Nếu như câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cùng gia
đình nổ súng để bảo vệ quyền lợi chính đáng về đất đai của anh là câu chuyện nổi
cộm về đất đai năm 2012, ở phía Bắc Việt Nam thì câu chuyện ông Đặng Văn Hiến nổ
súng ở Đắc Nông làm chết ba người và 13 người bị thương trong tháng 10 năm 2016
lại là câu chuyện nổi cộm về tiếng kêu đau của người dân thấp cổ bé miệng, kêu
trời không thấu, họ phải mang cả sự uất hận, nỗi sợ hãi và sự liều lĩnh để chiến
đấu bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình ở phía Nam. Câu chyện lại một lần
nữa chạm đến đất. Có thể nói rằng hiện tại, đất như một bài ca buồn của người
nông dân Việt Nam.
Người dân Việt Nam có quyền sở hữu đất hay không?
Một nhà nghiên cứu, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, không
muốn nêu tên, phân tích: “Cái vấn đề luật đất đai tại Việt Nam nó chưa bao giờ
gọi là luật đất đai được. Tại vì khi nói về pháp luật thì phải có các yếu tố về
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, nhưng Việt Nam thì không có mấy cái quyền
ấy, thậm chí các ổng qui định chỉ có lợi cho mấy ổng mà làm cho dân thêm đau đầu.
Nói về chuyện đất đai thì người dân Việt nam bao giờ cũng chịu thiệt và luôn có
cơ hội đau đầu. Các ông luôn tạo cơ hội cho nhân dân đau đầu trên chính mảnh đất
của mình”.
Theo nhà nghiên cứu này, hiện tại người dân Việt Nam không
có quyền sở hữu đất cho dù người dân phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để mua mảnh
đất. Giả sử như hai mảnh đất cùng diện tích, một mảnh tại thành phố New York của
nước Mỹ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mảnh đất tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam.
Trong khi đó, mảnh đất tại thành phố New York, khi trả đủ tiền, người dân sẽ có
quyền sở hữu. Ngược lại, khi đã trả xong số tiền rất cao, người dân Việt Nam vẫn
không được quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng lâu dài.
Trong khi đó, quyền sử dụng lâu dài chỉ là một phần ba của
quyền sở hữu. Nghĩa là quyền sở hữu có ba thuộc tính căn bản gồm chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt. Nhưng người dân Việt Nam cho dù có bỏ ràng hàng tấn tiền đi
nữa thì cũng chỉ có quyền sử dụng lâu dài chứ không có quyền chiếm dụng và định
đoạt. Bởi thuộc tính chiếm dụng thuộc về nhà nước được đánh tráo bằng khái niệm
sở hữu toàn dân, quyền định đoạt thuộc về đảng Cộng sản dưới lớp vỏ chủ trương
lớn. Trong chủ trương lớn đó có các định hướng về phúc lợi xã hội, công trình
công cộng… Và chính cái vỏ chủ trương lớn cùng với các loại công trình công cộng,
do nhà nước quản lý đó đã trở thành thứ ngoa từ để người ta dễ dàng lấy đất của
nhân dân với chiêu bài công trình phúc lợi xã hội.
Đất của nông dân Văn Giang, Hưng Yên, nông dân Hà Tĩnh, Nông
dân Cồn Dầu, Đà Nẵng, nông dân Núi Pháo, Thái Nguyên và hàng ngàn địa điểm khác
đã bị nhà nước dùng cái bẫy “công trình phúc lợi xã hội” để gài người dân giao
nộp cho nhà nước một cách không thỏa đáng vào chỗ bế tắt, dẫn đến tình trạng
dân oan càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, các công trình mang danh nghĩa nước,
phúc lợi xã hội này thực chất là miếng mồi béo bở của các nhóm lợi ích.
Sở dĩ có chuyện đau lòng như vậy bởi vì luật Việt Nam không
có quyền sở hữu đất cho người dân. Người dân chỉ được phép bỏ tiền ra mua hoặc
tự khai hoang từ đời này qua đời khác để rồi khi thấy có lợi, các nhóm lợi ích
sẽ mượn danh nghĩa “công trình phúc lợi xã hội” để đầy người dân ra khỏi mảnh đất
họ đã sống lâu đời bằng cái giá đền bù rẻ mạt. Bởi người nông dân không có quyền
chiếm dụng nên cácnhóm lợi ích ngang nhiên mượn đao nhà nước để chiếm dụng và
người dân cũng không có quyền định đoạt trên mảnh đất lâu đời của mình nên cho
dù thực giá của nó vài tỉ đồng nhưng các nhà đầu tư có thể áp giá chưa bằng 30%
thực giá. Chính điều này tạo ra nhiều khuất tất và oan uổng.
Câu chuyện đấu tranh, sẳn sàng nổ súng để bảo vệ đất của ông
Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng và gần đây là ông Đặng Văn Hiến ở Đắc Nông chỉ là một
trong hàng triệu xung năng oan ức bùng nổ. Theo nhà nghiên cứu này, chuyện đất
đai tại Việt Nam là một bài ca buồn được hát bởi một ca sĩ chuyên hát nhép
nhưng khán giả phải tốn quá nhiều tiền để mua vé.
Người nông dân chịu thiệt thòi và bế tắc
Một tiểu thương không muốn nêu tên, nạn nhân của cưỡng bức lấy
mặt bằng chợ Vĩnh Tân, Đồng Nai, chia sẻ: “Giờ nó rào hết chung quanh, nó cô lập
hết, nó xuống, nó không đọc lệnh gì hết, nó rinh cái bảng Khu Vực Đang Thi
Công, Vô Phận Sự Miễn Vào, xong rồi nó đọc loa yêu cầu bà con tránh ra để nó đập
phá. Sau đó nó tiến hành phá sạch khu chợ, đồ đạt của mình trong đó nó rinh vứt
ra ngoài. Hiện tại là mọi người ở đây đã mất trắng…”
Chị này cho biết thêm là hiện nay, hầu như bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân đã hoàn toàn tuyệt vọng
bởi lực lượng công an, quân đội, dân phòng và xã hội đen đã bố ráp, đã phá bỏ
khu chợp của bà con. Mặc dù bà con tiểu thương dùng lý lẽ, đệ đơn thưa kiện đã
nhiều lần, thậm chí kiện ra tới trung ương nhưng vẫn không có đơn vị nào giải
quyết. Bà con kiện vì đất khu chợ thực tế không phải là đất công mà là đất tư
được hoán đổi trước đây.
Trước đây, ủy ban nhân dân xã xây dựng trụ sở, không có mặt
bằng lý tưởng nên đã thương lượng với các gia đình ở đây để đổi thổ cư. Và các
khu thổ cư trước đây của bà con tiểu thương được dùng để xây dựng trụ sở ủy ban
xã bây giờ. Diện tích chợ chính là diện tích hoán đổi từ thổ cư sang thổ cưu giữa
ủy ban xã với các tiểu thương. Khi có diện tích mới, thấy thuận tiện, bà con đã
tự thiết kế thành một khu chợ nhỏ và hoạt động đến bây giờ.
Đùng một cái, nhà cầm quyền huyện Vĩnh Cửu xây dựng chợ mới
và bắt bà con phải giải tỏa khu chợ cũ theo diện đất công. Trong khi đó, giấy tờ
chủ quyền đất của một số gia đình vẫn chưa được cấp suốt nhiều năm nay. Đây là
cái cớ để nhà cầm quyền xã và huyện lật lọng, nói ngược và đẩy người dân vào thế
không lối thoát.
Chị này giải thích thêm rằng sở dĩ đời sống của người dân
càng ngày càng đau khổ và bất mãn bởi vấn đề đất đai, chỗ ở luôn là câu chuyện
đau lòng. Nhà nước không những thiếu sòng phẵng với người dân mà các chính sách
của họ càng cho thấy ý đồ gian lận về chủ quyền đất đai đối với nhân dân. Với
danh nghĩa đất của toàn dân, do nhà nước quản lý và mặc dù người dân phải bỏ ra
khoản tiền mua đất đắt gấp rưỡi giá cùng diện tích tại các nước khu vực, thậm
chí tại Mỹ. Nhưng đổi lại, người mua đất chỉ có quyền sử dụng đất, chỉ có 1/3
quyền sở hữu thay vì có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Và để có
sổ đỏ sử dụng đất, người mua cũng tốn nhiều khoản chi phí vô lý, nhiêu khê.
Chị này chi sẻ thêm rằng hiện tại, câu chuyện đất đai tại Việt
Nam đã đến giai đoạn hoại thư. Nó không những hoại thư về mặt diện tích, lợi
ích nhóm xâm hại quyền lợi của người nông dân mà nó đã hoại thư ở cấp độ tinh
thần, tư tưởng và đạo đức xã hội. Với chị, nhắc về chuyện đất đai tại Việt Nam,
người nông dân chỉ có một trong hai đường để chọn, hoặc là chịu thiệt thòi, hoặc
là đấu tranh cho đến cùng để cái đích có thể là ngồi tù, oan khiên chồng chất
oan khiên. Thực sự, vấn đề đất đai tại Việt Nam là một bài ca buồn đối với người
nông dân!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét