Một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận số tiền hối lộ trên 800,000 đô la.
Phía
Việt Nam đang tìm cách đẩy nhanh việc giải ngân vốn ODA đối với các dự
án đã được ký kết, bởi nếu không thì Việt Nam vẫn phải trả phí
0.33%/năm. Với 22 tỉ USD thì khoản phí phải trả mỗi năm là không nhỏ.
Trong
bối cảnh nợ đến hạn phải trả cho nước ngoài – khoảng 20 tỷ USD cho năm
2015 và cũng chừng đó hoặc hơn trong năm 2016) là quá lớn so với nguồn
thu ngân sách và tình trạng ngân sách rỗng ruột, con số 22 tỷ USD vốn
ODA quả là quá hấp dẫn. Nếu toàn bộ số vốn này được giải ngân ngay lập
theo phương châm mà phía Việt Nam ưa dùng là “linh hoạt” hay “đặc cách”,
có thể tưởng tượng gương mặt giới quan chức ăn xổi sẽ sáng bừng đến thế
nào, bởi món quà từ trên trời rơi xuống này không giúp những cầm hơi
chế độ mà còn tạo “công ăn việc làm” cho các nhóm lợi ích quen đục khoét
vốn ODA.
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA lên đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009-2010.
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA lên đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009-2010.
Một
trong những “gương người tốt việc tốt” ghê gớm nhất của quốc nạn ODA là
vụ PMU18 vào năm 2006, với hình ảnh rất tiêu biểu của trưởng ban PMU18
Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải - một kẻ tắm bia khi quan hệ
với gái.
Sau
đó, báo chí Nhật Bản - chứ không phải báo chí Việt Nam - đã phát hiện
công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan
chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Sài Gòn một phần hoa
hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của
PMU Đông-Tây là Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận số tiền hối lộ trên 800,000 đô
la.
Còn
rất nhiều dẫn chứng khác về lãng phí và “ăn dày” ODA. Năm 2015, báo chí
phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được
xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm
nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích dầu cám ở
Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà máy thủy sản
đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng
loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không
hiệu quả...
Một
loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm tiến
độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án tuyến
metro Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối
Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành-Tham Lương ở TP.HCM...
Đó
là nguồn cơn vì sao ngay cả những quốc gia được coi là “thiện cảm” với
Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Nhật Bản… cũng phải thẳng tay cắt
giảm viện trợ ODA đối với chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
Vào
đầu năm 2016, ngay sau hai chuyến làm việc liên tiếp tại Hà Nội của Chủ
tịch nhóm Ngân hàng thế giới Jim Jong Kim và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế Christine Lagarde mà đã không hứa hẹn bất cứ khoản cho vay mới
nào đối với giới lãnh đạo Việt Nam, Bộ Tài Chính nước này đã phải thông
báo: Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo
điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn
thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước
đây.
Dự
kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA,
mà phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay
theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản
trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3.5%.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét