Hàng loạt hình ảnh cho thấy bà Mỹ Uyên bị thương tích và ôm
con gái
Hình ảnh một phụ nữ ôm con nhỏ với thương tích trên người đã
lan truyền nhanh và nhiều sau vụ biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/5.
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái được cho là nạn nhân trong vụ xô
xát giữa lực lượng an ninh Việt Nam với người biểu tình. Ảnh chụp tại hiện trường cho thấy bà tìm cách giữ lại con và
ngồi bệt xuống đường. Nhiều người biểu tình khác đã ôm bà và con gái.
Bà Hoàng Mỹ Uyên (nickname trên mạng là Ubee Crazee) và con
gái nhỏ tham gia cuộc tuần hành xuống đường vì thảm họa môi trường cá chết hàng
loạt tại miền Trung Việt Nam.
Trong video được bạn đọc gửi tới BBC, bà Mỹ Uyên (tự xưng là
Bee) cũng cáo buộc bà bị an ninh đánh và tách bà ra khỏi con gái (Saphia) đi
cùng mình.
Bà Mỹ Uyên nói trong clip đăng trên Facebook cá
nhân:"Bee và mọi người đều la lớn, có con nít, đừng có đánh nhưng họ vẫn
xô ra" và "những người áo xanh, mười mấy người đè vô đánh Bee và đá
vô mặt Bee, đạp đầu Bee, nhất quyết là tách Bee với con, là Saphia ra, nhưng
Saphia rất là bình tĩnh và nhất định không thả tay Bee ra, vẫn giữ được tay
Bee"
Bà cũng nói mình bị "đạp lên đầu". Sau sự việc,
nhiều ý kiến tranh cãi đã xảy ra tại Việt Nam.
Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media
player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
'Hung bạo'
Nhà báo Mạnh Kim tại Thành phố Hồ Chí Minh, một người có
tham gia cuộc biểu tình viết trên trang cá nhân: "Những người biểu tình đứng
đầu hàng bị bắt liên tục, bất luận là ai, kể cả phụ nữ. Khoảng 10g, tôi nghe
các bạn tôi hét lên thất thanh: “Bee bị đánh, Bee bị đánh!”. Chen vội đến đó,
tôi thấy một bên mặt Bee bầm tím."
"Cô khóc tức tưởi: “Em bị xô té rồi tụi nó đạp lên mặt
em. Tụi nó nắm tóc bé Saphire định bắt luôn nữa!”. Saphire, bé gái 10 tuổi, con
của Bee, đã nói với mẹ rằng hôm nay con muốn theo mẹ đi biểu tình, con muốn biển
sạch, con muốn môi trường trong lành, con muốn ăn cá không bị nhiễm độc... Hôm
nay, ước muốn đơn giản của một bé gái đã được đáp trả bằng những cái giật tóc,
những cái xô ngã nhào, và cú đá hung bạo vào mặt mẹ cháu. Ôm Saphire, tôi hỏi
cháu, con có sợ không. Cháu lắc đầu." - Ông Mạnh Kim tường thuật tại hiện
trường vụ việc.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã xảy ra xô xát giữa lực lượng
an ninh và người biểu tình hôm 8/5
Bà Lê Phương Thảo - một tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh
nói: "Nếu là mình, mình không bao giờ cho con nhỏ đến những nơi có tình huống
mình biết trước là sẽ có khả năng hỗn loạn và bạo động. Đó là cách bảo vệ con
mình. Nhưng các bạn ngồi nhà, tự cho mình hèn mình khôn, rồi dùng bàn phím đánh
hội đồng người mẹ trẻ đưa con đi biểu tình sáng nay thì mình thấy các bạn là những
con người khốn nạn lắm."
Nhà báo Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội nói khi xem những bức ảnh từ
vụ việc: "Sao lại đổ lỗi cho nạn nhân. Họ không hiểu rằng mang trẻ con đi
biểu tình ôn hoà là một bài học thực tế quý giá với con trẻ, khiến chúng sớm có
ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ có điều là chúng ta không thể ngờ sự bất nhân của
những kẻ ra tay. Cho nên, lần sau mọi người nên cẩn thận. Tôi tin rằng nhận thức
và hành xử của chính quyền sẽ không sớm thay đổi. Bạo lực sẽ còn tiếp diễn."
'Đưa trẻ vào nơi nguy hiểm'?
Có những ý kiến trái ngược lại cho rằng "không nên đưa
trẻ con vào nơi nguy hiểm". MC Phan Anh, một người nổi tiếng tại Việt Nam
cũng nói trên trang cá nhân: "Hình ảnh bạn Hoàng Mỹ Uyên, một người mẹ đã
xuống đường ôn hòa, thể hiện tiếng nói của mình đòi hỏi môi trường sạch, đòi hỏi
sự minh bạch.. cho, trước mắt là tương lai con cô ấy có cuộc sống trong lành
hơn, an toàn hơn. Và tương lai đó có cả những đứa trẻ của tôi, của bạn. Nhưng
cô ấy, một người phụ nữ đã bị đàn áp, bé Saphie bị giật khỏi vòng tay mẹ trong
nỗi khiếp sợ.
"Xuống đường tụ tập đông người, trong khi Việt Nam chưa
có Luật biểu tình, rất dễ bị coi là vi phạm pháp luật."
Người biểu tình bị lực lượng áo xanh trấn áp và bắt lên xe
bus tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, Quận Một.
"Xuống đường ôn hòa, cũng khó tránh khỏi những phần tử
xấu gây rối loạn, kích động mà ta không phải lúc nào cũng tỉnh táo để phân biệt."
"Nhưng trong mọi trường hợp thì tôi nghĩ chính quyền,
những người "đầy tớ của dân" lúc nào cũng phải chủ động bảo vệ nhân
dân bằng mọi cách."
Tuy nhiên, ông Phan Anh cũng nói: "Riêng với Hoàng Mỹ
Uyên, em là người phụ nữ của ngày hôm nay nhưng anh không ủng hộ việc cho trẻ
nhỏ tham gia những sự kiện như này trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam
nhé!"
Một người tên Thục Đoan cũng nêu ý kiến: "Mình nghĩ dù
có ôn hoà hay không thì chỗ náo loạn đông người nhiều nguy cơ rủi ro cho trẻ
em. Dù chị không ngờ bé bị đánh thì cũng lường trước chỗ đông vậy chen lấn, ngột
ngạt hoặc kẻ gian trà trộn như thế nào chứ. Trẻ em còn nhỏ, hiểu chuyện chưa
sâu, không nên cho các em thấy những điều làm ảnh hưởng tinh thần các bé."
Bà Hoàng Mỹ Uyên là chủ quán cafe Người Sài Gòn. Bà cũng là
người khởi xướng thùng bánh mì từ thiện miễn phí nổi tiếng, sau đó đã trở thành
một hoạt động thiện nguyện xã hội được nhiều người làm theo, để một tủ bánh mì
trên phố, người gặp khó khăn, người nghèo có thể đến và lấy bánh mì miễn phí
cho bữa ăn của họ.
Sau thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam, đã xảy ra nhiều
cuộc biểu tình tại một số nơi. Người biểu tình đưa ra các biểu ngữ "Tôi cần
biển sạch - Tôm cá", "Dân cần tôm cá", "Please protect our
environment" (Xin hãy bảo vệ môi trường của chúng ta).
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét