Thưa cô Nguyệt Nga, em nhớ cái ngày em mới chân ướt chân ráo
định cư ở Mỹ. Em theo người quen vào một tiệm bánh xin làm. Họ hỏi em biết làm
bánh này, bánh kia không? Em trả lời biết. Mà em biết thật, vì lúc còn ở Việt
Nam em đã từng nhận làm bánh cho những người đến đặt bánh cưới, sinh nhật…
Cô chủ phang cho một câu: “Mấy người Việt Nam mới qua, hỏi cái gì cũng biết, mà thật ra không biết gì cả”. Em tủi thân ghê gớm, chuyện đã qua hơn 20 năm mà em không quên câu nói đó. Càng sau em càng ngẫm ra, có một sự khinh bỉ ra mặt của những người qua trước dành cho những người mới qua. Em tự dặn lòng, đừng bao giờ mình như vậy, rất tội nghiệp cho những người mới qua.
Cô chủ phang cho một câu: “Mấy người Việt Nam mới qua, hỏi cái gì cũng biết, mà thật ra không biết gì cả”. Em tủi thân ghê gớm, chuyện đã qua hơn 20 năm mà em không quên câu nói đó. Càng sau em càng ngẫm ra, có một sự khinh bỉ ra mặt của những người qua trước dành cho những người mới qua. Em tự dặn lòng, đừng bao giờ mình như vậy, rất tội nghiệp cho những người mới qua.
Nhưng rồi, “lời dặn lòng” của em đã không được giữ, đã vậy
em còn muốn cư xử tệ hại hơn là em đã từng bị cư xử cách nay hơn 20 năm. Câu
chuyện là:
Vợ chồng một người bạn thời trung học của em mới qua định
cư. Là bạn thân và cũng là hàng xóm của nhau, nên khi họ qua, họ share một
phòng trong nhà em. Vì họ cũng chỉ là hai vợ chồng nên khi họ đề nghị ăn chung
thì em bằng lòng để họ ăn chung với vợ chồng em. Chao ơi, em điên quá, thời
gian đầu rất đầm ấm vui vẻ. Nhà em đơn chiếc nên khi có hai bạn ăn cùng, buổi
cơm như ngon thêm, câu chuyện bao giờ cũng cười dòn không dứt. Nhưng đó là thời
gian đầu, lần lần không vậy, khi quen và tự nhiên hơn họ bắt đầu tỏ ý thật của
mình, ăn gì họ cũng chê: Cá thì không tươi, thịt thì đông lạnh, rau thì không
có mùi, ớt thì không cay… Nói chung món gì cũng tìm cách chê bai. Có hôm em mua
nem nướng Brodard và quảng cáo tiệm này bán nem nướng rất ngon. Anh chồng cắn một
miếng chê là dai quá! Thì ra anh ta không hề lột miếng plastic food wrap bọc ở
ngoài, cứ thế nhai, nuốt.
Vợ chồng em lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Trong một buổi
chuyện trò, họ đưa ra ý kiến là tụi em nên về Việt Nam để làm thụ tinh nhân tạo.
Sau này Việt Nam tiến bộ lắm, giúp biết bao cặp vợ chồng có con. Giá cả thì rẻ,
tỉ lệ thụ thai càng ngày càng cao v.v… Nói thật, em điên lên, nó như giọt nước
tràn ly.
Em muốn, không chỉ họ đừng ăn cơm chung với chúng em nữa, mà
họ đi thuê chỗ khác ở đi. Hay tốt nhất là họ nên về lại Việt Nam mà sống để được
ăn cá thịt tươi, rau thơm và nem nướng mềm…
Em không chịu được thêm một giây phút nào nữa, em muốn họ ra
khỏi nhà tức khắc và chấm dứt ngay tình bạn. Khi nghe em nói thì chồng em bảo:
Cũng em hết, ngay từ đầu anh không chịu chung, “chung chạ thì sinh bậy bạ” mà
em nào có nghe, nay người ta mới qua, cũng để cho người ta ổn định đã. Em cư xử
vậy là cạn tàu ráo máng quá.
Chồng em có đúng không vậy cô thưa Nguyệt Nga?
Tây Lê Dương
***
Góp ý của độc giả:
Mann - Nhiều khi mình ở trong hoàn cảnh đó mình mới hiểu được nỗi lòng
của đối phương, cái luân lý này ít ai thấy được liền trừ khi ngẫm ra.
Chuyện của 2 người bạn của cô chỉ là 1 trong những câu chuyện
có thể dễ dàng xảy ra. Ở chung với nhau thì dĩ nhiên dễ đụng chạm, vợ chồng
cũng vậy, anh chị em cũng vậy chứ đâu chỉ xảy ra giữa bạn bè với nhau… Nếu muốn
tránh những chuyện này thì chỉ có:
1. Hành động như “the 3 wise monkeys” – hear no evil, see no
evil, say no evil (không nó, không nghe, không thấy)
2. Ở riêng ra, không chung đụng nữa
Ai mới qua đây cũng gặp không nhiều thì ít về sự chật vật
khó khăn nhưng mình có thể giúp họ bằng một cách khác nếu không tiện ở chung.
Có ai qua đây mà không phải trải qua thời gian này? Người có phước nhiều thì được
như vợ chồng cô đưa về ở chung, còn người ít phước thì không được tới vậy nhưng
vẫn còn sự giúp đỡ từ bạn bè chỉ dẫn làm này làm kia khi họ cần, còn người vô
phước thì tự bắt đầu lấy một mình. Coi bộ 2 người bạn này của cô đã ở chung với
vợ chồng cô 1 thời gian rồi, chắc cũng đã quen quen với nếp sống ở bên này, nếu
bây giờ tình huống đã bắt đầu như vậy thì nên kiếm cách để họ ở riêng thôi, đợi
cho họ ổn định? Tới lúc nào mới gọi là ổn định? Vợ chồng cô có thể sống 1 cách
“khách sáo” với họ cho tới khi họ ổn định không? Nếu nghĩ là không được thì nên
giải quyết cho sớm trước khi chuyện đi tới giai đoạn xấu hơn mà tới lúc đó chắc
tình cảm bạn bè sẽ chẳng còn gì cả nữa
Nói gì thì nói, mời vô ở chung thì dễ nhưng mời dọn ra không
dễ đâu nha, không nhiều thì ít tình cảm bạn bè sẽ bị sứt mẻ đó. Nếu muốn tình bạn
còn nguyên vẹn thì chỉ có cách là để khi nào họ muốn dọn ra thì dọn ra thôi,
cho dù đã ổn định rồi, chứ vợ chồng cô mà là người lên tiếng trước thì vẫn sẽ
có chuyện không hay.
Còn với người biết điều thì dễ, họ cảm thấy họ làm phiền
mình quá nhiều rồi thì họ sẽ lên tiếng để dọn ra, những người không biết điều
thì họ sẽ ở lì ở đó chứ không đi đâu hết.
Chuyện của cô từ đầu tới cuối thật không thể giải quyết ổn
thỏa vui vẻ ngoài sự hy sinh… nhịn cho tới khi họ chịu tự động dọn ra. Hy vọng
cô có một giải quyết tốt đẹp nhất
Thiên Lý - Cô ơi, cô đã sai từ căn bản. Ông bà mình có câu: “Bạo phát
thì bạo tàn”. Cô chú cho người ta ở, rồi còn cho người ta ăn chung. Cô chú đã
“bạo phát” quá, thì chuyện “bạo tàn” ắt phải xảy ra. Bây giờ cô chú chỉ có tăng
thôi chứ không có đường giảm, vì giảm là oán trách, là hờn giận, là nói xấu
nhau, là xóa sạch trơn những tố đẹp trước đây cô chú đã làm. Chắc chắn nếu họ
ra khỏi nhà cô chú thì họ sẽ quên ngay những ngày đầu cô chú cưu mang, chắc chắn
là họ sẽ nói xấu cô chú tận mạng luôn.
Thôi, lấy đó làm kinh nghiệm cho những việc khác. Cô chú nên
kiếm một cái cớ khác, thí dụ gia đình có người thân sắp qua, con cái sẽ về nghỉ
hè… tùy theo hoàn cảnh mà “kiếm cớ”. Mong cố chú sớm lấy lại cuộc sống bình an.
***
Vấn đề mới:
Thưa cô Nguyệt Nga, gia đình em chỉ có hai chị em. Em đã có
gia đình, người chị em, do thay mẹ nuôi nấng em nên chậm lấy chồng.
Em cũng muốn thưa qua về hoàn cảnh gia đình để dễ đưa đến
câu chuyện khó xử của em hiện nay.
Sau 75, ba em đi biệt tăm, nhiều người bạn của ba cho biết, trong
trận đánh cuối cùng, ba em bị thương, sau đó chạy vào rừng và không một tin tức
gì để lại từ đó. Mẹ em buôn gánh bán bưng nuôi hai con dại. Em nghe gia đình
ngoại kể lại, vì quá khổ và căm thù Việt Cộng, mẹ em phát điên, cứ sẩy một tí
là chạy ra đường, réo tên HCM ra chửi. Một hôm mẹ bị công an bắt giam và đánh đập
cho đến chết.
Từ ngày mẹ em chết, cả gia đình em, từ trên chí dưới căm thù
Việt Cộng đến tận xương tủy. Khi sắp mất, ông ngoại em gọi con cháu đến bên
mình, nhắc lại chuyện mẹ em bị công an đánh đập và dặn dò con cháu ghi xương khắc
cốt, đừng bao giờ dính dáng xa gần gì với bọn công an.
Lời của ông ngoại, vẫn được con cháu thực hiện, cho đến mới
đây, chị em, chính chị em – con gái lớn của người đàn bà bị công an đánh cho đến
chết, đã sa vào vòng tình cảm với một ông công an phường.
Chuyện chị, chỉ mới mình em biết, chị nói em giấu dùm chị,
chị sẽ nói anh chuyển ngành để khỏi vướng vào lời giao kết với ông ngoại trước
lúc lâm chung. Em thật khó xử, hèn gì lâu nay những giấy tờ xin điều này điều
kia, được giải quyết rất nhanh chóng. Ngay cả việc khu đất nơi chôn cất mẹ bị
giải tỏa, hai chị em cũng được biết trước, để lo một nơi thật khang trang cho mẹ
yên nghỉ. Hóa ra mối quan hệ của hai người đã quá chằng chịt, sâu đậm.
Phần khác em cũng cảm thấy có trách nhiệm về chuyện lỡ thì của
chị, nguyên nhân chính vẫn là việc lo cho em ăn học. Nếu không, chắc chị đã kiếm
một nơi nương tựa khá hơn.
Thưa cô Nguyệt Nga, em nên lơ cho chị hạnh phúc, hay nhắc
cái chết của mẹ để chị dang ra khỏi người công an kia? Xin giúp cho em ý kiến
Lam Anh
*Nguyệt Nga rất mong nhận được sự góp ý của quí độc giả xa gần.
Thư góp ý, quý độc giả gửi sớm cho Nguyệt Nga; gửi chậm, tòa soạn không thể
đăng được vì đã sang một đề tài khác.
Thư từ gửi: conguyetnga@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét