Trần Chánh Nghĩa
Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương đã bị xóa bỏ vào năm 1958, kết thúc 73 năm tồn tại.
Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương đã bị xóa bỏ vào năm 1958, kết thúc 73 năm tồn tại.
Vào thời điểm này, nhiều người ở Sài Gòn
sáng lên tàu xuống Mỹ Tho rong chơi, thăm ruộng đến chiều ra ga về lại
Sài Gòn. Những người đi buôn hàng có thể xoay hai ba chuyến mỗi ngày.
Sài Gòn - Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu
tiên của Việt Nam, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương đã bị
xóa bỏ vào năm 1958, kết thúc 73 năm tồn tại.
Trong suốt thời gian dài đó cứ đều đặn mỗi ngày có 3 chuyến từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào lúc 6h30, 9h17 và 16h30.
Chiều ngược lại cũng có 3 chuyến, khởi
hành lúc 4h57, 9h, và 16h19. Như vậy đường Sài Gòn - Mỹ Tho mỗi ngày có 6
chuyến tàu hỏa ngược xuôi.
Giá vé hạng nhất là 4 đồng piastre (đơn vị tiền tệ dùng cho cả Đông Dương), hạng hai là 3 đồng.
Khánh thành đường sắt Sài Gòn-Chợ Lớn ngày 27.12.1881. Bảng hiệu trước đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tramways Vapeur Cochinchine 1881. (Ảnh: Internet) |
Với chiều dài 70 km, tuyến đường sắt có 15 ga. Ga đầu tiên xuất phát là ga Sài Gòn (đầu đường Lê Lai ngày nay).
Tàu dừng để đón và trả khách tại các ga
An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu
Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho
và ngược lại. Thời gian chạy tàu ban đầu là 2 giờ 30 phút sau đó rút
ngắn lại còn 2 giờ với vận tốc 37km/giờ.
Gần như toàn bộ đầu máy và toa xe đều
được chở từ Pháp sang. Từ năm 1881-1892, đoàn tàu này được kéo bởi loại
đầu máy hơi nước 120-T-SACM - Mulhouse.
Các đầu máy được đặt tên theo địa
phương. Cụ thể như đầu máy Sài Gòn, đầu máy Chợ Lớn, Gia Định, Bình
Tây... Các đầu máy này có đặc điểm chung là nhanh hay chậm tùy vào “hơi”
của nồi “súp de”.
Khi lên dốc qua cầu, nếu nồi “súp de”
không đủ mạnh thì tàu chạy không nổi, bị tuột lên tuột xuống. Chúng cũng
được dùng chung cho tuyến ngắn trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn
Tòa nhà bán vé và hành chính của Công ty Hỏa xa Đông Dương (CFI) vào năm 1920, ngày nay nằm ở góc đường Hàm Nghi - Lê Lợi. (Ảnh: Tim Doling) |
Nhà khảo cổ Vương Hồng Sển có miêu tả
một cách hài hước trong cuốn Sài Gòn năm xưa: “Mỗi lần chạy, đầu xe lửa
Le Myre de Villers vừa ho vừa khạc ra khói vừa thét ra lửa, mà có khi
không đủ trớn lên dốc cầu Tân An và cầu Bến Lức, trèo lên tụt xuống, lên
dốc không nổi... trối kể, xe cặp bến cũng còi, cũng “xả hơi” ồn ào oai
vệ khiếp”.
Một đầu máy hơi nước. (Ảnh: Internet) |
Thời gian chạy tàu được rút ngắn chỉ còn
1 giờ 51 phút, đạt tốc độ 37,2 km/giờ và tình trạng trèo lên, tụt xuống
không còn nữa. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của
người Việt lúc bấy giờ.
Vào thời điểm này, nhiều người ở Sài Gòn
sáng lên tàu xuống Mỹ Tho rong chơi, thăm ruộng đến chiều ra ga về lại
Sài Gòn. Những người đi buôn hàng có thể xoay hai ba chuyến mỗi ngày.
Ngày tàn...
Đường Sài Gòn - Mỹ Tho đem lại lợi nhuận
rất lớn cho nhà thầu. Tuyến đường này đem đến sự thuận tiện trong việc
lưu thông giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn.
Đã có rất nhiều học trò từ miền Tây lên
Sài Gòn học tập, lập nghiệp; các doanh nhân, điền chủ, nghệ sĩ… làm
thương mại, văn hóa vào đầu thế kỷ 20. Nó đã để lại trong ký ức người
Nam bộ nhiều kỷ niệm.
Nhờ có nó, người Mỹ Tho có thể lên Sài
Gòn mang theo sản vật địa phương cung ứng cho các chợ. Người Sài gòn
xuống Mỹ Tho giải quyết những công việc hàng ngày.
Trên tàu có nhiều hạng ghế nhưng đông
nhất là hạng ghế bình dân. Không riêng gì người nghèo, cả người giàu có,
trí thức cũng thích ngồi hàng ghế này để nghe các cô buôn hàng "tám" đủ
thứ chuyện.
Lẫn trong tiếng các cô gái ngọt như mía
có cả tiếng gà vịt quang quác, tiếng heo eng éc. Mùi thơm dầu dừa xức
tóc của các cô quyện lẫn mùi khói than của đầu máy xe lửa hơi nước và cả
mùi thơm nồng của thúng ổi xá lị, bó rau thơm...
Nhưng theo sự phát triển, tuyến đường bộ
Sài Gòn - Mỹ Tho rồi tiếp đến các tỉnh miền Tây được xây dựng đã làm
cho tàu hỏa mất khách. Có những ngày cả một đoàn tàu dài chỉ có vài chục
khách. Thu không đủ bù chi nên năm 1958, chính quyền quyết định dẹp bỏ tuyến đường sắt này.
Dấu vết của một tuyến đường sắt cổ xưa
nhất và mở đầu cho ngành đường sắt Việt Nam đã không còn. Họa hoằn lắm ở
một vài điểm trống trải trên đường Hùng Vương còn bắt gặp đôi đoạn
đường sắt ngắn ngủn.
Dấu vết duy nhất còn rõ nét có lẽ là nhà ga Mỹ Tho nằm bên bờ sông Tiền, gần tượng đài Thủ Khoa Huân.
Sau hơn nửa thế kỷ ngủ yên, tuyến đường
sắt Sài Gòn - Mỹ Tho được nhắc lại. Một dự án đã được vạch ra. Theo đó,
người ta sẽ xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 87 km, đi qua 4
tỉnh và TP: Bình Dương, TPHCM, Long An, Tiền Giang với tổng mức đầu tư
hơn 7.000 tỉ đồng.
Dự án khởi công năm 2010, dự kiến hoàn
thành vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay dự án cũng chỉ là dự án, chưa có
dấu hiệu gì nhằm phục hồi lại tuyến đường sắt này.
(Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét