Đoan Trang
10/7: Anh
Lã Việt Dũng, một thành viên tích cực của đội bóng No-U, bị công an mặc
thường phục đánh chảy máu đầu sau khi ăn tối cùng và tham gia một trận
bóng của No-U chiều chủ nhật. Việc làm này của an ninh có ý dằn mặt
những người có khả năng và có tinh thần sẵn sàng tổ chức biểu tình, 10
ngày sau khi chính quyền chấp nhận lời hứa đền 500 triệu USD của
Formosa.
12/7: Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết xử thắng cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Phán quyết dài 501 trang khẳng định Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” đối với Biển Đông, và đường chín đoạn tức đường lưỡi bò là không có căn cứ pháp lý, do đó, vô hiệu lực.
12/7: Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết xử thắng cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Phán quyết dài 501 trang khẳng định Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” đối với Biển Đông, và đường chín đoạn tức đường lưỡi bò là không có căn cứ pháp lý, do đó, vô hiệu lực.
Ảnh: Hiển Trịnh. |
17/7: Các blogger ủng hộ dân chủ ở Hà Nội tổ chức tuần hành bày
tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế trong vụ
kiện Philippines - Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu tình lại bị an ninh trấn
áp, như thường lệ. Ngay cả việc đến Đại sứ quán Philippines để chúc mừng
cũng bị ngăn cản. Một lần nữa, các thông điệp ngoại giao – vốn rất cần
thống nhất để gửi ra thế giới – lại bị công an Việt Nam phá hoại.
Một số facebooker phải “tập kích” bất ngờ ở trước cổng tòa nhà Văn phòng Quốc hội để bày tỏ chính kiến.
29/7: Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị tin tặc Trung Quốc tấn
công, cho hiện lên màn hình thông tin những nội dung xúc phạm Việt Nam
và Philippines.
30/7: Chuyên mục “Góc nhìn” của báo điện tử VnExpress đăng tải
bài viết “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” của nhà báo Hoàng Minh Trí
(blogger Cu Trí), được hàng nghìn độc giả like và khen ngợi. Tuy nhiên,
bài báo cũng gây một trận cười trên mạng xã hội vì những ngụy biện mơn
trớn đám đông của nó: Nhờ cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc, người
dân Việt Nam bộc lộ đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp như đoàn kết và cảm
thông, kiên nhẫn, kiên cường…
Thành công ngoài dự kiến của tác giả và ban biên tập là bài báo đã trở
thành một dạng “văn mẫu”: Về sau, trong mỗi trường hợp cần đánh vào cảm
xúc một cách lạc quan tếu, các facebooker lại dùng công thức sau đây để
đặt tít: “Điều kỳ diệu sau xxx”, trong đó xxx là một sự cố không mong
muốn.
18/8: Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Đỗ Cường Minh, rút
súng bắn tử thương Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND kiểm
Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn. Minh cũng bị trọng thương và
chết sau đó, báo chí đưa tin là do tự sát. Vụ việc gây rúng động.
Cuộc họp báo tại Yên Bái diễn ra vào buổi chiều 18/8 và được một số báo
tường thuật trực tiếp trên facebook (qua livestream). Điều nực cười là
đa số trong hàng nghìn biểu tượng cảm xúc đều là “like” (thích), thả tim
và cười ha ha. Nhiều comment reo hò “cho chúng nó bắn nhau chết hết
đi”, “lòng dân là đây chứ đâu”, đẩy các báo vào thế vô cùng khó xử và
khiến ban Tuyên giáo giận dữ.
23/8: TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm hai facebooker Nguyễn
Hữu Quốc Duy (SN 1985) và Nguyễn Hữu Thiên An (SN 1995) với tội danh
“tuyên truyền chống Nhà nước”, Điều 88 Bộ luật Hình sự. “Tội” chính của
hai anh em họ này là “truy cập các trang facebook, trang web phản động,
nói xấu nhà nước CHXHCN Việt Nam” (nói nôm na là tội bôi đen đít nồi).
5/9: Blogger Người Buôn Gió (tên thật Bùi Thanh Hiếu) khởi đăng
loạt bài “Trịnh Xuân Thanh – con dê tế thần”, nói về cuộc chiến phe phái
trong nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó Trịnh Xuân
Thanh (Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đại biểu Quốc hội), kẻ bị báo chí
đánh hội đồng vài tháng trước đó vì có biểu hiện tham nhũng, chỉ là một
“con dê tế thần”.
Ngày 6/9, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin ra khỏi đảng rồi trốn ra nước
ngoài. Điều kỳ lạ là Cơ quan An ninh Điều tra và Cục Xuất nhập cảnh,
cũng như toàn bộ Bộ Công an, mặc dù vốn tỏ ra rất tinh nhuệ trong các vụ
chặn giữ, cấm xuất cảnh đối với công dân, lại bất lực trong việc xác
minh xem Trịnh Xuân Thanh đã đi đâu và đang ở đâu.
20/9: TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm bà Cấn Thị Thêu, kết án bà
20 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” – tội danh mà tất cả
các chính quyền độc tài đều ưa dùng để ngăn ngừa biểu tình, tụ tập đông
người.
22/9: TAND tối cao xét xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, tuyên y án sơ thẩm.
23/9: Một tổ công an hình sự huyện Đông Anh (Hà Nội) đã lợi dụng
“công vụ” để tấn công, hành hung nhà báo Trần Quang Thế, phóng viên báo
Tuổi Trẻ, khi anh Thế đưa tin về một vụ tai nạn giao thông trên cầu Nhật
Tân.
Sau đó, Công an Hà Nội đã ngay lập tức bao che cho thủ phạm bằng cách
tung ra bản kết luận điều tra sử dụng đầy phép uyển ngữ, tức là nói
giảm, nói tránh: Họ nói công an huyện không hành hung mà “chỉ đá nhưng
không trúng vào người” và “gạt tay vào má” nhà báo Trần Quang Thế. Phụ
họa với công an, như thường lệ, là cả dàn dư luận viên ra sức biến nạn
nhân thành thủ phạm.
Cụm từ “gạt tay trúng má” trở thành một uyển ngữ kinh điển cho tài lươn lẹo ngôn ngữ của công an Việt Nam.
2/10: Biểu tình lớn, gần 20.000 người, tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi đặt trụ sở của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
10/10: Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, 37 tuổi, bị bắt
tại nhà riêng vào buổi trưa và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự,
“tội tuyên truyền chống Nhà nước”.
Khám nhà bà Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an thu được
nhiều… khẩu hiệu yêu cầu khởi tố Formosa, đòi minh bạch, và một tập hồ
sơ phản ánh nạn bạo hành của công an, trích từ báo chí chính thống.
13/10: Hàng chục người nuôi cá ở xã Long Sơn (Vũng Tàu) đã lôi
xác những con cá chết, to và nặng, ra Quốc lộ 51, để phản đối 14 công ty
chế biến hải sản gây ô nhiễm môi trường. Cuộc biểu tình độc đáo khiến
giao thông trên đoạn quốc lộ chạy qua huyện Tân Thành bị ách tắc, ô-tô
theo hướng từ Vũng Tàu lên TP.HCM không di chuyển được.
14/10: Miền Trung bắt đầu chìm trong mùa mưa lũ. Đêm 14/10, thủy
điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ bất ngờ, kết hợp với mưa lớn từ trước đó, gây
thiệt hại lớn về người và tài sản cho hàng chục nghìn người dân không
kịp trở tay.
16/10: Một số người dân ở TP.HCM đã kéo những con cá cắt bằng bìa
carton đi dạo trong công viên Lê Văn Tám. Trên mỗi con cá đều có ghi
dòng chữ: “Formosa get out” (Formosa cút đi). Đây là hành động nhằm nhắc
công luận nhớ tới thảm họa môi trường miền Trung Việt Nam và cuộc “biểu
tình cá” trên Quốc lộ 51 ba ngày trước đó.
17/10: MC Phan Anh kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung
nơi chịu lũ lụt, và quyên góp được 10 tỷ đồng cứu trợ chỉ sau chưa đầy
24 giờ (tính đến sáng 18/10).
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam (Vinastas, một NGO có
đăng ký và chịu sự quản lý của nhà nước) công bố kết quả khảo sát nước
mắm trên toàn quốc. Báo cáo nhận định rằng “nước mắm càng cao đạm, càng
chứa nhiều thạch tín”. Cuộc khảo sát được tài trợ bởi Công ty TNHH Liên
doanh T&A Ogilvy của “phù thủy marketing” Nguyễn Thanh Sơn. Song
song với đó, có những người photo và phân phát danh sách các hãng nước
mắm có lượng arsen vượt ngưỡng, khuyến cáo là sẽ gây độc hại với người
tiêu dùng, đồng thời quảng cáo nước mắm công nghiệp của tập đoàn Masan.
Chiến dịch truyền thông bẩn đã gây điêu đứng cho nước mắm truyền thống,
và nó chỉ dừng lại sau khi bị cộng đồng mạng phát hiện và lên án dữ
dội.
18/10: Giáo dân ở Phú Yên cùng linh mục Đặng Hữu Nam đến TAND
huyện Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện tập đoàn Formosa và bị taxi Mai Linh từ
chối chuyên chở, dưới sức ép của công an.
19/10: Nhóm Green Trees đến Văn phòng Quốc hội để trao một bản
báo cáo có nhan đề “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam”. Đây là
báo cáo do Green Trees thực hiện với mục đích cung cấp cho Quốc hội một
cái nhìn tổng thể, đa chiều về thảm họa môi trường biển diễn ra tại bốn
tỉnh miền Trung từ tháng 4.
Báo cáo có ba thứ tiếng: Việt, Anh và Đài Loan.
3/11: Cơ quan An ninh Điều tra CA TP.HCM bắt bác sĩ Hồ Văn Hải
(facebooker Hồ Hải, 52 tuổi) tại phòng khám của ông ở Sài Gòn, theo Điều
88 Bộ luật Hình sự, tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Chẳng ai biết
ông đã làm gì, nói gì, viết gì mà thành tuyên truyền.
6/11: An ninh tiếp tục bắt hai ông Lưu Văn Vịnh (47 tuổi) và Nguyễn Văn Đức Độ (41 tuổi), khép hai ông vào tội hoạt động lật đổ chế độ, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
9/11: Bầu cử tổng thống ở Mỹ (theo giờ Washington D.C. là ngày 8/11) thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Việt Nam. Kết quả “Trump thắng” cũng bất ngờ và gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng Việt Nam, hệt như ở Mỹ.
6/11: An ninh tiếp tục bắt hai ông Lưu Văn Vịnh (47 tuổi) và Nguyễn Văn Đức Độ (41 tuổi), khép hai ông vào tội hoạt động lật đổ chế độ, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.
9/11: Bầu cử tổng thống ở Mỹ (theo giờ Washington D.C. là ngày 8/11) thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Việt Nam. Kết quả “Trump thắng” cũng bất ngờ và gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng Việt Nam, hệt như ở Mỹ.
Trong khi đó, với bầu cử ở Việt Nam, nhờ chính sách “đảm bảo cơ cấu theo
hiệp thương”, ai cũng biết nội các Ba Đình từ vài tuần trước khi bầu
cử. Càng khác hơn nữa là tuy biết trước nhưng toàn bộ lãnh đạo, các đảng
viên cao cấp, và giới truyền thông quốc hữu quốc doanh cứ phải tỏ ra là
chưa biết gì cả, kết quả “tuy cơ cấu đấy nhưng vẫn bất ngờ”.
28/11: Fidel Castro mất. Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra
thông cáo chọn 4/12 làm ngày quốc tang. Quyết định của đảng hóa ra lại
sai luật, vì không có cơ sở pháp lý nào ở Việt Nam cho việc để tang một
công dân nước ngoài.
Làn sóng tranh cãi lại tiếp tục nổ ra giữa những người phản đối quốc
tang một nhà độc tài và những người ủng hộ quốc tang, biết ơn Cuba và
Fidel.
2/12: Công an Nghệ An đánh đập ông Nguyễn Công Huân khi ông đang trên đường đi dự đám cưới một cựu tù nhân lương tâm.
Ảnh: LS. Hà Huy Sơn. |
22/12: Công an Hà Nam hành hung ông Trương Minh Hưởng, một nông
dân theo đuổi việc khiếu kiện đất đai từ nhiều năm nay, cũng là người
ủng hộ dân chủ-nhân quyền. Lực lượng công quyền mặc thường phục đã đánh
ông Hưởng ộc máu mũi, ngay trước mặt luật sư Hà Huy Sơn, mặc cho ông Sơn
cố can ngăn.
26/12: Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động môi trường tại
Hà Nội, treo cờ rủ với dải băng đen để tưởng niệm 235 đồng bào chết vì
lũ lụt và thủy điện trong vài tháng qua. Tuy nhiên, an ninh quận Hai Bà
Trưng, công an phường Vĩnh Tuy, tổ dân phố, hai bà hàng nước, tổng cộng
hơn 20 người, đã kéo đến hò hét, đe dọa, gây sức ép bắt gia đình anh
phải tháo cờ. Không ép được, họ bèn cắt dây, cướp lá cờ mang đi.
Cùng ngày, lực lượng an ninh của Bộ Công an cả phá một lớp học của các
bạn trẻ hoạt động xã hội ở TP. HCM: bất ngờ khám nhà, thu giữ đồ đạc,
giấy tờ tùy thân và bắt các học viên về đồn thẩm vấn. Tới nửa đêm, họ
mới lần lượt thả người. Sau khi ra khỏi đồn, nhà hoạt động Nguyễn Hồ
Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) bị hơn chục công an tấn công ngay trên
đường phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét