Người Buôn Gió
Trước sự gia tăng đòn đánh của Trọng, Quang thông qua cánh miền Trung làm cầu nối để bắt tay với Phúc, đôn gấp Nguyễn Văn Sơn cựu giám đốc công an Đà Nẵng lên làm thứ trưởng Bộ Công An và phong hàm trung tướng. Chuyện thăng chức nhanh chóng này với Nguyễn Văn Sơn, là dấu hiệu cho thấy trong lãnh đạo cao cấp của Bộ Công An sẽ có thay đổi lớn trong thời gian tới đây. Có thể sự thay đổi này ở tầm bộ trưởng hoặc thứ trưởng.
Sự can thiệp của Quang đã khiến những kẻ bị bắt như Vũ Đức Thuận, Trương Quốc Dũng yên lòng. Những kẻ này ở trong trại giam không hề nhận tội hoặc khai báo gì, ngoài việc kêu oan và thách đố cơ quan điều tra tìm được chứng cứ phạm tội.
Nhờ thế mà Đinh La Thăng bỗng nhiên thoát nạn, sau vụ bắt bớ này. Đinh La Thăng có vẻ hết sợ hãi và trở lại tự nhiên như mọi khi người ta vẫn thấy. Nhờ sự bắt tay giữa Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang trên cơ sở lợi ích nhóm miền Trung. Đinh La Thăng đã tranh thủ phản pháo lại phó thủ tướng Trương Hoà Bình ngay giữa cuộc họp quan trọng.
- Anh biết gì về kinh tế mà nói.
Trương Hoà Bình thấy Phúc không nói gì, nhận ra ngay Phúc đã có ý bênh cho Thăng , bèn nính thinh về báo cáo lại cho Trương Tấn Sang tính mưu kế khác.
Sau cuộc họp này, mũi dùi trên truyền thông tấn công Đinh La Thăng đột nhiên dừng hẳn. Nhất là nhà báo Trương Huy San.
Ai cũng biết rằng Trương Tấn Sang là đàn anh của Trương Hoà Bình và là thầy đỡ đầu của Trương Huy San. Mọi thông tin của Trương Huy San viết về Đinh La Thăng đều do Trương Hoà Bình trong vài trò phó thủ tướng quản lý mặt pháp luật, tư pháp và các vụ gian lận kinh tế cung cấp cho Trương Huy San tư liệu viết.
Trương Huy San nổi lên trong làng báo vào thời kỳ Trương Tấn Sang làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Sau vụ dính dáng đến vụ án Năm Cam, cặp thầy trò hai S này tạm thời chia đôi ngả trước sự lớn mạnh của cặp bài uy lực nhất thời đó là Nguyễn Văn Hưởng và Nguyễn Tấn Dũng.
Đây là những năm tháng mà cặp thầy trò 2S này nín lặng mài nanh vuốt nuôi hận phục thù. Đến khi Nguyễn Văn Hưởng từ giã cuộc chơi khiến thanh thế của Dũng suy yếu. Huy Đức bắt đầu nã pháo vào Nguyễn Tấn Dũng, không từ cả chuyện lôi con cái nhà Nguyễn Tấn Dũng ra làm mồi. Đỉnh điểm vào cuộc chiến gay cấn ở đại hội 12, Huy Đức lánh ra Bắc để tung những bài viết tố cáo Nguyễn Tấn Dũng và bè phái lũng đoạn đất nước, mị dân qua những lời phát biểu chống Tàu. Thực tế Nguyễn Tấn Dũng có phải mị dân chống Tàu hay không đến nay chưa rõ. Tuy nhiên trong thời kỳ Dũng nắm quyền, lại là thời kỳ các cuộc biểu tình chống Trung Cộng được diễn ra và lớn mạnh thành một phong trào. Cho đến nay Dũng về được một năm, không có cuộc biểu tình chống Trung Cộng nào điễn ra được cả.
Đại hội 12 kết thúc, Nguyễn Tấn Dũng về hưu. Âm mưu của Trương Tấn Sang trong kịch bản mới là, làm sao gấp rút đưa được đệ tử Trương Hoà Bình vào vị trí béo bở nào đó. Đó là các thủ tướng, chủ tịch nước. Trương Hoà Bình là đệ ruột của Sang khi Sang làm bí thư thành uỷ HCM, Bình làm
Nhưng các chức này lại trông chờ vào lời hứa về giữa nhiệm kỳ của Trọng, nếu thủ tướng hay chủ tịch nước đương nhiệm thay thế Nguyễn Phú Trọng. Lúc đó sẽ để lại khoảng trống một trong hai chức này dành cho Trương Hoà Bình. Thế nhưng kịch bản này khó thành khi Nguyễn Phú Trọng giở trò ăn vạ bày ra hết chiến dịch chống tham nhũng rồi chống diễn biến để được ở lại chỉ đạo.
Trương Tấn Sang chỉ còn cách nhằm đến chức bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh cho đàn em Trương Hoà Bình vốn nhiều mẫu mỡ. Người lính xung kích Trương Huy San nhận nhiệm vụ mới, giảm cường độ tấn công gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Tập trung vào con mồi Đinh La Thăng với tài liệu do Trương Hoà Bình cũng cấp, để hòng đánh bật Đinh La Thăng khỏi Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến đây cặp 2S đã trở thành cặp Ba Trương, gọi tắt là 3T.
Nhờ cuộc chiến Trọng với Quang, dẫn đến liên minh Quang và Phúc, Đinh La Thăng có cơ hội tạm thời thoát được mũi tấn công áp sát của Trọng và Sang. Nhưng liệu Thăng sau này có chống đỡ được những đòn nham hiểm, đâm lén sau lưng mà Trương Tấn Sang là một cao thủ lão luyện hay không.? Trong khi trước mặt Nguyễn Phú Trọng luôn giơ đao rình chém.
Thế nước tạm thời đang chia làm ba thế lực. Thế lực của Nguyễn Phú Trọng với quân uỷ trung ương. Thế lực liên minh tạm thời Quang Phúc cùng cánh miền Trung. Thế lực của Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình. Ngoài ra có các tỉnh , bộ tạm quan sát thời cuộc chưa biết ngả theo bên nào.
Không phải chỉ đối phó với Nguyễn Phú Trọng, bí thư thành uỷ Đinh La Thăng còn phải đối phó với đòn đánh sau lưng của nhóm ba Trương. Không còn lối thoát nào khi lưỡng đầu thọ địch từ ngoài Bắc đến trong Nam, có lẽ Đinh La Thăng phải hạ mình xin nhập liên minh Quang , Phúc và nhóm miền Trung. Như thế khả năng bảo vệ được mình sẽ lớn hơn nhiều.
Đại đa số nhân dân và cán bộ đảng viên đã quá chán với bộ mặt già nua và đầy thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang trong nhiều năm qua.
Một lứa lãnh đạo mới cần cù như Nguyễn Xuân Phúc, bạo dạn như Nguyễn Xuân Anh, năng nổ như Đinh La Thăng nằm dưới sự chỉ đạo điềm tĩnh của Trần Đại Quang . Phương án ấy có lẽ sẽ mang lại một sức sống mới, có thể không có gì cam chắc sẽ tốt. Nhưng ít ra nó cũng đem lại sự mới mẻ, để những nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt làn sóng tháo chạy khỏi Việt Nam đang diễn ra.
Nhưng chẳng có gì là dễ dàng, bởi còn vô số những kẻ chầu rìa đầy quyền lực như Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Đinh Thế Huynh sẵn sàng ngáng chân mọi cuộc thay đổi , nếu như bọn họ không được chia phần.
Và Nguyễn Phú Trọng, một bậc thầy của sự chia rẽ và nghệ thuật ném xương cho chó cắn nhau quá hiểu điều này. Ông ta liên tục rỉ tai hứa hẹn cho những kẻ dưới quyền được chức này, chức kia khi thay người nọ. Nguyễn Phú Trọng đã khôn khéo đẩy Trần Đại Quang phải vào thế đối phó với một đám lâu nhâu, qua đó phân tán sức mạnh của Trần Đại Quang.
Dù Trọng thắng hay Quang thắng đi chăng nữa, nhóm 3 Trương vẫn có phần.
Nếu Trương Hoà Bình về thay thế Đinh La Thăng làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Chắc hẳn chỉ có lời khen ngợi ngút trời với Trương Hoà Bình từ nhà báo Trương Huy San, hoặc những góp ý dưới phê phán nhẹ thực chất là làm tôn vinh tân bí thư Trương Hoà Bình.
Đẩy Trương Hoà Bình lên, là lý do vì sao kẻ nham hiểm như Trương Tấn Sang tuy về hưu nhưng không chịu làm người tử tế, vẫn rình rập quanh sân khấu chính trị để đánh hôi kiếm chác. Trong bài viết nhân ngày quốc khánh 2-9 vừa qua, Sang hưởng ứng Trọng hô hào chống lệch hướng , quyết tâm giữ chế độ XHCN.
Cuộc chiến loạn xà ngầu này chưa biết đến khi nào kết thúc, chừng nào nó còn diễn ra thì sự tăm tối vẫn còn đeo đuổi đất nước này. Ngoài khơi Trung Cộng nhân đà gia tăng những hành động củng cố quân sự trên các quần đảo chiếm được của Việt Nam. Môi trường Việt Nam bị huỷ hoại từng ngày, quan hệ quốc tế thảm hại chưa từng có và những nhà đầu tư lần lượt rời bỏ Việt Nam.
Nguồn: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét