từ bỏ Koh Tral với lý do vì an ninh khu vực từ nhiều thập kỷ
trước.
Chỉ dấu đầu tiên cho thấy Koh Tral được Campuchia xem là có
thể từ bỏ được thể hiện trong lá thư của vua Ang Duong năm 1853 trong đó ông
dâng cho Pháp hòn đảo này (tuy Ang Dương không kiểm soát nó) để đổi lấy sự bảo
hộ của người Pháp. Không có phản ứng gì từ Pháp. Hai năm sau, trong lá thư thứ
hai gửi Napoleon III, nhà vua này kêu gọi người Pháp không nhận chuyển giao hòn
đảo từ người Việt Nam đang kiểm soát nó. Đó cũng là biểu hiện yêu sách cuối
cùng của một vị vua Khmer đối với Koh Tral trong một trăm năm.
Vào năm 1939, khi các quan chức Pháp thấy cần phải công bố
đường Brevie vì mục đích quản lý hành chính, có chỉ dấu cho thấy việc Nam Kỳ quản
lý hòn đảo này là một vấn đề nhạy cảm đối với các sĩ quan thuộc địa người
Campuchia nhưng lại không cho thấy hoàng gia Campuchia lo lắng để đưa vấn đề
này ra thúc đẩy với Pháp.
Năm 1954, Quốc vương Sihanouk phản đối hiệp định (Geneva)
trao cho nước Việt Nam độc lập quyền kiểm soát toàn bộ phần đất Kampuchea Krom
và Koh Tral từ chính quyền Pháp. Ông tuyên bố rằng Campuchia bảo lưu quyền đưa
vấn đề lãnh thổ này ra trước Liên Hợp Quốc. Cho dù ông và những người theo ông
đánh giá khả năng thành công của Campuchia cao bao nhiêu đi nữa, không thấy có
người đứng đầu nhà nước Campuchia nào lựa chọn thực thi quyền đã được bảo lưu
này trong suốt 60 năm kể từ khi độc lập.
Do một số vấn đề biên giới còn lại chưa được giải quyết, vào
năm 1964 Sihanouk đề nghị với (Nam) Việt Nam một bản đồ nhằm giải quyết những vấn
đề này. Một phần của thỏa hiệp mà Campuchia đề xuất là việc Campuchia chấp nhận
đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu
sách của mình đối với Phú Quốc. Năm 1967, (Nam) Việt Nam đã ra tuyên bố đơn
phương chấp nhận các đề xuất liên quan tới bản đồ đó.
Tuy nhiên, hai bên đã không ký một hiệp ước xác nhận thỏa
thuận trước đó và cả hai đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. Vào năm
1969, Sihanouk nêu lại yêu sách của mình đối với Koh Tral và chính quyền Lon
Nol sau đó cũng vậy. Trong khi đó, Việt Nam cũng có lập trường cứng rắn hơn và
rút lại việc chấp nhận đường Brevie trước đây nhằm mở rộng vùng lãnh hải xung
quanh các đảo.
Khmer Đỏ, đảng mà nhà nước Kampuchea Dân chủ của nó được
Liên Hiệp Quốc công nhận là chính phủ hợp pháp của Campuchia, đã hoàn toàn chấp
nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù
Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975). Tuy
nhiên các bên một lần nữa lại thất bại trong việc đạt được thỏa thuận vì đòi hỏi
lớn hơn của phía Việt Nam.
Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hòn đảo trong các hiệp định biên giới với Việt Nam
vào năm 1982 và 1985. Bora Touch và những người khác trong phe đối lập
Campuchia đưa ra lập luận khá thuyết phục rằng các hiệp ước này bị vô hiệu theo
các điều khoản của Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 vì chúng được ký kết trong
lúc Campuchia bị lực lượng quân đội Việt Nam chiếm đóng.
Tuy nhiên, điều thú vị là vào năm 2002 và 2004, trong thư gửi
cho vua Sihanouk, vị luật sư Sydney này đảm bảo rằng trong trường hợp các thỏa
thuận năm 1982 và 1985 bị vô hiệu hóa thì Tuyên bố của Việt Nam năm 1967 sẽ vẫn
mang tính quyết định, qua đó chấm dứt mọi yêu sách của Campuchia đối với Koh
Tral nhưng giữ lại cho Campuchia vùng lãnh hải lớn hơn. Dễ hiểu là lập luận
pháp lý này không được nêu ra trên các diễn đàn blog của đảng CNRP, mặc dù thư
của Bora Touch được tìm thấy trên trang chủ internet của CNRP.
Dù tính pháp lý của các hiệp ước 1982/1985 là thế nào đi
chăng nữa thì trong năm 1999, đại diện Campuchia trong Ủy ban Liên hợp Biên giới
Việt Nam – Campuchia khẳng định sự chấp nhận của nhà nước Campuchia về đường
Brevie và chủ quyền của Việt Nam tại Phú Quốc. Nội dung này đã được báo cáo và
được Quốc hội Campuchia chuẩn thuận. Bình luận về yêu sách của CNRP đối với Phú
Quốc trước cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái (2013), Thủ tướng Hun Sen đã tái khẳng
định lập trường nói trên.
Một chiến lược pháp lý ảo tưởng
Những chính trị gia ủng hộ chủ quyền của Campuchia cho rằng
nếu CNRP lên nắm quyền thì họ nên đưa Việt Nam ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)
về vấn đề Koh Tral. Lập trường này thể hiện rõ một sự hiểu lầm về thẩm quyền của
ICJ. Khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ, ICJ dựa trên việc hai bên cùng tự nguyện
chấp nhận quyền tài phán của ICJ và chấp nhận phán quyết của ICJ như là phán
quyết cuối cùng. Trừ khi Campuchia chứng minh cho người Việt Nam thấy họ sẵn
sàng đi xa hơn những luận điệu chính trị bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế
hoặc một cuộc đối đầu quân sự, thì không có gì có thể buộc Việt Nam phải chấp
thuận thẩm quyền của ICJ về một vấn đề mà họ cho là đã được giải quyết.
Ngay cả nếu Việt Nam chấp thuận thẩm quyền của ICJ thì nhiều
khả năng là họ sẽ thắng kiện. Đã có một tiền lệ trong luật pháp quốc tế (xem Đảo
Las Palmas, Hà Lan v. Hoa Kỳ) trong đó phán quyết rằng một tuyên bố chủ quyền
chỉ dựa vào sự phát hiện (chúng tôi tìm thấy nó) và tiếp giáp (nó gần hơn với đất
của chúng tôi) ngay cả với các bản đồ bổ chứng vẫn có thể thất bại trước một
yêu sách của đối phương dựa trên việc thực thi dài hạn chủ quyền và sự chiếm hữu
hiệu quả. Việt Nam có tài liệu ghi lại cả hai yếu tố này. Liệu việc Mạc Cửu tạm
thời công nhận chính quyền Khmer, nếu điều này được ghi chép rõ ràng (các biên
niên sử hiện không thống nhất với nhau), thì có đủ để chứng minh chủ quyền của
Campuchia không? Có thể là có, nhưng đó là một ca khó tranh luận về lý lẽ và
càng trở nên khó khăn hơn do thiếu tài liệu.
Bora Touch cho rằng hy vọng lớn nhất của Campuchia về Koh
Tral là Liên Hiệp Quốc quyết định hòn đảo này được điều chỉnh bởi các điều khoản
về phi thực dân hóa được mô tả trong bản Tuyên bố năm 1960 về trao trả độc lập
cho các nước và nhân dân thuộc địa. Cả Kem Sokha và Sam Rainsy đều lấy trường hợp
của Singapore làm một ví dụ tương tự của quá trình này.
Ít có cơ hội để việc này xảy ra. Các cường quốc thực dân chịu
chi phối của Tuyên bố năm 1960 đã được xác định cụ thể là các cường quốc châu
Âu sau Thế chiến II với những lãnh thổ hải ngoại mà Liên Hợp Quốc xem là xứng
đáng có quyền tự quyết. Việt Nam không được xác định là một cường quốc thực
dân, và Phú Quốc không phải là một nhà nước. Liên quan đến quyền tự quyết thì
chắc chắn 99,5 phần trăm dân số người Việt Nam tại Phú Quốc sẽ không lựa chọn
Campuchia dù rằng đã có một số tiền lệ pháp lý cho thấy rằng quyền tự quyết
không phải luôn là ưu tiên cao nhất trong tất cả các trường hợp phi thực dân
hoá. Tuy nhiên, do Campuchia từng thể hiện không quan tâm tới các lợi ích đáng
kể trên đảo và có thái độ mâu thuẫn về chủ quyền, thật khó có thể tưởng tượng
được yêu sách của Campuchia lại có thể thắng được mong muốn rõ ràng của Việt
Nam trong việc duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của mình, điều mà Liên Hợp Quốc
đã xác định là một nguyên tắc quan trọng khi xem xét các trường hợp phi thực
dân hoá.
Rốt cuộc, sự nghiệp đấu tranh vì Koh Tral (của Campuchia) chỉ
có thể được xem là ảo tưởng. Nếu vấn đề thực sự được đưa ra các tòa án pháp lý
quốc tế, Campuchia chỉ có thể mong đợi một kết quả không thuận lợi, điều chắc
chắn sẽ làm tăng cảm xúc là nạn nhân của người dân Campuchia. Thật khó có thể
thấy đây là nỗ lực vì lợi ích tốt nhất của mọi người dân Campuchia. Thay vào
đó, nó là một nỗ lực đầy vụ lợi để huy động công luận chống lại nước láng giềng
phía đông của Campuchia vì các lợi ích chính trị thuần túy.
Jeff Mudrick là nhà phân tích sinh sống tại thủ đô Phnom
Penh.
Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia
Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.
Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong
Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia.
Quan điểm này cũng như quyết tâm của các chính trị gia Khmer hàng đầu nhằm giành lại Phú Quốc cho Campuchia có vẻ như dựa trên huyền thoại. Nó phản ánh một sự hiểu lầm về lịch sử của hòn đảo và mối quan hệ của người Khmer với nó, một sự cường điệu hóa những cam kết liên tục của lãnh đạo Khmer vì sự nghiệp đấu tranh cho Koh Tral, và việc coi nhẹ các rào cản pháp lý liên quan đến việc đòi lại lãnh thổ này từ Việt Nam tại tòa án quốc tế.
Đây là một điệp khúc phổ biến trong lực lượng đối lập Campuchia, mà đại diện là Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), đặc biệt hay được dùng bởi lãnh đạo đảng Sam Rainsy để “ghi nhớ số phận đáng buồn của vùng đất Kampuchea Krom,” hay là phần phía Nam của Việt Nam xưa kia từng là một phần của vương quốc Khmer.
Những thông điệp chính liên quan đến Kampuchea Krom nói chung đều thể hiện thái độ chấp nhận từ bỏ (của Campuchia đối với vùng đất này), nhưng điều đó không đúng với Koh Tral. Lãnh đạo đảng CNRP Kem Sokha và Sam Rainsy đã cam kết rằng họ và đảng của mình sẽ tìm cách đòi lại đảo này cho Campuchia bằng các phương tiện pháp lý, viện dẫn rằng luật pháp quốc tế ủng hộ một sự trao trả lại như vậy.
Nhưng cả tài liệu lịch sử lẫn phương thức pháp lý cần theo đuổi để đòi lại Koh Tral cho Campuchia đều rất khác biệt với các quan điểm phổ biến nói trên.
Một đảo của người Khmer?
Trong khi Campuchia chắc chắn đã từng sớm có yêu sách đối với Koh Tral, không ai đưa ra được bằng chứng thuyết phục rằng người Khmer đã từng hiện diện đáng kể ở đó trong thời kỳ hiện đại, hay một nhà nước Campuchia đã từng thực thi quyền lực trong thời gian người Khmer chiếm giữ hòn đảo này. Đối với nhiều người Khmer, chủ quyền đối với Koh Tral là một lịch sử được tưởng tượng ra hơn là được ghi nhớ.
Hiện vật tại Bảo tàng Di sản ở Phú Quốc chứng minh cho việc con người đã sinh sống ở đó cách đây 2.500 năm, rất lâu trước khi quốc gia Khmer tồn tại. Đồ gốm tại Bảo tàng có từ thời mà người Việt Nam gọi là thời kỳ Óc Eo (thế kỷ 1-7) cho thấy ít nhất đã có sự hiện diện tiền Khmer trên đảo trong một thời kỳ trước khi đế chế Angkor được thành lập.
Các trích dẫn sớm nhất của Campuchia về Koh Tral được tìm thấy trong các tài liệu hoàng gia năm 1615, phản ánh sự phân bổ quyền lực giữa các tổng đốc của các vùng lãnh thổ khác nhau thuộc vương quốc Khmer. Chúng ta không biết đã có bao nhiêu dân Khmer sống trên đảo cũng như không biết thẩm quyền của các vị vua Khmer đã được phản ánh ra sao trong cuộc sống của những người dân cư trú trên đảo. Cần phải nhắc lại rằng đây là một thời kỳ hỗn loạn của nhà nước Campuchia; ít nhất 15 vị vua đã thay nhau ngồi trên ngai vàng trong thế kỷ 17.
Khoảng năm 1680, một trong những vị vua trên đã trao cho thương gia và nhà thám hiểm Trung Quốc Mạc Cửu quyền thiết lập và phát triển một vùng đất lớn dọc bờ biển không có nhiều nguồn lợi của Campuchia, mà kết quả là Mạc Cửu đã lập nên Hà Tiên và sáu làng khác thành những trung tâm buôn bán cho những người đồng hương Trung Quốc nhập cư và thương nhân Bồ Đào Nha đến ở, trong đó có một ngôi làng trên đảo Phú Quốc. Tới năm 1714, trong khi Việt Nam và Campuchia đang bị những kẻ xâm lược Thái bao vây trong một cuộc chiến tranh giành sự thống trị khu vực diễn ra chủ yếu trên đất Campuchia, Mạc Cửu đã thay đổi lòng trung thành và công nhận thẩm quyền của các chúa Nguyễn của Việt Nam. Đổi lại, gia tộc Mạc Cửu được quyền cai quản các vùng đất của mình như một thái ấp, và cống nạp cho các chúa Nguyễn đang cai trị miền Nam Việt Nam.
Dù có các chúa Nguyễn bảo hộ, vào năm 1717, người Thái đã phá hủy hoàn toàn Hà Tiên của họ Mạc và khiến dân số ở đây giảm xuống. (Thị trấn này lại bị cướp phá một lần nữa vào năm 1771.) Mặc dù không được sử sách ghi lại, sẽ không ngạc nhiên nếu điều tương tự xảy ra với Koh Tral vì chính sách thông thường của quân đội Thái Lan cho đến khi chiến tranh Thái-Việt kết thúc vào năm 1847 là phá hủy những gì mà họ không thể chiếm giữ và ép những cư dân còn sống sót di cư đến Thái Lan hoặc lãnh thổ Campuchia bị Thái chiếm đóng.
Ba báo cáo đến từ hòn đảo này ngay trước và sau thời điểm bước vào thế kỷ 19 cho thấy rằng Phú Quốc đã không còn là một hòn đảo Khmer nữa. Trong những năm 1770 Pierre Pigneu de Béhaine, trong khi tìm cách mở rộng các hoạt động truyền giáo sau khi tòa nhà của các nhà truyền giáo tại Hà Tiên bị phá hủy đã thành lập một chủng viện cho những người cải đạo Việt Nam tại Phú Quốc, nơi ông cũng che chở cho hoàng đế Gia Long tương lai. Các mô tả về tòa nhà này chỉ đề cập đến người Việt Nam bản địa trên đảo chứ không nói đến người Khmer.
Một bản tường trình về tuyến đường ven biển từ Việt Nam sang Thái Lan vào năm 1810 của các quan lại cho vua Gia Long mô tả Phú Quốc là có văn phòng hành chính địa phương và các sĩ quan quân đội (của người Việt), với dân số đông đúc tham gia vào hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Đoạn dừng chân tại Nam Kỳ trong chuyến đi của phái viên John Crawfurd của Công ty Đông Ấn thuộc Anh đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về đời sống của các ngư dân và thương nhân Phú Quốc, một đời sống không có sự hiện diện của người Khmer. Cư dân Phú Quốc nói với Crawfurd rằng trong số bốn hay năm ngàn người cư ngụ “ngoại trừ một vài người Hải Nam đến lưu trú, dân số của hòn đảo này 100% là người Nam Kỳ.” Crawfurd không đề cập gì đến thẩm quyền hoặc lợi ích của Campuchia trên đảo. Bản đồ năm 1828 của Crawfurd về khu vực này được một số người dùng làm bằng chứng cho rằng Phú Quốc là một phần của Campuchia hơn là Nam Kỳ nhưng trên thực tế không có ranh giới lãnh thổ trên bản đồ này. Bản đồ này có ghi tên hòn đảo bằng tiếng Thái và tiếng Việt, nhưng không có tiếng Khmer.
Luật sư Bora Touch có văn phòng tại Sydney là cố vấn luật pháp chính đấu tranh cho chủ quyền của Campuchia đối với Koh Tral. Phiên bản riêng của ông về lịch sử xác định năm 1789 là năm đánh dấu thẩm quyền của Campuchia đối với Koh Tral kết thúc. Những bài viết của ông không đề cập gì về dân số Khmer trên đảo hay Campuchia đã thực thi chủ quyền như thế nào.
Nhà sử học Việt Nam Nguyễn Đình Đầu đã nghiên cứu các giao dịch đất đai ở Phú Quốc trong thế kỷ 19. Ông nói với BBC rằng ông không tìm thấy bằng chứng về sự hiện diện của người Khmer trong các hồ sơ giao dịch đất đai.
Vào thời điểm người Pháp thiết lập thuộc địa Nam Kỳ thì hòn đảo chỉ có dân số khoảng 1.000 người. Người Pháp mang các giống cây mới đến đảo nhưng đến đầu thế kỷ 20 vẫn mới chỉ có khoảng 5.000 cư dân ở đây. Hiện nay, nhờ có công nghiệp và du lịch cung cấp việc làm cho những người mới đến, dân số của Phú Quốc là 85.000 người, chủ yếu là người Việt (dân tộc Kinh). Cuộc tổng điều tra dân số vào năm 1989 cho thấy dân số Khmer trên đảo là khoảng 300 (chưa đến 1% dân số đảo). Người Khmer trên đảo ước tính hiện nay có khoảng 200 gia đình Khmer định cư ở đây.
Những yêu sách mâu thuẫn
Điểm cốt yếu trong nỗ lực đòi lại chủ quyền cho Campuchia là lập luận cho rằng Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách sở hữu phần lãnh thổ này. Đó là một niềm tin thường được mọi người chấp nhận nhưng lại mâu thuẫn với lịch sử. Koh Tral đã được xem như một món hàng trao đổi từ trước khi Chính phủ bảo hộ (của Pháp đối với Campuchia) được thành lập và có bằng chứng đáng kể cho thấy Campuchia đã từ bỏ Koh Tral với lý do vì an ninh khu vực từ nhiều thập kỷ trước.
Chỉ dấu đầu tiên cho thấy Koh Tral được Campuchia xem là có thể từ bỏ được thể hiện trong lá thư của vua Ang Duong năm 1853 trong đó ông dâng cho Pháp hòn đảo này (tuy Ang Dương không kiểm soát nó) để đổi lấy sự bảo hộ của người Pháp. Không có phản ứng gì từ Pháp. Hai năm sau, trong lá thư thứ hai gửi Napoleon III, nhà vua này kêu gọi người Pháp không nhận chuyển giao hòn đảo từ người Việt Nam đang kiểm soát nó. Đó cũng là biểu hiện yêu sách cuối cùng của một vị vua Khmer đối với Koh Tral trong một trăm năm.
Vào năm 1939, khi các quan chức Pháp thấy cần phải công bố đường Brevie vì mục đích quản lý hành chính, có chỉ dấu cho thấy việc Nam Kỳ quản lý hòn đảo này là một vấn đề nhạy cảm đối với các sĩ quan thuộc địa người Campuchia nhưng lại không cho thấy hoàng gia Campuchia lo lắng để đưa vấn đề này ra thúc đẩy với Pháp.
Năm 1954, Quốc vương Sihanouk phản đối hiệp định (Geneva) trao cho nước Việt Nam độc lập quyền kiểm soát toàn bộ phần đất Kampuchea Krom và Koh Tral từ chính quyền Pháp. Ông tuyên bố rằng Campuchia bảo lưu quyền đưa vấn đề lãnh thổ này ra trước Liên Hợp Quốc. Cho dù ông và những người theo ông đánh giá khả năng thành công của Campuchia cao bao nhiêu đi nữa, không thấy có người đứng đầu nhà nước Campuchia nào lựa chọn thực thi quyền đã được bảo lưu này trong suốt 60 năm kể từ khi độc lập.
Do một số vấn đề biên giới còn lại chưa được giải quyết, vào năm 1964 Sihanouk đề nghị với (Nam) Việt Nam một bản đồ nhằm giải quyết những vấn đề này. Một phần của thỏa hiệp mà Campuchia đề xuất là việc Campuchia chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc. Năm 1967, (Nam) Việt Nam đã ra tuyên bố đơn phương chấp nhận các đề xuất liên quan tới bản đồ đó.
Tuy nhiên, hai bên đã không ký một hiệp ước xác nhận thỏa thuận trước đó và cả hai đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. Vào năm 1969, Sihanouk nêu lại yêu sách của mình đối với Koh Tral và chính quyền Lon Nol sau đó cũng vậy. Trong khi đó, Việt Nam cũng có lập trường cứng rắn hơn và rút lại việc chấp nhận đường Brevie trước đây nhằm mở rộng vùng lãnh hải xung quanh các đảo.
Khmer Đỏ, đảng mà nhà nước Kampuchea Dân chủ của nó được Liên Hiệp Quốc công nhận là chính phủ hợp pháp của Campuchia, đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975). Tuy nhiên các bên một lần nữa lại thất bại trong việc đạt được thỏa thuận vì đòi hỏi lớn hơn của phía Việt Nam.
Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hòn đảo trong các hiệp định biên giới với Việt Nam vào năm 1982 và 1985. Bora Touch và những người khác trong phe đối lập Campuchia đưa ra lập luận khá thuyết phục rằng các hiệp ước này bị vô hiệu theo các điều khoản của Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 vì chúng được ký kết trong lúc Campuchia bị lực lượng quân đội Việt Nam chiếm đóng.
Tuy nhiên, điều thú vị là vào năm 2002 và 2004, trong thư gửi cho vua Sihanouk, vị luật sư Sydney này đảm bảo rằng trong trường hợp các thỏa thuận năm 1982 và 1985 bị vô hiệu hóa thì Tuyên bố của Việt Nam năm 1967 sẽ vẫn mang tính quyết định, qua đó chấm dứt mọi yêu sách của Campuchia đối với Koh Tral nhưng giữ lại cho Campuchia vùng lãnh hải lớn hơn. Dễ hiểu là lập luận pháp lý này không được nêu ra trên các diễn đàn blog của đảng CNRP, mặc dù thư của Bora Touch được tìm thấy trên trang chủ internet của CNRP.
Dù tính pháp lý của các hiệp ước 1982/1985 là thế nào đi chăng nữa thì trong năm 1999, đại diện Campuchia trong Ủy ban Liên hợp Biên giới Việt Nam – Campuchia khẳng định sự chấp nhận của nhà nước Campuchia về đường Brevie và chủ quyền của Việt Nam tại Phú Quốc. Nội dung này đã được báo cáo và được Quốc hội Campuchia chuẩn thuận. Bình luận về yêu sách của CNRP đối với Phú Quốc trước cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái (2013), Thủ tướng Hun Sen đã tái khẳng định lập trường nói trên.
Một chiến lược pháp lý ảo tưởng
Những chính trị gia ủng hộ chủ quyền của Campuchia cho rằng nếu CNRP lên nắm quyền thì họ nên đưa Việt Nam ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về vấn đề Koh Tral. Lập trường này thể hiện rõ một sự hiểu lầm về thẩm quyền của ICJ. Khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ, ICJ dựa trên việc hai bên cùng tự nguyện chấp nhận quyền tài phán của ICJ và chấp nhận phán quyết của ICJ như là phán quyết cuối cùng. Trừ khi Campuchia chứng minh cho người Việt Nam thấy họ sẵn sàng đi xa hơn những luận điệu chính trị bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc một cuộc đối đầu quân sự, thì không có gì có thể buộc Việt Nam phải chấp thuận thẩm quyền của ICJ về một vấn đề mà họ cho là đã được giải quyết.
Ngay cả nếu Việt Nam chấp thuận thẩm quyền của ICJ thì nhiều khả năng là họ sẽ thắng kiện. Đã có một tiền lệ trong luật pháp quốc tế (xem Đảo Las Palmas, Hà Lan v. Hoa Kỳ) trong đó phán quyết rằng một tuyên bố chủ quyền chỉ dựa vào sự phát hiện (chúng tôi tìm thấy nó) và tiếp giáp (nó gần hơn với đất của chúng tôi) ngay cả với các bản đồ bổ chứng vẫn có thể thất bại trước một yêu sách của đối phương dựa trên việc thực thi dài hạn chủ quyền và sự chiếm hữu hiệu quả. Việt Nam có tài liệu ghi lại cả hai yếu tố này. Liệu việc Mạc Cửu tạm thời công nhận chính quyền Khmer, nếu điều này được ghi chép rõ ràng (các biên niên sử hiện không thống nhất với nhau), thì có đủ để chứng minh chủ quyền của Campuchia không? Có thể là có, nhưng đó là một ca khó tranh luận về lý lẽ và càng trở nên khó khăn hơn do thiếu tài liệu.
Bora Touch cho rằng hy vọng lớn nhất của Campuchia về Koh Tral là Liên Hiệp Quốc quyết định hòn đảo này được điều chỉnh bởi các điều khoản về phi thực dân hóa được mô tả trong bản Tuyên bố năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và nhân dân thuộc địa. Cả Kem Sokha và Sam Rainsy đều lấy trường hợp của Singapore làm một ví dụ tương tự của quá trình này.
Ít có cơ hội để việc này xảy ra. Các cường quốc thực dân chịu chi phối của Tuyên bố năm 1960 đã được xác định cụ thể là các cường quốc châu Âu sau Thế chiến II với những lãnh thổ hải ngoại mà Liên Hợp Quốc xem là xứng đáng có quyền tự quyết. Việt Nam không được xác định là một cường quốc thực dân, và Phú Quốc không phải là một nhà nước. Liên quan đến quyền tự quyết thì chắc chắn 99,5 phần trăm dân số người Việt Nam tại Phú Quốc sẽ không lựa chọn Campuchia dù rằng đã có một số tiền lệ pháp lý cho thấy rằng quyền tự quyết không phải luôn là ưu tiên cao nhất trong tất cả các trường hợp phi thực dân hoá. Tuy nhiên, do Campuchia từng thể hiện không quan tâm tới các lợi ích đáng kể trên đảo và có thái độ mâu thuẫn về chủ quyền, thật khó có thể tưởng tượng được yêu sách của Campuchia lại có thể thắng được mong muốn rõ ràng của Việt Nam trong việc duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của mình, điều mà Liên Hợp Quốc đã xác định là một nguyên tắc quan trọng khi xem xét các trường hợp phi thực dân hoá.
Rốt cuộc, sự nghiệp đấu tranh vì Koh Tral (của Campuchia) chỉ có thể được xem là ảo tưởng. Nếu vấn đề thực sự được đưa ra các tòa án pháp lý quốc tế, Campuchia chỉ có thể mong đợi một kết quả không thuận lợi, điều chắc chắn sẽ làm tăng cảm xúc là nạn nhân của người dân Campuchia. Thật khó có thể thấy đây là nỗ lực vì lợi ích tốt nhất của mọi người dân Campuchia. Thay vào đó, nó là một nỗ lực đầy vụ lợi để huy động công luận chống lại nước láng giềng phía đông của Campuchia vì các lợi ích chính trị thuần túy.
Jeff Mudrick là nhà phân tích sinh sống tại thủ đô Phnom Penh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét