HANOI, Vietnam - Tổng thống Obama đã giành được những tràng vỗ tay
nồng nhiệt vào thứ Ba vừa rồi trước đám đông người Việt, khi lấy ý từ
một tài liệu tham khảo về vấn đề các tranh chấp giữa Việt Nam với Trung
Quốc, để nói trong bài phát biểu rằng “nước lớn không nên bắt nạt các
nước nhỏ “. Ấy nhưng, trước đó thì nhiều nhà hoạt động xã hội có trong
danh sách mời gặp với ông Obama, đã bị ngăn cản để không đến được cuộc
họp, mặc dù bài phát biểu của ông Obama cứ nhấn mạnh với Hà Nội về
chuyện nhân quyền.
Nhà Trắng đã yêu cầu cuộc họp với nhà hoạt động xã hội, như một cách
bắn tín hiệu cho chính quyền Cộng sản Việt Nam hiểu rằng Hoa Kỳ vẫn quan
tâm đến chuyện nhân quyền ở quốc gia này. Ông Obama đã dành nhiều thời
gian hơn lịch trình của mìnhđể nói chuyện với với sáu nhà lãnh đạo xã
hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, nhưng Tổng thống nói rằng
một số người khác đã bị ngăn cản để không tới được buổi gặp mặt.
“Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận, kinh tế đang phát
triển nhanh, internet đang bùng nổ, và có một sự tự tin ngày càng tăng ở
đây,” ông Obama đã nói vậy khi với một nhóm phóng viên được cho phép
vào cuộc họp trong một thời gian ngắn. “Nhưng như tôi đã chỉ ra vào ngày
hôm qua, vẫn có những điều đáng lo ngại trong lĩnh vực tự do ngôn luận,
tự do hội họp, trách nhiệm tạo ra sự kính trọng mà chính phủ cần có.”
Các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích ông Obama hôm thứ Hai, một
ngày trước đó, về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã có từ nhiều
thập niên đối với Việt Nam mà chính quyền này không hề có sự nhượng bộ
nào về nhân quyền. Hành động ngăn cản những nhà hoạt động xã hội dân sự
Việt Nam vào hôm thứ Ba là một chứng minh rất rõ quan điểm của chính
quyền Hà Nội này. “Chính quyền Việt Nam đã tự chứng minh rằng họ không
xứng đáng với mối quan hệ thắt chặt hơn với Hoa Kỳ “, John Sifton, từ
của Human Rights Watch cho biết. “Tạm giữ hoặc ngăn cả giới xã hội dân
sự đến cuộc họp với Tổng thống Obama không chỉ là một sự xúc phạm đến cá
nhân Tổng thống, mà đó còn là sự sách nhiễu quyền con người, tước bỏ
quyền tự do ngôn luận và tự do đi lại.”
Các nhà hoạt động bị giam giữ, không cho đến cuộc họp, có cả Nguyễn
Quang A, 69 tuổi, một doanh nhân đã tự mình tranh cử vào Quốc hội một
ứng cử viên độc lập cho Quốc hội nhưng đã bị chính phủ cố tình loại bỏ.
Ông Nguyễn Quang A đã bị bắt giữ bởi các nhân viên an ninh mặc thường
phục, ông kể lại như vậy qua điện thoại. Họ xô ông vào một chiếc xe đậu
bên ngoài nhà ông ở Hà Nội lúc 06:30 sáng Thứ ba, tịch thu điện thoại
của ông, ngăn không cho ông liên lạc với gia đình của mình, và sau đó đã
đưa ông đến 50 miles (hơn 80 km) về phía đông của Hà Nội.
“Tôi đã được đưa đi một tour du lịch”, ông Nguyễn Quang A nói. Các
nhân viên an ninh từ chối cho biết lý do tại sao họ đã lái xe đư ông đi
loanh quanh trong bảy tiếng đồng hồ. “Ông biết biết lý do vì sao chúng
ta phải làm điều này mà”, những người này chỉ nói vậy.
Phạm Đoan Trang, một blogger nổi tiếng và cũng là nhà báo, người đã
bay đến Hà Nội từ Sài Gòn vào thứ Hai, cũng bị ngăn cấm tham dự cuộc gặp
với ông Obama. Bà ta đã “biến mất” từ khi hạ cánh tại Hà Nội, ông Phil
Robertson, Phó giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch, cho biết.
Hà Huy Sơn, một luật sư đặc biệt chuyên về bảo vệ các nhà bất đồng
chính kiến trước tòa, cũng bị cầm giữ để không đến được cuộc họp. “Nhân
viên an ninh đã gác chận trước cửa tôi ở nhà của tôi trong hai ngày
qua,” ông nói với hãng tin Agence France-Presse, “Họ nói rằng ông đi đâu
cũng được, miễn không đến đại sứ quán Mỹ”. Việc dùng các lực lượng an
ninh để cầm giữ các nhà hoạt động đến gặp mặt tổng thống Obama, đã để lộ
cho thấy rằng nội bộ của giới lãnh đạo đang có sự chia rẽ từ bên trong.
Thật bất thường đối với một chính phủ, thậm chí đang có những báo cáo
xấu về nhân quyền, lại cho phép như một cuộc họp mặt như vậy với một
tổng thống Mỹ theo dự trù, nhưng sau đó thì bất ngờ ngăn chặn một số
khách tham dự.
Benjamin Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia, nói rằng các viên chức
tùy tùng của phái đoàn Mỹ đã biết rõ điều này từ đêm hôm thứ Hai, về
chuyện rằng chính phủ Việt Nam ngăn cản một số nhà hoạt động tham dự họp
mặt với tổng thống Obama, và phía Mỹ cũng đã có lời phản đối.
Tuy nhiên, ông Benjamin Rhodes vẫn bảo vệ quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ
khí, thậm chí nếu các chính phủ Việt Nam không cải thiện ngay các quyền
dân sự được ngay vào lúc này.
“Chúng tôi tin rằng thông qua việc thực hiện bình thường hóa ở Việt
Nam, tức là một cách để trao sức mạnh cho nhân dân Việt Nam,” ông nói
thêm: “Và chúng ta có thể đẩy tiến trình đi tới hiệu quả hơn nhiều bằng
mối quan hệ sâu đậm hơn là bằng cách lùi lại”. Ông Obama đã có được lợi
thế trong bài phát biểu buổi chiều ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, để nói
về việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Khoảng 2.300 thính giả Việt Nam ăn mặc đẹp, ngồi ghế nhung đỏ và hầu
hết là được chọn lọc bởi chính phủ, đã cổ vũ ầm ĩ khi ông Obama xuất
hiện. Họ cổ vũ một lần nữa khi ông nói: “Việt Nam là một quốc gia độc
lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý muốn của
mình lên các bạn”, đây là một ám chỉ của ông Obama đến Trung Quốc, nước
đã từng nhiều lần tuyên bố làm chủ vùng biển Đông, dọc theo bờ biển
2.000 dặm của Việt Nam.
Nhưng rồi khán phòng im lặng một cách lạ lùng khi ông Obama đề cập các chủ đề thực thi về nhân quyền.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt hình thức của chính phủ Hoa
Kỳ lên Việt Nam, nhưng có một số giá trị vẫn là phổ quát. Đó là các
quyền tự do ngôn luận, hội họp và tự do báo chí, và ông biết, các quyền
này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.
“Vì vậy, thực sự, là điều mà tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cố gắng
kiên trì để luôn áp dụng những nguyên tắc này,” ông Obama nói. “Và cần
đảm bảo mọi con người của chúng ta trong chính phủ phải luôn chân thành
với những lý tưởng đó.” Tổ chức Human Rights Watch ước tính rằng có
khoảng 110 chính trị phạm đang bị bỏ tù ở Việt Nam. Trong tháng Ba vừa
rồi, ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, một blogger, cũng đã bị kết án năm
năm tù giam vì viết bài đăng trên trên mạng xã hội, do bị coi là chống
lại chính phủ.
Vài tuần trước khi ông Obama đến Việt Nam, công an đã bắt giữ những
người biểu tình phản đối tình trạng cá chết lan rộng trên bờ biển miền
Trung, hàng tấn cá bị trôi dạt vào bờ, gần một nhà máy thép thuộc sở hữu
của một công ty ở Đài Loan. Một số người biểu tình đã bị đánh đập. Ông
Obama được chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam, không những từ một chính
phủ đang háo hức kiếm tìm một đồng minh mạnh mẽ để đối đầu với Trung
Quốc, mà còn từ các người dân Việt Nam bình thường.
Kết thúc buổi thuyết trình của mình, ông gặp lại người đầu bếp nổi
tiếng Anthony Bourdain, tiếp tục ghi điểm trong mắt người Việt trong một
trận mưa như trút, tiếp nhận sự nhìn ngó vui vẻ của dân chúng.
Ông Obama bước nhanh qua đám đông, bắt tay và nói, “Cảm ơn bạn.” Vào
buổi chiều, ông Obama bay đến Sài Gòn, nơi hàng chục ngàn người đã xếp
hàng trên đường phố và reo hò rạo rực khi ông đi ngang qua.
Kế đó, thì ông Nguyễn Quang A đã được trở về nhà mình. Ở đó, ông cho
biết, người con trai 25 tuổi được cảnh sát nói rằng “Chúng tôi phải mang
cha của anh đi vì ông định tham dự một cuộc họp với Tổng thống Obama,
vì vậy, chúng tôi phải ngăn chặn ông ta.”
Gardiner Harris báo cáo từ Hà Nội, và Jane Perlez từ Bắc Kinh.
———
Nguyên Không lược dịch từ New York Times
(*) tựa gốc: As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting http://www.nytimes.com/2016/05/25/w…
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét