Hương Khê
Thế là sau hơn 4 tháng “ngâm cứu, điều tra khẩn trương,
nghiêm túc và đúng quy trình”, cuối cùng thì vào chiều ngày 26/12/2016, Công an
tỉnh Yên Bái cũng đã tổ chức họp báo thông báo kết quả điều tra vụ án Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh Yên Bái bị bắn chết tại phòng
làm việc vào sáng 18.8.2016.
Ảnh minh hoạ: Youtebe
1. Nguyên nhân Đỗ Cường Minh nổ sung là do bất mãn về sắp xếp
nhân sự?
Theo trung tá Phạm Anh Sơn - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Yên Bái, được tờ Thanh Niên ra ngày 26/12/2016 cho biết : “Nghi phạm
gây án là ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái”.
Công an tỉnh Yên Bái nhận định, do bất mãn, bức xúc cá nhân
trong việc bố trí sắp xếp nhân sự khi sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Yên Bái dẫn đến Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy
Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn.
Theo cơ quan điều tra, ông Đỗ Cường Minh được sắp xếp đảm
nhiệm chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm sau khi sáp nhập hai chi cục
nêu trên.
Liên quan đến xác minh đơn tố cáo tham nhũng tại Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Yên Bái: Tháng 4 và tháng 7.2015, ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy,
nhận được 2 lá đơn (đơn nặc danh) tố cáo tham nhũng ở Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên
Bái và giao cho Công an tỉnh Yên Bái tiến hành xác minh nội dung đơn.
(http://thanhnien.vn/thoi-su/vu-bi-thu-tinh-yen-bai-bi-ban-chet-do-bat-man-viec-sap-xep-nhan-su-777767.html).
2. Vì sao khẩu súng gây án nằm trong tủ của nạn nhân?
Tờ Dân Trí ra ngày 26/6/2016 đặt câu hỏi: “Vụ lãnh đạo Yên
Bái bị sát hại: Vì sao khẩu súng gây án nằm trong tủ của nạn nhân”?
“Quá trình khám nghiệm hiện trường vụ hai lãnh đạo tỉnh Yên
Bái bị sát hại, cơ quan điều tra phát hiện và thu giữ khẩu súng gây án trong
ngăn tủ làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn, một trong hai nạn nhân. Chi tiết khiến
dư luận đặt nghi vấn”.
“Theo cơ quan điều tra, khoảng 6h30 ngày 18/8/2016, Đỗ Cường
Minh (SN 1963), thời điểm đó là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái,
điều khiển xe ô tô đến Văn phòng Tỉnh ủy. Minh đợi ông Phạm Duy Cường đến phòng
làm việc thì đi vào theo. Sau đó, Minh dùng súng K59 bắn ông Cường.
Sau đó, Minh tiếp tục đến phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, dùng súng
K59 bắn ông Tuấn rồi tự bắn 1 viên đạn vào đầu mình để tự sát.
3. Người thứ 4 xuất hiện
Chi tiết khẩu súng K59, hung khí gây án, nằm trong ngăn tủ
làm việc của ông Tuấn khiến dư luận băn khoăn. Lý giải về việc này, Công an tỉnh
Yên Bái cho biết, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của
anh Âu Văn H., lái xe của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đồng thời là người phát hiện sự
việc.
Cơ quan CSĐT xác định, khoảng 7h25 ngày 18/8, Đỗ Cường Minh
xách chiếc cặp màu đen đi một mình đến phòng ông Ngô Ngọc Tuấn thì gặp anh H. ở
ngoài cửa. Anh H. nói trong phòng đang có khách nên Minh đứng chờ và nói chuyện
với anh H. tại hành lang ngoài cửa. Minh hỏi thăm anh H. về công việc và gia đình,
sau đó bảo anh H. làm gì cứ làm, đi đâu thì cứ đi để Minh ở đây. Anh H. trả lời
rằng mình phải đứng bên ngoài chờ, khi sếp gọi là có mặt ngay.
Khoảng 3 phút sau, đoàn khách ra về thì Minh đi vào phòng
ông Tuấn và khép cửa lại, anh H. đứng ở bên ngoài chờ. Hơn một phút sau, anh H.
nghe tiếng súng nổ phát ra từ phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn và nghe thấy
tiếng gọi “anh H. ơi”.
Anh H. vội chạy vào phòng thì thấy ông Ngô Ngọc Tuấn ngồi dựa
lưng vào tường, người có nhiều vết máu; còn Đỗ Cường Minh nằm ở giữa phòng,
xung quanh chảy nhiều máu, tay phải áp lên trên khẩu súng. Do thấy Minh vẫn
đang thở dốc, sợ Minh bắn tiếp nên anh H. đã cầm khẩu súng cất vào tủ phòng làm
việc của ông Tuấn. Sau đó, anh H. đỡ ông Tuấn nằm xuống rồi chạy ra ngoài cửa
hô hoán mọi người.
http://dantri.com.vn/su-kien/vu-lanh-dao-yen-bai-bi-sat-hai-vi-sao-khau-sung-gay-an-nam-trong-tu-cua-nan-nhan-201612270705
4. Tiền ở đâu ra?
Tờ Soha.vn ngày 27/12/2016 đưa tin:
‘Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra còn phát hiện
trong phòng của ông Phạm Duy Cường có chiếc cặp chứa 50 triệu đồng.
Còn tại phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn có két sắt chứa
100.000 USD và 1,5 tỷ đồng (tổng cộng khoảng 3,7 tỷ đồng), cùng 4 chiếc nhẫn bằng
kim loại màu vàng.
Sau khi vụ án xảy ra, đã có nhiều thông tin cho rằng cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã thu giữ được hàng trăm tỷ đồng trong phòng của ông
Tuấn, trả lời câu hỏi này của PV, Đại tá Phạm Ngọc Thắng – Phó giám đốc Công an
tỉnh Yên Bái (thủ trưởng cơ quan CSĐT) cho biết đây là thông tin không chính
xác.
Lý giải về số tiền gần 4 tỷ đồng phát trong phòng ông Tuấn,
Đại tá Phạm Ngọc Thắng cho hay: Đây không phải tiền cơ quan, theo người nhà của
gia đình ông Tuấn cho biết, tiền này của gia đình tích cóp được nhiều năm”.
(http://soha.vn/vu-lanh-dao-yen-bai-bi-sat-hai-vi-sao-khau-sung-gay-an-nam-trong-tu-phong-cua-nan-nhan-20161227091743585.htm).
5. Những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Tuy rằng phải mất hơn 4 tháng trời với đội ngũ công an tinh
nhuệ và đông đảo, với đủ học hàm học vị đầy mình từ trung ương đến địa phương,
nhưng xem ra, nội dung cuộc họp báo ngày 26/12 vừa qua, chẳng khác gì với nội
dung cuộc họp báo do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức vào chiều ngày 18/8, nghĩa là chỉ
sau vụ nổ súng mấy giờ .
- Sự xuất hiện của người lái xe.
Lâu nay, dư luận vẫn râm ran về việc tại phòng làm việc của
ông Ngô Ngọc Tuấn lúc vụ nổ súng xảy ra, ngoài ông Ngô Ngọc Tuấn và Đỗ Cường
Minh, còn có một người nữa là người lái xe cho ông Ngô Ngọc Tuấn. Chi tiết này,
tại cuộc họp báo chiều ngày 18/8/2016 đã không được nói đến. Sau này các báo “lề
đảng” cũng dấu biệt nhân vật này, mặc dù báo “lề dân” đặt câu hỏi này một cách
gay gắt, rằng người lái xe có mặt tại phòng ông Ngô Ngọc Tuấn có vai trò gì
trong vụ án, và sau đó ở đâu?
Nhưng tại cuộc họp báo ngày 26/12/2016, thì nhân vật này được
Công an Yên Bái nói tới, với mục đích là giải thích nghi vấn tại sao khẩu súng
của kẻ gây án lại “tự động chui vào” tủ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn? Sự xuất hiện
của người lái xe này thật “đúng quy trình”.
Cũng tại cuộc họp báo này, Công an Yên Bái còn cho biết, sau
khi bắn ông Ngô Ngọc Tuấn, thì Đỗ Cường Minh đã tự sát, và viên đạn đi từ thái
dương bên phải qua thái dương bên trái. Điều này hoàn toàn khác với lời ông
Vàng A Sàng, Giám đốc bệnh viện Yên Bái, khi trả lời báo chí, đã nói, ông Đỗ Cường
Minh bị một viên đạn đi từ sau gáy ra phía trước. Dư luận cho rằng, có lẽ vì
ông Vàng A Sáng lúc phát ngôn chưa được “định hướng” trước, mà nói theo cảm nhận
bộc trực. và đường đạn tự sát của Đỗ Cường Minh mà Công an Yên Bái nói tới mới
“đúng quy trình”.
Công an Yên Bái cũng cho biết có hai lá đơn nặc danh gửi Bí
thư tỉnh ủy yên Bái Phạm Duy Cường, tố cáo ông Đỗ Cường Minh, nhưng không phải
liên quan đến việc phá rừng, mà chỉ là “Quá trình thực hiện dự án nâng cao năng
lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái thì Ban quản lý dự án và Hạt kiểm
lâm huyện Văn Chấn để xảy ra sai phạm là đã sử dụng một phần kinh phí dự án để
chi vào các việc như: Chi cho ăn uống, tiếp khách để tổ chức hội nghị tại thôn
bản; chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ; mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm. Trong sự
việc này, chưa phát hiện có tư lợi cá nhân”. Với sai phạm này thì Đỗ Cường Minh
chỉ bị xử lý hành chính là cùng.
Điều này hoàn toàn khác với dư luận của nhân dân Yên Bái nói
về những vụ phá rừng có bàn tay lông lá của các quan chức. Nhà báo Đỗ Doãn
Hoàng cũng vì làm phóng sự điều tra về phá rừng Yên Bái nên mới bị “côn đồ”
đánh cho suýt bỏ mạng, đã phải lên VTV “than thở” trong chương trình “Cà phê
sáng với VTV3”.
Còn nhà báo Phạm Trung Tuyến thổ lộ: “Trên những thân cây
quý đại thụ đều có đánh dấu. Đó là những cái tên kèm theo chức vụ của các quan
chức. Người ta đã chia nhau những cây gỗ quý theo chức vụ. Làm gì có cửa cho
lâm tặc? Hơn một tuần ở Yên Bái, mình biết người ta làm giàu từ rừng như thế
nào. Giàu đến mức ngông cuồng. Vợ một quan chức tuyên bố, sẽ bỏ tiền ra làm cho
tỉnh một con đường nhựa với điều kiện con đường đó mang tên chồng mình”.
Qua đó cho thấy mâu thuẫn của các quan chức Yên Bái trong sự
việc này phải là mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn. Tất cả cùng chết để giải
quyết nợ nần với nhau. Đúng là những cái chết ‘đúng quy trình”.
Tiền ở đâu ra?
Câu hỏi đặt ra là tại nơi làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn, tiền,
vàng và đô la ở đâu mà nhiều thế? Theo Công an Yên Bái thì, số tiền gần 4 tỷ
trong tủ ông Tuấn là do gia đình ông gom góp lâu năm mà có. Chứ không phải là
tiền của Đỗ Cường Minh “chạy chọt” để giữ được ghế Chi cục trưởng sau khi hai
cơ quan sát nhập. Mà vì Ngô Ngọc Tuấn và Phạm Duy Cường thất hứa, nên Đỗ Cường
Minh mới phải “đòi nợ”.
Một điều trùng lặp thú vị là, không chỉ quan chức lãnh đạo
Yên Bái phải mang tiền đến nơi làm việc cất dấu cho an toàn thay vì để ở nhà
mình, mà rất nhiều lãnh đạo cấp tỉnh khác cũng vậy. Người ta còn nhớ, Bí Thư tỉnh
ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, khi còn là Chủ tịch tỉnh này, trong một lần đi
công cán nước ngoài, cũng bị kẻ trộm mò vào nơi làm việc và khoắng đi hàng chục
tỷ đồng. Trịnh Văn Chiến đã chỉ đạo công an Thanh Hóa điều tra vụ việc. Một số
báo “lề đảng” đã đưa tin vụ này. Nhưng sau đó, Trịnh Văn Chiến cho rằng, vụ này
mà làm rùm beng thì lợi bất cập hại. Trịnh Văn Chiến làm sao giải thích được
nguồn gốc của số tiền lớn này? Sau đó, Chiến đã cho người ôm cả tỷ bạc đến nhờ
Nguyễn Thế Kỷ (lúc đó còn là Phó ban Tuyên giáo TW) chỉ đạo báo chí ỉm vụ này.
Hoặc như Võ Kim Cự, khi còn làm Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, cũng bị trộm ẵm mất mấy
tỷ tại nơi làm việc.
Phải nói thêm rằng, sau cái chết của các quan chức lãnh đạo
Yên Bái, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Tại sao nhiều người rủa xả,tỏ ra hả
hê, sung sướng và vui mừng trước những cái chết như vậy? Tại sao người đi đưa
đám Đỗ Cường Minh lại đông hơn đi đưa đám hai vị lãnh đạo chủ chốt kia?
Đặc biệt, có người còn so sánh cái chết của mấy vị này với
những cái chết của kẻ trộm chó bị dân đánh chết? Họ độc mồm độc miệng nói rằng,
cái chết của mấy ông này không đáng so sánh với cái chết của mấy kể trộm chó. Mấy
kẻ trộm chó chỉ làm thệt hại cho một số người nào đó, và mức độ thiệt hại cũng
chỉ vài ba con chó mà thôi. Còn những vị này thì tham lam vô độ và đã gây nhiều
tội ác với dân, do đó chết là đáng đời.
Trong một chế độ độc tài và thối nát như Việt Nam hiện nay,
việc các quan chức từ trung ương đến địa phương luôn tìm mọi cách vơ vét để
“thu hồi vốn” số tiền đã “mua”, và sau đó phải tích cực “tích lũy” để tìm cơ hội
“du lịch dài hạn” ở nước ngoài, hoặc cài cắm con cái đi du học ở các nước “tư bản
giãy chết”, thì việc phá rừng triền miên như ở Yên Bái và nhiều tỉnh khác là việc
đương nhiên. Qua rất nhiều đời Thủ tướng, liên tục đưa ra lệnh “đóng cửa rừng”,
nhưng vẫn không thể đóng được.
Chỉ đến khi “con đường huyền thoại” là đường Hồ Chí Minh
hoàn thành, với chức năng không phải là giảm áp lực quá tải cho Quốc lộ I, mà mục
đích chính là “xẻ thịt” các cánh rừng đại ngàn trên Trường Sơn, khi mà rừng cơ
bản đã phá xong, thì lệnh “đóng cửa rừng” của Thủ tướng Phúc mới được áp dụng
triệt để và có hiệu quả.
Nguồn: https://www.danluan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét