Nhìn toàn cảnh thế giới trước những chính sách có triển
vọng trở thành sự thật sau ngày 20/01/2017, ngày chính thức
nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Donald Trump, nhiều câu hỏi đặt
ra cho đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, cho cá nhân ông
Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc.
Có thể thấy trọng tâm trong các chính sách toàn cầu của Trump
tập trung vào hai đối tượng chính là Nga và Trung Quốc.
Cải thiện quan hệ với Nga
Putin chúc mừng Trump
Tổng thống Vladimir Putin hoan nghênh mong muốn thắt chặt quan hệ với Nga của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump.
- "Ông ấy là một người hào hoa, tài năng, không nghi ngờ gì về điều đó."
- "Ông ấy nói muốn tiến tới một cấp độ quan hệ mới, cấp độ sâu sắc
hơn với Nga. Làm sao chúng tôi có thể không hoan nghênh điều đó?"
- "Trump chiến thắng là cơ hội xây dựng "đối thoại mang tính xây dựng
giữa Moscow và Washington dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau và cân nhắc lập trường của nhau", ông Putin tuyên bố trong điện mừng.
Trump ca ngợi Putin
- "Tôi nghĩ, tôi sẽ hợp tác với ông ấy. Tôi sẽ hòa hợp với các lãnh
đạo khác trên thế giới và chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng một thế giới
ổn định hơn", Trump nói.
- "Ông Putin là nhà lãnh đạo tốt hơn tổng thống của chúng ta [Obama]"."ông ấy điều hành nước Nga rất tuyệt". "Tôi nghĩ rằng mình sẽ đồng hành cùng ông ta."
- "Trong "danh sách đen" này không có bất cứ chi tiết nào đề cập đến Nga".
- "Không tốt đẹp hơn hay sao nếu chúng ta hợp tác với Nga?", Trump đặt câu hỏi.
Ngoại trưởng Mỹ mà Trump bổ nhiệm là Tillerson vì "ông Tillerson
có nhiều hợp đồng làm ăn khổng lồ ở Nga." Trong khi chính ông Tillerson
thì nói, "Tôi quen biết ông Putin từ năm 1999. Tôi có quan hệ thân
thiết với ông Putin."
Nếu quan hệ đối đầu giữa Nga và Mỹ giảm xuống, thì thái độ
của chân Âu đối với vấn đề Ukraine sẽ thay đổi, cấm vận của
phương Tây và liên minh châu Âu đối với Nga sẽ giảm mức độ gay
gắt. Nga sẽ không bị thúc ép tìm kiếm Trung Quốc như cứu cánh
cho tình tuống xấu nhất. Những gì Trung Quốc chờ đợi kiếm lợi
từ mối quan hệ tưởng như có thế thượng phong này với Nga không
còn ý nghĩa nữa. Thực chất thì Nga thừa biết bản chất vụ
lợi ích kỷ của Trung Quốc trong các mối quan hê với họ̣, và
chưa từng chịu nhường nhịn bất cứ lợi thế bất bình đẳng nào
cho Trung Quốc. Người Nga, giống Việt Nam, là một quốc gia hiểu
rõ bản chất nền văn hoá có màu sắc đại Hán của các nhà
lãnh đạo luân phiên nhau tại Trung Nam Hải, nhưng hơn Việt nam ở
chỗ họ giàu hơn Trung Quốc và giỏi hơn Trung Quốc về mọi mặt,
trừ một nền văn hoá có nhiều tính phương Tây hơn Trung Quốc.
Liên minh Nga Trung lỏng, và loãng ra, vấn đề Triều Tiên, Syri và
Iran sẽ có khả năng giảm nhẹ sự quan tâm của chính phủ vào
các vấn đề do các khu vực này tạo ra để tập trung vào các
vấn đề kinh tế.
Tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc
Cho dù tỏ ra thân thiện với Nga, nhưng không cần biết, việc cải
thiện quan hệ với Nga sẽ đi đến đâu, đạt tới mức độ nào, không
tính tới lợi ích trực tiếp mà Mỹ có thể thu được từ các
mội quan hệ này, có thể dự đoán, mục đích được che đậy trong
các tính tóan của Trump chính là đánh gục Trung Quốc.
"Khá rõ là cả ông Trump và ông Tillerson đều coi không phải Nga, mà
chính Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính của Mỹ trên thế giới", Phó giáo sư Matthew Wilson, Đại học Southern Methodist, Mỹ, trao đổi với VnExpress.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói "Tổng thống tân cử Donald Trump cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc."
1- Trump đánh gục khát vọng tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc bằng một chi phí quân sự tăng kỷ lục:
- Đối phó sức mạnh hạt nhân:
Trump nêu ý kiến nên để cho Nhật, Nam Hàn và ngay cả Saudi Arabia có võ
khí nguyên tử để những quốc gia này “tự bảo vệ an ninh quốc phòng,”
không phải trông chờ vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ
Ngày 21/12/2016 ông Trump nêu câu hỏi “tại sao không nhà lãnh đạo Mỹ
nào nghĩ đến chuyện sử dụng võ khí nguyên tử để giải quyết những điểm
nóng trên thế giới?” “nước Mỹ phải tăng sức mạnh nguyên tử của mình” và
chỉ dừng lại khi nào “thế giới hiểu được thế nào là võ khí nguyên tử.”
- Đối phó với ngân sác quân sự:
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn ứng viên Tướng James Mattis
giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền mới, chi tiêu quân sự
của Mỹ hiện sát mức cao lịch sử với 596 tỷ USD trong năm 2016. Ngân sách
quốc phòng Mỹ nhiều hơn chi tiêu của 7 quốc gia, trong đó có Trung
Quốc, Saudi Arabia và Nga cộng lại. Tướng James Mattis không có thói
quen nhượng bộ. Binh sĩ dưới quyền gọi ông là "tu sĩ lính chiến" hay
"chó điên" một cách trìu mến. Tổng thống tân cử Donald Trump không ngần
ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương lai.
Ngân sách quốc phòng (NDAA)do tổng thống Obama vưà phê chuẩn
22/12/2016, cho năm tài khóa 2017 trị giá 618,7 tỷ USD, nhiều hơn 9 tỷ
USD so với dự toán trước đó.
Nhưng, với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân, mở rộng quy mô hải
quân và tăng quân số, nhiều chuyên gia dự đoán chi tiêu quốc phòng Mỹ có
thể tăng mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump. Phải tìm "ở đâu đó
trong khoảng từ 250 tới 300 tỷ USD trong vòng 4 năm tới".
Trung Quốc buộc phải tăng ngân sách quốc phòng trong tình huống
sụt giảm kinh tế. Trung Quốc đã chi 191.7 tỉ USD cho quốc phòng
năm 2016 và dự kiến đạt 233 tỉ USD vào năm 2020, gấp đôi so với năm
2010. Với một nền kinh tế đang trong khủng hoảng suy giảm, năm
2017, tăng trưởng sẽ tiếp tục tụt xuống dưới mốc 5%, đội quân
thất nghiệp sẽ có thêm 75 triệu người. Không có gì nguy hiểm
đối với chế độ độc tài hơn thế.
Đó là chủ trương mà Trump gọi là "không đánh mà đối thủ phải khuất phục".
Liên Sô trước đây từng sụp đổ với cùng một lý do. Áp lực
chạy đua không chịu nổi sẽ ép buộc sự khuất phục vô điều kiện
của Bắc Kinh, đè bẹp ảo tưởng siêu cường của Trung Quốc. Mục
tiêu của Trump là buộc Trung Quốc nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề kinh tế,
thương mại đem lại lợi ích cho Washington. Sức mạnh áp đảo quân sự là
nền tảng để thực hiện điều này, đó cũng là lý do Trump tuyên bố sẽ khiến
quân đội Mỹ "vĩ đại trở lại".
Theo hãng tin CNBC, đây là nhận định mà ông Roy Teo, chiến lược gia cấp
cao về ngoại hối của ngân hàng ABN AMRO Bank đưa ra trong một cuộc trả
lời phỏng vấn ngày 23/12. “Ngay thời điểm hiện nay, lãi suất tương
lai mới phản ánh hơn hai lần tăng lãi suất trong năm 2017. Như vậy, đồng
USD vẫn còn dư địa để tăng giá”, ông Teo nói với chương trình “Street Signs” của CNBC.
Chiến lược gia này cho biết ông kỳ vọng FED tăng lãi suất 3 lần trong
năm 2017, phù hợp với dự định mà FED đưa ra trong cuộc họp chính sách
tháng 12. Tuy nhiên, ông nói: “Trên thị trường đang có một số đồn đoán rằng FED có thể tăng lãi suất tới 4 lần”.
Người Mỹ có thể tăng lãi suất đồng đôla để tự tăng tài sản
mà không cần sản xuất, để mua tài sản của các quốc gia khác
với đồng đôla mạnh, rồi người Mỹ có thể in tiền để làm giảm
giá đồng đôla, khiến cho các đồng tiền cạnh tranh khác lên giá,
hàng hoá xuất khẩu giảm tính cạnh tranh. Và các nước, đặc
biệt là Trung Quốc, vốn là quốc gia sống chủ yếu nhờ xuất
khẩu sẽ tự bỏ tiền ra mua để giữ giá cho đồng đôla. Bằng cách
đó, Trump làm yếu Trung Quốc, rút tiền từ kho bạc Trung Quốc,
tước đọat mồ hôi của người Trung Quốc. Mỹ đã có công nghệ in
tiền với chi phí bằng không (zero), trong khi nhân dân tệ là vật
thực, là tài sản vật chất của Trung Quốc.
Cũng như vậy, Mỹ đã bán Trái phiếu chính phủ Mỹ như vậy,
thậm chí còn không phải là những đồng đôla in bằng giấy, mà
chỉ là những Trái phiếu điện tử, tức là tiền ảo, tiền
virtuel, thứ tiền chỉ có trên sổ sách, trông thấy mà không sờ
được. Và Trung Quốc bỏ tiền thật ra mua, tài sản quốc gia và
lao động của người Trung Quốc, với tham vọng biến Mỹ thành con
nợ, hy vọng dùng nợ để thao túng và mặc cả với Mỹ. Đó là
sự khác nhau giữa trí khôn đại Hán và trí khôn Mỹ.
Đây là lời Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton:
"Nói thẳng ra thì tôi nghĩ chúng ta cần phá tung quan hệ đó (với Trung Quốc). Trong những năm qua, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền hung hãn ở biển Nam Trung Hoa."
"Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai
hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại
lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ."
"Tiếp tục thất bại trong việc giải quyết cứng rắn thói phiêu lưu và
ngang bướng của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nhiều quốc gia châu Á cứ rơi vào
vòng tay của Bắc Kinh và như Philippines có vẻ đang làm, là chấp nhận
thân phận làm chư hầu cho đế chế Trung Hoa."
2- Tiêu diệt nền kinh tế Trung Quốc:
- "Thương mại tự do không có nghĩa là thương mại ngu ngốc", ông Wilbur Ross nói.
- "Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta phải cải
thiện, bắt buộc phải cải thiện, là quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc", Trump nói trong một sự kiện ở bang Iowa.
“Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường”, Trump phát biểu. “Họ không tuân thủ các quy tắc của cuộc chơi, và tôi biết đã đến lúc họ phải bắt đầu tuân thủ quy tắc”.
- Ông tuyên bố, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1, chính quyền của ông sẽ đặt trọng tâm vào hai nguyên tắc “Mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ.”
Có thể những biện pháp mà tân tổng thống Donald Trump sử dụng
chỉ nhằm phục vụ lợi ích Mỹ, nhưng một cách ngẫu nhiên chúng
trở thành những biện pháp đánh trực tiếp vào nền kinh tế của
Trung Quốc. Có lẽ chỉ vì nền kinh tế Trung Quốc tồn tại và
phát triển từ lâu dựa hoàn toàn hay phần lớn vào những lợi
ích rút tỉa từ Mỹ, thậm chí từ những thiệt hại cho nền kinh
tế Mỹ.
Hiện tại, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc đóng
góp một nửa tổng kim ngạch ngoại thương tại Trung Quốc, 1/4 tổng sản
lượng công nghiệp và đóng góp 1/5 cho nguồn thu từ thuế của nước này.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với
tổng vốn đầu tư ở nước ngoài lũy kế đến hết Quý I/2015 là khoảng 5.000
tỷ USD.
Theo công bố tại hội thảo về thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc,
năm ngoái, các công ty nước ngoài đầu tư 128 tỷ USD vào Trung Quốc.
* Rút các công ty Mỹ về Mỹ:
- Theo tờ New York Daily, Trump nói rằng sẽ là một “sai lầm đắt đỏ” nếu
các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, bởi họ sẽ phải
chịu các biện pháp trừng phạt từ chính quyền mới của nước Mỹ, bao gồm
thuế suất 35%. “bất kỳ công ty nào rời đất nước của chúng ta để đến một đất nước khác” sẽ phải lĩnh hậu quả.
Giới phân tích cho rằng cảnh báo mà Trump vừa đưa ra có thể khiến nhiều
tập đoàn lớn của Mỹ như Apple cảm thấy như “ngồi trên đống lửa”.
Theo một số ước tính, giá điện thoại iPhone do Apple sản xuất có thể
tăng lên gấp rưỡi nếu được sản xuất ở Mỹ thay vì ở Trung Quốc như hiện
nay.
* Đóng cửa với hàng hoá Trung quốc:
- "Tôi sẽ áp đặt một mức thuế... để tôi nói cho các bạn biết, mức
thuế nên là 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ thời gian tới". Ông Trump nói với tờ The New York Times, "hoặc họ phải tăng đồng nhân dân tệ của họ lên 45% hoặc hàng hoá nhập khẩu cuả họ phải chịu thế 45%".
Đương nhiên, bằng cách nào thì hàng Trung Quốc cũng không còn
rẻ so với hàng Mỹ trên thị trường Mỹ, và cùng với các phẩm
chất độc hại nổi tiếng nguy hiểm đối với sức khoẻ con người,
hàng Trung Quốc sẽ chết cứng, và phía sau là nền sản xuất và
một nền kinh tế sống chủ yếu nhờ xuất khẩu sẽ chết.
* Tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc:
Ông Trump và các cố vấn của ông hình như thống nhất một chiến
lược Cách mạng hoá Trung Quốc bằng ngọn cờ Đài Loan, trái
ngược hoàn toàn với ảo tưởng dân chủ hoá Trung Quốc bằng xâm
lược hàng hoá của Obama. Trước đó, Alexander Gray và Peter Navarro,
hai cố vấn thân cận của ông Trump đã từng ca ngợi Đài Loan là "ngọn đèn dân chủ ở châu Á".
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc". Đó là tiếng
của nhà Trắng trước dự định sẽ ghé qua NEW YORK trong chuyến
đi thăm các quốc gia Nam Mỹ của bà Thái Anh Văn.
"Trung Quốc muốn Mỹ “không cho phép bà Thái Anh Văn quá cảnh, và
không gửi đi bất kỳ một thông điệp sai lầm nào đến các lực lương đòi độc
lập cho Đài Loan”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố gửi đến Reuters.
Cũng theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ dường như đã từ chối đề nghị trên của Trung Quốc, nói rằng việc này “dựa trên thông lệ đã có từ lâu của Mỹ, phù hợp với bản chất không chính thức của mối quan hệ với Đài Loan”.
Trung Quốc đã nói rõ từ giữa thập niên 1990 rằng vấn đề Đài Loan là một
vấn đề chiến tranh và hòa bình”, thái độ của Mỹ sẽ thách thức
toàn bộ hệ thống quan hệ Trung Mỹ.
“Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng tiền
(khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế mạnh vào các
sản phẩm của chúng ta xuất khẩu sang nước họ (Mỹ không đánh thuế họ),
hay xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông có phải là những
hành động chấp nhận được hay không? Tôi nghĩ là họ không hề hỏi!” Trump viết trên Twitter.
Ông Pence đã gọi việc Bắc Kinh "nổi đóa" với Washington về cuộc gọi với bà Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo "được bầu một cách dân chủ" - là "cơn bão trong ấm trà".
Trung Quốc bắt tàu ngầm không người lái của Mỹ trên vùng biển
phía đông căn cứ hải quân của Mỹ trên đảo Subic với ý định vừa
đe dọa vưà thử gân Trump, hy vọng sẽ làm cho Trump phải xuống
thang, nhưng Trump đã viết trên Twitter: “Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không cần lấy lại thiết bị lặn mà họ đã đánh cắp. Hãy để họ giữ nó!”.
Và thậm chí ông còn bóng gió, rằng nếu Trung quốc có thể
bắt của chúng ta một, chúng ta sẽ cho họ biết rằng, số tàu
ngầm hoạt động có thể sẽ tăng lên gấp hai, ba lần nhiều hơn.
đây là thái độ mà ngay sư ngạo mạn vốn có của Trung Nam Hải
không ngờ tới.
Và vị bộ trưởngb bộ quốc phòng tương lai được Trump chọn là
Tướng Mattis, người có biệt danh "Mad Dog" (Chó điên), Tướng James
Mattis không có thói quen nhượng bộ. Tổng thống tân cử Donald Trump
không ngần ngại dùng biệt danh này để mô tả bộ trưởng Quốc Phòng tương
lai.
"Cao nhân tất có cao nhân trị". Tập Cận Bình vẫn được coi là
một một nhà lãnh đạo có thói quen cao ngạo và ngang ngược theo
kiểu "Mục hạ vô nhân", gần hai tháng nay không hề có phản ứng
gì với các tuyên bố đầy tính khiêu khích của Trump. Có thể
thấy cawboy Mỹ đã chiếm thế thượng phong.
- “Hy vọng rằng hòa bình ở eo biển Đài Loan sẽ không bị gián đoạn.
Nhưng Trung Quốc đại lục cần thể hiện quyết tâm lấy lại Đài Loan bằng
sức mạnh. Hòa bình không thuộc về những kẻ nhút nhát”, một bài báo của Thời báo Hoàn cầu có đoạn viết.
- “Chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất xấu từ việc Trung Quốc phá giá
đồng tiền, việc họ đánh thuế nặng đối với hàng hóa của chúng ta trong
khi chúng ta không đánh thuế họ, việc họ xây dựng những công trình lớn
giữa biển Đông, và việc họ thực ra chẳng giúp được gì cho chúng ta trong
vấn đề Triều Tiên”, Trump phàn nàn. “Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề này, nhưng họ chẳng hề giúp chúng ta”.
- “Tổng thống Obama ban đầu đã quá mềm mỏng với Bắc Kinh, và điều đó
khiến ông mất “thế” khi Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong những vấn đề
như tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và Hoa Đông sau này”, ông Green nói.
- “Cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc” đó là câu nói của Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói Tổng thống tân cử Donald Trump.
Cùng với thái độ của Trump về vấn đề Đài Loan, Hiệp hội giao
lưu (Interchange Association) của Nhật Bản đặt văn phòng tại Đài Bắc,
thông báo "từ ngày 1.1.2017, Hiệp hội giao lưu này sẽ đổi thành Hiệp hội giao lưu Nhật Bản – Đài Loan", tức thêm rất rõ chữ Đài Loan ngang với Nhật Bản trên tên chính thức của cơ quan này.
Sau tám năm dưới quyền Ronald Trump, ai dám tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nằm yên ở vị trí thứ hai.
Và thái độ của Trung Quốc:
Sẽ không thể đòi chia đôi Thế giới theo giọng "thế giới ngày
nay chỉ còn hai siêu cường", hoặc "Thái Bình Dương đủ rộng cho
cả Trung Quốc và Mỹ".
Trung quốc sẽ phải co lại, phải xuống nước, phải bớt hung hăng,
ngang tàng và chắc chắn phải nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề
kinh tế và an ninh thế giới.
Triều Tiên sẽ bớt ngang ngược, Mỹ sẽ sẵn sàng trừng phạt,
không giống trước đây, bất kể thái độ và thủ đoạn ngư ông đắc
lợi của Trung Quốc.
Napoléon từng nói "Trung Quốc đang ngủ. Haỹ để cho nó ngủ, vì nếu nó thức dậy, mặt đất sẽ rung chuyển",
Nhưng Trump có thể sẽ đóng cũi và nhốt con sư tử ấy lại. sẽ
chỉ cho phép nó gầm gừ, thậm chí gào thét, nhưng vô hại.
Trump sẽ không để yên cho Trung quốc cơi nới các hòn đá thành
đảo nhân tạo, sẽ không cho phép Trung Quốc tuyên bố lập vùng
ADIZ trên biển Đông. Trường Sa của Việt Nam sẽ không bị Trung
Quốc chiếm được nữa. Trung Quốc đã chậm. Đáng lẽ mọi chuyện
phải xong trước khi có bầu cử Mỹ. Bây giờ, đe doạ chiếm lại
Đài Loan bằng vũ lực trước 2020 cũng trở thành viển vông rồi.
Trung Quốc vốn chỉ là "Gái đĩ già mồm", mềm nắn rắn buông.
Việt Nam ở đâu?
Nhưng đánh gục Trung Quốc không phải là kế hoạch cục bô, tách
rời. Trung Quốc, với tư cách là cường quốc đứng đầu các thế
lực tiêu cực phản dân chủ thế giới, là nguồn gốc trở ngại lâu
dài của hoà bình ổn định và tiến bộ Nhân ḷoại.
Chính sách của Trump là xét lại tất cả những gì Obama đã làm
với tham vọng gạt bằng hận thù. Obama đã có những ảo tưởng
cải hoá những quái thai dị dạng của nhân lọai chỉ bằng con
đường dĩ hoà vi quý. Các hồ sơ Cuba, Việt Nam, Triều Tiên, Iran
sẽ được xem lại theo góc độ cứng rắn và được gọi là thực
chất hơn.
Như vậy, Việt Nam không ở ngoài tầm ngắm và thoát ra ngoài
những biến động trong thái độ của chính phủ Mỹ đối với một
chế độ không được thế giới văn minh chấp nhận như một thể chế
thông thường và bình đẳng. Với Trump, chế độ phi dân chủ không
đáng được hưởng sự đối xử bình đẳng, vì những chính sách
đối xử không bình đẳng về quyền con người trong các chính sách
nội địa của các chế độ đó.
Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ sẽ không giảm nhưng không có gì hứa
hẹn phát triển vì Việt Nam không đem lại lợi ích đáng kể nào
cho Mỹ. Chủ nghĩa biệt lập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế
sẽ biểu hiện qua các chính sách bảo hộ, và rào cản đối với
hàng nhập khẩu vào Mỹ nói chung sẽ gây khó khăn cho hàng hóa
xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam nói riêng.
Cùng với việc rút bỏ hiệp định TPP, trong chính sách chung thu
hút vốn đầu tư quay lại Mỹ, luồng vốn đang chuẩn bị chảy vào
Việt Nam đón đầu TPP có thể bị dừng lại, thậm chí còn có
thể xảy ra khả năng ngược lại, một số hãng kinh doanh Mỹ đã
đầu tư hoặc đang chuẩn bị đầu tư sẽ hoãn hoặc rút vốn về.
Hàng loạt các công ty khác có nguồn gốc đến từ Nhật, từ Hàn
Quốc, và đặc biệt đến từ Trung Quốc sẽ không tăng mà có thể
còn sẽ giảm. Nguồn ngoại tệ tự nhiên đến từ tiền đầu tư FDI
sẽ giảm trầm trọng, khiến sự thiếu hụt vốn đầu tư trên thị
trường càng trầm trọng. Tiền đồng Việt Nam sẽ ứ đọng trong hệ
thống ngân hàng, bất chấp lãi xuất vay sẽ buộc phải xuống
thấp chưa từng thấy. Lượng tiền lưu thông sẽ ít đi trên thị
trường, khiến cuộc sống sẽ chậm lại, tình trạng mậ́t trật tự,
mất ổn định xã hội sẽ có thể bùng phát. Với một nền kinh
tế sống chủ yếu bằng xuất khẩu và đầu tư, thì khi cả hai con
đường này đều bị chặn, gần như đóng nút, suy giảm tăng trưởng
là không thể tránh khỏi. Và với một xã hội chỉ ổn định giả
tạo nhờ vào tốc độ sinh hoạt quay cuồng từ đồng tiền trôi nổi
dễ kiếm sẽ bộc lộ những nguy cơ đổ vỡ.
Theo Quyết định 3137/QĐ-BTC của Bộ Tài chánh ngày
10/12/2014, và báo cáo Quốc hội tháng 11/2016, nợ công đã lên
trên 65% GDP với trên 60% các khoản nợ đã tới hạn hoàn trả cả
vốn lẫn lãi, tương đương con số phải bỏ ra ít nhất 12 tỷ đô la
một năm. Ngân sách thu năm 2016 là 1014500 nghìn tỷ đồng, khoảng
48 tỷ đôla, như vậy nếu buộc phải trả nợ, ngân sách chỉ còn
36 tỷ đô, trong khi theo kế hoạch, chi thường xuyên năm 2016 là
823995 tỷ đồng, khoảng 39 tỷ đôla. Ngân sách đã thâm hụt - 3
tỷ đôla. Kế hoạch tài chính năm 2016 đã vỡ hoàn toàn. Chi đầu
tư phát triển bằng vốn ngân sách dự định 254.950 tỷ bằng
khoảng 12 tỷ đôla là con số ảo.
Dự án Điện Nguyên tử Ninh Thuận bị hủy bỏ không có nguồn vay
cho đầu tư. Dự án sân bay Long Thành dậm chân tại chỗ vì không
có vốn. Tuyến đường cao tốc Bắc-Nam dự kiến 230,000 tỷ đồng
không biết gọi tiền vốn từ đâu. Hàng trăm dự án trung ương khác
phải hoãn vô thời hạn. Hàng ngh̀ìn dự án khác thuộc nguồn
vốn địa phương không được chính phủ duyệt bảo lãnh vốn vay, sẽ
tiếp tục đắn chiếu. Vốn đầu tư cho phát triển năm 2017 có thể
chỉ còn lại dưới 20% GDP do nguồn vốn FDI giảm khoảng 10%,
trong khi vốn đầu tư ngân sách gần bằng không, xuất khẩu có thể
giảm 20%, tiêu thụ của thị trường nội địa có khả năng sẽ
giảm 50%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2017 khó có
thể đạt được mốc 5,5%.
Thiếu giảm đầu tư, xuất khẩu chưa có lối thoát, dự án đầu tư
đóng cửa, thoái vốn, công ăn việc làm của người lao động giảm,
th́ât nghiệp sẽ tăng đột ngột, thu nhập xã hội giảm, nguồn thu
từ tiêu thụ sẽ giảm trầm trọng. GDP năm 2017 không có cách gì
duy trì được mức trên 5,5%. Lượng lao động mất việc làm sẽ tăng
thêm khoảng 2 triệu, chủ yếu từ Sài Gòn và các khu công nghiệp
tập trung khác. Mâu thuẫn xã hội sẽ tăng tới mức gay gắt. Đặc
biệt là sự đụng độ giữa hai luồng di chuyển, một từ nông thôn
ra thành thị và các khu công nghiệp vì nông thôn mất muà do
thiên tai lụt lội và ngập mặn còn chưa khắc phục khắp Tây
Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, khiến hàng trăm ngàn người
không còn tìm được kế sinh nhai. Một luồng di chuyển theo chiều
ngược lại từ chính các thành phố và các khu công nghiệp giãn
thợ do giảm mức sản xuất và thiếu vốn đầu tư, nạn thất
nghiệp và tiền lương bị hạ thấp do quá nhiều thất nghiệp.
Tất cả ngân sách cấp cho địa phương bị cắt giảm 10% bình quân,
trong khi hơn 80% địa phương không tự túc được ngân sách. Sự
thiếu hụt ngân sách, giảm lượng tiền có thể xà xẻo sẽ đẩy
bộ máy quan liêu tham nhũng tới các xung đột không thể lường
trước. Kỷ luật đảng sẽ không còn hiệu lực.
Sài Gòn, nơi có chỉ tiêu thu ngân sách cao nhất gần 50 % nguồn thu
cả nước, nhưng chỉ tiêu thu thì được giao tăng lên, trong khi chỉ
tiêu giữ lại cho địa phương lại giảm từ 22% xuống 18%. Đó là
khủng hoảng ngân sách. Chi thường xuyên, thực chất là chi lương
thưởng cho cả hai bộ máy, bộ máy hành chính quản trị và bộ
máy đảng, chiếm 81% tổng thu ngân sách là con số không thể chấp
nhận, một nghịch lý của khoa học quản trị. Thông thường chi
thường xuyên là 15% và không bao giờ được phép vượt quá 20%.
Sức ép này đang là sự thử thách klhông thể vượt qua của tổ
chức đảng. Thu nhập theo thang bậc của các cán bộ đảng thuộc
hai hệ thống, chuyên trách và chính phủ là ngang nhau, nhưng thu
nhập thực tế của các đảng viên bên chính phủ có thể vượt
hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn lần so với bên chuyên trách
đảng. Sức ép này một mặt buộc ngân sách phải bù đắp bằng
các khoản phụ cấp hoặc lương thưởng khác khiến ngân sách không
thể cân đối, mặt khác thúc đẩy hệ thống chuyên trách đảng trở
thành lực lượng ngăn cản hoạt động của hệ thống chính phủ,
đẩy nội bộ đảng thành hai phía chống đối nhau, phân hoá lẫn
nhau. Bên chuyên trách tìm mọi cách để truy tố bên chính phủ,
ngược lại, bên chính phủ tìm mọi cách để lôi kéo, mua chuộc
vấy bùn, nhuốm chàm phía chuyên trách.
Sức ép cải cách hành chính mà trọng tâm là giảm biên chế sẽ
gây sức ép lên hệ thống chuyên trách đảng, sự sắp xếp, thu gọn
sẽ tạo ra làn sóng thanh lọc, vây cánh, bè phái làm gay gắt
thêm mâu thuẫn vốn đã rất cao trong nội bộ các cơ quan trung
ương.
Trừ các tổ chức là cánh tay nối dài của đảng trong hệ thống
chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và những người cao tuổi, tất cả
các hội và hiệp hội quốc doanh khác sẽ buộc phải tự túc 90%
kinh phí, có nguy cơ tan rã, nhường chỗ cho sự hình thành các
hiệp hội xã hội dân sự.
Tám năm nhiệm kỳ Dĩ hoà vi quý của Obama đã qua đi. Thể
chế độc đảng suýt nữa thì được quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Một
cái quái tha chính trị không theo mô thức nào, một chút nữa
thì lọt lưới với cái ảo tưởng hai lần Nobel hoà bình của
tổng thống Obama.
Cơ hội liên minh Việt Mỹ lại một lần nữa có thể tuột mất.
Nhưng với một chính sách minh bạch và sòng phẳng cuả Donald
Trump, nền kinh tế "nửa nạc nửa mỡ" với mộ̣t cơ cấu kinh tế
quốc doanh chiếm tỷ trọng gần 70% tổng tài sản quốc gia, với
một chế độ tín dụng và lợi thế tài nguyên, một hệ thống giá
cả đặc biệt giành cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nền
kinh tế đó không thể được công nhận là một nền kinh tế thị
trường để có thể luồn lách các rào cản kỹ thuật và thương
mại, gia nhập các hiệp định kinh tế tự do, để hưởng ưu đãi
các nguồn tín dụng quốc tế v.v...
Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước một lựa chọn, hoặc cải tổ
hoàn toàn cơ cấu và cơ chế nền kinh tế theo chuẩn mực quốc
tế, hoặc chấp nhận chấm dứt tăng trưởng và đối phó với khủng
hoảng xã hội.
Cơ hội một lần nữa có một tổng thống theo chủ nghĩa Duy Hoà
kiểu Obama sẽ không quay lại. Sự tồn tại một thể chế chính
trị độc đảng sẽ không còn cơ hội để lập lờ đánh lận con đen.
Hoặc là chế độ Đại nghị, chế độ Tổng thống hay Đại nghị Bán
tổng thống, không thể có một mô thức thể chế nào mà cả ba
lọai chế độ chính trị này đều nằm bên dưới một đảng chính
trị. Quốc hội, Tổng thống hay cả Tổng thống lẫn Thủ tướng
đều nằm dưới sự cai quản của một Tổng bí thư đảng. Một mô
thức chính trị như vậy có thể đẻ ra được cái gì hợp với tiêu
chuẩn chung của loài người văn minh?
Năm 2017 sẽ là một năm bắt đầu đen tối đối với nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam, mở màn cho một thời kỳ suy thoái và hỗn
lọan. Nhưng sẽ là năm bản lề quyết định một sự thay đổi về
chất của thể chế, bắt đầu bằng sự biến mất của cái đuôi xhcn
trong cái tên ghép Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét