Dạ Lãm
Nền Dân chủ hiện nay bao gồm rất nhiều nguyên tắc: sự phân
chia quyền lực, quyền tự do bầu cử minh bạch, quyền tụ tập chính trị, tự do
ngôn luận, an toàn cá nhân và sự thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được
ban bố bởi Liên Hiệp Quốc. Nhiều quốc gia, dù khoác lên mình tấm áo choàng dân chủ và
suốt ngày hô hào khẩu hiệu dân chủ hóa – hiện đại hóa đất nước, song lại có những
việc làm xâm phạm những nguyên tắc dân chủ căn bản.
Một trong những ví dụ tiêu
biểu là đất nước Venezuela: Chính phủ đất nước Nam Mỹ giàu dầu mỏ này đã vị phạm
tất cả những nguyên tắc cơ bản, khiến cho nền dân chủ ở đây sau 57 năm thực thi
trở nên yếu ớt và giả tạo hơn bao giờ hết. Và hậu quả mà đất nước này phải gánh
chịu khi vận hành một thể chế dân chủ rởm là một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã
hội nặng nề chưa có dấu hiệu kết thúc…
2016-04-28-e66e133c_large
Thất bại của Venezuela không đơn giản chỉ là sự thất bại của
mô hình kinh tế tập trung, nhà nước. Nó là sự thất bại toàn diện về chính trị,
văn hóa và xã hội.
1. Bầu cử không minh bạch
Năm 2013, Nicolás Maduro chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống
với một số lá phiếu không hợp lệ. Sự mập mờ này đã khiến thủ lĩnh phe đối lập
yêu cầu một cuộc kiểm tra phiếu bầu.
Cuộc kiểm tra đã diễn ra nhưng không theo những điều kiện mà
phe đối lập yêu cầu. Ứng cử viên bị đánh bại Henrique Capriles, nay là thống đốc
bang Miranda đã gọi đó là một “trò hề” và cáo buộc đảng Chavistas đã “cướp đi
chiến thắng lẽ ra thuộc về ông.”
Nếu ý chí đa số, một trong hai trụ cột làm nên tính chính thống
của nền dân chủ, không được coi trọng trong trường hợp của Maduro, thì Hội đồng
Bầu cử Quốc gia được xem là không thể giúp nâng cao nhận thức về sự công bằng
trong chính phủ. Một khảo sát được thực hiện bởi Đại học Công giáo Andrés Bello
đã chỉ ra 64% công chúng không tin vào các cơ quan, tổ chức đang vận hành hệ thống
bầu cử trên toàn đất nước.
2. Không tồn tại “Tư pháp độc lập”
Cuốn sách Tối Cao Pháp Viện và sự tuân phục Cách mạng của
nhà nghiên cứu người Venezuela – Luis Alfonso Herrera và Antonio Canova đã chỉ
ra rằng tòa án tối cao của đất nước đã xét xử thiên chính phủ trong 9000 vụ từ
năm 2006 đến năm 2014 liên quan đến tranh chấp giữa chính quyền và người dân.
Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mang tên “Tư pháp
Venezuela”, nơi 70% các thẩm phán không tự mình đưa ra quyết định. Thêm vào đó,
có đến hai cựu thẩm phán thuộc Tối cao pháp viện hiện đang sống lưu vong bị xem
như những kẻ trốn chạy khỏi chính quyền đương nhiệm, thừa nhận rằng họ đã thảo
luận và soạn thảo trước phán quyết cho những vụ việc nhạy cảm tại văn phòng phó
tổng thống.
“Ở Venezuela không có thượng tôn pháp luật” – câu nói của
Lilian Tintori đã và đang được lặp đi lặp lại trên khắp đất nước.
3. Tự do biểu đạt bị nghiêm cấm
Năm 2007, mạng truyền thông chính của Venezuela là RCTV đã bị
cưỡng chế đóng cửa khi chính quyền từ chối gia hạn giấy phép đăng kí của họ, và
kể từ đó việc đưa tin độc lập đã dần biến mất. Ngày nay, tìm thấy một hãng tin
nào dám chỉ trích chế độ là điều không tưởng.
Năm 2008, Bộ trưởng Truyền thông Andrés Izarra cho biết
chính phủ cần thiết lập “bá quyền truyền thông”, theo đó là sự đóng cửa của 34
đài phát thanh tư nhân.
Vào năm 2013, một tập đoàn ẩn danh đã mua lại 2 trong 3 tờ
báo phổ biến nhất Venezuela là tờ Últimas Noticias và El Universal, cũng như
kênh tryền hình Globovisión, dù những cuộc mua bán này tuyệt đối bị cấm theo
pháp luật quốc tế về bảo vệ tự do báo chí. Hiển nhiên là hàng ngũ biên tập của
họ đã bị thay đổi để tô vẽ chính quyền đầy hào quang thiện chí, như đề cập ở
báo cáo “Những ông chủ Kiểm duyệt (Owners of Censorship)” của cơ quan giám sát độc lập Viện Báo chí và
Xã hội (IPYS).
Mạng internet ở Venezuela cũng không tránh khỏi kiểm duyệt.
Cơ quan quản lý viễn thông CONATEL đã chặn trên 1000 trang web vào năm 2014.
Trong khi đó, bảy người dùng Twitter bất đồng chính kiến đã phải vào tù, và con
số các cuộc tấn công nhằm vào các nhà báo vẫn ngày một gia tăng.
4. Đàn áp dã man những người chống đối, dung túng cho những
kẻ có đặc quyền
venezuela-no-es-democracia-2
Một viên chức an ninh Venezuela bắn vào người biểu tình
trong cuộc biểu tình chống chính phủ vào ngày 12 /2/ 2014. (Ảnh: El Universal)
Thủ lĩnh chính trị người Venezuela Leopoldo López đã bị bỏ
tù 18 tháng khi một cuộc biểu tình trở thành bạo động vào tháng 2/2014. Trong
chuỗi các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần, cảnh sát đã bắn chết một thanh
niên 23 tuổi tên Bassil Da Costa. Phiên tòa dành López diễn ra trong sự “u linh
pháp lý”, tương tự với những cuộc điều tra về 48 cái chết đã diễn ra ngay tháng
kế tiếp mà chính quyền đã đổ hết trách nhiệm lên López.
Những kẻ giết người ở Venezuela hiếm khi phải ra tòa, 94% của 25 000 can phạm không bị trừng phạt. Chính phủ
không truy tố ngay cả những trường hợp tham nhũng rõ rệt, trừ trường nghi phạm
không còn là đồng minh của “cuộc cách mạng Boliva.”
5. Nói không với tự do kinh tế
Báo cáo thường niên năm 2014 của Viện Fraser về Tự do Kinh tế
xếp Venezuela là nước có nền kinh tế tự do kém nhất thế giới, trừ Cuba và Bắc
Triều Tiên vì thiếu dữ liệu. Hệ thống tiền tệ và kiểm soát giá cả, pháp luật mà
điển hình là Luật về Giá cả Hợp lý, trong đó thiết lập hình phạt lên đến 16 năm
tù (hơn cả mức phạt đối với các vụ bắt cóc), chỉ là một vài ví dụ về các giới hạn
tự do kinh tế ở Venezuela.
Vì thế, đất nước này chỉ nhận được 320 triệu USD đầu tư nước
ngoài vào năm 2014. Những số liệu chính thức không thể giấu đi sự hỗn loạn xảy
ra trong nền kinh tế Venezuela.
6. Các quyền sở hữu bị chính nhà nước xâm phạm
Việc chính phủ thực hiện quốc hữu hóa đã dẫn đến 27 vụ kiện
tụng chống lại nhà nước Venezuela tại Trung tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp
đầu tư (CIADI), để đòi lại tổng cộng 30 tỷ USD. Việc thua kiện có thể làm đất
nước này phá sản.
Nhưng người dân Venezuela, những người không thể đứng về
phía CIADI, đã bị tịch thu hoàn toàn bởi nhà nước có thể lấy đi tài sản riêng của
một cá nhân mà không cần tòa án cho phép.
Của cải thuộc sở hữu tư nhân cũng bị trưng dụng thông qua sự
thao túng đồng nội tệ. Nhờ việc in tiền vô tội vạ của Ngân hàng Trung ương và
những biện pháp kinh tế sai lầm khác mà 100 bolívares vào năm 2014 chỉ có giá
trị bằng 1 bolívares vào năm 2008. Và cho tới nay thì đồng tiền này đã hoàn
toàn mất giá.
7. Truyền thông Nhà nước – cánh tay đắc lực của đảng cầm quyền
Truyền thông nhà nước như đài truyền hình Venezolana de
Televisión (VTV) thường xuyên phát sóng video và bản ghi âm từ những cuộc gọi
riêng tư của những thành viên thuộc phe đối lập
Không hề có lời giải thích nào về việc liệu những bản ghi âm
có được các thẩm phán cho phép, hay liệu chúng có thuộc một phần của một cuộc
điều tra đang diễn ra, các quan chức Chavista sử dụng chúng để nhạo báng đối thủ
và thậm chí còn tiết lộ đời tư của họ.
Sự xâm phạm này không chỉ dừng lại ở các chính trị gia,
chính phủ còn giám sát hoạt động của các nhân viên công quyền trên mạng xã hội
và có thể sa thải họ dựa trên quan điểm chính trị của họ.
Nhạo báng công khai là mục tiêu hàng đầu. Cả Tổng thống Maduro
lẫn Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello đều thường xuyên cáo buộc các thủ lĩnh
phe đối lập đã “ăn cắp và giết người”,
biết rằng họ có thể hoàn toàn miễn nhiễm với những cáo buộc nhạo báng và
vu khống.
8. Quốc hội chỉ để làm cảnh
Thông qua những lần “ủy quyền pháp luật” liên tiếp trao cho
Maduro siêu quyền hành pháp, Quốc hội Venezuela đã từ bỏ vai trò là nhánh lập
pháp của chính quyền.
Thêm vào đó, sự cân bằng cán cân quyền lực không thể diễn ra
khi bộ máy nhà nước từ chối một cách có hệ thống việc điều tra các vụ tham
nhũng. Ngay cả khi Quốc hội đồng ý tiến hành điều tra, nó bắt phe đối lập phải
chứng minh rằng yêu cầu của họ không đơn thuần là “một nỗ lực tạo ra sự bất ổn”,
ví dụ như trường hợp Banca Privada D’ Andorra.
Kể từ khi kỳ bầu cử quốc hội gần nhất diễn ra, bốn dân biểu
(họ đều là người của phe đối lập) đã bị khai trừ khỏi vị trí của mình. Lãnh đạo
phe đối lập María Corina Machado, nghị sĩ cuối cùng phải ra đi, bị đẩy ra một
cách thô bạo khỏi bài diễn văn tuyển cử của mình đến nỗi Viện Hàn lâm Khoa học
Chính trị đã ban hành một tuyên bố lên án chính phủ: “Venezuela đã không còn là
một nhà nước hợp hiến.”
9. Những kẻ thống trị tham quyền cố vị
Maduro đã không công nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi
tháng 12/2014. Ông ta cho biết nếu phe đối lập chiếm được quyền kiểm soát Quốc
hội, ông ta sẽ “xuống đường cùng với bè phái của mình”.
Việc đảng cầm quyền coi thường kết quả kỳ bầu cử không thuận
lợi (đối với họ) không có gì là mới. “Họ sẽ không trở lại” là câu khẩu hiệu của
đảng Chavista. Khi các ứng viên phe đối lập thắng cử ở địa phương, chính quyền
liên bang sẽ sử dụng đến các thủ đoạn như phá hoại, từ chối chi ngân sách, và
thành lập các tổ chức hoạt động song song để hạn chế quyền hạn của họ.
10. Tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan
venezuela-no-es-democracia-4
Marvinia Jiménez đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi lực lượng Vệ
binh Quốc gia Venezuela trong một cuộc biểu tình. (El Periódico de Monagas)
Cuối tháng 7/2015, trong thời gian xem xét vấn đề nhân quyền
thường niên của Venezuela trước Liên Hợp
Quốc, 30 tổ chức NGO đã báo cáo vi phạm: gần 1.000 vụ hành quyết gây ra bởi cảnh
sát, sự ngược đãi tù nhân trong cuộc biểu tình sinh viên năm 2014, và sự chậm
trễ các thủ tục “đặc thù”.
Hơn nữa, chính phủ đã không được thực hiện các biện pháp hợp
pháp và hợp lý để kiềm chế những hiện tượng này.
Zeid Raad Al-Hussein, cao ủy viên Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền,
cho biết ông “rất lo ngại về tình hình nhân quyền ở Venezuela, đặc biệt là những
phản ứng gay gắt đáp lại những bất đồng chính kiến ôn hòa”
Dạ Lãm, dịch từ 10 Reasons Why Venezuela Is Not a Democracy
Nguồn: http://luatkhoa.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét