Lê Dung
“Biển đã sạch” - quan chức lại ăn và uống Ảnh vietnamnet.vn
Ngay
sau màn trình diễn công bố báo cáo về “làm sạch biển” và lại tắm biển,
ăn hải sản của giới quan chức Bộ Tài Nguyên Môi Trường cùng những bộ
ngành liên quan, khá nhiều tờ báo nhà nước đã không kìm được phẫn nộ qua
nhiều bài viết đặt lại dấu hỏi về “gần năm tháng đã qua kể từ khi cá
bắt đầu chết ở miền Trung, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa trả
lời được câu hỏi “ăn cá được hay chưa”, “Tại sao các ngành chức năng
không phối hợp làm rõ cá vùng nào ăn được, vùng nào chưa, kể cả cá đánh
bắt ngoài vùng 20 hải lý cho rõ ràng, để ngư dân và người dân không bị
thiệt hại?”…
Một bằng chứng phản bác hoàn toàn thái độ lấp liếm của các bộ ngành, là hiện ở tình Quảng Bình vẫn tồn kho đến 2,000 tấn cá mà không có người mua. Rất nhiều gia đình ngư dân từ lâu đã không còn đi biển và không biết sinh sống bằng gì. Nhiều người đã phải tính đến một đợt di cư vào Nam hay ra Bắc để tìm đường thoát thân. Cái được gọi là “hỗ trợ ngư dân” của chính quyền vẫn cực kỳ nhỏ giọt, như thể chính quyền chỉ muốn ngư dân bị tận diệt càng nhanh càng tốt…
Một bằng chứng phản bác hoàn toàn thái độ lấp liếm của các bộ ngành, là hiện ở tình Quảng Bình vẫn tồn kho đến 2,000 tấn cá mà không có người mua. Rất nhiều gia đình ngư dân từ lâu đã không còn đi biển và không biết sinh sống bằng gì. Nhiều người đã phải tính đến một đợt di cư vào Nam hay ra Bắc để tìm đường thoát thân. Cái được gọi là “hỗ trợ ngư dân” của chính quyền vẫn cực kỳ nhỏ giọt, như thể chính quyền chỉ muốn ngư dân bị tận diệt càng nhanh càng tốt…
Trong
khi đó, giới quan chức Bộ Y tế - cơ quan từng tuyên bố “cá an toàn” vào
tháng 4/2016, một lần nữa đọc báo cáo: “Sau khi xuất hiện tình trạng cá
chết bất thường ở miền Trung (tháng 4-5 vừa qua), chúng tôi lấy trên
430 mẫu hải sản tươi ở các cảng cá, chợ cá với các mẫu là tất cả các
loại cá đánh bắt được ở vùng biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế để kiểm tra thì tỉ lệ mẫu nhiễm kim loại nặng cao.
Giờ phút này thì số mẫu nhiễm kim loại nặng đã giảm nhiều, như tháng 7
còn 7/27 mẫu, tỉ lệ là 25,9%, tháng 8 tính đến nay có 1/18 mẫu có dư
lượng cadimi cao vượt ngưỡng…”.
Nhưng
câu hỏi đặt ra là tại sao tháng 4-5, khi tỉ lệ mẫu có dư lượng kim loại
nặng trong hải sản đánh bắt được cao như vậy mà cục không công bố?
Trong khi đó, đây là vấn đề rất nghiêm trọng và người dân không thể phân
biệt được đâu là cá đánh bắt ở bốn tỉnh có cá chết và ô nhiễm kim loại
nặng, đâu là “cá an toàn”?
Từ
tháng 6-2016 đã có những tranh cãi về chuẩn chất cấm trong cá, trong
khi Bộ Y tế cho rằng có thể cho phép dùng cá có dư lượng phenol trong
ngưỡng, còn Sở Y tế Quảng Trị lại lo ngại chất cấm này khi phát hiện một
kho lạnh chứa 30 tấn cá có dư lượng phenol. Nhưng cho tới giờ Bộ Y tế
vẫn không thể, hoặc không muốn làm rõ chất nào là chất cấm và số phận lô
cá có phenol ấy hiện ra sao.
Bằng
việc công bố báo cáo về “biển đã sạch”, một lần nữa, giới quan chức
chính quyền và “các nhà khoa học hàng đầu” lại bày ra một thủ đoạn mị
dân, chắc hẳn để đối phó tạm thời với phong trào biểu tình của giáo dân,
ngư dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đang tăng vọt đến ít nhất năm
chục ngàn người.
Sau 5 tháng kể từ ngày cá chết, vẫn chưa có bất kỳ cải thiện nào. Nhà cầm quyền đang đẩy ngư dân đến một cái chết chắc chắn!
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét