Bauxite Việt Nam
Ngày hôm nay, 22 tháng 8 năm 2016, các báo và trang mạng xã hội đều giật tít cực kỳ ấn tượng. Tít như thế này: Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn.
Lời
khẳng định của ngài Bộ trưởng như để mắng lại – dầu chỉ là mắng vuốt
đuôi sau gần 5 tháng – ông Trưởng đại diện Formosa Chu Xuân Phàm, người
từng có lúc hách dịch thách thức cả cái nước Nam này “chọn cá hay chọn
thép”. Bây giờ thì đã có người tử tế hẳn hoi xác định, “cả cá và cả
thép”. Vâng, ông Bộ trưởng nói ngon lành lắm “Người dân Miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn”.
Thôi
thì, cũng có thể thông cảm với tình cảm mùi mẫn chắc là có phần chân
thành của ông Trần Hồng Hà: “Tôi luôn nhận thức được việc công bố biển
sạch là rất quan trọng và cần thiết đáp ứng mong mỏi của người dân được
biết môi trường biển đã sạch chưa? Vùng biển nào sạch? Vùng biển nào
chưa sạch? Nuôi trồng hải sản được chưa? Hải sản an toàn chưa? để đảm
bảo hoạt động sản xuất, đánh bắt, sinh kế trở lại bình thường. Tại Hội
nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng và nhiệm vụ được
giao sẽ công bố báo cáo về đánh giá chất lượng môi trường biển trong và
sau sự cố. Tôi đề nghị các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ngay sau hội nghị này tiến hành các bước theo quy định công bố đầy
đủ thông tin đáp ứng nguyện vọng chính đáng nêu trên của người dân”(1).
Đó
dù sao cũng là điểm tích cực. Bản báo cáo (không đăng toàn văn mà chỉ
được các báo chế biến lại và loan tải) cũng cho biết đôi ba điều mà nếu
đó đúng là sự thực (chất phenol và cyanure ngày càng loãng đi, san hô
bớt chết trắng, v.v…) thì cũng tạm thở phào. Dĩ nhiên, nếu có công bố
thêm về phương pháp nghiên cứu, những số liệu thu được, đầy đủ, thì sự
thở phào càng thêm phào.
Duy có một điều còn thiếu ở bản báo cáo khiến bạn đọc chưa thể thở phào: thiếu hẳn những nghiên cứu xã hội học liên quan đến người dân.
Tình hình người dân hiện thời ra sao? Những ngư dân (không kể những
thành phần “ăn theo” ngư dân) đi biển gần bờ và xa bờ hiện sống trong
tình trạng thiếu hay đủ, còn lo lắng hay đã tạm bớt lo, và họ tiên lượng
cuộc đời sẽ thế nào? Cũng còn thiếu hẳn sự đánh giá trung thực về bản
chất và hành vi của Formosa Hà Tĩnh, khi mà, sau vụ việc thải chất độc
làm cá chết và biển chết, dân chúng Việt Nam còn phát hiện được ở rất
nhiều nơi những bãi chôn lấp chất thải cố ý che giấu tai mắt người Việt
cũng như các cấp chính quyền Việt Nam? Vậy những bãi chất thải đó độc
hại đến đâu và sự độc hại của chúng có tác động ra sao đến toàn bộ cuộc
sống của đất nước chúng ta?… Nhiều nữa! Nhưng cuối cùng có vấn dề này mà
các ngài hình như vẫn cố tình né tránh: thực chất tâm trạng nhân dân
Việt Nam từ mấp mé ải Nam Quan đến mũi Cà Mau như thế nào đối với cái
của nợ Formosa?
Ngài
Bộ trưởng sao không hề nhắc gì đến những điều trên? Ngài quên là do
chân thành, ngây thơ, hay do “phép đảng” bắt ngài phải ngậm miệng? Chỉ
thấy ngài lại làm cái việc mà các quan chức Hà Tĩnh và một vài tỉnh lân
cận đã từng phải biểu diễn: ngài cùng các quan chức có mặt, sau cuộc họp
đã “đội mưa” ra tắm biển ở Quảng Trị, và tắm xong lại còn ghé vào nhà
hàng ăn hải sản:
“Trưa
22/8, bất chấp trời miền Trung có mưa to, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi
trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã xuống tắm ở bãi biển
Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị). Sau đó, Đoàn công tác của Bộ
trưởng đã thưởng thức hải sản ở bãi biển Cửa Việt.
"Đến
thời điểm này, thấy biển đẹp không, tắm biển thích không? Các nhà khoa
học nói biển miền Trung an toàn. Việc thực hiện nghiên cứu rất bài bản,
có nhiều phản biện. Tại sao mình không tắm biển", Bộ trưởng Trần Hồng Hà
chia sẻ với VnExpress”(2).
Diễn
như thế thì kể cũng oai thật, nhưng cũng là... nhảm thật. Chẳng lẽ nói
như Nguyễn Công Hoan, chỉ có mỗi một tấn tuồng cũ mèm mà cứ phải thay
đào kép và lặp đi lặp lại thế thôi sao? Bởi thế, tuy ở trên chúng tôi có
nói, phát biểu của ngài Bộ trưởng có những điểm tích cực, song “có
những điểm” không có nghĩa tất cả đều tích cực. Chẳng cần phải xuống
biển nhúng nước và lên bờ nếm cá cho nó lặp lại, thêm nhàm chán làm gì.
Ngài hãy cứ bắt đám cận vệ của ngài – chắc là rất đông vì biên chế hiện
đang cực kỳ quá tải – đi điều tra xã hội học một cách thực sự cầu thị mà
xem. Chúng tôi dám chắc sau cuộc họp long trọng do ngài chủ trì, kể cả
sau khi ngài đã tắm biển và ăn cá, dân chúng vẫn không thể nào gật đầu
theo ngài được. Tất cả mọi người dân, xin nói chắc như thế, trừ những kẻ
đã được “phục sẵn” và được giao những “vai” chuyên làm theo lệnh của
các ngài thì không kể. Lòng tin đã mất đi làm sao lấy lại được một cách
dễ dàng như thế, khi mà những kẻ đã làm mất nó không quyết tâm khôi phục
bằng chính hành động tìm đến dân và chọn dân làm thước đo cho mọi cuộc kiểm nghiệm – đó mới là sự trải lòng chân thành.
Lại
nhớ đến vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Khởi đầu, sau những tin tức
không hay như chuyện gã họ Nông ngang nhiên ký vào hai văn bản do Giang
Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào dỗ dành, một vài nhà chính trị có tầm viễn kiến
như Võ Nguyên Giáp... đã lên tiếng một cách tâm huyết với đảng của mình;
còn trí thức trong nước và ngoài nước hàng mấy ngàn người cũng đã thẳng
thắn và chân thành góp ý với Quốc hội, với Chính phủ Việt Nam, phân
tích đủ các mặt lợi hại để các vị biết mà dừng ngay lại... Vậy mà, tất
cả các vị chức sắc chóp bu thuở ấy đều thống nhất với nhau ở một thái
độ: hoàn toàn bịt tai từ chối. Cũng là Bộ Tài nguyên và Môi trường đấy
thôi, đã cử ngay những người chuyên trách đi “khảo sát”, và cũng đã khảo
ra được những bản báo cáo dềnh dang rất dài, đưa đọc trong các buổi họp
báo như buổi họp hôm nay do ngài chủ trì. Bản khảo sát cũng chẳng thiếu
mặt nào, trình tự lớp lang và khoa học lắm, nào phân tích, so sánh về
công nghệ, về giá cả, nào dự đoán mức sống của người dân Tây Nguyên sau
khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ được nâng cao bao nhiêu bậc, nào quy
trình hoàn thổ cho đất đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng như nhiều nơi
khác... sẽ diễn ra thuận lợi và bài bản ra sao. Tiếc thay, có một điều
quan trọng bậc nhất thì các ngài lại đã cố tình bỏ qua không thèm khảo:
đó là ý kiến – là tổng hợp kinh nghiệm, tri thức, quan điểm của nhân
dân, là LÒNG DÂN. Không những phớt lờ không thèm đếm xỉa đến lòng dân mà
hễ những ai quyết liệt phản đối dự án, lên tiếng mạnh mẽ trên các diễn
đàn, các ngài còn dùng bộ máy chức năng để làm khó dễ, vu cho họ là thù
địch, thẩm vấn họ suốt ngày này tháng khác, nhất quyết dập tắt tiếng nói
của họ bằng được. Thì nay, không biết ngài Bộ trưởng có dám chịu thừa
nhận không nhỉ, kết quả nhãn tiền đang bày ra lấp ló: một núi nợ chưa
biết bấu víu vào đâu để trả đang lù lù hiện dần trước mắt, và một quả
bom tấn về môi trường đã kích hoạt sẽ có nguy cơ giáng xuống đất nước
Việt Nam còn ghê gớm hơn nhiều quả bom Formosa(2). Không biết đến lúc
ấy, ông Trần Hồng Hà sẽ đem gia đình con cái chạy đi đâu nhỉ. Hay ông sẽ
ở lại họp báo tiếp về việc “Tây Nguyên sẽ có cả alumin và cà phê, hạt
điều, hạt tiêu..., sẽ giữ lại được nền văn hóa độc đáo bậc nhất, dân
chúng Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ sẽ được sống trong một môi trường
sạch sẽ an toàn”?
BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét