Lê Dung/SBTN
Vào những ngày
cuối cùng của năm 2016, lại có thêm 7 dự án thuộc loại “đắp chiếu” được
chính phủ cực chẳng đã phải thông báo: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai,
DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu
Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.
Trước đó đã có 5
dự án bị liệt vào dạng đầu tư lãng phí là Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh
Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học
Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép
Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam
(Long An).
Theo đó, chỉ
riêng trong năm 2016 đã “phát hiện” 12 dự án ngàn tỷ trùm mền, đều do Bộ
Công Thương làm chủ đầu tư. Toàn bộ các dự án này đều được triển khai
dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá
nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ
tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng
bí thư Trọng.
Thời điểm kết
thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công
thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn
tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng
có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời
của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai.
Chỉ tính riêng 5
dự án đắp chiếu bị phát hiện trước đây, ước tính tổng giá trị đầu tư
của những dự án này đã lên tới hơn 30,000 tỷ đồng! Con số 30,000 tỷ đồng
bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học
khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.
5 dự án đắp
chiếu trên được đảng bật đèn xanh để báo chí nhà nước lên án rầm rộ
trước kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội. Tuy vậy, kỳ họp này đã kết thúc
mà không có bất kỳ giải pháp nào để xử lý các dự án đắp chiếu.
Được biết, hầu
hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho
thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà
trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên
trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài
chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến
hơn 100% GDP và rất nhiều triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ
tương lai của đất nước.
Với con số 12
dự đắp chiếu mà có thể gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng, gánh nợ
ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả.
Nếu vào thời
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt vào giai đoạn ngân sách còn tiền,
hẳn chính phủ sẽ chỉ đạo cho Bộ Tài chính chi ngân sách để “ôm” các dự
án đắp chiếu, không cho xì ra gây mất uy tín – một tiểu xảo tương tự
việc Ngân hàng nhà nước đã tung tiền ra để mua lại 3 ngân hàng thương
mại Xây Dựng, Đại Dương, GP với giá 0 đồng vào những năm 2014 và 2015.
Tuy nhiên đến nay, tình hình ngân sách đã không còn bất kỳ kết dư nào để
tung tiền ra như thế.
Kế sách nhanh
nhất và gọn nhất là chính phủ có thể bán lại các dự án đắp chiếu cho chủ
đầu tư khác. Tuy nhiên, phương cách này là rất khó khăn. Vì chưa biết
làm thế nào để “quyết toán” kinh phí ban đầu xây dựng các dự án này,
trong khi chẳng mấy khách hàng quan tâm đến những dự án chịu quá nhiều
rủi ro.
Do vậy, rất
nhiều khả năng cả đảng, quốc hội và chính phủ sẽ không làm gì được đối
với các dự án đắp chiếu. Thay vào đó, những dự án này sẽ được xem là
bằng chứng đắt giá để khi cần thiết sẽ tung ra nhằm “giải quyết công tác
cán bộ”.
Nguồn: http://www.ijavn.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét